1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VNCC TRONG GAI ĐOẠN 2010 – 2015

27 388 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNCC 14 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói quản trị nhân lực trong thời buổi kinh tế ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức, của các doanh nghiệp. Nó là khoa học về quản lý con người dựa trên một thực tế rằng nhân lực đóng vai trò bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp. Một tổ chức hay bất cứ một doanh nghiệp nào có thể tăng được lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ để kết hợp cùng với các nguồn lực khác trong hoạt động của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Và quản trị nhân lực sẽ giải quyết vấn đề đó, các phương pháp tuyển chọn hiệu quả sẽ tuyển được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động ghi nhận và khen thưởng kết quả hoạt động qua các phương pháp đánh giá, bố trí nhân lực, tạo động lực cũng như phát triển năng lực của họ qua các khóa đào tạo, chương trình đào tạo để có một đội ngũ nhân lực hùng mạnh về chất lượng và có thể tồn tại, phát triển tốt trong môi trường hoạt động cạnh tranh của nền kinh tế. 1 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ VNCC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam. Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập trong lĩnh vực tư vấn xây dựng trược thuộc Bộ xây dựng và mục tiêu hình thành Tập đoàn tư vấn xây dựng Việt Nam có tiềm năng phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nước ngoài, đảm nhận được những lĩnh vực dịch vụ tư vấn xây dựng đa lĩnh vực, bao gồm công trình dân dụng, công nghiệp, đô thị, hạ tần kĩ thuật, cấp thoát nước môi trường, khảo sát xây dựng, tin học xây dựng và quản lý, giám sát công trình xây dựng. Đến nay Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình công ty TNHH một thành viên với vốn điều lệ là 310 tỷ đồng, và có 09 công ty thành viên. Trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp đã trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, đã tạo dựng một lực lượng cán bộ đông đảo chuyên nghiệp và hàng ngàn công trình và quần thể kiến trúc trên khắp đất nước và không ít trong số đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trên bức tranh toàn cảnh của kiến trúc Việt Nam. Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – VNCC luôn kế thừa và phát huy vai trò truyền thống của mình để giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phát triển để vươn tầm thành nhà tư vấn lớn trong khu vực với các ngành nghề hoạt động đa dạng. •Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam. •Tên giao dịch quốc tế: VIÊT NAM NATIONAL CONSTRUCTION CONSULTANT CORPORATION. •Tên viết tắt bằng tiếng anh và tên thường gọi là VNCC. •Trụ sở chính: 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. •Website: www.vncc.vn •Số tài khoản: 21510000316003 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thành lập tháng 4 năm 1955, tiền thân là Cục Thiết Kế Dân Dụng – Nha kiến trúc. 2 • Giai đoạn 1955 – 1961: Dưới sự lãnh đạo của KTS Nguyễn Văn Ninh, Cục đã thiết kế các công trình như Lễ Đài Ba Đình, Đài tưởng niệm, các công trình công cộng như Trường học, Bệnh viện, ở các tỉnh, huyện với những công nghệ xây dựng được áp dụng tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả áp dụng trong suốt một thời gian dài. Số cán bộ từ 41 đã phát triển đến trên 200 nhân viên và họ đã làm nên “ Vinh quang của những người khai phá ban đầu”. •Giai đoạn 1961 -1969: Cục thiết kế Dân Dụng đã phát triển thành Viện Thiết kế Kiến trúc vừa thiết kế các công trình xây dựng phục vụ sản xuất chiến đấu, vừa triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo Cán bộ. Số KTS, KS được đào tạo tại các trường trong và ngoài nước được điều động về cơ quan ngày càng đông và đồng bộ hơn. Viện đã thiết kế Cột cờ ở đầu bắc cầu Hiền Lương, Lăng Bác, khu triển lãm Giảng Võ, các mẫu nhà ở chung cư nhiều tầng, những khách sạn đầu tiên mang phong cách kiến trúc mới, hiện đại… đã đặt nền móng cho việc biên soạn các Nguyên lý Thiết kế, các tiêu chuẩn quy phạm Thiết kế của Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao chất lượng thiết kế và quản lý ngành xây dựng. •Giai đoạn 1969 – 1975: Viện thiết kế Dân dụng, song song với việc Thiết kế các công trình, Viện đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ áp dụng rộng rãi ngay vào thực tế trong toàn ngành •Giai đoạn 1975 – 1978: Viện xây dựng Đô Thị và Nông Thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 viện( Viện Thiết kế dân dụng, Viện Thiết kế quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Viện Thiết kế công trình kĩ thuật đô thị). Với quy mô rất lớn, nhân lực gần 1000 người, nhưng chỉ sau 2 năm vận hành, Bộ Xây dựng nhận thấy sự hợp nhất tập trung lớn như vậy không phù hợp với thực tế của Ngành và của Viện, do đó lại tách ra thành các viện chuyên môn hóa quy mô nhỏ hơn, gần giống như trước đó. •Giai đoạn 1978 – 1993: Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng. Những công trình tiêu biểu do Viện thiết kế trong thời kì này có thể kể đến là: Các trường đại học sư phạm, Đại học Tài chính, các viện nghiên cứu khoa học, các Bệnh viện Hữu Nghị mở rộng, Viện Đông y, Viện mắt trung ương, Bệnh viện đa khoa Hải Hưng. 3 •Giai đoạn 1993 – 2006: Viện chuyển sang hướng hoạch toán kinh tế trong các hoạt động sản xuất thiết kế và nghiên cứu khoa học, công nghệ với môi trường hoạt động mới: Tổng thầu thiết kế, thi công nhiều công trình có chất lượng cao đáp ứng thực tế thi công và phù hợp với công nghệ xây dựng đang phát triển. Năm 1993, Bộ Xây Dựng quyết định đổi tên Viện thành Công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam với tên thường gọi là VNCC. Ngoài chức năng chủ trì thiết kế những công trình lớn, những cán bộ chủ chốt còn là người hướng dẫn chỉ đạo những người mới ra trường, đó chính là điều kiện để đảm bảo cho công ty có đủ năng lực đảm đương các dịch vụ tư vấn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc biệt năm 2000, VNCC là tổ chức Tư vấn xây dựng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO. •Giai đoạn 2006 đến nay: Nổi bật trong giai đoạn này lĩnh vực hợp tác quốc tế phát triển mạnh. Tổng công ty đã thực hiện một số dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu như: Tháp tìa chính 68 tầng tại TP. HCM, liên doanh với Arep Ville Cộng hòa Pháp, Lera, PAEC; khách sạn Marriott Hà nội tại khu Trung tâm Hội nghị quốc gia, liên doanh với DSA Engineering Limited Anh và Lera Mỹ; Bảo tàng Hà Nội, liên doanh với GMP – Inros Lackner.; Trung tâm thương mại và văn phòng cao cấp 15 tầng – D Plaza Sài Gòn… Tổng công ty còn tích cực tham gia giúp Bộ thực hiện chỉ đạo và quản lý vĩ mô: các Hội đồng Tư vấn cho Lãnh đạo Bộ, Hội đồng nghiệm thu các đề tài, soạn thảo, góp ý các quy chế, nghị định của Bộ… 4 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Tổng công ty tư vấn xây dựng VNCC. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNCC ( Nguồn: Phòng Tổng hợp). Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng, mô hình cơ cấu tổ chức tại VNCC là mô hình chức năng. Mỗi một bộ phận chỉ cần phải đảm nhận công việc liên quan đến chức năng từng bộ phận. Điều này đòi hỏi mỗi người phải đảm bảo các kiến thức, kĩ năng, sự am hiểu, hiểu biết tại bộ phận mình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. • Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: - Hội đồng thành viên: Theo “ Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công 5 P. Kế hoạch đầu tư P. Tổng hợp P. Tài chính kế toán HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Khối sản xuất trực thuộc Văn phòng kiến trúc 2 Văn phòng kiến trúc 3 Văn phòng kiến trúc 4 Văn phòng kiến trúc 5 Văn phòng dự án Văn phòng M&E Văn phòng kết cấu 1 Văn phòng kết cấu 2 Văn phòng kết cấu 3 Xí nghiệp TVGS và QLDA Xí nghiệp khảo sát Chi nhánh miền nam Trung tâm VNCC TP HCM Các phòng chức năng Văn phòng kiến trúc 1 Ban kiểm soát ty Tư vấn xây dựng Việt Nam theo mô hình công ty TNHH một thành viên” Hội đồng thành viên VNCC là đại diện được ủy quyền trực tiếp Chủ sở hữu Nhà nước tại VNCC và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại các Công ty con và các công ty liên kết. Hội đồng thành viên gồm các thành viên là những người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu VNCC, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ xây dựng và trước pháp luật về mọi hoạt động của VNCC. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho VNCC; Xây dựng phương án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu trong VNCC trình Bộ xây dựng… - Ban kiểm soát: Do Hội Đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, chấp hành pháp luật của nhà nước, Điều lệ, Quy chế, Nghị Quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị trong nội bộ công tỵ - Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của VNCC điều hành các hoạt động hàng ngày của VNCC theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị Quyết, quyết định của Hội đồng thành viên phù hợp với điều lệ VNCC; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc kí hợp đồng, sau khi được Bộ trưởng Xây dựng chấp thuận. Báo cáo Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của VNCC; thực hiện công khai các báo cáo tài chính theo quy định Chính phủ. - Các phó Tổng giám đốc chịu sự quản lý của Tổng giám đốc, điều hành các hoạt động của bộ phận, đơn vị mình theo mục tiêu, kế hoạch cụ thể của VNCC. Báo cáo với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của đơn vị, bộ phận mình. - Phòng Tổng hợp: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành trong công tác của Tổng công ty thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động, hành chính, quản trị. Phối hợp với Phòng kế hoạch đầu tư và Phòng Tài chính kế toán thực hiện tốt chức 6 năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong quá trình điều hành, sản xuất, kinh doanh của VNCC. - Phòng kế hoạch đầu tư: phát triển kinh doanh, điều hành sản xuất, thẩm định dự án. Và cũng có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán để thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong quá trình quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh của VNCC. - Phòng Tài chính kế toán: giúp Tổng giám đốc thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán tài chính của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước. Tổng hợp số liệu, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, xác định kết quả kinh doanh để giúp Tổng công ty đưa ra các chủ trương biện pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và kỹ thuật, công nghệ. 1.3.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh. - Thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực:  Tư vấn và xây dựng, tổng thầu tư vấn kể cả hình thức EPC các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và các loại hình công trình khác.  Thi công lắp ráp công trình, thi công khai thác nước ngầm.  Kinh doanh bất động sản, hạ tầng kĩ thuật khu đô thị, khu công nghiệp và vệ sinh môi trường.  Đầu tư, kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu và các chứng chỉ có giá khác.  Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực tư vấn xây dựng và vấp chứng nhận đào tạo các lĩnh vực tư vấn xây dựng.  Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc xây dựng.  Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. - Đầu tư, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu, của cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con và công ty liên kết. 7 1.3.2 Đặc điểm kĩ thuật, công nghệ. Là một Tổng công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực Tư vấn xây dựng nên VNCC luôn chú trọng đến các yếu tố kĩ thuật, công nghệ của mình. Điều này có thể thấy rõ thông qua việc đầu tư mua sắm các phần mềm hỗ trợ công tác chuyên môn như Auto CAD 2D, Standalone SLM, Network NET hay AutoCAD 3D… Ngoài ra công tác quản lý, VNCC đã thực hiện chuẩn hóa công tác quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO. Bên cạnh đó, tại VNCC 100% các cán bộ quản lý được tiếp cận với công nghệ thông tin, được Tổng công ty trang bị thiết bị máy tính đầy đủ. 1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực của VNCC. •Biến động về số lượng nhân lực: Trong giai đoạn vừa qua, nguồn nhân lực của VNCC tương đối ổn định, không có sự biến động lớn về nhân lực. Do đặc thù của ngành nghề hoạt động nên phần lớn cán bộ công nhân viên của công ty đề là các kĩ sư, kiến trúc sư. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề của VNCC giai đoạn 2009 – 2010 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Biến động về số lượng nhân lực của VNCC giai đoạn 2009 -2011 Đơn vị tính: người Ngành nghề Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % KTS + họa sĩ 140 31.96 143 33.11 156 32.91 KS Xây dựng 114 26.03 114 26.38 129 27.21 KS Điện nước 38 8.70 38 8.80 44 9.28 KS khác 59 13.47 57 13.19 58 12.23 Ngành nghề khác 87 19.84 80 18.52 87 18.37 Tổng số 438 100 432 100 474 100 Sự biến động về tổng số lao động 100 -6 98.63 +36 108.22 ( Nguồn: Tự tổng hợp theo danh sách cán bộ VNCC). Như vậy, qua bảng 1.1 trên có thể thấy rằng, nguồn nhân lực tại VNCC chủ yếu là các kĩ sư và kiến trúc sư. Tuy nhiên do lĩnh vực hoạt động của công ty rất rộng nên có nhiều loại kĩ sư khác nhau, trong đó kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng 8 chiếm phần lớn. Năm 2009 số kiến trúc sư và họa sĩ là 140 người chiếm 31.96% trong tổng số cán bộ nhân viên tại VNCC, tới năm 2010 số lượng kiến trúc sư và họa sĩ là 143 người, chiếm 33.11% và năm 2011 là 156 người, chiếm 32.91%. Tương ứng số kĩ sư xây dựng năm 2009 là 114 người chiếm 26.03%, năm 2011 là 129 người chiếm 27.21% trong tổng số cán bộ nhân viên của VNCC. Về mặt biến động, nhìn chung trong 3 năm gần đây, số lượng lao động tại VNCC không biến động nhiều. Năm 2010 số lao động chỉ giảm có 6 người tương ứng 1.37% tới năm 2011 số lao động tăng so với năm 2009 là 36 người tương ứng tăng 8.22%. Điều này thể hiện sự ổn định trong hoạt động, cho thấy VNCC là một môi trường tốt để người lao động có thể gắn bó và cống hiến lâu dài. Đây có thể nói là một lợi thế mà không phải tổ chức nào cũng có được. • Sự biến động về cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo giới tính tại VNCC giai đoạn 2009 – 2011. Đơn vị tính: người Năm Tổng số Nhân viên Nam Nữ Số lượng % Số lượng % 2009 438 287 65.52 151 34.48 2010 432 286 66.20 146 33.80 2011 474 333 70.25 141 29.75 ( Nguồn: Tự tổng hợp theo danh sách cán bộ VNCC). Biểu đồ 1.1: biểu hiện sự biến đổi về cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2009 – 2011 tại VNCC. 9 [...]... xếp bảo quản ngăn nắp 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VNCC TRONG GAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3.1 Phương hướng phát triển của VNCC trong giai đoạn 2010 – 2015 3.1.1 Duy trì tăng trưởng kinh doanh truyền thống: Chú trọng sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty nhằm duy trì tăng trưởng bằng các hoạt động kinh doanh truyền thống trong cung cấp dịch vụ tư vấn và... tình hình hoạt động của công ty về các mặt: Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu Đặc biệt là cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động và các hoạt động nhân lực tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC Và biết được phương hướng hoạt động của Tổng công ty trong giai đoạn 5 năm sắp tới Xuất phát từ những gì... luật trong công ty được thiết lập thông qua hệ thống các nội qui, qui chế 3.2 Lý do chọn đề tài 24 Đề tài 1: Hoàn thiện công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC Đề tài 2: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức, trong. .. những mục tiêu đặt ra Hoạt động của mỗi tổ chức đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau qua các thời kì, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn luôn giữ được vai trò quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức nào Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thì phải tìm mọi... học vấn, trong giai đoạn 2009 – 2011 ở VNCC nhìn chung không có sự 11 biến đổi nhiều Theo cơ cấu này, lao động chủ yếu tại VNCC là có trình độ đại học chiếm trên 80% trong tổng số lao động, sau nữa là tới trên đại học chiếm trên 9% tổng số lao động Như vậy cho thấy nguồn nhân lực tại VNCC có trình độ chuyên môn rất cao đó là điều kiện cần để VNCC có thể trở thành một Tổng công ty luôn đi đầu trong lĩnh... các đối thủ cạnh tranh, cùng trao đổi nguồn lực, hợp tác cùng phát triển Hợp tác bằng các hợp đồng hợp tác kinh doanh công trình cụ thể, thành lập liên doanh, công ty cổ phần với các đối tác nước ngoài có chuyên môn và uy tín quốc tế cao trong các lĩnh vực mũi nhọn của Tổng công ty, cũng như trong một số lĩnh vực mới nằm trong chiến lược phát triển 3.1.8 Xuất khẩu Xuất khẩu tư vấn xây dựng bằng các hình... hiện đúng chỉ đạo và định hướng của Bộ Xây dựng về việc thành lập Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam trở thành một đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng của cả nước 13 CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNCC Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VNCC thì phòng chức năng đảm nhiệm các hoạt động về nhân sự của công ty đó chính là phòng tổng... năm 2011 tỉ lệ này là 91.15% trong tổng số lao động tại VNCC 1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của VNCC trong những năm gần đây Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNCC trong 3 năm 2009 – 2011 Năm Chỉ tiêu Doanh thu thuần ( tỉ đồng) Lợi nhuận từ hđsxkd(tỉ đồng) Lợi nhuận khác ( tỉ đồng) 2009 2010 143.462 182.027 206 26.082 29.768 36.852 3.686 114 10.77 141.3 0.285 0.390 0.520 0.105 136.8... công lao động và thị trường trong công ty, phát huy thế mạnh vốn có tiếp tục khẳng định những dịch vụ tư vấn mũi nhọn của công ty trong từng lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng, phối hợp hài hòa trong hoạt động với các công ty con tạo nên mô hình về sự gắn kết và hợp tác về chuyên môn trong các dự án lớn và trọng điểm Phát huy thế mạnh và kết hợp sức mạnh tổng hợp của toàn bộ Tổ hợp, thực 22... sử dụng phương pháp này thì hiệu quả đạt được của công tác đào tạo vẫn chưa được khai thác hết, do người dạy, người tư vấn kém về nghiệp vụ sư phạm vì thế mà chương trình học chưa được bài bản, chưa có hệ thống Ngoài ra công ty còn sử dụng các phương pháp đào tạo ngoài công việc với mục đích nâng cao những kĩ năng mới, chuyên môn mới phù hợp với sự phát triển chung của lĩnh vực hoạt động như: phương . là 91.15% trong tổng số lao động tại VNCC. 1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của VNCC trong những năm gần đây. Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNCC trong 3 năm 2009 – 2011. Năm Chỉ. nguồn nhân lực của VNCC. •Biến động về số lượng nhân lực: Trong giai đoạn vừa qua, nguồn nhân lực của VNCC tương đối ổn định, không có sự biến động lớn về nhân lực. Do đặc thù của ngành nghề. chức hoạt động trong các lĩnh vực khác. Từ đó không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư sao cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của lĩnh vực

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w