1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.doc

13 784 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trang 1

CHÖÔNG 1

TOÅNG QUAN VEÀ SACOMBANK

Trang 2

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Sacombank 3

1.1.1.1 Giai đoạn hình thành nên tên tuổi SACOMBANK 3

1.1.1.2 Những bước đột phá trong việc tăng vốn điều lệ tại

1.2Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 9

1.3Các sản phẩm – dịch vụ của Sacombank 10

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua( từ khi thành lập đến 31/12/2006) 11

1.4.1Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Sacombank 11

1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Tri Phương 11

1.5 Định hướng phát triển từ 2007-2010 12

Trang 3

1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống SACOMBANK

1.1.1.1 Giai đoạn hình thành nên tên tuổi SACOMBANK

Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được chính thức cấp phép hoạt động trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế GÒ VẤP và 3 HTX tín dụng: TÂN BÌNH, THÀNH CÔNG, LỮ GIA

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch là SACOMBANK (SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK) Sacombank ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn Vì trong giai đoạn này nền kinh tế của Viêt Nam lâm vào tình trạng hết sức khó khăn: Lạm phát phi mã xảy ra Đặc biệt là lĩnh vực Tài chính- Tiền tệ: Hàng loạt HTX mất khả năng chi trả, rồi đi đến phá sản, điều này đã tác động đến niềm tin của công chúng không còn tin tưởng vào các định chế tài chính ngoài quốc doanh Chính những tác nhân trên đã tác động và gây không ít khó khăn đến tình hình hoạt động của Sacombank_một NH còn non trẻ chưa đủ mạnh để chống chọi với những khó khăn.

Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ VNĐ, chỉ có 4 điểm giao dịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (3 chi nhánh và 1 hội sở) với tình hình tài chính và nguồn nhân sự không thực sự mạnh Nhưng đến nay sau hơn 15 năm không ngừng đổi mới và phát triển SACOMBANK đã thực sự lớn mạnh, SACOMBANK bây giờ được biết đến như một NH TMCP hàng đầu tại Việt Nam với những cái “Nhất” đáng tự hào:

 Vốn điều lệ cao nhất

 Mạng lưới chi nhánh rộng nhất

 Số lượng cổ đông đại chúng đông nhất

Trang 4

 Hội sở chính và trụ sở các chi nhánh khang trang, bề thế nhất  Cổ phiếu NH được niêm yết và giao dịch trên TTCK sớm nhất

1.1.1.2 Những bước đột phá trong việc tăng vốn điều lệ tại SACOMBANK Theo diễn biến tăng vốn điều lệ của Sacombank, đến nay ta có thể phân chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1991- 1995: Sáp nhập để cùng tồn tại vốn điều lệ tăng từ 3

tỷ lên 24 tỷ.

Giai đoạn 1996- 1999: Xác lập kỷ cương để phát triển vốn điều lệ

tăng từ 47,5 tỷ lên 71 tỷ.

Giai đoạn 2000- 2002: Cũng cố để phát triển ổn định vốn điều lệ tăng

từ 138 tỷ lên 272 tỷ.

Giai đoạn 2003- 2006: Tăng tốc để hội nhập vốn điều lệ tăng từ 505

tỷ lên 2089 tỷ

Giai đoạn hiện nay 2006- quý I năm 2007: Vốn điều lệ tăng từ 2089 tỷ

lên 4450 tỷ.

Trong mỗi giai đoạn, Sacombank đều có những sáng kiến tạo ra bước đột phá tăng trưởng vốn điều lệ khá ngoạn mục, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và đưa Sacombank liên tục trở thành một ngân hàng có vốn điều lệ dẫn đầu trong hệ thống NH TMCP ở Việt Nam trong những năm gần đây.

1.1.1.3 Các sự kiện nổi bật của Sacombank sau 15 năm hình thành và phát triển:

• Ngày 21/12/1991: NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức được khai trương hoạt động với VĐL chỉ có 2.9 tỷ đồng bằng việc

Trang 5

hợp nhất NH Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp với 3 HTX tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia.

• Ngày 02/03/1993: khai trương chi nhánh Sacombank Hà Nội Sacombank là NH TMCP có hội sở chính tại TPHCM đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội Đồng thời là NH TMCP đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TPHCM và ngược lại.

• Ngày 07/05/1995: tiến hành Đại Hội Đại Biểu Cổ Đông cải tổ, đây là một bước ngoặt quan trọng kể từ ngày thành lập Sacombank Trong đại hội này đã có một cuộc cải tổ lớn trong HĐQT: ông Đặng Văn Thành giữ chức chủ tịch HĐQT Đồng thời họ thành lập nhóm hoạch định chính sách để tập trung xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 1996 – 2010.

• Tháng 10/1995: cho vay phân tán theo đề án kết hợp với cho vay tập trung có trọng điểm là quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát triển tín dụng của Sacombank sau thời kỳ cải tổ Đề án thực hiện thành công tại chi nhánh Gò Vấp là cơ sở cho Sacombank nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn hệ thống và trở thành tiền đề cho định hướng phát triền tín dụng ngày nay.

• Tháng 03/1996: sáng kiến phát hành cổ phiểu đại chúng để tăng VĐL Đại hội đại biểu cổ đông Sacombank đã đồng thuận với sáng kiến của ông Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng đủ số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng quy định của chính phủ Ngày nay, Sacombank đã trở thành NH TMCP có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam khởi đầu từ sáng kiến này.

Trang 6

• 03/05/1999: khánh thành trụ sở chính của Sacombank tại 278 - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3, TPHCM là trụ sở khang trang, bề thế đầu tiên trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam.

• Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên NH Toàn Cầu (SWIFT), tiếp theo sau đó gia nhập Hiệp Hội Thẻ Quốc Tế VISA, MASTER và tiếp nhận được sự uỷ thác tín dụng và tài trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức kinh tế, tài chính nước ngoài.

• Năm 2001, Tập Đoàn Tài Chính Anh Quốc (Dragon Capital) tham gia góp 10% vốn điều lệ, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của công ty Tài Chính Quốc Tế IFC và ngân hàng ANZ nâng số vốn CP của các cổ đông nước ngoài lên gần 30% vốn điều lệ.

• Năm 2002, thành lập các TCTD ngoài địa bàn ở những nơi chưa có chi nhánh từ việc thử nghiệm thành công đầu tiên là việc thành lập TCTD tại huyện Bến Cát, Tỉnh Sông Bé trực thuộc chi nhánh Gò Vấp TPHCM.

• Tháng 06/2004: Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thuỵ Sỹ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ NH của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.

• Ngày 08/03/2005: khai trương hoạt động chi nhánh Sacombank 8/3 tại TPHCM đã gây ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng nữ trong và ngoài nước.

• Tháng 12/07/2006: NHNN và UBCKNN chọn Sacombank là NHTMCP đầu tiên được niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK TPHCM với số vốn niêm yết là 1900 tỷ đồng.

• Ngày 21/12/2006: Sacombank kỷ niệm 15 thành lập và phát triển.

Trang 7

• Ngày 16/04/2007: Sacombank tăng vốn điều lệ từ hơn 2089 tỷ lên gần 4450 tỷ.

• Ngày 25/04/2007: Tại Khu định cư Việt-Sing, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) đã chính thức khởi cơng xây dựng Trung tâm dữ liệu (DATA CENTER).

1.1.2Giới thiệu về Nh Sacombank – Chi Nhánh Hưng Đạo- Phòng Giao Dịch Nguyễn Tri Phương

1.1.2.1 Tổ chức nhân sự:

PGD gồm có 11 nhân viên: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên tín dụng, 4 giao dịch viên, 2 thủ quỹ, 1 bảo vệ.

Trưởng phòng:

Điều hành quản lý chung các hoạt động kinh doanh của PGD, thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, quản lý hồ sơ báo cáo về khách hàng, kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm trong việc sử dụng vốn của KH để báo cáo cho BGĐ.

Tổ chức thực hiện đầu tư theo đúng chế độ quy định của NH Sacombank, tránh rủi ro và làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Thường xuyên giám sát và kiểm tra về tài sản thế chấp để tránh thất thoát, tổn hại về vốn đầu tư của NH.

Xử lý nợ tồn động, nợ quá hạn Lập các báo cáo nợ tồn động, nợ quá hạn.

Báo cáo hoạt động hàng ngày, hàng tháng trình cho BGĐ

Giải quyết các hồ sơ vay, bảo lãnh…xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh của PGD.

Cán bộ tín dụng:

Trang 8

Là người trực tiếp hướng dẫn, lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng Đồng thời xử lý các công việc thuộc nghiệp vụ tín dụng.

Thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình tình sản xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng, đặc biệt quan tâm và theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý Bên cạnh đó cán bộ tín dụng có trách nhiệm đôn đốc khách hàng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cho đúng.

1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:  Chức năng:

 Cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng.

 Làm chức năng tham mưu cho BGĐ trong các vấn đề có liên quan về tín dụng.

Nhiệm vụ:

 Lập các báo cáo tín dụng, kế hoạch cho vay, kế hoạch về nhu cầu vốn cần thiết trong từng quý, từng năm trình lên BGĐ  Tổ chức thực hiện cho vay,thu nợ để kịp thời phát hiện sai sót

mà có biện pháp xử lý.

 Theo dõi về nhu cầu vốn của các khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho họ.

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

Trang 10

1.3 Các sản phẩm – dịch vụ của Sacombank

Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng Từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động – cho vay, đến nay, NH đã đa dạng được các sản phẩm dịch vụ của mình Hiện tại Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các sản phẩm dịch vụ NH đang có mặt tại Việt Nam

Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank bao gồm:

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ SACOMBANK VISA /

BAO THANH TỐ

Trang 11

1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua( từ khi thành lập đến 31/12/2006).

1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Sacombank

Liên tục từ năm 1993, sau hơn một năm đi vào hoạt động, đến nay Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm trước So với 0,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của năm 1993, đến năm 2005, Sacombank đã đạt mức 306 tỷ gấp 510 lần so với năm 1993.

Và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2006 lợi nhuận trước thuế của NH đã đạt mức 413,6 tỷ tăng 35% so với cả năm 2005.

Và tính đến ngày 31/12/2006 lợi nhuận trước thuế của NH đạt 530 tỷ đồng gấp 1.73 lần so với năm 2005 và gấp 883 lần so với năm 1993

Và tính đến hết ngày 31/03/2007, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank ) đã đạt được mức lợi nhuận trước thuế luỹ kế từ đầu năm trên 302 tỷ đồng(tăng 188% so với cùng kỳ năm trước)

1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Tri Phương

Năm 2006 vừa qua PGD Nguyễn Tri Phương đạt được mức lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là 2,6 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động của PGD đạt 145 tỷ đồng tăng 35,5% so với năm trước ( 107 tỷ) Đây là tỷ trọng rất có ý nghĩa đối với PGD, thể hiện sự phát triển có uy tín và bộc lộ được khả năng phục vụ đối với KH Đây là nguồn vốn rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh khác của NH phát triển.

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2006 đạt 44 tỷ đồng tăng 16 tỷ và bằng 157% so với đầu năm.

Trang 12

PGD đạt được những kết quả trên là do PGD đã thực hiện các phương thức cho vay phù hợp, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, phát triển các dạng sản phẩm phù hợp với KH

1.5 Định hướng phát triển từ 2007-2010

Sacombank là một trong những NH mạnh nhất Việt Nam Sacombank tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới trong và ngoài nước và phát triển NH bán lẻ, tập trung vào mọi khách hàng Nhưng KH chính là các DN vừa và nhỏ, KH cá nhân KH chiến lược là các công ty lớn.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay Đặc biệt là sau khi Việt nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006 là tạo ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các lĩnh vực Trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng Để theo đuổi mục tiêu phát triển Sacombank đã vạch ra những định hướng để phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam HĐQT và Ban Lãnh Đạo cấp cao đã đề ra phương châm làm việc của NH trong giai đoạn 2007 – 2010 trong đó chú trọng phát triển 5 nguồn lực chính là: Vốn, mạng lưới, nhân lực, công nghệ và sản phẩm.

Vốn:

Sacombank hiện nay là NH TMCP có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam( 4450 tỷ đồng).

Và chiến lược phát triển VĐL đến 2010 của Sacombank là khoảng trên 10000 tỷ đồng.

Mạng lưới:

NH là một trong những lĩnh vực cam kết mở cửa mạnh mẽ khi nước ta gia nhập WTO Hiện nay mạng lưới chi nhánh trong nước của Sacombank là khoảng trên 163 điểm giao dịch hiện diện tại 38/64 tỉnh thành từ

Trang 13

Bắc chí Nam và hơn 7900 chi nhánh đại lý của 120 NH thuộc 82 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp toàn cầu.

Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 hệ thống các chi nhánh và PGD phải phủ rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc Thành lập một số chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài mà trứơc mắt là tại các nước lân cận như: Campuchia, Thái Lan, rồi phát triển lan rộng sang các nước Úc,Mỹ…

Nhân lực:

Một hệ quả tất yếu của việc mở rộng quy mô hoạt động NH trong thời gian qua và trong thời gian qua đã dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực mạnh mẽ Vì vây để đáp ứng cho mục tiêu chiến lược phát triển của NH thì trong thời gian này Sacombank cần tập trung đào tạo một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, tiếp thị và chăm sóc KH nhằm đáp ứng yêu cầu của NH trong giai đoạn tới.

Công nghệ:

Cùng với việc phát triển vốn, hệ thống mạng lưới và nguồn nhân lực là việc đầu tư cho công nghệ.

Sacombank đã chính thức khởi cơng xây dựng Trung tâm dữ liệu (DATA CENTER) vào ngày 25/04/2007 và sẽ ứng dụng tính ưu việt của môn hình này vào công tác điều hành và lý và tác nghiệp của Sacombank trong thời gian tới Bên cạnh đó không ngừng ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại để phát triển NH điện tử như: E – L/C, E – Payment, Phonebanking, homebanking…

Sản phẩm – Dịch vụ:

Sacombank không ngừng phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ NH ngày càng phù hợp với xu thế hiện đại.

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w