1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An

47 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 392 KB

Nội dung

Công ty TNHH Thương mại Vạn An là một công ty tư nhân mớithành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu.. qua, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tran

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoaThương mại và Kinh tế quốc tế đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá

trình học tập Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo, TS.

Ngô Thị Tuyết Mai, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình

thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này

Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHHThương mại Vạn An, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gianthực tập tại Công ty

Sinh viên

Phạm Thị Tuyết Minh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Tuyết Minh – MSSV: TC3901558, sinh viên lớpKinh tế quốc tế 40B, khoa Thương mại và kinh tế quốc tế, hệ vừa làm vừahọc Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa được thực hiện với sựtìm tòi nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, trách

nhiệm của cô giáo TS Ngô Thị Tuyết Mai và sự giúp đỡ của các cô chú,

anh chị trong Công ty TNHH Thương mại Vạn An Tôi xin cam đoan các

số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốtnghiệp của khóa trước Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Sinh viên (Ký tên)

Phạm Thị Tuyết Minh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 5

Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty (2007 – 2010) Error: Reference source not found

Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty (2007 -2010) 19Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Error: Reference source not found

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty 16

Hình:

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của nghiên cứu đề tài

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giớicủa thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rờihoạt động thương mại quốc tế Giữa các quốc gia sự trao đổi của thươngmại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là hành vi kinh doanh xuấtnhập khẩu; hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

về kinh tế giữa các quốc gia Thương mại quốc tế mang tính chất sống còncho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước; pháthuy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác Thươngmại quốc tế tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động xã hội một cáchhợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng caohiệu quả của nhiều ngành

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọithành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Songsong với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhậpkhẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhànước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nộiđịa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chónghội nhập với khu vực và thế giới Lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu

đã làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoálưu thông trong một quốc gia

Công ty TNHH Thương mại Vạn An là một công ty tư nhân mớithành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu Trong thời gian

Trang 7

qua, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh vớicác công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cùng hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa với số vốn lớn vànguồn tài trợ từ bên ngoài.

Trong thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng hiệu quả nhậpkhẩu của công ty Mặc dù, những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên

để hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và trởthành bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài nhưng bên cạnh đó vẫn cònnhững tồn tại khiến công ty vẫn không đạt được hiệu quả cao trong hoạt độngnhập khẩu của mình Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An”

2 Mục đích của đề tài

Chuyên đề đánh giá hiệu quả nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công tyTNHH Thương mại Vạn An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thươngmại Vạn An

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của Công tyTNHH Thương mại Vạn An từ năm 2006 đến năm 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trinh xây dựng đề tài nàylà: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp để làm sáng tỏ vấn

Trang 8

Số liệu dựa trên những báo cáo của công ty về tình hình hoạt độngkinh doanh trong các năm gần đây là chủ yếu.

5 Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,chuyên đề được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Chương 2: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty

TNHH Thương mại Vạn An Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu

quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An.

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN AN

1.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Công ty TNHH Vạn An được thành lập từ ngày 15 tháng 5 năm 2000,trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển Theo giấy phép kinh doanh,Công ty TNHH Thương mại Vạn An được phép kinh doanh nhiều lĩnh vựckhác nhau, nhưng trên thực tế công ty chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vựcnhập khẩu hàng hóa Chủng loại mặt hàng chính là sàn gỗ, giấy dántường,thiết bị nội thất phòng tắm và điện dân dụng

Từ trụ sở đầu tiên ở 112 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội,

hệ thống phân phối của công ty đã dần lớn mạnh bao phủ theo dọc hình chữ

S Đến tháng 5/2000, ngoài các thị trường trung tâm ở các thành phố lớntrực thuộc Trung ương, hệ thống phân phối đã được phủ kín tại hầu hết cáctỉnh từ Bắc đến Nam:

- Trụ sở chính: phụ trách hệ thống phân phối phía Bắc và Bắc Trung

Bộ đến tỉnh Bình Định

Địa chỉ: 112 Lĩnh Nam - Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội

Giám đốc đại diện: Ông Dương Tiến Việt

- Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh: phụ trách hệ thống phân phối phíaNam và Nam Trung Bộ từ tỉnh Phú Yên đến Cà Mau

Địa chỉ: 168D Đường Văn Thánh Bắc, Phường 25 Quận Bình Thạnh

-Tp Hồ Chí Minh

Giám đốc đại diện: Ông Dương Việt Tuấn

Tên giao dịch quốc tế: VanAn trading Limited Company

Website: www.vanan.vn

Trang 10

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

1.2.1 Chức năng của công ty

- Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng là mộtmắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn có chứcnăng giao tiếp - phối hợp giữa công ty với các nhà cung cấp và các bạnhàng của mình; từ đó liên kết giữa các bên trong quá trình mua và bán, tưvấn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh trong đó

có kế hoạch nhập khẩu theo đúng chức năng mà mình đã đăng ký

- Tự tạo nguồn vốn để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toànvốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và nhập khẩu của đất nước,quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó

- Tiếp cận thị trường trong nước, nghiên cứu về nhu cầu của thịtrường, tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới để tăng năng lực canhtranh cho hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước

- Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận

- Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan đếnhoạt động của Công ty

- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng ngoại thương

- Tuân thủ sự quản ký của cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với cơquan cấp trên với nhà nước

- Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suấtlao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và có hiệu quảkinh tế

Trang 11

1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là:

 Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợicủa cán bộ nhân viên công ty theo quy định Giám đốc là người chịu phụtrách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:

+ Tổ chức nhân sự, sử dụng các quỹ công ty

+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về pháttriển kinh doanh trong và ngoài nước

+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiệnkinh doanh

+ Ký kết hợp đồng kinh tế

+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ

1.3 Bộ máy tổ chức quản lý và nguồn nhân lực của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Bộ phận văn phòng

Kho và phòng mẫu

Giám đốc

Trang 12

Phòng kế toán có 2 nhân viên: giúp đỡ giám đốc công ty quản lý sửdụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm,

hàng quý

 Phòng kinh doanh có 7 nhân viên: có chức năng giúp giám đốc từchuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn vớiđịa điểm tiêu thụ

+ Tổ chức công tác tiếp thị Marketing quảng cáo

+ Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty

+ Triển khia công tác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa

+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ranhững quyết định kinh doanh đúng đắn

+ Tổ chức khai thác nguồn hàn nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất,phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất

 Bộ phận văn phòng có 2 nhân viên: tổ chức mua sắm phương tiệnlàm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các phòngban

+ Tồng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban+ Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty+ Chuẩn bị tiếp đón khách

 Kho và phòng mẫu có 3 nhân viên:

+ Kho: cất trữ hàng hóa và sản phẩm của công ty

+ Phong mẫu: trưng bày hàng hóa

 Bộ phận vận chuyển có 2 nhân viên: giao hàng đến cho kháchhàng

- Tổng số nhân viên 16 nhân viên, trong đó nam 7 người, nữ 9 Trình

độ đại học chiếm 85%

Trang 13

1.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

* Môi trường kinh tế quốc dân:

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân hơn

86 triệu người Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trongnhững năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7%, đưađời sống của người dân ngày càng cao, gia tăng các nhu cầu về sử dụng cácthiết bị điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, các sản phẩm trang trí nhà cửa nhậpkhẩu Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đi kèm với lạm phát và trượtgiá Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn nhưng không kiếm đượcnhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp

* Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị

và luật pháp của nước ta có nhiều sự phát triển của công ty

Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà nướccho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích xuất nhậpkhẩu hàng hóa để phát triển đất nước Hệ thống luật pháp và hệ thống thuếngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với đầu tư nước ngoài sửađổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng, tất cả những điều này có tác dụngkhuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nghề kinh

tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước

Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa họccông nghệ, môi trường tự nhiên cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển củacông ty

Trang 14

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trongkhu vực và trên thế giới Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu vực kinh

tế như ASEAN, APEC Điều này tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng trongnước có thêm nhiều sự lựa chọn Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơhội nhưng cũng không ít thách thức, các sản phẩm của Công ty đã và đanggặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước do sự xuất hiệncủa nhiều đối thủ cạnh tranh cũng kinh doanh mặt hàng giống như công ty.Các sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh tranh cả về chất lượng và giá

cả, bên cạnh đó các sản phẩm của công ty cũng phải chịu sự cạnh tranhkhông lành mạnh trên thị trường do có nhiều mặt hàng được nhập lậu, hànggiả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, tiếp thịsản phẩm trên thị trường trong nước

1.5 Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Vạn An

Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại Vạn Anđược phép kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trên thực tế công tychỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa Chủng loại mặthàng chính là sàn gỗ, giấy dán tường,thiết bị nội thất phòng tắm và điệndân dụng

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực hiện vớinhiều đối tác nước ngoài khác nhau như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,Italia Các mặt hàng này công ty nhập khẩu và thực hiện phân phối cho thịtrường nội địa dưới hình thức đại lý ký gửi hoặc đại lý hoa hồng Trong quátrình kinh doanh của mình, công ty luôn tìm kiếm những nguồn hàng mới

để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hàng hóa đểhoạt động kinh doanh có thể tiến hành liên tục và thông suốt

Trang 15

1.5.1 Đặc điểm về sản phẩm

Công ty TNHH Thương mại Vạn An với phương châm đem lại chokhách hàng những lựa chọn tốt nhất Chính vì vậy công ty luôn có sự đadạng hóa, mở rộng mặt hàng kinh doanh, ban đầutừ chỗ chỉ kinh doanh cácloại thiết bị vệ sinh như sứ vệ sinh, sen vòi, cho tới nay đã mở rộng ra vớinhiều chủng loại hàng hóa khác nhau:

 Nhóm sản phẩm điện dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc+ Máy hút khói, khử mùi

+ Quạt thông gió

 Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ Italia

+ Vân nổi labelle eropa

+ Sweet Little world

+ Vân nổi Memory

Trang 16

cho các không gian nội thất.

+ Về sàn gỗ là một sản phẩm của thiên nhiên, sàn gỗ Glomax tạo nênmôi trường phù hợp đối với người sử dụng có các tính năng như không bạcmàu, giữ nguyên độ sáng bóng sau nhiều năm sử dụng, chịu được các loạihóa chất nhẹ, độ hút ẩm thấp, dễ lau chùi,

+ Về giấy dán tường: thích hợp sử dụng cho phòng khách, phòng inhhoạt chung, phòng karaoke, phòng cho trẻ em, nhà hàng, khách sạn, sảnphẩm có thể tự dán, tự trang trí, tự thay đổi sắc diện các không gian nhàcửa, việc làm mới một bức tường không bề bộn, không bụi bặm, khôngvương vãi như sơn và kỹ thuật không phức tạp

- Nhóm sản phẩm điện dân dụng và thiết bị vệ sinh là nhóm sản phẩmđảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền và được bảo hành, có giá cả phùhợp với người có mức thu nhập cao và trung bình, và nhu cầu tiêu dùng chomỗi gia đình là từ 1- 3 sản phẩm cho một hộ

1.5.2 Đặc điểm về nguồn tài chính

Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động số vốn điều lệ của Công ty TNHHThương mại Vạn An là 1,2 tỷ đồng trong đó 80% là tài sản lưu động tồn tạidưới dạng là tiền mặt hoặc hàng hóa Sau 4 năm hoạt động, số vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp đã tăng lên đến 3,2 tỷ đồng (tăng khoảng 271%) Năm 2009, tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh củacông ty là 13 tỷ đồng và chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu : 3,2 tỷ đồng chiếm 23,68%

+ Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng: 9,3 tỷ đồng, chiếm 68,11% + Các khoản tín dụng của người bán: 387 triệu đồng, chiếm 2,82%+ Các khoản nợ khác: 740 triệu đồng, chiếm 5,39 %

Như vậy trong tổng số nguồn vốn của công ty Vạn An, nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm 23,6%, nguồn vốn từ các khoản vay từ ngân hàng chiếm68,11%, các hoản tín dụng của người bán chiếm 2,82%, các khoản nợ nhưngân sách Nhà nước,các khoản trả trước của người mua, nợ công nhânviên chiếm 5,39% Chi phí sử dụng vốn của công ty là khá lớn, chủ yếu là

Trang 17

chi phí sử dụng vốn vay.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN AN

2.1 Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của Công ty

2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính của Công tyTNHH Thương mại Vạn An Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng quacác năm (Bảng 2.1), có được thành công đó chính là nhờ vào sự mở rộngngành hàng kinh doanh, quan hệ kinh doanh đối với các đối tác nước ngoài

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty (2007-2010)

Năm Kim ngạch nhập khẩu

Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHHThương mại Vạn An có xu hướng tăng qua các năm 2007 – 2008

+ Năm 2007 , tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3381472 tỷ USD

+ Năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3955906 tỷ USD tăng16,98% so với năm 2007, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong năm nămqua

+ Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2439222 tỷ USD giảm so

Trang 18

với năm 2008 là 38,34%, đây là năm mà nền kinh tế giới bắt đầu bước vàocuộc khủng hoảng nên cũng tác động đến việc kinh doanh của công ty.+ Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2803234 tỷ USD tăng14,9% so với năm 2009.

Hình 2.1: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của công ty (2007-2010)

Đơn vị: USD

Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm

Nhìn chung tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty có xu hướngtăng qua các năm ngoại trừ năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tếtoàn cầu

2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu

Trang 19

Công ty TNHH Thương mại Vạn An đang sử dụng hình thức kinhdoanh nhập khẩu đa dạng hóa với bốn nhóm hàng chính là thiết bị vệ sinh,điện dân dụng, giấy dán tường và sàn gỗ

- Công ty nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhàcung cấp sản phẩm trên thị trường; tình hình hàng hóa và dich vụ, đốithủ cạnh tranh

- Khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhậpkhẩu giỏi; có chuyên môn cao; trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanhchuyên sâu hơn

- Vì việc kinh doanh ít chủng loại mặt hàng nên có thể giảm thiểuđược rủi ro trong kinh doanh, ứ đọng hàng hóa, quay vong vốn nhanh

2.1.3 Thị trường nhập khẩu

Công ty TNHH Thương mại Vạn An trên con đường phát triển củamình luôn coi việc mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng và tìm kiếm cácbạn hàng mới là nhiệm vụ quan trọng Hiện nay, công ty nhập khẩu chủyếu ở các thị trường là Hàn Quốc, Italia, Trung Quốc và Đức (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường của công ty

Trang 20

Tổng 2803234 100

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từngthị trường của công ty: nguồn hàng chính của công ty được nhập từ Đứcvới tỷ trọng nhập khẩu là 37,26% , sau đó đến Italia với tỷ trọng là31,12%, đứng thứ 3 là Trung Quốc với tỷ trọng là 18,88%, cuối cùng làHàn Quốc với tỷ trọng 18,88%

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu kim ngạch NK theo từng thị thị trường 2010

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm

2.1.4 Hình thức nhập khẩu

Hình thức nhập khẩu công ty sử dụng là nhập khẩu trực tiếp Mặc dùnhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn trongmột thời gia tương đối dài nhưng công ty có thể vay ngân hàng Ở hoạt độngnày, công ty chủ động tính toán, trực tiếp tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồngnhập khẩu và công ty sẽ tự bỏ vốn ra để nhập khẩu rồi phân phối cho các đại

lý Khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này phòng kinh doanh sẽ phảinghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong nước để biết được họ cần nhập

37,26 %

37,26 %

18,88 % 18,88 %

Trang 21

khẩu mặt hàng gì sau đó tiến hành xem xét nguồn hàng và thị trường cungcấp Sau khi lựa chọn đúng chủng loại mặt hàng cần nhập và bạn hàng cungcấp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh và đệ trình lêngiám đốc để phe duyệt Nếu phương án kinh doanh được chấp thuận thì phòngkinh doanh sẽ bắt đầu tiến hành nhập khẩu Đây là hình thức mang lại hiệuquả cao vì lợi nhuận đạt được thường cao hơn phí ủy thác, hơn nữa công tycòn nắm quyền chủ động về nguồn hàng và bạn hàng kinh doanh Tuy nhiênmức độ rủi ro của hình thức này cũng cao hơn vì có nhiều khả năng hàng hóanhập về không bán được hoặc phải bán với giá thấp.

2.1.5 Kênh tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu

Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mạiVạn An được thực hiện đồng thời ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.Song song với việc tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công

ty cũng thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá và giớithiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường trong nước

Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của công ty

Lập phương

án kinh doanh

Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu

Tổ chức thực

hiện hợp đồng nhập khẩu

Tổ chức đưa Nhận đơn đặt

Trang 22

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty

Trang 23

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu

2.2.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kếtquả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề duy trì và táisản xuất mở rộng của doanh nghiệp

Công thức: P = R – C

Trong đó: P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

R: doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩuC: tổng chi phí kinhdoanh nhập khẩu

Tổng CPKDNK = Tổng CPNK hàng hóa+ CP lưu thông hànghóa+Thuế

Bảng 2.3: Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty (2007- 2010)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm

Bảng 2.3 ta thấy: lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm

2007 - 2008: năm 2008 tăng 9,7% so với năm 2007 Đến năm 2009 thì donên kinh tế thế giới bị suy giảm doanh thu của công ty giảm 45,5% so vớinăm 2008, năm 2010 tăng 81,9% so với năm 2009

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w