1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân chủ trong Đường lối chủ trương của Đảng giai đoạn (1930 -1945)

18 5K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 106 KB

Nội dung

Nhân tố tạo nên thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam đó chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng dân

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 NỘI DUNG 2

I MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ TRONG ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN (1930-1945) 2

1.1 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1930 - 1931) 2

1.1.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 2

1.1.2 Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 4

1.2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1936 - 1939) 5

1.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 5

1.2.2 Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 6

1.3 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1939 -1945) 7

1.3.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 7

1.3.2 Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ 11

II Ý nghĩa mối quan hệ dân tộc và dân chủ của Đảng giai đoạn (1930-1945) 13

2.1 Ý nghĩa lý luận 13

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang được sống trong một kỷ nguyên mới của sự phát triển lịch sử dân tộc, đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kỷ nguyên: hòa bình, độc lập, thống nhất, ấm no và hạnh phúc Kỷ nguyên lịch sử của dân tộc được mở ra từ thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945

và sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là một mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam Nhân tố tạo nên thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam đó chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng dân tộc dân chủ trong giai đoạn 1930 - 1945 Đường lối cách mạng sáng suốt đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn và thành công khoa học cách mạng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác Lênin với nghị lực chiến đấu phi thường và sáng tạo vô tận của nhân dân ta, với những tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt Nam

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua đã đề ra chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, thu phục công nhân và nông dân, liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản bản xứ nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh đổ chủ nghĩa Đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập Có thể nói Cương lĩnh của Đảng đã kết hợp biện chứng yếu tố dân tộc và giai cấp, trong đó nổi bật lên là yếu tố dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội - đó là tư tưởng cốt

lõi của Cương lĩnh Em chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân chủ trong Đường lối chủ trương của Đảng giai đoạn (1930 -1945) ”làm tiểu

luận để phân tích và hiểu rõ hơn về những đường lối của Đảng và nhà nước

đã áp dụng để giúp Việt Nam có được những hướng đi đúng đắn và giữ được thế ổn định như ngày nay

Trang 3

1 NỘI DUNG

I MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ TRONG ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN (1930-1945)

1.1 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1930 -1931)

1.1.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.

Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mở đầu thời kỳ cách mạng do giai cấp công nhân và chính Đảng của nó lãnh đạo Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết

và lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Trong cương lĩnh mùa xuân năm 1930 đã thể hiện rõ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc Vấn đề dân tộc, theo quan điểm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc là vấn đề giải phóng thuộc địa, đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đưa dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ, giải phóng mọi năng lực và tiềm năng của dân tộc, của mọi tầng lớp cư dân, mọi giai cấp bị sự kiềm chế của chủ nghĩa đế quốc, để phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội

Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thắng lợi của cách mạng thuộc địa trong thời đại mới có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc

đã lý giải vấn đề dân tộc theo quan điểm của người cộng sản, người mác - xít

để xác định trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với dân tộc, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc không thể tách rời nhiệm vụ giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Hơn thế nữa, đó là điểm xuất phát, là điều kiện rất quan trọng là sự mở đường hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa

xã hội Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) ở Nguyễn Ái Quốc tương đồng với chủ

Trang 4

nghĩa yêu nước, nó bao hàm những nội dung và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nuớc Việt Nam; Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự tôn dân tộc

Con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam Đó là con đường gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản Cách mạng Việt Nam phải bắt đầu từ giải phóng dân tộc, qua đó tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải chờ cách mạng vô sản ở chính quốc, các dân tộc bị áp bức hoàn toàn có khả năng chủ động tiến hành công cuộc tự giải phóng và giành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản “chính quốc” giành chính quyền Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là nhiệm vụ chiến lược trung tâm của Đảng

Đường lối, chủ trương của Đảng ta về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân chủ đã được vạch rõ: “Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng

để đi tới xã hội cộng sản” Các nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng nổi bật lên nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc

Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng phải tập hợp đại

bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân chúng Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vào nông dân nghèo, phải lãnh đạo nông dân nghèo làm thổ địa cách mạng “đánh trúng bọn đại địa chủ và phong kiến”, Đảng phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ về phía

vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa làm cho họ trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”

Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo, đọc tại Hội

Trang 5

nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10/1930) cũng đã khẳng định trong giai đoạn đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) do giai cấp công nhân lãnh đạo Nhiệm vụ cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc và phong kiến địa chủ, lập chính quyền công nông, tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ ngoại quốc và bản xứ giao cho dân cày, sung công các sản nghiệp lớn của bọn tư bản ngoại quốc Hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau vì: “có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa thắng lợi; mà phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa” Về bước tiến của cách mạng, Luận cương xác định: “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ

dự bị để làm xã hội cách mạng (tức cách mạng xã hội chủ nghĩa)” (trích Văn kiện Đảng 1930 – 1935) Khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, nền chuyên chính công nông được củng cố, với sự giúp đỡ của vô sản chuyên chính các nước khác, cách mạng Đông Dương sẽ “bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”

1.1.2 Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ

Năm 1930 là năm đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mùa xuân năm đó đã diễn ra hai biến cố lớn Một là, cuộc bạo động Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng nổ ra (09/02/1930) và bị dập tắt, chấm dứt hẳn sự chi phối của hệ tư tưởng tư sản đối với cuộc vận động cách mạng Việt Nam Hai là, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại, từ đó giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo cách mạng (thông qua đội tiên phong của mình) đưa quần chúng lao động bị áp bức bóc lột và các tầng lớp yêu nước ra đấu tranh, thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối công nông liên minh đã được hình thành Đó là nhân tố đảm bảo quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng

Trang 6

trong cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam, cũng là đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Sau khi Đàng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào dân tộc, dân chủ ngày càng phát triển sâu rộng suốt từ Nam chí Bắc

Trong giai đoạn 1930 - 1931, trước khí thế của quần chúng, Đảng ta đã phát động phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn khắp nơi trong cả nước Những cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân và nông dân từ ngày 01/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931 mà tiêu biểu là Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh Phong trào công nông 1930-1931 (đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh) đã xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam Nó cũng chứng tỏ rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân là hai lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc phong kiến, xây dựng một cuộc sống mới Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam sau này Phong trào đã khẳng định đường lối cách mạng do Đảng đề ra là đúng đắn, mở đầu cho giai đoạn cách mạng đi theo đường lối sáng tạo trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Phong trào

đã khẳng định quyền lãnh đạo trọn vẹn của giai cấp công nhân đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1936 -1939)

1.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.

Từ giữa những năm 30, những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước đã tác động đến phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam Tháng

7-1936, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí

Lê Hồng Phong chủ trì, đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh thích

Trang 7

hợp với tình hình mới Nghị quyết Hội nghị đã đề cập: “Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và phong kiến Nhưng để phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa chống phát xít và chiến tranh đòi tự

do, dân chủ, cơm áo vả hòa bình Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc Pháp” và

“Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, mà nêu “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”

1.2.2 Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ

Cuộc vận động dân chủ thời kỳ 1936 - 1939 đề ra mục tiêu đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tự do cơm áo và hoà bình Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính sách cai trị của chính quyền thực dân, nhưng phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo hoàn toàn không có tính chất cải lương

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng buộc chính quyền thực dân phải chấp nhận những yêu sách cụ thể trước mắt Trên cơ sở đó, trong điều kiện thuận lợi mới, sẽ tiếp tục đẩy phong trào lên cao hơn, triệt để hơn, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng Trong điều kiện nước ta lúc này, dưới ách thống trị của chính quyền thực dân không có tự do dân chủ, những cuộc đấu tranh của quần chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình là một hình thức đấu tranh cách mạng trong một giai đoạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cuọc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở nước ta

Từ tháng 7-1936, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi các uỷ ban hành động ở khắp nơi để tập hợp lực lượng quần chúng thu thập dân nguyện, chuẩn bị cho việc thành lập Đại hội Đông Dương Đây là một phong trào

Trang 8

quần chúng rộng rãi, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng Nó thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và diễn ra công khai trong phạm vi cả nước Phong trào thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Giai cấp công nhân đã liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân Khối liên minh công nông là cơ sở cho khối đoàn kết toàn dân theo cương lĩnh Mặt trận dân chủ

Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã liên minh với một số đảng, nhóm chính trị trong Mặt trận dân chủ Khẩu hiệu đòi dân chủ, tự do, cơm áo, hoà bình do Đảng Cộng sản đưa ra trong một chừng mực nhất định phù hợp với yêu cầu của các tầng lớp trí thức tiến bộ, tiểu tư sản, trung, tiểu địa chủ và một bộ phận tư sản dân tộc Tuy nhiên, Đảng đã xác định

rõ sự liên minh ấy chỉ tạm thời, ở một số sự việc nhất định, trong một thời gian nhất định Đảng cộng sản Đông Dương đã phân hoá, tranh thủ lực lượng trung gian dù tạm thời, bấp bênh để phục vụ cho mục tiêu cách mạng

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cách mạng, điểm nổi bật của giai đoạn này là đấu tranh đòi dân sinh dân chủ Phong trào đã thu được những thắng lợi cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng Chính quyền thực dân buộc phải thả nhiều chính trị phạm, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân viên chức Phong trào đấu tranh quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng đã đề ra được mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt trận đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt Phong trào dân chủ

1936 - 1939 được Đảng ta đánh giá là cuộc diễn tập thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

1.3 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1939 - 1945)

1.3.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.

Ngày 06/11/1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng được

Trang 9

triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) Hội nghị do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập “Cách mệnh phản đế

và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền Không giải quyết được cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế Trái lại không giải quyết được cách mạng phản đế thì không giải quyết được cách mệnh điền địa – Cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc” Đây là sự chuyển hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược Để phù hợp với sự chuyển hướng đó, khẩu hiệu cách mạng cũng được thay đổi Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của

đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống to cao, chống lãi nặng Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà

Để tập trung mọi lực lượng của dân tộc vào nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc và ách thống trị phát xít thuộc địa, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ không còn phù hợp trong tình hình và nhiệm vụ mới Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng, đánh dấu sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng Nghị quyết này góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

Hội nghị Trung ương tháng Đảng tháng 11-1940 ở Đình Bảng (Bắc Ninh), dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh, đã khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do hội nghị Trung ương 6 đề ra, có thể nói

Trang 10

là sự chuẩn bị tốt nhất để đồng chí tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Bằng chứng sinh động của sự tiếp thu này thể hiện ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) do đồng chí soạn thảo dưới sự hướng dẫn của Bác Nghị quyết nêu lên những quan điểm cơ bản về CMGPDT Việt Nam:

Thứ nhất, cuộc cách mạng này phải do Đảng cộng sản lãnh đạo vì Đảng tiêu biểu cả tinh thần cách mạng của giai cấp và dân tộc, đủ lý thuyết, năng lực lãnh đạo cho toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, đi đến thực hiện chủ nghĩa cộng sản

Thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là GPDT, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tiến hành giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng

đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng Nghị quyết nêu rõ: “Trong

lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Thứ ba, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương …

Khi thời cơ đến với lực lượng sẵn có, ta có thẻ lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần, mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mỗi ngày một lan rộng, tính ác liệt của nó ngày càng tăng Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Ngày 28/01/1941, Người đặt cơ quan tại Pắc Bó (Cao Bằng) Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Pắc Bó từ ngày mồng 10 đến ngày 19/5/1941 Hội

nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia

ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w