Để duy trì sự tồn tại và hoạtđộng của mình, bộ máy quản lý Nhà nước các cấp đã sử dụng quyền lực của mìnhtham gia vào quá trình phân phối sản phẩm; và trong điều kiện nền kinh tế hàng hó
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 3
1.1 Tổng quan về ngân sách xã 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân sách xã 3
1.1.2 Nội dung thu và chi của ngân sách xã 5
1.1.3 Tầm quan trọng của ngân sách xã 7
1.2 Quản lý ngân sách xã 9
1.2.1 Sự cần thiết tăng cường công tác quản lý ngân sách xã 9
1.2.2 Quy trình tổ chức quản lý ngân sách xã 11
1.2.3 Phân cấp quản lý ngân sách xã 14
1.2.4 Thanh tra kiểm tra 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 16
2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội ở Hải Dương 16
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 16
2.1.2 Khái quát về Sở Tài chính tỉnh Hải Dương 17
2.2 Tình hình quản lý ngân sách xã ở Hải Dương trong thời gian qua 18
2.2.1 Nội dung thu chi ngân sách xã 19
2.2.2 Quy trình tổ chức quản lý ngân sách xã 41
2.2.3 Phân cấp quản lý ngân sách xã 46
2.2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã ở Hải Dương trong 3 năm qua 48
Trang 2CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG 56
3.1 Định hướng cho công tác quản lý ngân sách xã 56
3.2 Giải pháp củng cố và tăng cường công tác quản lý ngân sách xã. .58
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác quản lý ngân sách xã 58
3.2.2 Tăng cường công tác chỉ đạo của UBND cấp huyện, xã 67
3.2.3 Thực hiện tốt công khai tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính 68
3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 69
3.2.5 Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề còn tồn đọng 70
3.3 Điều kiện thực hiện 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 3UBND : Ủy ban nhân dân
VAT : Thuế giá trị gia tăng
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý ngân sách xã ở tỉnh Hải Dương 40
BIỂU Biểu 2.1: Tình hình thực hiện thu ngân sách xã 20
Biểu 2.2: Tổng hợp thu ngân sách xã theo huyện 22
Biểu 2.3: Tổng hợp tình hình thu từ quỹ đất công ích và đất công 24
Biểu 2.4: Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã 3 năm 30
Biểu 2.5: Chi ngân sách xã năm 2011 của tỉnh Hải Dương 31
Biểu 2.6: Kết quả chi thường xuyên ngân sách xã 3 năm 32
Biểu 2.7: Tổng hợp chi đầu tư phát triển 37
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, các điềukiện kinh tế xã hội cải thiện đáng kể, cuộc sống nhân dân ngày một khởi sắc, diệnmạo đất nước ngày càng vững bước đi lên Trong quá trình thực hiện công nghiệphóa- hiện đại hóa ở nước ta, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là một trongnhững mục tiêu quan trọng hàng đầu Sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhữngthành quả to lớn, có những bước tiến vững chắc song vấn đề phát triển nông nghiệpnông thôn vẫn đang là vấn đề nan giải cần được quan tâm đúng mức, nhiều vùngnông thôn ở nước ta còn phát triển thấp kém, lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp vàtiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn Chính vì thế ngân sách là yếu tố quyếtđịnh thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú trọng chỉ đạocông tác quản lý ngân sách ngay từ khâu cơ sở
Xã là một đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn do đó chính quyền xã làđại diện trực tiếp của Nhà nước giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với ngườidân, thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội Để thực hiện đượcnhiệm vụ đó thì ngân sách xã chính là công cụ tài chính quan trọng giúp xã đảm bảođiều kiện vật chất cho chính quyền cấp xã hoạt động một cách ổn định, hiệu quả.Đồng thời ngân sách xã còn giữ vai trò lớn trong việc đổi mới, và phát triển khu vựcnông thôn, từng bước đưa kinh tế ở nông thôn phát triển đa dạng Nhất là trong điềukiện hội nhập phát triển kinh tế đất nước ta hiện nay, chúng ta đang đứng trướcnhiều thách thức lớn- đó là nguy cơ tụt hậu và tụt hậu rất xa so với các nước pháttriển khác trên thế giới Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý ngân sách xãđược đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý ngân sách nhà nước
Ở Hải Dương, từ khi triển khai thực hiện luật ngân sách nhà nước cho đếnnay, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân công tác quản lý ngân sách
xã đã có những bước chuyển đáng kể, dần đi vào nề nếp, và thu được nhiều kết quảkhả quan Tuy vậy bên cạnh kết quả đạt được đó vẫn còn một số vướng mắc tồn tạicần sớm được khắc phục và giải quyết để đáp ứng công tác quản lý ngân sách giaiđoạn hiện nay
Bằng kiến thức được học tại Trường, những kiến thức thực tế thu thập đượctại Sở Tài chính Hải Dương, mà trực tiếp là sự hướng dẫn, chỉ bảo của các cán bộcủa phòng Quản lý ngân sách xã, và của các của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáoNguyễn Thùy Dương đã giúp em tập trung tìm hiểu phân tích tình hình quản lý
Trang 6ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương với đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương” Mục đích của đề tài là thông qua
nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh nhằm tìm tòi đề xuấtmột số ý kiến góp phần đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách
xã của tỉnh và của ngành tài chính trong thời gian tới Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý ngân sách xã
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải DươngChương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xãtrên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tuy nhiên do kiến thức thực tế có hạn, trên cơ sở nhận định và phân tích tổngquát các vấn đề tiếp thu từ thực tiễn công tác qua thời gian thực tập của cá nhân em,mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tiếp cận và phân tích các thông tin liên quan, kếthợp lý luận thực tế, luận văn cũng sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế Vì vậy
em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để đề tài được bổ sung hoànthiện hơn
CHƯƠNG 1
Trang 7NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1 Tổng quan về ngân sách xã.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân sách xã
Ngay từ lúc xã hội loài người bắt đầu phân chia giai cấp, cuộc đấu tranh giaicấp đó đã hình thành lên Nhà nước Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhànước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa- tiền tệ trongcác phương thức sản xuất cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng
Ở nước ta, bắt đầu từ khi Nhà nước phong kiến sơ khai hình thành (Nhà nướcVăn Lang của Thục An Dương Vương) đã hình thành sự phân cấp quản lý Với sựphát triển không ngừng, Nhà nước phong kiến sơ khai đã đạt đến sự hưng thịnh pháttriển với nền văn minh lúa nước, đồ đồng và đồ sắt Để duy trì sự tồn tại và hoạtđộng của mình, bộ máy quản lý Nhà nước các cấp đã sử dụng quyền lực của mìnhtham gia vào quá trình phân phối sản phẩm; và trong điều kiện nền kinh tế hàng hóatiền tệ, Nhà nước sử dụng hình thức tiền tệ trong phân phối cùng với sự phân cấpquản lý ngân sách như ấn định các loại thuế, bắt công dân đóng góp lập ra quỹ tiền
tệ riêng để chi tiêu cho bộ máy Nhà nước Và ngân sách xã đã hình thành và ra đời
từ những yêu cầu nêu trên Mặc dù trong quá trình hình thành và cơ chế quản lý quatừng thời kì khác nhau nhưng đều xem ngân sách xã là một bộ phận không thể thiếucủa hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ nhằm đảm bảo điều kiện vật chất chochính quyền xã tồn tại và hoạt động đáp ứng yêu cầu quản lý người dân, thực thipháp luật và xây dựng cơ sở hạ tầng xã Đến nay ngân sách xã của dân tộc ta đã trảiqua hàng nghìn năm lịch sử và gắn liền với nhiều triều đại khác nhau Triệu, Đinh,
Lý, Trần… cho đến ngày nay Tuy mỗi thời kĩ xã có tên gọi khác nhau nhưng chứcnăng nhiệm vụ ít có sự thay đổi, công tác ngân sách xã luôn được coi trọng, có chứcnăng nhiệm vụ và kỷ luật tài chính cụ thể như : Xã trưởng thời nhà Lê, đến xã quanthời nhà Trần…Đến thời nhà Nguyễn, chính quyền thực dân quy định chức sắc 3 kỳkhác nhau, ở Bắc kỳ là tiên chỉ, Trung kỳ là hương bản, Nam kỳ là hương bộ, cả 3đều phụ trách công tác tài chính xã
Ở mỗi thời kì kỷ luật tài chính ngân sách xã đều được coi trọng và có chế độquản lý cụ thể quy định quy mô ngân sách cụ thể, chế độ chi thu quản lý quỹ và tiềnmặt nghiêm ngặt Như thời nhà Lê quy định quy mô ngân sách xã đối với xã lớn là
50 quan, xã vừa 30 quan, xã nhỏ 20 quan, và giữ lại 30 quan để chi tiêu thườngxuyên, số dư gửi vào nhà giàu cất giữ
Trang 8Trải qua quá trình phát triển với thăng trầm của lịch sử, gắn với các triều đạihưng vong thịnh suy khác nhau, đến nay ngân sách xã thực sự trở thành công cụ,phương tiện hữu ích trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước Sau cách mạng thángTám năm 1945, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm chú trọng đến việc tổ chức bộmáy quản lý nhà nước, ngân sách xã cũng từng bước phát triển Hội đồng Chínhphủ đã chính thức ra nghị định số 64CP ngày 08/04/1972, ban hành điều lệ ngânsách xã Tiếp đó vào ngày 06/10/1972, Bộ Tài chính ra thông tư số 14-TC/TDThướng dẫn việc thi hành điều lệ ngân sách xã Hai văn bản này đã cụ thể hóa chế độquản lý ngân sách xã theo luật lệ thống nhất của Nhà nước.
Sau giải phóng, thời kì xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xãhội ở nông thôn, ngân sách xã đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc xâydựng nông thôn mới Năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết 183-HĐBT tiếp tục khẳng định vị trí vai trò của ngân sách xã Trong hoàn nền kinh tếđược quản lý theo cơ chế cũ lộ rõ nhiều bất cập không còn phù hợp, đòi hỏi phải cómột hệ thống chính sách mới, cơ chế mới phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý Tàichính, Ngân sách giai đoạn mới Đến ngày 20/03/1996 Luật NSNN đã được kỳ họpthứ 9 Quốc hội khóa 9 thông qua có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1997; Luật NSNNđược ban hành thì ngân sách xã chính thức được thừa nhận là cấp ngân sách hoànchỉnh trong hệ thống ngân sách nhà nước Đến năm 2003, Thông tư số 60/2003/TT-
Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tàichính khác của xã, phường, thị trấn Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày26/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung QĐ 94/2005/QĐ-BTC giúp hoàn thiện hơn
về chế độ kế toán ngân sách xã
Trên cơ sở nghiên cứu hình thành và sự phát triển của ngân sách xã ở nước
ta, ta có thể rút ra một số điểm chính sau:
Thứ nhất: Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước,
do UBND xã xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của HĐND xã
Thứ hai: Ngân sách xã là tổng thể các mối quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình tập trung và phân phối một phần nguồn lực tài chính quốc gia giữa mộtbên là chính quyền xã và một bên là chủ thể kinh tế xã hội
Thứ ba: Ngân sách xã là tổng số thu, tổng số chi được hình thành trên cơ sởnguồn thu, nhiệm vụ chi mà xã được phân định theo dự toán được duyệt và được tổchức thực hiện trong một năm
1.1.2 Nội dung thu và chi của ngân sách xã.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã được hình thành dựa trên cơ sở
Trang 9khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với cácnhiệm vụ về quản lý kinh tế xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấpthực hiện Đó chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa phân cấp quản lý về kinh tế, xã hội,với sự phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách Tuy nhiên tùy theo nền kinh tế củaquốc gia, điều kiện kinh tế- xã hội, việc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trongtừng thời kỳ mà nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã sẽ có những bổ sung,điều chỉnh cho phù hợp Theo quy định của Luật NSNN nguồn thu và nhiệm vụ chicủa ngân sách được quy định cụ thể tại điều 34 và 35 của luật và hướng dẫn của BộTài chính tại thông tư số 118/2000/TT-BTC, Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xãphường, thị trấn quy định như sau:
1.1.2.1 Nguồn thu của ngân sách xã.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu cho từngcấp ngân sách chính quyền địa phương
a) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%.
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tàichính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên đầu tư Hội đồng nhân dân cấp tỉnhxem xét dành cho xã hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi côngsản khác do xã quản lý;
- Thu từ các hoạt động kinh tế và sự nghiệp của xã;
- Các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định;
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp chongân sách xã theo chế độ quy định;
- Thu kết dư ngân sách năm trước;
- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định pháp luật
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế nhà đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Trang 10- Lệ phí trước bạ nhà đất;
- Thu tiền sử dụng đất;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Thuế tài nguyên;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Các khoản thu phân chia khác: tùy theo tình hình của từng địa phương từngtỉnh, có thể phân chia các cho xã các khoản thu phân chia mà trung ương để lại chođịa phương
Tỉ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối đượcxác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định theo Luật Ngânsách Nhà nước Các khoản thu trên, tỉ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu70% Việc phân chia nguồn thu và tỷ lệ phần trăm các nguồn thu cho ngân sách cấp
xã được tuân thủ theo nguyên tắc chủ động cho chính quyền xã trong việc cân đốingân sách, khai thác khả năng nguồn thu tại xã
c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ ngân sách cấp dưới khiphát sinh nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dựphòng ngân sách, dự trữ tài chính vẫn chưa đáp ứng được
Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa
dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoảnthu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) Số bổ sung này đượcxác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5năm, hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượt giá, tốc độ tăngtrưởng kinh tế và khả năng ngân sách của địa phương
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
a) Chi đầu tư phát triển.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh; các côngtrình kinh tế- xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhâncho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
b) Các khoản chi thường xuyên
* Chi cho hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể; các khoản sinh hoạt
Trang 11phí và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội:
- Chi quản lý nhà nước;
- Đảng cộng sản Việt Nam;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hội phụ nữ Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Nông dân Việt Nam
* Chi cho công tác dân quân tự vê, an ninh trật tự:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản thu phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xãtheo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
- Chi đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển quân;
- Tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã
* Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớpmẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý
* Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm trang thiết bị phục
* Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở
do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thư viện, cầu đường giaothông, công trình cấp thoát nước công cộng, đèn chiếu sáng, cây xanh…
* Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
1.1.3 Tầm quan trọng của ngân sách xã.
Trong quá trình phát triển của xã hội, từ khi Nhà nước ra đời đòi hỏi phải cónguồn lực vật chất nhất định cụ thể để bộ máy hoạt động và thực hiện năng lực kinh
tế, xã hội do cộng đồng giao phó Thông qua ngân sách Nhà nước làm nguồn lực tàichính, cung cấp cho các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đảm bảođời sống của nhân dân Và ngân sách xã là bộ phận cấu thành nên ngân sách Nhà
Trang 12nước Ngân sách xã đảm bảo nguồn lực vật chât cho sự tồn tại và hoạt động của bộmáy chính quyền Nhà nước cấp xã Như vậy để để đảm bảo nguồn lực vật chất nàycung cấp cho toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đảm bảođời sống nhân dân, ngân sách xã phải khai thác triệt để các nguồn thu tại xã theoluật định Đảm bảo thu đúng, thu đủ, và thu kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu chocác công việc thuộc chức năng nhiệm vụ quy định theo luật Ngân sách Nhà nước
Ngân sách xã là công cụ quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện quản lýtoàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương Với tư cách là chínhquyền cấp cơ sở gắn liền với đời sống nhân dân, và thực hiện quản lý trực tiếp với nhândân, cho nên chức năng và nhiệm vụ của ngân sách xã là luôn phải đảm bảo quyền lợi
và lợi ích của nhân dân trên địa bàn Để giải quyết được những vấn đề đó một cáchhiệu quả, chính quyền xã phải sử dụng một công cụ hữu hiệu đó là ngân sách xã
Thu ngân sách xã là việc chính quyền xã dùng quyền lực để tập trung mộtphần nguồn lực tài chính ở xã, hình thành nên quỹ ngân sách xã nhằm thỏa mãn nhucầu của Nhà nước cấp xã Thông qua hoạt động thu ngân sách xã mà các nguồn thuđược tạo lập tập trung vào quỹ ngân sách xã, giúp chính quyền thực hiện việc kiểmtra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạtđộng khác theo luật pháp Nhà nước
Thông qua thu ngân sách xã, mà cụ thể là công cụ thuế với các mức thuế suấtkhác nhau và ưu đãi về thuế đã tác động trực tiếp tới thu nhập của các cơ sở, hộ sảnxuất kinh doanh, giúp kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh Đồng thời thungân sách xã qua thuế còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bằng các hình thứcnhư đánh thuế thu nhập cá nhân vào người có thu nhập cao bằng hình thức lũy tiến,thuế tiêu thụ đặc biệt, kết hợp với đó là việc giảm thuế cho mặt hàng thiết yếu, thựchiện bình ổn giá sản phẩm cho người tiêu dùng, giúp nâng đỡ những người có thunhập thấp Từ đấy giúp nhân dân có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và xãhội, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua việc thucác loại phí, lệ phí Qua đây ta nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu ngân sách
xã giúp góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra trên địa bàn do chínhquyền Nhà nước cấp cơ sở quản lý
Chi ngân sách xã là công việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách xã nhằmđảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã theo những nguyêntắc nhất định Thông qua chi ngân sách xã các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền,đoàn thể chính trị- xã hội được duy trì phát triển liên tục, và ổn định nhờ đó mà
Trang 13nâng cao hiệu quả năng lực quản lý cơ sở
Chi ngân sách xã cho các sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, thực hiện ansinh xã hội, phổ cập giáo dục; ngân sách xã góp phần chăm lo sức khỏe người dân,góp phần vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai đấtnước; qua đó đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững Cùng với đó để giúp nângcao hiểu biết cho người dân ngân sách xã đã tài trợ phát triển hệ thống truyền thanh,truyền hình, và phương tiện thông tin đại chúng đến tận từng ngõ xóm, nhằm kịpthời truyền tải thông tin kiến thức về đường lối chính sách của Đảng, các ứng dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thức kinh doanh mới
Chi ngân sách xã còn góp phần làm mới mẻ, phong phú hơn các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, di tích lịch sử, giúp đời sống người dân thêmlạc quan, hăng say sản xuất và tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Cùng với đó, ngân sách xã còn góp phần xây dựng các công trình công cộng vàcủng cố cơ sở hạ tầng ở xã như trường học, trạm y tế, đường điện, đường liênthôn… cùng với đó là hệ thống kênh mương nội đồng, trạm bơm… phục vụ sảnxuất nông nghiệp
Chi ngân sách xã đã có vai trò rất tích cực ảnh hưởng lớn tới sự phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, từng bước xóakhoảng cách nông thôn và thành thị
1.2 Quản lý ngân sách xã.
1.2.1 Sự cần thiết tăng cường công tác quản lý ngân sách xã.
Ngay sau khi Luật ngân sách Nhà nước được ban hành, Bộ Tài chính đãkhẩn trương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trong đó việc thừanhận ngân sách cấp xã là một cấp trong hệ thống các cấp ngân sách Nhà nước từnăm 1997 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngân sách cấp xã Tiếp đó trong quátrình thực hiện, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ban hành thêm nhều văn bảnhướng dẫn bổ sung như: hướng dẫn về quản lý, huy động và sử dụng các khoảnđóng góp xây dựng ở hạ tầng cơ sở của xã, thực hiện quy chế dân chủ công khai tàichính ở các cơ sở… Đến nay, tuy chưa được đầy đủ và đồng bộ nhưng các chínhsách và chế độ hiện hành đã cơ bản tạo nên một hệ thống cơ sở pháp lý giúp tổ chứcthực hiện quản lý ngân sách xã thống nhất trong cả nước
Ở địa phương, các cấp chính quyền đã nhanh chóng triển khai tổ chức quántriệt mục đích, yêu cầu và nội dung quản lý ngân sách xã theo Luật Ngân sách Nhà
Trang 14nước Chính vì vậy, sau một thời gian thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, các địaphương đã có được nhiều kinh nghiệm hơn trong phân cấp, lập, chấp hành, và quyếttoán ngân sách xã Dự toán thu, chi ngân sách xã đã cơ bản bám sát được địnhhướng phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, địa phương Chất lượng dự toánngân sách xã đã từng bước được nâng cao, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chicho xã theo Luật Ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho xã khai thác tốt nguồnthu, chủ động chi tiêu, và giảm được khối lượng công tác quản lý ngân sách xã ởcấp trên Bộ máy quản lý ngân sách xã đã được kiện toàn, củng cố, nâng cao côngtác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã; công tácthanh tra kiểm tra cũng được chú trọng Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã pháthiện và xử lý những vụ việc vi phạm chính sách, chế độ tài chính nhà nước… Từ đógiúp cho công tác quản lý điều hành ngân sách xã đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, thực trạng công tác tổ chức quản lý ngân sách xã theo Luật Ngânsách Nhà nước bộc lộ nhiều hạn chế:
- Dự toán ngân sách xã chưa được thống nhất đồng bộ với dự toán ngân sáchNhà nước
- Dự toán ngân sách xã chưa bao quát hết các nguồn thu tại xã, cơ sở chichưa hợp lý Quy trình quản lý thu, chi ngân sách xã chưa có quy định rõ ràng, dẫnđến có hiện tượng một số địa phương tự quy định quy trình quản lý thu, chi theonhận thức riêng gây khó khăn và ảnh hưởng tới việc tổng hợp, phân tích tình hìnhcung cấp thông tin chỉ đạo điều hành ngân sách Nhà nước
- Chưa phân định rõ nội dung quản lý thu, chi ngân sách xã với quản lý cáchoạt động tài chính khác ở xã, nên việc lập và chấp hành dự toán ngân sách ở nhiềuđịa phương còn chưa đúng theo quy định của pháp luật
- Công tác quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt đội ngũ cán bộ chuyên trách
về quản lý tài chính và ngân sách xã ở các địa phương do đào tạo chuyên mônnghiệp vụ một cách không cơ bản, chưa được tăng cường đúng mức về số lượng vàchất lượng theo yêu cầu công việc
- Các nguồn thu tại xã chủ yếu là nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, nênchịu ảnh hưởng nhiều vào thiên tai và sự biến động của giá cả nông sản trên thịtrường Nhiệm vụ chi ngân sách xã rất phức tạp, vừa phải đảm bảo hoạt độngthường xuyên của chính quyền xã, vừa phải đáp ứng các nhiệm vụ chi đột xuất
Hiện nay công tác tổ chức quản lý ngân sách xã về cơ bản có sự đổi mới vàđạt được nhiều kết quả khả quan Tuy vậy, trong thực tiễn vẫn còn có nhiều bất cập,
Trang 15tồn tại hạn chế nêu trên Mặt khác, như chúng ta biết ngân sách xã có vai trò và vịtrí vô cùng quan trọng không chỉ trong hệ thống ngân sách nhà nước mà còn là công
cụ giúp chính quyền xã thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình Chức năng nhiệm
vụ của chính quyền xã không chỉ đơn thuần là quản lý dân sinh, pháp chế xã hội, màquan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới; vìthế cần phải nhận thức đầy đủ vai trò nhiệm vụ của ngân sách xã, từ đó hoàn thiện
hệ thống chế độ, chính sách về ngân sách xã một cách đồng bộ, chính quyền nhànước cấp cơ sở phải có ngân sách vững mạnh
1.2.2 Quy trình tổ chức quản lý ngân sách xã.
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước và thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã,phường, thị trấn, quy trình tổ chức quản lý ngân sách xã bao gồm 3 khâu sau: Lập
dự toán ngân sách xã, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã
1.2.2.1 Lập dự toán ngân sách xã
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Tài chính, và chỉ đạocủa UBND huyện, UBND xã lập dự toán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyếtđịnh Lập dự toán ngân sách xã giúp cho quá trình phân tích đánh giá về khả năng
và nhu cầu các nguồn tài chính của ngân sách xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thuchi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp kịp thời đảmbảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra
Việc lập dự toán ngân sách xã đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại xã;
- Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ vàchức năng của chính quyền cấp xã đồng thời góp phần xây dựng nông thôn pháttriển;
- Dự toán phải lập theo đúng mục lục ngân sách và các biểu mẫu quy địnhcủa Bộ Tài chính;
- Phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng chế độ quyđịnh
Lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào:
- Chế độ phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã;
- Các tiêu chuẩn định mức về chi ngân sách xã;
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán của năm hiện hành;
Trang 16- Chế độ quy định về thu ngân sách xã.
Trình tự lập dự toán ngân sách xã bao gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách xã 6 tháng đầu năm dựkiến ngân sách xã cả năm;
- Căn cứ Quyết định về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước củaUBND huyện để cân đối nguồn, xây dựng dự toán thu, chi để UBND xã, thị trấnphấn đấu (HĐND xã họp xong ra nghị quyết về việc giao dự toán thu chi NSNNcủa xã, UBND xã ra quyết định giao dự toán thu, chi NSNN);
- Ban tài chính xã phối hợp với đội thuế xã tính toán các khoản thu ngânsách;
- Ban tài chính xã tính toán, cân đối và lập dự toán thu chi ngân sách xã trìnhUBND xã báo cáo chủ tịch và phó chủ tịch HĐND xã xem xét trược khi trìnhUBND huyện và phòng Tài chính huyện;
- Nhận Quyết định về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước củaUBND huyện
Dự toán ngân sách xã có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau: Cóyêu cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung; biến độnglớn về nguồn thu và chi Khi điều chỉnh, UBND xã tiến hành lập dự toán điều chỉnhtrình HĐND xã quyết định và báo cáo HĐND huyện
1.2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã.
Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo của chu trình ngân sách;căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, UBND xãlập dự toán thu, chi quý gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để bố trí kinh phí.Ngân sách xã mở tài khoản thu, chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước nơi giaodịch Ngoài số thu, chi thông qua Kho bạc Nhà nước, xã còn có quỹ tiền mặt doKho bạc Nhà nước nơi giao dịch quy định cho từng loại xã Đối với những xã cónhững khoản thu theo mùa vụ, chủ tịch xã có thể đề nghị cơ quan tài chính cấp trêntăng tiến độ công việc
a) Tổ chức thu.
Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thu giám sát, kiểm tra cácnguồn thu ngân sách nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời nộp vào ngânsách Nhà nước
Trường hợp đối tượng nộp ngân sách trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước thì căn
cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ban Tài chính xã, đối tượng nộp
Trang 17ngân sách lấy giấy nộp tiền và trích tài khoản hoặc mang tiền mặt tới Kho bạc Nhànước để nộp trực tiếp vào NSNN.
Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp trực tiếpvào NSNN tại Kho bạc Nhà nước thì:
- Với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu,viết giấy nộp tiền và mang tiền tới Kho bạc Nhà nước để nộp vào NSNN
- Với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban Tài chính xã, Ban Tài chính
xã thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới Kho bạc Nhà nước để nộp trực tiếp vàoNSNN Ban tài chính xã có nhiệm vụ quyết toán biên lai với cơ quan cung cấp biênlai
- Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách, khi thu phải giaobiên lai cho đối tượng nộp
Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, Phòng Tài chính huyện căn cứ vào
dự toán số bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi bằng quý của các xã và khảnăng cân đối của ngân sách huyện, thông báo và cấp bổ sung hàng quý cho xã chủđộng điều hành ngân sách
b) Thực hiện chi.
Việc thực hiện chi đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán, đúngchế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, được Chủ tịch UBND xã hoặc người được
ủy quyền chuẩn chi
Cấp phát ngân sách xã dùng hình thức lệnh chi tiền, trường hợp thanh toánbằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm tra,
đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán
Các khoản thanh toán ngân sách xã thông qua Kho bạc Nhà nước cho cácđối tượng có tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước hoặc ở ngân hàng phải thựchiện bằng hình thức chuyển khoản
Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban Tài chính xãphối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi để quản lý quangân sách xã, và phải kèm theo bảng kê chứng từ thu và chứng từ chi
Chi thường xuyên:
- Ưu tiên chi trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợsinh hoạt phí và các khoản phụ cấp
- Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm , tình hình
tổ chức thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại từng thời điểm để thực
Trang 18hiện chi cho phù hợp.
Chi đầu tư phát triển:
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã theo quy định củaNhà nước và phân cấp của tỉnh
- Cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách
xã thực hiện theo quy định Bộ Tài chính
- Với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp của nhân dân, phải mở sổ theo dõi
và phản ánh đầy đủ kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, hiện vật, công lao động.Quá trình thi công và nghiệm thu, thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát
dự án do nhân dân cử Kết quả đầu tư và quyết toán dự án được thông báo công khaicho nhân dân biết
1.2.2.3 Kế toán và quyết toán ngân sách xã.
Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, tổng kếtlại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá lại toàn bộ kết quảhoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra ưu điểm và thiếu sót, bài học kinhnghiệm cho chu trình ngân sách tiếp theo
Ban tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình
Ủy ban nhân dân xã xem xét trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửiphòng Tài chính huyện để tổng hợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm chophòng Tài chính huyện chậm nhất ngày 15/02 năm sau
Báo cáo quyết toán được phê duyệt lập thành 5 bản để gửi Hội đồng nhândân xã, Ủy ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện, thị xã, lưu Ban tài chính xã vàthông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân xã biết
Phòng tài chính huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toánthu- chi ngân sách xã; trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân huyện,thị xã yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh
1.2.3 Phân cấp quản lý ngân sách xã
Phân cấp quản lý ngân sách xã là việc xác định phạm vi trách nhiệm quyềnhạn của chính quyền các cấp đối với ngân sách xã
Việc phân cấp quản lý ngân sách xã phù hợp với cấp quản lý kinh tế- xã hội,quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của cấp trên địa bàn
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiệnnhững nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, và trật tự an toàn xã
Trang 19hội trong phạm vi quản lý.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách xã với ngân sách cáccấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gianthực hiện phân cấp phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp
xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính- ngân sách
để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp
Chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu
và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng Nguồn thu gắn liền với vaitrò quản lý của cấp chính quyền xã thì phân cấp cho chính quyền xã
Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn xã để đảm bảo nhiệm vụ chi đượcgiao hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên
Đối với ngân sách xã, thị trấn, nếu nguồn thu 100% và nguồn thu phân chiatheo tỷ lệ phần trăm lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên thì cấp tỉnh phân cấp thêmnhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở
hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý
1.2.4 Thanh tra kiểm tra.
Các đơn vị dự toán cấp trên, phòng quản lý ngân sách xã, hoặc ngân sáchhuyện, thanh tra tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu,chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản Nhà nước của các đơn vị trực thuộc vàhướng dẫn các đơn vị này thực hiện kiểm tra trong đơn vị mình
Khi thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra tài chính có quyền:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu kèmtheo;
- Yêu cầu các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp thực hiện thanh tra;
- Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thanh tra Tài chính xử lý theo quyềnhoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của phápluật;
- Khi tiếp nhận kiến nghị của cơ quan Thanh tra Tài chính, cơ quan có thẩmquyền phải xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra Tài chính
Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình
CHƯƠNG 2
Trang 20THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội ở Hải Dương.
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng và nằm trongvùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, được tái lập từ năm 1997 Hải Dươngđược chia làm hai vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núi nằm ở phíaBắc tỉnh thuộc huyện Chí Linh và một phần là huyện Kinh Môn Còn lại hầu hếtdiện tích của tỉnh là thuộc đồng bằng nhưng có địa hình cao hơn so với các tỉnhkhác nên có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải, và phát triển công,nông nghiệp Tỉnh Hải Dương có diện tích 1.662 km2, dân số hơn 1,7 triệu người và
có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện
Hải Dương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc tiếp giáp với cáctỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang ở phía bắc, Hải Phòng ở phía đông, Thái Bình ở phíanam, và Hưng Yên, Bắc Ninh ở phía Tây Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạtầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển
Hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt bố trí hợp lý giúpgiao lưu thuận lợi giữa các tỉnh Đường bộ có 2 tuyến đường lớn chạy qua là : quốc
lộ 5 nối Hà Nội- Hải Phòng và quốc lộ 18 nối Bắc Ninh- Quảng Ninh Nằm trênhành lang Hà Nội- Hải Phòng, Hải Dương là một hành lang quan trọng của tam giáckinh tế trọng điểm Đường sắt tuyến Hà Nội- Hải Phòng chạy song song với quốc lộ
5, đáp ứng vận chuyển hàng hóa, hành khách qua các ga trong tỉnh; tuyến Kép- BãiCháy chạy qua huyện Chí Linh là tuyến đường vận chuyển nông, lâm, thủy sản ởcác tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân cũng như hàng nhậpkhẩu và than cho các tỉnh Đường thủy với 400km đường sông cho tàu, thuyền 500tấn qua lại dễ dàng Cảng Cống Câu với công suất 300.000 tấn/ năm và hệ thốngbến bãi đáp ứng vận tải hàng hóa bằng đường thủy một cách thuận lợi
Năm 2011 kinh tế - xã hội tỉnh ta đạt và vượt 5/10 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu
đã đề ra Kinh tế tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới, kinh tế cả nướcsuy giảm Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 9,3% (toàn quốc là 6%), trong đógiá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,2% (kế hoạch tăng1,9%), công nghiệp – xây dựng 10,2% (kế hoạch tăng 13,5%), dịch vụ tăng 10,5%
Trang 21Thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu tăng khá so với năm 2010 An sinh xã hội tiếptục được quan tâm chăm lo Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hộikhoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 Sự nghiệp giáo dụcđào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể dục thể thao có bước tiến bộ mớitrên một số mặt An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng –quân sự địa phương được giữ vững.
Hoạt động tài chính tín dụng thực hiện có kết quả các biện pháp quản lý, khaithác nguồn thu và giải pháp thu nợ thuế Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt5.720 tỷ đồng, bằng 113,5% dự toán năm, tăng 16,2% so với năm 2010, trong đóthu nội địa 4.870 tỷ đồng, bằng 111% dự toán năm, tăng 14,2%, có 11/13 khoản thuđạt và vượt dự toán năm
Thực hiện nghiêm túc tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số
11/NQ-CP của Chính phủ Ngân sách địa phương đã đảm bảo chi thường xuyên, thực hiệnchính sách an sinh xã hội Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 7.020 tỷ
348 triệu đồng, bằng 142,6% dự toán năm, tăng 34,9% so với năm trước
Về tín dụng, là tỉnh có cả nguồn huy động và cho vay lớn trong khu vực Cáchoạt động tín dụng diễn ra sôi động và cơ bản đảm bảo đúng sự chỉ đạo của ngànhngân hàng, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh Đến cuối năm 2011,tổng nguồn vốn huy động tại chỗ ước đạt 24.434 tỷ đồng, tăng 21,3%; tổng dự nợước đạt 28.150 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2010; nợ xấu chiếm 1,23%tổng dư nợ Tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Về thương mại, dịch vụ giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 6.639 tỷđồng, tăng 12% so với năm 2010
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.779 tỷđồng, bằng 104,9% kế hoạch năm, tăng 27,2% so với năm 2010 Thị trường củatỉnh, đặc biệt là thị trường nông thôn hoạt động ổn định; kịp thời điều chỉnh phù hợpvới sự chỉ đạo của Trung ương và những biến động
Chính tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đếntình hình quản lý thu chi ngân sách xã
2.1.2 Khái quát về Sở Tài chính tỉnh Hải Dương.
Gồm lãnh đạo Sở và 10 đơn vị phòng, ban, chi cục, Trung tâm thuộc Sở:tổng số 86 cán bộ
* Trong đó:
Trang 22A - Lãnh đạo Sở: 3 đồng chí (Gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc)
5.Phòng Quản lý Giá – Công sản: 06 cán bộ
7.Phòng Tin học và Thống kê tài chính: 06 cán bộ
9.Phòng Tài chính doanh nghiệp: 08 cán bộ
10.Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ Tài chính: 09 cán bộ
2.2 Tình hình quản lý ngân sách xã ở Hải Dương trong thời gian qua.
Công tác quản lý ngân sách xã những năm gần đây ở Hải Dương có nhữngchuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu nhất định ở chất lượng công tác quản lýcủa các cấp cũng như việc khai thác các nguồn lực tại chỗ đảm bảo điều kiện vậtchất cho chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở cấp
cơ sở Ngân sách xã cùng ngân sách các cấp về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu
Trang 23phát triển kinh tế- xã hội góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh.
Để thấy được những thành tựu cũng như những tồn tại hạn chế trong côngtác quản lý ngân sách xã, tìm ra những nguyên nhân tác động nhằm đưa ra giải pháphợp lý kịp thời trong điều kiện của tỉnh hiện nay, chúng ta sẽ xem xét tổ chức, chutrình quản lý ngân sách xã và phân tích số liệu thu chi ngân sách xã qua 3 năm:
2009, 2010, 2011
2.2.1 Nội dung thu chi ngân sách xã.
2.2.1.1 Tình hình quản lý thu ngân sách xã.
Cơ bản các xã đã bám sát kế hoạch thu ngân sách, đặc biệt là các chỉ tiêupháp lệnh mà huyện giao về thuế, phí, lệ phí, và nguồn thu tại xã Tích cực vậnđộng nhân dân tại địa phương đóng góp tạo nguồn lực xây dựng các công trình kếtcấu hạ tầng cơ sở Hầu hết các xã đã chủ động trong khai thác thu, hạn chế và chấmdứt tình trạng trông chờ ỷ lại đơn vị cấp trên
Về tình hình thu ngân sách xã của tỉnh Hải Dương được phản ánh qua bảngtổng hợp ba năm (2009-2011) thể hiện qua biểu 2.1:
Biểu 2.1: Tình hình thực hiện thu ngân sách xã
Trang 24ích và đất công 101.494 89.693,6 100.238,13.Thu từ hoạt động kinh
tế và sự nghiệp 0 0 04.Đóng góp của nhân dân 16.749 283,5 304,25.Đóng góp tự nguyện 0 13.731,0 11.067,56.Thu khác 9.825 10.595,7 11.421,77.Thu chuyển nguồn 55.752 89.603,9 106.179,08.Thu kết dư 10.967 2.983,5 3.565,8
II.Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ (%) 113.015
186.990
,2 261.541 307.812 261.541 459.994
1.Thuế nhà đất 19.474,3 20.003,0 20.352,82.Thuế môn bài 5.750,6 5.805,2 5.345,73.Thuế sử dụng đất nông
nghiệp 4,0 4,8 8,54.Lệ phi trước bạ nhà đất 6.560,9 10.185,6 11.129,2
5.Thu tiền sử dụng đất 141.716,0 258.182,4 408.836,26.Thuế tiêu thụ đặc biệt 178,7 152,0 273,37.Thuế tài nguyên 113,5 151,0 210,18.Thuế chuyển quyền sử
IV Viện trợ không
hoàn lại cho xã 0 0 64,2
Nguồn: báo cáo quyết toán ngân sách xã
Trang 25Tổng thu ngân sách xã qua các năm đều tăng: năm 2009 tổng thu ngân sách
là 770.746 triệu đồng đạt 213,3% kế hoạch được giao; năm 2010 tổng thu ngânsách là 1.039.364 triệu đồng đạt 391,7% kế hoạch giao; năm 2011 tổng thu ngânsách là 1.400.014 triệu đồng đạt 218,3% kế hoạch Qua số liệu trên ta nhận thấytổng thu ngân sách xã năm sau đều cao hơn năm trước, tăng ổn định qua 3 năm.Bình quân thu một xã đạt khá cao (2.887- 3.000 triệu đồng/ xã), so với bình quânchung trên cả nước Có được kết quả khả quan như vậy là do đã có sự quan tâm chỉđạo sát sao, kịp thời, và phối hợp đồng bộ của Đảng ủy, chính quyền địa phương, sựphối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc khai thác triệt để các nguồnthu nhất là với các khoản thu lớn và ổn định như: thuế các loại, phí, lệ phí Đội thuế
xã cũng đã từng bước phát huy vai trò tham mưu cho UBND xã về các biện pháp đểtiến hành thu
Các xã triển khai tốt dự toán thu hàng năm, đáp ứng được các chi tiêu mà cấphuyện giao về cho ngân sách xã, không những vậy xã đã chủ động tận dụng cáckhoản thu tại chỗ (Ngân sách xã được hưởng 100%) như: các khoản huy động đónggóp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, khoản thu từ quỹ đất công ích và đấtcông, khoản viện trợ không hoàn lại cho xã…
Đa số các xã đã triển khai tốt nhiệm vụ thu tới các ban ngành, đoàn thể, cán
bộ trong thôn, kết hợp tuyên truyền vận động đôn đốc thu kịp thời vào ngân sáchNhà nước Các khoản thuế hàng năm thu tương đối tốt: thuế giá trị gia tăng, thuếnhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Ngoài ra số thu bình quân giữa các huyện vẫn chưa đồng đều, điều đó đượcthể hiện qua biểu 2.2
Trang 26Biểu 2.2: Tổng hợp thu ngân sách xã theo huyện
Huyện có số thu ngân sách xã bình quân thấp nhất là : Chí Linh
Để thấy rõ hơn tình hình quản lý thu ngân sách xã chúng ta lần lượt phân tíchnhững khoản thu trong tổng thu ngân sách xã
a) Các khoản thu 100%.
Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu ngân sách xãkhoảng 15-20% tổng thu Tổng số thu qua 3 năm tăng khá đồng đều, năm 2009 là204.983 triệu đồng, năm 2010 thu 215.134 triệu đồng; đến năm 2011 tăng lên
Trang 27241.511,5 triệu đồng.
* Phí, lệ phí.
Số thu phí, lệ phí qua các năm như sau: năm 2009 là 10.196 triệu đồng đạt237%, năm 2010 là 8.242,8 triệu đồng đạt 217%, năm 2011 là là 8.735,2 triệu đồngđạt 230% Số thu năm 2010 giảm khá nhiều so với năm 2009 và đã dần tăng trở lạivào năm 2011, sở dĩ có sự biến động như vậy là do các khoản thu phí, lệ phí các bến
đò, phà… đang có xu hướng ngày càng giảm do tỉnh đang dần dần thực hiện mụctiêu chuyển đổi các bến đò phà thành cầu vượt sông như thu phí ở cầu phao dân sinhKim Tân- Kim Khê huyện Kim Thành giúp hạn chế những nguy hiểm, tai nạn đángtiếc xảy ra trong quá trình vận chuyển hành hóa, hành khách đi lại Đồng thời vớiviệc xây cầu vượt giúp việc lưu thông phương tiện đạt hiệu suất cao, vận chuyểnhàng hóa dễ dàng, giúp thu hút nâng cao hiệu quả kinh tế cho các huyện, xã
Ngoài ra các khoản phí, lệ phí khác như lệ phí chợ, bến bãi, phí giao thôngnông thôn tương đối ổn định, hầu hết các xã đã khai thác các điều kiện thuận lợi, tổchức chợ để lưu thông hàng hóa, quy mô chợ ngày càng lớn giúp nguồn thu phí từchợ ở mức cao như thu phí ở chợ Thanh Bình, phường Thanh Bình, thành phố HảiDương Đời sống người dân dần được nâng cao; hệ thống đường bộ cũng được cảithiện nâng cấp, bê tông hóa các đường giao thông nông thôn từ đó đem lại nguồnthu phí tương đối cho ngân sách xã
* Thu từ quỹ đất công ích và đất công.
Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn thu 100%, nguồn thunày rất quan trọng và ổn định thu, chi của cấp xã Nguồn thu này là chủ yếu đượcthu từ đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất và thu hoa lợi công sản trên diệntích ao hồ, đất trống lưu không đường, diện tích các bãi bồi, vườn cây và diện tíchđất công ích xã được để lại từ 5-10% trên tổng số diện tích canh tác để đưa vào thungân sách mà không cần phân chia cho dân Để làm rõ hơn về nguồn thu này ta tìmhiểu qua biểu 2.3:
Trang 28Biểu 2.3: Tổng hợp tình hình thu từ quỹ đất công ích và đất công.
Đơn vị tính: triệu đồng
Thu từ quỹ đất công ích, đất công và thu khác từ quỹ đất:
- Chủ yếu thu từ hoa lợi công sản, và các diện tích ao hồ cho thuê Các khoảnthu này trong 3 năm qua đều tăng ổn định, năm 2009 thu 33.238,2 triệu đồng, năm
2010 thu 34.798,3 triệu đồng, năm 2011 thu 35858,4 triệu đồng Đây là một khoảnthu có tính ổn định lâu dài dùng để ổn định cân đối thu chi ngân sách xã, vì vậy nếuchính quyền cấp xã có sự chú trọng, quan tâm kịp thời, và có những kế hoạch khaithác hiệu quả thì nguồn thu quỹ đất công ích và đất công không ngừng tăng lên
Đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất:
- Khoản thu này chủ yếu là các khoản đền bù của các doanh nghiệp khi chínhquyền xã giao đất cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nuớc ngoài, doanhnghiệp nhà nước để xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng công trình cơ sở hạtầng như hệ thống đường điện, đường giao thông Khoản thu này đem lại số thulớn cho ngân sách xã, chủ yếu dùng chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản cho xã.Tuy vậy khoản thu này thường không ổn định và biến động qua các năm, cho nênrất khó cho việc lập dự toán, cân đối thu chi khoản thu này Thể hiện rất rõ qua sốliệu 3 năm vừa qua: năm 2009 thu 68.255,2 triệu đồng, năm 2010 giảm xuống54.895,3 triệu đồng, năm 2011 thu 64.379,7 triệu đồng
* Thu từ các hoạt động kinh tế và sự nghiệp.
Trang 29Khoản thu này trong 3 năm trở lại đây không đem lại nguổn thu cho ngânsách xã nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2008, tỉnh Hải Dương có chủ trương bãi
bỏ đối với các khoản thu từ các hoạt động kinh tế và sự nghiệp nhằm giảm bớt cáckhoản thu cho nhân dân, các hộ gia đình do kinh tế khó khăn, suy thoái
* Đóng góp của nhân dân theo quy định.
Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đã trở thành chủ trương hếtsức đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực, thu đóng góp của dân chủ yếu là các khoảnđóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở ở xã,đường giao thông liên thôn Nguồn thu này chiếm tỷ trọng tương đối trong cáckhoản thu 100% và chiếm tỷ trọng trong tổng số nguồn chi đầu tư phát triển
Năm 2009 thu 16.749 triệu đồng, năm 2010 thu 283,5 triệu đồng, năm 2011thu 304,2 triệu đồng, có sự sụt giảm như vậy nguyên nhân là do các bắt đầu từ năm
2010 Nhà nước có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010-2020 nhằm thực hiện các mục tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn, pháttriển hạ tầng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập ngườidân, an sinh xã hội, phát triển giáo dục đào tạo…Với nguồn vốn thực hiện là vốn từcác chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đangtriển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng23%, vốn trực tiếp cho chương trình khoảng 17%, vốn tín dụng (bao gồm tín dụngđầu tư phát triển và tín dụng thương mại) khoảng 30%, vốn từ các doanh nghiệp,hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%, cuối cùng là huy động đónggóp của cộng đồng dân cư chỉ còn là 10% cho nên các khoản đóng góp nhân dânvào xây dựng hạ tầng cơ sở giảm xuống còn rất ít
Mặt khác các khoản thu đóng góp của nhân dân theo quy định những nămtrước đây còn được thu vào các quy như: quỹ phòng chống thiên tai, quỹ lao độngcông ích Bắt đầu từ năm 2008, tỉnh Hải Dương chỉ đạo các xã giảm bớt các khoảnđóng góp cho nhân dân, nên loại bớt một sỗ quỹ không cần thiết chỉ còn lại quỹphòng chống thiên tai là vẫn được duy trì
* Đóng góp tự nguyện.
Các khoản này được đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoảnđóng góp tự nguyện khác của các tổ chức, cá nhân Tuy vậy khoản thu này thườngphát sinh nhỏ lẻ không thường xuyên
Nhưng khoản thu này trong 2 năm trở lại đây đã đóng góp vào ngân sách xã
Trang 30tương đối ổn định; năm 2010 thu 13.371 triệu đồng, năm 2011 thu 11.067,5 triệuđồng, đóng góp vào tổng nguồn chi đầu tư phát triển của xã Khoản thu này tuykhông thường xuyên nhưng nếu được quản lý tốt, đặc biệt đảm bảo công khai, dânchủ trong quá trình huy động và sử dụng thì tỉ trọng khoản thu này đóng góp vàochi đầu tư phát triển của xã không hề nhỏ.
* Thu chuyển nguồn.
Các khoản chi của năm trước mà các xã không kịp chi, hoặc đã chi rồi nhưngkhông kịp phản ánh vào quyết toán sẽ được phản ánh vào quyết toán của năm sautrong mục thu chuyển nguồn Khoản thu chuyển nguồn năm nay bằng khoản chichuyển nguồn từ năm truớc
* Thu khác.
Nguồn thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản thu 100% Khoản thu này
ít biến động, ổn định và giúp xác định và dự toán được từ đầu năm, điều này thểhiện rõ ở lượng thu qua các năm Năm 2009 thu 9.825 triệu đồng chiếm khoảng4,8% các khoản thu 100%; năm 2010 thu 10.595,7triệu đồng chiếm 4,9% các khoảnthu 100%; năm 2011 thu 11.421,7 triệu đồng chiếm 4,7% các khoản thu 100% Có
sự ổn định như vậy là do nguồn thu này chủ yếu là các khoản thu từ các sự nghiệpkinh tế như thu thanh lý tài sản, thu hồi nợ cũ từ trước, cho thuê tài sản, thu phạttrốn nghĩa vụ quân sự
* Thu kết dư ngân sách.
Năm 2009 thu 10.967 triệu đồng; năm 2010 thu 2.983,5 triệu đồng; năm
2011 thu 3.565,8 triệu đồng Tỉ trọng khoản thu kết dư ngân sách năm trước trongkhoản thu 100% có xu hướng giảm dần, do chính quyền các xã đã sát sao hơn trongviệc tính toán lập dự toán thu chi cho sát với thực tế, hoàn thiện hồ sơ thanh quyếttoán các công trình xây dựng cơ bản, không để tồn tại nhiệm vụ chi sang năm saunên chênh lệch thu chi ngân sách xã 2 năm trở lại đây không lớn, chỉ chiếm khoảng0,3% (2010) và 1,4% (2011)
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm.
Đây là những khoản thu mà Nhà nước phân chia một phần cho xã đảm bảonhu cầu chi tiêu thường xuyên cho xã Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phâncấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương, gắn với nhiệm vụ vàkhả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngânsách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chếphân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp Trong đó ngân sách xã được
Trang 31hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuếnhà đất; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ nhà đất.
* Thuế nhà đất.
Khoản thu thuế nhà đất khá ổn định và tăng qua các năm Năm 2009 thu19.474,3 triệu đồng đạt 118% so với kế hoạch; năm 2010 thu 20.003 triệu đồng đạt105% so với kế hoạch; năm 2011 thu 20.352,8 triệu đồng đạt 107% so với kếhoạch Khoản thu này là một trong khoản thu ổn định và được điều tiết 100% chongân sách xã giúp ngân sách xã chủ động trong chi tiêu, vì thế chính quyền cấp xãcần có những chính sách trong việc tận thu được nguồn thu này
* Thuế môn bài
Khoản thu này có tính chất như là lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạtđộng sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và được điều tiết 100%cho ngân sách xã Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địabàn xã đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài Nguồn thu từ thuế môn bài quacác năm tương đối ổn định do khoản thu này khó có sự biến động lớn Năm 2009thu 5.750,6 triệu đồng đạt 108,6% so với kế hoạch; năm 2010 thu 5.805,2 triệuđồng đạt 109% so với kế hoạch; năm 2011 thu 5345,7 triệu đồng đạt 110% sovới kế hoạch Khoản thu này tuy ổn định nhưng chỉ đóng góp tỉ trọng rất nhỏtrong tổng thu ngân sách xã
* Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đóng góp khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trong nguồn thu ngânsách xã rất nhỏ Năm 2009 thu 4 triệu đồng; năm 2010 thu 4,8 triệu đồng và năm
2011 thu 8,5 triệu đồng
Sở dĩ nguồn thu từ khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp nhỏ do chính sáchmiễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Theo nghị quyết số 55/2010/QH12 vềmiễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Mục đích là Nhà nước điều tiết hợp lýviệc sử dụng đất, đặc biệt bảo đảm đường lối nông dân có ruộng theo đúng chủtrương của Đảng đề ra, khuyến khích người dân sử dụng đất đai, tiết kiệm, hiệu quả,nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với diện tích đất được giao
Tuy vậy việc miễn, giảm thuế này chỉ nên áp dụng với từng đối tượng vàtừng thời điểm cụ thể; nếu miễn giảm toàn bộ đối với mọi đối tượng sử dụng đất thì
sẽ làm giảm ý nghĩa của việc miễn, giảm thuế, không bảo đảm tính trung lập củachinh sách thuế
* Lệ phí trước bạ nhà đất
Trang 32Khoản thu này năm 2009 thu 6.560,9 triệu đồng; năm 2010 thu 10.185,6triệu đồng; năm 2011 thu 11.129,2 triệu đồng Khoản thu lệ phí trước bạ nhà đấtquy định trong Thông tư số 124/2011/TT-BTC; khoản thu này tuy đóng góp khônglớn nhưng tăng khá ổn định qua các năm giúp chủ động hơn trong dự toán chi tiêungân sách xã.
* Thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân
Khoản thu này thường khó xác định được kế hoạch chính xác, vì còn phụthuộc rất nhiều vào việc mua bán chuyển quyền sử dụng đất của dân, và các khoảnthu nhập của người dân Năm 2009 thu 645,8 triệu đồng; năm 2010 thu 426,3 triệuđồng; năm 2011 thu 302,2 triệu đồng Hai khoản thu này trong 3 năm qua giảm khálớn, nguyên nhân do các khoản thu này bắt đầu từ năm 2010 không được điều tiếtcho ngân sách xã, mà được điều tiết vào ngân sách cấp tỉnh và huyện, ngân sách xãchỉ còn được hưởng 0% Các khoản thu này trong năm 2010, 2011 vẫn còn phátsinh do các khoản nợ thuế từ năm trước đó ngân sách xã chưa thu, nên được hạchtoán phát sinh
Trên thực tế còn tồn tại hiện tượng thất thu nguồn thu này do xã không kiểmsoát được hết việc chuyển giao đất hoặc không đánh giá đúng giá trị thực của đấtchuyển quyền sử dụng Cùng với đó là nhận thức, trình độ dân trí, trình độ học tậpthấp của người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, giá trị đất giao dịch khôngcao dẫn đến người dân không quá chú trọng vấn đề thủ tục mà chỉ viết tay làm chonguồn thu này thất thoát một khoản đáng kể
Nguồn thu về thuế thu nhập cá nhân ở nông thôn còn hạn chế một phần dothu nhập người dân, cùng với đó là việc phổ biến chính sách về khoản thuế này chongười dân còn gặp rất nhiều hạn chế
* Thuế tài nguyên và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hai khoản thu này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số các khoản thu phân chiatheo tỷ lệ phần trăm Số thu năm 2009: 292,2 triệu đồng; năm 2010: 303 triệu đồng;năm 2011: 483,4 triệu đồng Tuy vậy hai khoản thu này tương đối ổn định đóng gópmột khoản vào nguồn thu cho ngân sách xã
* Thu tiền sử dụng đất.
Đây là một trong những khoản thu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 76%-83% trêntổng số các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm Chủ yếu là thu tiền sử dụngđất khi: Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đối với các khu côngnghiệp Theo đó các xã sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp
Trang 33thành đất ở, đất công nghiệp rồi đem bán đấu giá đem lại nguồn thu lớn cho các xã.Năm 2009 thu 141.716 triệu đồng, năm 2010 thu 258.812,4 triệu đồng, năm 2011thu 408.836,2 triệu đồng Trong đó đặc biệt có xã Vĩnh Hồng- huyện Bình Giangnăm 2011 có số thu 20 tỷ đồng từ khoản thu này.
Khoản thu này qua các năm tăng mạnh đặc biệt bắt đầu từ năm 2010.Nguyên nhân do năm 2009 tỷ lệ phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã khoản thunày còn thấp ngân sách xã được hưởng 50% Sang đến năm 2010 trở về đây, tỉnhHải Dương đã điều chỉnh tỷ lệ phân cấp cho ngân sách xã lên 70% nhằm tăngcường nguồn lực cho ngân sách xã để phát triển đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng
* Các khoản thu phân chia khác.
Ngoài các khoản thu phân chia trên, Hải Dương còn mở rộng với các khoảnthu điều tiết khác trên địa bàn như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
hộ cá nhân Số thu các khoản này tương đối đều đặn và đóng góp một phần khôngnhỏ vào nguồn thu ngân sách xã
Năm 2009 thu 12.377,7 triệu đồng; năm 2010 thu 12.901,7 triệu đồng; năm
2011 thu 13.536 triệu đồng Số thu trong 3 năm qua đóng góp vào ngân sách xã mộtnguồn thu khá, giúp xã chủ động hơn trong việc chi tiêu cân đối ngân sách xã
c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
* Thu bổ sung cân đối
Thu bổ sung cân đối ngân sách nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp xã cânđối nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninhđược giao Xuất phát từ việc nguồn thu của các xã không đồng đều, nơi cao nơithấp, các khoản thu chi chỉ được thực hiện trong giới hạn, phạm vi nào đó nênnguồn bổ sung cân đối là rất cần thiết giúp hạn chế sự chênh lệch giữa ngân sáchcác xã khó khăn với các xã khác
Năm 2009 thu bổ sung 211.888 triệu đồng, chiếm 27,5% tổng thu ngân sáchxã; năm 2010 thu bổ sung 236.420 triệu đồng, chiếm 24,9% tổng thu ngân sách xã;năm 2011 thu bổ sung 316.005,1 triệu đồng chiếm 22,5% tổng thu ngân sách xã.Các khoản thu bổ sung từ các năm tăng lên do các chế độ chi về con người, chiquản lý Nhà nước tăng lên, thực hiện theo chế độ điều chỉnh tăng lương, phụ cấpqua các năm Mặt khác Nhà nước ban hành chính sách miễn giảm thuế thuế sử dụngđất nông nghiệp, chương trình giảm nghèo của tỉnh làm thu ngân sách xã giảmxuống một lượng đáng kể nên cần phải tăng cấp bổ sung cho xã để đảm bảo nhu cầucân đối chi tiêu Tuy vậy tỷ trọng thu bổ sung qua các năm trong tổng thu ngân sách
Trang 34xã đang giảm xuống do chính quyền cấp xã đã quản lý tốt và khai thác rất hiệu quả
từ các khoản thu hưởng 100% và khoản thu phân chia Việc thu bổ sung cân đối chocác xã trong tỉnh không có quá nhiều sự chênh lệch, do chương trình giảm nghèođang phát huy hiệu quả khá tốt, giảm sự chênh lệch giữa các các xã
* Thu bổ sung có mục tiêu
Nguồn thu bổ sung mấy năm qua thường chiếm 44%-54% trong tổng số thu
bổ sung và tập trung chủ yếu cho các mục tiêu đầu tư xây dựng trường học, trụ sởUBND xã, trạm y tế, nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ chương trình
dự án quốc gia giao cho chính quyền xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới làm nguồn thu có mục tiêu tăng lên khá lớn, thu bổ sung
có mục tiêu năm 2009 là 167.054 triệu đồng, năm 2010 là 279.998 triệu đồng tăng67% so với năm 2009; năm 2011 là 382.439,2 triệu đồng tăng 36,5% so với năm
2010 Qua đó ta cho ta thấy quyết tâm đổi mới nông thôn, phát triển kinh tế- xã hội,
cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, từ đó đưa người dân thoátnghèo nâng cao mức sống và an sinh xã hội
2.2.2.2 Tình hình quản lý chi ngân sách xã
Chi ngân sách xã là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trungthông qua thu ngân sách xã nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách xã gắn vớiviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã
Tổng thể tình hình quản lý chi ngân sách xã thể hiện qua bảng số liệu 2.4
Biểu 2.4: Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã 3 năm
Nguồn: báo cáo quyết toán chi ngân sách xãQua bảng số liệu về tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã trong 3 năm
Trang 35trở lại đây, về mặt tổng thể thì số chi ngân sách xã qua các năm đều tăng theo đàphát triển kinh tế- xã hội mạnh mẽ của tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nóichung Quyết toán chi ngân sách xã thường vượt hơn so với dự toán đưa ra Cụ thểnăm 2009 quyết toán chi là 767.762,5 triệu đồng tăng 116,7% so với dự toán đề ra;năm 2010 quyết toán chi là 1.035.798,2 triệu đồng tăng 161,6% so với dự toán; năm
2011 quyết toán chi 1.269.788,2 triệu đồng tăng 98% so với dự toán Tốc độ chingân sách xã tăng như trên là do việc bổ sung chế độ chính sách trung ương cũngnhư địa phương (tiền lương, lương hưu, phụ cấp), chương trình mục tiêu quốc gianông thôn mới, chương trình giảm nghèo cũng như nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng,kinh tế xã hội để hoàn thành mục tiêu chung của cả tỉnh cũng như cả nước
Chi ngân sách bình quân giữa các xã được thể hiện qua biểu 2.5:
Biểu 2.5: Chi ngân sách xã năm 2011 của tỉnh Hải Dương
Đơn vị tính: triệu đồng.Số
Thị xã Chí Linh có tổng số chi bình quân thấp nhất: 63.736,5 triệu đồng
Huyện Tứ Kỳ có số chi bình quân thấp nhất: 3.158 triệu đồng/ xã
Trang 36Các khoản chi ngân sách phù hợp và tương ứng với khoản thu ngân sách củacác xã, chi ngân sách bình quân giữa các xã không đồng đều nhau Ta lần lượt đivào phân tích từng khoản chi.
a) Chi thường xuyên.
Biểu 2.6: Kết quả chi thường xuyên ngân sách xã 3 năm
Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung chi 2009 2010 2011 Tổng chi 352.063,5 431.427,3 592.712,5
% tổng chi ngân sách xã 51,9% 46,4% 51%Chi công tác dân quân
tự vệ 30.624,5 36.047 52.741,5Chi sự nghiệp giáo dục 2.569,1 1.777,0 7.212,2
Chi sự nghiệp y tế 1.341,9 1.467,9 2.045,2Chi sự nghiệp văn hóa
thông tin 7.425,7 10.656,1 21.308,9Chi sự nghiệp thể dục
thể thao 5.052,6 1.200,1 1.446,0Chi sự nghiệp kinh tế 21.543,6 17.836,2 16.588,9Chi sự nghiệp xã hội 46.202,0 53.312,5 68.110,4Chi quản lý Nhà Nước,
Đảng, Đoàn thể 235.547,2 307.802,3 418.984,8Chi khác 1.756,9 1.328,2 4.274,6
Nguồn: báo cáo quyết toán chi ngân sách xã.Chi thường xuyên ngân sách xã là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốchi ngân sách xã, đảm bảo cho bộ máy chính quyền xã thực hiện nhiệm vụ chứcnăng của mình về quản lý hành chính, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm.Khoản chi này phát sinh đều đặn qua từng năm và có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc đảm bảo duy trì bộ máy chính quyền hoạt động bình thường, và đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa ở nông thôn Nhìn vào biểu kết quả chingân sách xã thường xuyên trong 3 năm ta thấy khoản chi thường xuyên chiếm từ
Trang 3746% tới 52% tổng chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ta đi vào phân tích từng khoản chi cụ thể
* Chi thường xuyên về quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể; công tác dân quân tự vệ.
Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn chủyếu là do chi quản lý hành chính cao bao gồm nhiều khoản chi như chi lương, chiphụ cấp, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, hội nghị, tiếp khách, công tác phí… ngoài racòn chi cho các hoạt động của Đảng, và các đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội cựuchiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội nông dân Năm 2009 chi235.547,2 triệu đồng, năm 2010 chi 307.802,3 triệu đồng, năm 2011 chi 418.984,8triệu đồng
Chi quản lý hành chính chiếm khoảng 63%- 69 % trong chi quản lý Nhànước, Đảng, Đoàn thể Năm 2009 chi 162.511,9 triệu đồng, năm 2010 chi 196.829,3triệu đồng, năm 2011 chi 287.738,8 triệu đồng Nhìn chung chi quản lý hành chínhngày càng được đảm bảo theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, giảm chi phí cho nhữngkhoản chi tiêu không cần thiết công tác phí, tham quan, chi hội hè, tiếp khách quámức gây lãng phí… Ngoài ra các xã chú trọng việc đảm bảo mức chi bình quân chobáo chí, hỗ trợ hoạt động ủy ban thanh tra nhân dân đối với cấp xã dưới 9 ủy viênthấp nhất 2,5 triệu/ năm, xã từ 9 ủy viên trở lên là thấp nhất 3,2 triệu đồng/ năm; hỗtrợ cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư
Đối với việc chi lương cán bộ ở xã hàng năm được chú trọng và quan tâmkịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện triển khai và theo dõi sát sao về thực hiện
lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;theo đó từ niên độ ngân sách năm 2011, ngân sách xã giành đủ tối thiểu 50% tăngthu thường xuyên (không kể thu tiền sử dụng đất) giữa dự toán HĐND tỉnh giao vàthực hiện trong năm để giành nguồn thực hiện cải cách tiền lương Thực hiện lại cơcấu chi ngân sách để giành nguồn thực hiện cải cách tiền lương
Các khoản chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã được các xãthực hiện tương đối tốt và triệt để; các chế độ chi công tác xã hội như trợ cấp chocán già yếu nghỉ việc, chế độ nghỉ việc một lần theo NĐ 09/CP, chế độ mai táng phíđược các xã thực hiện nghiêm túc theo quyết định của Trung ương Nhiều xã cũngthực hiện tốt chính sách đối với thương binh gia đình liệt sỹ, những người già yếuđơn thân, mất sức lao động
Đối với các cán bộ không chuyên trách theo Nghị quyết số 156 /NQ - HĐND
Trang 38ngày 08 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 18 về chứcdanh, số lượng và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn, thôn, khu dân cư; đến nay các xã đã cơ bản thực hiện tốt cácchế độ phụ cấp, bảo hiểm và mai táng phí đối với trưởng thôn, trưởng khu dân cư,
bí thư chi bộ thôn, công an viên, các phó đoàn thể (Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy,Phó Ban Tuyên giáo, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ…)Ngoải ra một số xã vẫn còn tự đặt ra một số khoản chi đặc thù như: bảo vệ trông coitrụ sở UBND xã, trạm y tế, nghĩa trang, an ninh thôn xóm…Tuy vậy việc sắp xếpphân công cán bộ ở xã vẫn chưa thật sự hợp lý, tồn tại tình trạng nhiều cán bộ giúpviệc, thừa cán bộ so với biên chế làm chi quản lý hành chính tăng lên gây lãng phí.Trong cơ cấu chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể thì chi quản lý hànhchính đặc biệt chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn khoảng 52%- 56% còn lại là chicho công việc; đối với các đoàn thể quần chúng được đảm bảo kinh phí hoạt động
do vậy được củng cố, hoàn thiện một cách có hệ thống với nhiều phong trào hoạtđộng sôi nổi và thiết thực Qua số liệu trên ta thấy việc bố trí quản lý hành chính xã
ở Hải Dương là tương đối phù hợp, thể hiện sự tiết kiệm trong chi tiêu chống thấtthoát lãng phí
Chi công tác dân quân tự vệ, khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ từ khoảng 10% trong tổng chi thường xuyên nhưng không thể thiếu được đối với chính quyền
8%-xã Số chi này chủ yếu giúp đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự ( bảo vệ, trông coi thônxóm khu dân cư) chi tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm Chính quyền cấp xã nhữngnăm vừa qua rất chú trọng cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, thể hiện rất rõ quakhoản chi hàng năm, tăng lên từ 14%- 17% qua các năm
* Chi thường xuyên sự nghiệp
Bao gồm: sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, kinh tế,
xã hội Gồm hai khoản là : khoản tính theo định mức và khoản phụ cấp cho cán bộgià yếu nghỉ hưu
Trong đó các khoản được tính theo định mức được tính như sau:
- Đối với phường thị trấn và các xã đồng bằng từ 5000 dân trở lên tính mức11.000 đồng/ người dân/ năm
- Đối với xã, thị trấn miền núi được tính hệ số 1,3 lần so với các xã đồngbằng cùng loại
- Các khoản phụ cấp cán bộ không chuyên trách, phụ cấp cho cán bộ già yếu
Trang 39nghỉ việc; lương, phụ cấp, tiền trực của cán bộ y tế xã được tính dự toán theo chế độquy định hiện hành của nhà nước ngoài định mức nêu trên.
Chi sự nghiệp giáo dục:
- Chủ yếu là các khoản chi hỗ trợ các trường ở xã Tuy tỷ trọng khoản chinày trong chi thường xuyên tương đối thấp nhưng nó có ý nghĩa to lớn thể hiện sựchăm lo đến sự nghiệp trồng người của chính quyền xã
- Số chi năm 2009 là 2.569,1 triệu đồng, năm 2010 là 1.777 triệu đồng, năm
2011 là 7.212,2 triệu đồng Có sự biến động về khoản chi ngân sách giữa các nămnhư vậy là do sự quan tâm giáo dục của chính quyền các xã vẫn chưa đồng đều
Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao:
- Qua số liệu 3 năm ta thấy hai sự nghiệp này được các xã bố trí hợp lý vàquan tâm cần thiết rõ nét nhất là chi văn hóa thông tin Các xã đã biết chú trọng tớiviệc tuyên truyển, phổ biến cho người dân đường lối chính sách của Đảng, áp dụngkhoa học kỹ thuật, phát thanh, truyền hình phục vụ nhu cầu đời sống của người dântrong xã Kết hợp với công tác bồi dưỡng, huấn luyện, phát triển thể dục thể thao ởcấp xã đáp ứng nhu cầu cho người dân
Chi sự nghiệp kinh tế:
- Là các khoản chi chủ yếu cho sự nghiệp: giao thông, nông nghiệp- lâmnghiệp- thủy sản, kiến thiết thị chính, thương mại dịch vụ và một số sự nghiệp kinh
tế khác Chiếm tỉ trọng lớn trong chi sự nghiệp kinh tế là chi duy tu bảo dưỡng cáccông trình giao thông thủy lợi cầu đường, bảo dưỡng các tuyến đê, hệ thống cấpthoát nước,các hoạt động về sự nghiệp môi trường, công viên, chi phổ biến áp dụng