luật phá sản công ty

3 490 0
luật phá sản công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luật phá sản công ty

Ở Việt Nam, không phải thuật ngữ “phá sản” mà là thuật ngữ “khánh tận” được sử dụng đầu tiên để chỉ tình trạng mất khả năng thanh toán của một thương nhân. Khái niệm “khánh tận” này đã xuất hiện từ thời phong kiến, trong bộ luật thương mại Trung Phần năm 1942 (Điều 180) và được định nghĩa một cách chính thức tại điều 864 Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972: “Thương gia ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị Tòa tuyên án khánh tận” (Bộ luật này được ban hành bằng sắc luật số 029/TT-SLU ngày 20/12/1972). Mãi đến năm 1990, khi phá sản được thừa nhận như là một hậu quả tất yếu của nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ “phá sản” mới được pháp luật Việt Nam xây dựng lần đầu tiên trong Luật Doanh ngiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990. Theo Điều 24 Luật Công ty quy đinh: “Công ty gặp khó khăn thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số các tài sản của công ty không đủ để thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn là công ty lâm vào tình trạng phá sản”. Tương tự như vậy, Điều 17 Luật doanh nghiệp tư nhân cũng đã đưa ra khái niệm về tình trạng phá sản đối với doanh nghiệp này. Định nghĩa này chưa phản ánh được bản chất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bởi tại thời điểm như định nghĩa đã nêu trên công ty ấy sẽ không bị cho là lâm vào tình trang phá sản nếu như các chủ nợ thực hiện việc hoãn nợ, xóa nợ hoặc có người mua nợ hoặc có người bảo lãnh cho công ty ấy. Ví du: Công ty A kinh doanh hàng gia dụng, để mở rộng quy mô công ty đã vay ngân hàng 100 triệu đồng. Một thời gian vì một số nguyên nhân công ty A gặp khó khăn về tài chính nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nhưng vào thời điểm đó thì ông B nhận thấy công ty A vẫn có tiềm năng phát triển mạnh nên đã đứng ra bảo lãnh cho công ty A. Để khắc phục điều đó Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1994 đã ra đời. tại Điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 189/NĐ – CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp đã ghi rõ thêm điều kiện để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. “1- Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm - 1 - vào tình trạng phá sản nói tại Điều 2 của Luật Phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp.” Có thể nói ở đây khái niệm tình trạng phá sản được quan niệm một cách rất phức tạp, ngoài dấu hiệu quan trọng là việc con nợ không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn bổ sung thêm một số dấu hiệu nữa như nguyên nhân của việc thua lỗ (thua lỗ trong hoạt động kinh doanh chứ không phải là những nguyên nhân khác), thời gian thua lỗ (thua lỗ liên tục trong thời gian ít nhất 2 năm) và việc con nợ tự áp dụng các biện pháp để cứu mình trước khi bị ra Tòa mà không đạt kết quả. Mặc dù là chặt chẽ và đã khắc phục được những thiếu sót của Luật công ty 1990 nhưng với những điều kiện mà các quy định nói trên nêu ra có thể đưa việc phá sản doanh nghiệp đến Tòa án, song, sẽ là quá muộn khi nhìn vào thời hạn “hai năm thua lỗ liên tiếp” của doanh nghiệp dẫn đến “không trả được nợ đến hạn” hay “ba tháng liên tiếp” không “trả đủ lương cho người lao động”. Bởi lẽ, đã đến tình trạng như vậy thì khả năng “phục hồi” của doanh nghiệp là rất khó và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp để nhằm mục đích “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ được xem là không khả thi do doanh nghiệp cũng không còn tài sản gì để có thể thanh toán. Vậy là một trong những mục đích quan trọng của Luật phá sản là tạo điều kiện khôi phục lại doanh nghiệp đã không đạt được. Và để tiếp tục khắc phục nhược điểm trên nhà nước ta đã ban hành Luật phá sản 2004. Tại Điều 3 Luật phá sản 2004 quy định: “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dùng để chỉ doanh nghiệp, HTX không có khả năng thanh toán dược các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Vậy căn cứ để xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của Luật phá sản 2004 là khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu. Điều này đã khắc phục dược hết những hạn chế của các văn bản pháp luật trước. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản, cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HTX. Tuy nhiên, cần chú ý rằng tiêu chí xác định tình trạng phá sản trên là căn cứ cho việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chứ không phải là căn cứ cho việc tuyên bố phá sản, doanh nghiệp lâm - 2 - vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể bị phá sản hoặc có thể được phục hồi. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là phá sản khi đã tiến hành thủ tục phá sản. Khi thấy con nợ không trả được nợ đến hạn cho mình thì chủ nợ có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc phá sản. Chủ nợ có quyền làm việc này vì sự ngưng trả nợ là dấu hiệu để pháp luật suy đoán con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản. Qua nhiều giai đoạn đổi mới Luật phá sản 2004 đã đạt được những thành công nhất định trong việc sửa đổi những thiếu sót, những hạn chế của các văn bản pháp luật trước. Và bằng các quy định phù hợp của luật pháp, các doanh nghiệp sẽ thực sự có được một “sân chơi” hay một “hành lang pháp lý” phù hợp để họ có thể được kinh doanh và được chấm dứt việc kinh doanh một cách công bằng, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bộ phận khác của xã hội liên quan đến các doanh nghiệp, bất kể họ là người cho doanh nghiệp vay tiền hay là người làm công ăn lương cho doanh nghiệp. Và điều quan trọng hơn là các quy định này đã đảm bảo một cách có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan và của các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. - 3 - . ngữ phá sản mới được pháp luật Việt Nam xây dựng lần đầu tiên trong Luật Doanh ngiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990. Theo Điều 24 Luật Công ty quy. năng phát triển mạnh nên đã đứng ra bảo lãnh cho công ty A. Để khắc phục điều đó Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1994 đã ra đời. tại Điều 2 Luật Phá sản

Ngày đăng: 03/04/2013, 09:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan