1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của nhân tố giới tính đến sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (Khảo sát trên đối tượng sinh viên

126 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ và giới tuy đã trở thành một nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội nhưng cho đến nay một số vấn đề như biểu hiện

Trang 1

Hà Nội, 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN

SỰ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY CỦA

NGƯỜI VIỆT

(KHẢO SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi khảo sát, nghiên cứu 15

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15

5 Phương pháp nghiên cứu 16

6 Cấu trúc của luận văn 18

NỘI DUNG 19

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 19

1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy 19

1.2 Bản chất và vai trò của giới tính trong cuộc sống con người 23

1.3 Sự ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý, xã hội đến ngôn ngữ, tư duy của mỗi giới 25

1.4 Nhân tố giới tính thể hiện trong ngôn ngữ và tư duy của mỗi giới 27

1.4.1 Biểu hiện của nhân tố giới tính trong ngôn ngữ 27

1.4.2 Biểu hiện của nhân tố giới tính trong tư duy ngôn ngữ 29

1.5 Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA 31

2.1 Đặc điểm vốn từ vựng tiềm năng của mỗi giới 31

2.1.1 Mức độ tập trung trong tư duy liên tưởng tự do 32

2.1.2 Mức độ tập trung từ vựng trong tạo lập văn bản 33

2.2 Phương thức cấu tạo từ ưa dùng của mỗi giới 34

2.2.1 Kết quả khảo sát, thống kê 36

2.2.2 Nhận xét 37

2.3 Đặc điểm nghĩa của từ và cấu trúc nghĩa của từ trong tư duy của mỗi giới 38

2.3.1 Với nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh 39

2.3.2 Với nhóm tính từ miêu tả về từng giới 41

2.3.3 Với nhóm động từ chỉ hoạt động của từng giới 43

2.4 Tiểu kết chương 2 46

Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP 48

3.1 Cách dùng từ loại của mỗi giới 48

3.1.1 Từ loại trong tư duy liên tưởng tự do 48

3.1.2 Cách dùng từ loại trong văn bản của mỗi giới 51

Trang 3

3.2 Kết cấu cú pháp được mỗi giới ưa sử dụng 54

3.2.1 Kết cấu một số kiểu câu ưa dùng 54

3.2.2 Kiểu câu thiếu thành phần nòng cốt 59

3.3 Đặc điểm tính tình thái trong câu được mỗi giới ưa sử dụng 62

3.3.1 Nhóm tình thái từ nghi vấn 65

3.3.2 Nhóm tình thái từ cầu khiến 66

3.3.3 Nhóm tình thái từ cảm thán, tình cảm 68

3.4 Tiểu kết chương 3 69

Chương 4 TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN TƯ DUY LIÊN TƯỞNG CỦA NGƯỜI VIỆT 71

4.1 Đặc trưng văn hóa – dân tộc của tư duy ngôn ngữ 71

4.1.1 Vài nét về tư duy, đặc trưng văn hóa - dân tộc của tư duy 71

4.1.2 Biểu hiện cơ bản của đặc trưng văn hóa – dân tộc của tư duy ngôn ngữ và phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa – dân tộc của tư duy 72

4.2 Chiến lược liên tưởng so sánh có định hướng của mỗi giới 74

4.2.1 Một số chỉ số có liên quan đến chiến lược liên tưởng so sánh có định hướng của mỗi giới 76

4.2.2 Một số phạm vi được chọn làm chuẩn có liên quan đến chiến lược liên tưởng so sánh có định hướng của mỗi giới 79

4.3 Đặc điểm liên tưởng tự do và tư duy liên tưởng của mỗi giới 86

4.3.1 Một số chỉ số có liên quan đến tư duy liên tưởng tự do của mỗi giới 88

4.3.2 Một số phạm vi được chọn làm chuẩn có liên quan đến tư duy liên tưởng tự do của mỗi giới 92

4.4 Tiểu kết chương 4 95

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 108

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mức độ tập trung từ vựng trong tư duy liên tưởng tự do 32

Bảng 2.2: Mức độ tập trung từ vựng trong tạo lập văn bản của mỗi giới 33

Bảng 2.3: Phương thức cấu tạo từ ưa dùng của mỗi giới 36

Bảng 2.4: Quan niệm của nam, nữ về lớp từ chỉ nghề nghiệp, chức danh 39

Bảng 2.5: Quan niệm của nam, nữ về một số tính từ miêu tả về từng giới 41

Bảng 2.6: Quan niệm của nam, nữ về nhóm động từ miêu tả hoạt động của mỗi giới 43

Bảng 3.1: Từ loại trong liên tưởng tự do của mỗi giới 48

Bảng 3.2: Từ loại trong văn bản do mỗi giới tạo lập 51

Bảng 3.3: Kiểu câu nghi vấn được hai giới ưa dùng 55

Bảng 3.4: Kiểu câu cảm thán được hai giới ưa dùng 56

Bảng 3.5 : Dạng câu khuyên nhủ được hai giới ưa dùng 57

Bảng 3.6 : Dạng câu nhờ vả được hai giới ưa dùng 58

Bảng 3.7: Kết cấu cú pháp thiếu thành phần nòng cốt trong câu của mỗi giới 60

Bảng 3.8: Độ dài trung bình của câu trong văn bản do mỗi giới tạo lập 61

Bảng 3.9: Một số tình thái từ ưa dùng của hai giới 64

Bảng 4.1: Từ, ngữ trong liên tưởng so sánh có định hướng của hai giới 75

Bảng 4.2: Danh sách 30 từ, ngữ liên tưởng so sánh có định hướng có tần số cao nhất của hai giới 77

Bảng 4.3: Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị con người, thần thánh 80

Bảng 4.4: Các từ, cụm từ liên tưởng biểu thị đồ vật, dụng cụ 83

Bảng 4.5: Từ, ngữ trong liên tưởng tự do của hai giới 87

Bảng 4.6: Danh sách 30 từ, ngữ trong tư duy liên tưởng tự do có tần số cao nhất của hai giới 89

Bảng 4.7: So sánh về các chỉ số trong liên tưởng có định hướng và liên tưởng tự do ở hai giới 90

Bảng 4.8: Một số phạm vi được chọn làm chuẩn trong tư duy liên tưởng tự do của hai giới 92

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Mức độ tập trung từ vựng trung bình/người/phút trong tư duy

liên tưởng tự do của mỗi giới 32 Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ tập trung từ vựng trung bình của mỗi giới 33 Biểu đồ 2.3: Phương thức cấu tạo từ ưa dùng của mỗi giới 37 Biểu đồ 3.1 : So sánh số lượng của ba nhóm từ loại trong liên tưởng tự do

của nam và nữ 49 Biểu đồ 3.2 : So sánh số lượng của ba nhóm từ loại trong văn bản do hai giới

tạo lập 52 Biểu đồ 3.4: Nhóm tình thái từ nghi vấn được hai giới ưa dùng 66 Biều đồ 3.5: Nhóm tình thái từ cầu khiến được hai giới ưa dùng 67 Biểu đồ 3.6: So sánh tần số sử dụng nhóm từ tình thái cảm thán, tình cảm

của hai giới 69

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lý do lý luận

Chức năng và bản chất xã hội của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Sở dĩ nó quan trọng nhất vì xét trên góc độ lịch sử và toàn diện, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh và thay thế được ngôn ngữ Ngay cả những bộ tộc lạc hậu nhất

mà loài người mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp Trong xã hội, chủ thể chính là cá nhân và cộng đồng Cả xã hội vận động được do quan hệ thông tin bởi nó đáp ứng yêu cầu hiểu biết của nhân loại theo hai chiều: Cung cấp thông tin

và tiếp nhận thông tin Và nhu cầu trao đổi thông tin chính là nhu cầu tất yếu của con người Trong xã hội loài người, phần lớn thông tin trọng yếu nhất được tàng trữ

và lưu hành nhờ ngôn ngữ Ngoài ra, khi giao tiếp người ta còn trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết lẫn nhau và tác động đến nhau Ngôn ngữ là động lực đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có bản chất xã hội vì nó ra đời do các nhu cầu của loài người để phục vụ cho các lợi ích của con người, là động lực thúc đẩy xã hội và chính bản thân nó cũng phát triển trong môi trường xã hội Giữa giao tiếp và xã hội có sự tương tác mạnh mẽ, đáng

kể Do đó, ngôn ngữ - xã hội - giao tiếp là ba bình diện có liên quan chặt chẽ với nhau mà khi nghiên cứu ngôn ngữ ta không thể bỏ qua một trong ba bình diện này

Chẳng những thế, ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một

xã hội nào, và nó cũng không mang tính giai cấp

Hệ thống ký hiệu ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu tối ưu bao trùm lên tất cả mọi hoạt động xã hội và hành vi của con người Nó gắn với tư duy, ý thức của con người và

có trước khi xuất hiện các ký hiệu khác Nói cách khác ngôn ngữ là cơ sở cho sự hình thành của mọi hệ thống ký hiệu khác… Vì vậy, khi nghiên cứu ngôn ngữ ta cần nghiên cứu nó trong mối quan hệ với tư duy, với người bản ngữ và với văn hóa

Mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội

Như đã khẳng định, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt: ngôn ngữ phục vụ nhu cầu giao tiếp, phản ánh thực tại xã hội và tồn tại, phát triển cùng xã hội Giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau Ngôn ngữ được xem như là “tấm gương”, là "chiếc hàn thử biểu" (GS.TS Nguyễn Văn Khang) để đo nhận thức và sự chuyển biến về mọi mặt đời sống của con người trong các xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau Điều này cũng có

Trang 8

nghĩa là sự thay đổi của đời sống xã hội cũng sẽ được phản ánh một cách đầy đủ trong ngôn ngữ Xã hội thay đổi thúc đẩy ngôn ngữ phát triển để ghi lại và phản ánh những biến chuyển đó Trong các phương diện của ngôn ngữ, từ vựng thường được coi là yếu tố thay đổi dễ dàng và nhanh nhất Ngữ pháp và ngữ âm có thay đổi nhưng chậm hơn

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, chuyên ngành Ngôn ngữ học xã hội ra

đời Theo đó, quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính đã trở thành một nội dung lớn

của chuyên ngành này Cùng với hàng loạt các nhân tố như: nghề nghiệp, địa vị xã hội, tuổi tác, môi trường sống… giới cũng được coi là một nhân tố để hình thành cách sử dụng ngôn ngữ, do vậy sự sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính Hay nói cách khác, việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới cũng có những khác biệt và tạo ra những hiệu quả không giống nhau Theo quan điểm của GS Nguyễn Văn Khang, dường như, thiên chức, thân phận và tính cách của mỗi giới đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới Ngôn ngữ tuy là của chung nhưng mỗi giới sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình để hình thành khái niệm "phương ngữ giới tính" Nội dung này thuộc phạm vi "phuơng ngữ xã hội" của ngôn ngữ học xã hội - một sự mở rộng của khái niệm phương ngữ (dialect) mà ngôn ngữ học cấu trúc khi nói tới phương ngữ thường chỉ có thể hiểu

đó là phương ngữ địa lí

Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ và giới tuy đã trở thành một nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội nhưng cho đến nay một số vấn đề như biểu hiện ngôn ngữ ở mỗi giới trong sự tương quan với các nhân tố khác (tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội…) hay “vấn đề sự phân hoá của ngôn ngữ theo phương diện giới tính còn rất ít được nghiên cứu” [53, tr.507] hoặc nghiên cứu chưa hệ thống và đồng bộ

1.2 Lý do thực tiễn

Ở Việt Nam, nghiên cứu liên ngành đang được các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm Bên cạnh xu hướng nghiên cứu xuyên văn hoá (cross-cultural), liên văn hoá (inter-cultural), xu hướng nghiên cứu về bản chất xã hội của ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ giới nói riêng cũng đã và đang được chú ý trong những năm vừa qua Đây chính là hướng nghiên cứu đa ngành và liên ngành (ngôn ngữ học - xã hội học - dân tộc học - văn hoá học – văn học…) nhằm giải quyết các vấn đề vốn rất hấp dẫn và phong phú nhưng không hề dễ dàng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã

Trang 9

hội, đặc biệt là quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính

Nhìn từ thực tế, GS Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra rằng: Trong nhiều nội dung có liên quan đến ngôn ngữ và giới thì cho đến nay, mới chỉ có hai nội dung

được đặc biệt quan tâm đó là: (1) Sự thiên kiên về giới được thể hiện trong ngôn

ngữ và (2) Kế hoạch hoá ngôn ngữ về giới để góp phần tạo sự bình đẳng về giới

Các vấn đề như: tác động của nhân tố giới tính đến việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt nói chung, của từng tầng lớp, theo từng độ tuổi nói riêng hay vấn đề

sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới trong sự tương quan với các nhân tố khác…vẫn còn

là mảnh đất mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều thú vị Những khía cạnh này rất cần được nghiên cứu một cách hệ thống, kỹ càng để chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính cũng như giữa ngôn ngữ với tư duy và rộng hơn là ngôn ngữ và đời sống xã hội

Qua khảo sát, chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư

duy của người Việt Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng tìm hiểu vấn đề Tác

động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (khảo sát trên đối tượng sinh viên) sẽ có ý nghĩa xã hội sâu sắc Với công trình

này, chúng tôi mong muốn sẽ chỉ ra và khẳng định thêm sự tác động của nhân tố giới tính đến ngôn ngữ (của đối tượng sinh viên) trên phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp; đặc điểm tư duy ngôn ngữ của mỗi giới (đặc biệt là giới trẻ) Từ đó

sẽ có cơ sở để định hướng việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, góp phần vào việc quy hoạch và hoạch định chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam

và tri giác

Trang 10

1 Francis Bacon được xem là người đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy Ông đã từng cho rằng người ta tưởng tượng rằng những ý nghĩ của họ có sự điều khiển của ngôn ngữ, nhưng hay xảy ra trường hợp ngôn ngữ sinh

ra những quy tắc lên trên ý nghĩ của họ

2 Bên cạnh đó, nhà ngôn ngữ học người Mỹ Benjamin Lee Whorf còn cho rằng: “Nền tảng hệ thống ngôn ngữ học của mỗi ngôn ngữ không chỉ là một công cụ sao chép để diễn đạt những ý kiến, mà còn là một bộ máy tạo ra ý nghĩ… Chúng ta phân tích trạng thái tự nhiên, tổ chức thành những khái niệm, ghép lại những ý nghĩa như chúng ta làm, bởi vì chúng ta tham gia vào một cuộc tranh luận để tổ chức nó theo cách thức này - một sự thỏa thuận nắm được toàn bộ lời nói của mình

và được hệ thống hóa trong những khuôn mẫu của ngôn ngữ." [78, tr.212-214]

3 Cuốn Language and Mind - Ngôn ngữ và tư duy của N Chomsky được tái

bản lần thứ 3 [84] Đây là ấn bản mới bổ sung một chương và lời nói đầu, mang lại cách tiếp cận mới của Chomsky trong thế kỷ XXI Từ chương 1 đến chương 6, Chomsky đi vào phân tích bản chất, tính chất của ngôn ngữ như một hệ thống đặc biệt mang tính di truyền thông qua các quy định và nguyên tắc cụ thể Các chương cuối cùng, tác giả nâng cao một số thách thức thú vị cho việc nghiên cứu ngôn ngữ

và tư duy

4 Dedre Gentner, Susan Goldin - Meadow trong công trình Language in

Mind: Advances in the Study of Language and Thought – Ngôn ngữ trong tư duy: Những tiến bộ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và tư tưởng [65] Tiếp nối giả thuyết

Sapir - Whorf rằng ngôn ngữ chúng ta nói ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ - vấn

đề từng khơi dậy niềm đam mê lâu năm và tranh cãi dữ dội trong hai thập kỷ qua Các ngôn ngữ khác nhau ở các vùng trên thế giới có thể sẽ khác nhau về ngữ nghĩa Các năng lực ngôn ngữ của một người sẽ ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người đó

về thế giới Vì vậy, người nói các ngôn ngữ khác nhau sẽ nhận thức thế giới khác

nhau Dedre Gentner, Susan Goldin-Meadow qua nghiên cứu về ngôn ngữ học và

nhân chủng ngôn ngữ học đã cho thấy sự khác biệt nổi bật trong ngôn ngữ qua các

mô hình ngữ nghĩa và nhận thức tâm lý học đã phát triển các kỹ thuật tinh tế để nghiên cứu cách con người ghi nhớ kinh nghiệm Các chủ đề thảo luận bao gồm không gian, số lượng, chuyển động, giới tính, lý thuyết về tâm trí, vai trò chuyên đề,

và phân biệt các bản thể học giữa các đối tượng và các chất…

5 The Language Instinct: The New Science of Language and Mind - Bản

Trang 11

năng ngôn ngữ: Khoa học mới về ngôn ngữ và tư duy của Steven Pinker được coi là

cuốn sách soi sáng mọi khía cạnh của ngôn ngữ con người: nguồn gốc sinh học của

nó, tính độc đáo có tính nhân loại, cấu trúc ngữ pháp, việc sản xuất và nhận thức về lời nói, các bệnh lý của rối loạn ngôn ngữ và sự tiến hóa không ngừng của ngôn ngữ

và tiếng địa phương Tác giả S.Pinker còn tiếp tục bàn sâu về vấn đề này qua công

trình The Stuff of Thought: Language as a Window into Human Nature - Chất liệu

của tư tưởng: Ngôn ngữ như cánh cửa để đi vào bản chất con người S.Pinker cho

thấy ngôn ngữ đã phát triển để phản ánh các khái niệm tinh thần của con người Các khái niệm liên quan đến thời gian và không gian, vật chất và quan hệ nhân quả - đã

được dệt thành ngôn ngữ của loài người Đây là công trình nghiên cứu “sâu sắc, thú

vị và thông minh” (Times), vô cùng dễ đọc và kích thích Nó chứng tỏ “Pinker là một bậc thầy trong việc tạo ra những ý tưởng phức tạp lí thú (nguyên văn: ngon miệng)” (Independent) và “không ai viết về ngôn ngữ rõ ràng như Steven Pinker”

(Financial Times) [92], [93]

6 Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như Body, Language and Mind – Cơ thể, ngôn ngữ và tư duy của nhóm tác giả Roslyn M Frank, René Dirven

, Tom Ziemke, Enrique Bernárdez [90] Cuốn sách cung cấp khối lượng kiến thức

cơ bản, đa ngành và liên ngành về vấn đề cơ thể, ngôn ngữ và tư duy trên cơ sở tập hợp các văn bản trong lĩnh vực văn hóa xã hội để chứng minh, giải thích những khả năng phân tích của khái niệm này trong ngôn ngữ học nhận thức Công trình cũng

đề cập đến một số vấn đề cốt lõi liên quan đến các khái niệm về yếu tố văn hóa xã hội như một công cụ để điều tra vai trò của các lược đồ văn hóa lưu trữ trong nhận

thức và ngôn ngữ Hay trong cuốn Through the Language Glass: Why The World

Looks Different In Other Languages - Thông qua lăng kính ngôn ngữ: Tại sao thế

giới có vẻ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau Guy Deutscher đã phân tích

và làm rõ một số vấn đề như: Liệu ngôn ngữ có khả năng phản ánh văn hóa của một

xã hội? Có phải tiếng mẹ đẻ là một tấm giương để qua đó chúng ta nhận thức về thế giới? Ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến suy nghĩ khác nhau ở mỗi người? …Với công trình này, Guy Deutscher đã chứng minh và trả lời một số câu hỏi hấp dẫn nhất, gây tranh cãi về ngôn ngữ, văn hóa và tâm thức của con người một cách khá thuyết phục [72]

* Ở Việt Nam

Ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, GS TSKH Lý Toàn Thắng đã có

Trang 12

bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1983 về Vấn đề ngôn ngữ và tư duy Sau

này, tác giả tiếp tục đề cập đến mối quan hệ này trong công trình lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận [37]

GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trong chương 3 Ngôn ngữ với tư duy

và văn hoá của cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học [17] Từ việc chỉ ra hai quan niệm

trước đây hoặc đồng nhất hoặc tách rời ngôn ngữ và tư duy, tác giả đã phân tích, chứng minh và khẳng định rằng, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất Đối với mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chúng và chỉ ra các quan niệm khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá như giả thuyết của Sapir-Whorf, lí lẽ về ngôn ngữ quy định văn hoá, văn hoá quy định ngôn ngữ

Cuốn Đặc trưng Văn tóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của GS.TS

Nguyễn Đức Tồn [53] đã tập trung đi sâu vào một lĩnh vực có tính thời sự đặc biệt

Đó là đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá – dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan, tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên

cơ sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản Trong đó, chương thứ năm Đặc trưng văn hoá – dân tộc của tư duy ngôn ngữ, GS có đề cập đến các nội dung như: tư duy và các kiểu loại của tư duy; bản chất của ẩn dụ là kiểu

tư duy phạm trù; bản chất của hoán dụ là kiểu tư duy liên hợp, cảm giác, hành động

- trực quan; tư duy liên tưởng của người Việt

GS Nguyễn Lai trong cuốn Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương (Tập 1: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy) [29] đã phân tích khá kỹ càng về mặt

ký hiệu của ngôn ngữ, cách nhìn nó từ góc độ nhận thức để từ đó dò tìm ra các mối liên hệ chức năng khác của ngôn ngữ Trọng tâm thứ hai của các phân tích là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trên một dải của nhiều vấn đề ngôn ngữ Tác giả

đã nghiền ngẫm các sự kiện ngôn ngữ và trình bày một vài kiến giải riêng của mình

2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề giới tính trong ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam

Qua những tư liệu mà chúng tôi tìm hiểu được tính đến thời điểm hiện tại, vấn đề giới và giới tính trong ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam có lịch sử nghiên cứu khoảng 50 năm

Trang 13

* Trên thế giới

- Thời gian nghiên cứu: Vấn đề giới và giới tính trong ngôn ngữ bắt đầu được

nhen nhóm từ những thập niên đầu của thế kỷ XX nhưng chính thức được nghiên cứu một cách có hệ thống từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay Năm 1964, ngay khi chuyên ngành Ngôn ngữ học xã hội ra đời thì vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính ngay lập tức đã trở thành một nội dung lớn, được nhiều người quan tâm

- Nội dung nghiên cứu và các tác giả tiêu biểu: Các tác giả chủ yếu xoay

quanh vấn đề mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ; sự khác biệt giới tính biểu hiện trong ngôn ngữ; sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ trên các phương diện ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp ngôn ngữ, phong cách sử dụng ngôn ngữ…Có thể

kể đến một số công trình và kết quả nghiên cứu về các vấn đề trên theo từng khía cạnh như:

+ Mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ: Đây là một nội dung giành được

sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Chẳng hạn Lis Rubin Jacobsen đã có những nhận xét khái quát về cách gọi tên nam giới và nữ giới gắn với địa vị xã hội trong một công trình nghiên cứu chung về tiếng Đan Mạch thời kỳ

Trung cổ: Kvinde og mand: en sprogstudie fra dansk middelalder- Nữ giới và nam

giới - một nghiên cứu ngôn ngữ học thời Trung cổ [80] Năm 1997, Jennifer Coate

trong công trình Ngôn ngữ và giới tính - Language and Gender [76] đã khám phá ra

những vùng mở rộng của ngôn ngữ và giới tính từ phương diện địa lý và xã hội Đây là tuyển tập những bài viết có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ ngôn ngữ và giới tính Mối quan hệ trên tiếp tục được nhóm tác giả hàng đầu trong lĩnh vực này - Penelope Ecker and Sally Mcconnell Ginet bàn luận trong

công trình cùng tên với công trình của Jennifer Coate: Language and Gender- Ngôn

ngữ và giới tính [88] Cuốn sách bắt đầu bằng cuộc thảo luận rõ ràng về giới tính và

các nguồn tài nguyên mà hệ thống ngôn ngữ cung cấp cho việc xây dựng ý nghĩa xã hội Công trình đã được biên soạn để trở thành sách giáo khoa chuẩn cho các khóa học về ngôn ngữ và giới tính Năm 2008, Nhóm tác giả Angela Goddard, Lindsey

Mean cho ra đời công trình Ngôn ngữ và giới tính - Language and Gender [63] Từ

việc chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính, tác giả đã làm nổi bật vai trò của

cá nhân trong các biểu hiện của định kiến giới thông qua khảo sát một loạt các loại văn bản khác nhau như quảng cáo cá nhân, tài liệu động vật hoang dã, tiểu thuyết văn học và các chương trình âm nhạc cổ điển Cũng vẫn bàn về mối quan hệ giữa

Trang 14

ngôn ngữ và giới tính, mới đây - năm 2010, tác giả Mary Talbot vừa cho ra đời

công trình Ngôn ngữ và giới tính - Language and Gender [81] Đây là ấn bản mới

về ngôn ngữ và giới tính đã được triệt để sửa đổi và cập nhật Trên cơ sở giới thiệu những kiến thức nền tảng ban đầu "cổ điển" cho nghiên cứu trong lĩnh vực này, tác giả tiến hành khảo sát, phân tích ngôn ngữ được sử dụng bởi phụ nữ và nam giới trong một loạt các tình huống ngôn ngữ và chủ đề cụ thể…

+ Biểu hiện của sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ xét trên bình diện ngữ

âm (chủ yếu là vấn đề phát âm): Các tác giả: Majewski (1972), Loveday’s (1981),

Kristof (1995), Trịnh Cẩm Toàn (1997)…đã có những nghiên cứu cụ thể về âm vực trung bình của từng giới ở những quốc gia khác nhau (Mỹ, Ba Lan, Trung Quốc…) Một số tác giả khác như: Austin (1965), Shuy (1967), Laver (1968), Sachs (1975) thì dành sự quan tâm nghiên cứu về sự khác biệt trong âm sắc và cách sử dụng âm mũi hóa của từng giới Hay ngay từ đầu thế kỷ XX, tác giả E Sapir cũng đã đưa ra những dẫn chứng về hiện tượng sử dụng luân phiên một số âm vị khác nhau giữa giới nam và nữ người Yana ở California (Mỹ) Đồng thời, E.Sapir còn chỉ ra việc sử dụng luân phiên này cũng dễ nhận thấy trong tiếng Nhật Bản truyền thống

+ Biểu hiện của sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ xét trên bình diện từ

vựng: Năm 1985, tác giả Poyton đã nghiên cứu về giới tính và các từ xưng hô của

hai giới trong tiếng Anh Öc qua công trình Language and Gender Making the

Difference - Ngôn ngữ và giới tính – Những điểm khác biệt [86] Hai tác giả Cheris

Kramarae và Paula A Treichler cho ra đời công trình A feminist Dictionary – một

cuốn từ điển về chủ nghĩa nữ quyền [64] Hay chính tác giả Lis Rubin Jacobsen cũng đã làm rõ cách xưng hô của hai giới trong tiếng Đan Mạnh cổ để từ đó làm căn

cứ chỉ ra mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ

+ Biểu hiện của sự khác biệt giới tính về phong cách sử dụng ngôn ngữ (trên

bình diện ngữ dụng): Góp phần làm sáng tỏ nội dung này, các tác giả Farris (1995),

Trương Ái Bình (1995), Shen Haibing (1997) đã tiến hành nghiên cứu về sự khác biệt của nhân tố giới tính trên các phương diện của tiếng Hán như: phong cách giao tiếp đặc thù– sajiao (làm nũng), các nhân tố trong lời nói làm nũng, cách dùng ngữ

khí từ “ma” Hay tác giả Lê Quang Sáng cũng có bài 汉语性别歧视的表现 - Sự kỳ

thị giới tính biểu hiện trong từ xưng hô tiếng Hán [43] Bài viết này đã phân tích

những biểu hiện của tư tưởng “男尊女卑” (nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ) qua

hệ thống từ xưng hô tiếng Hán (từ xưng hô thân thuộc, xưng hô xã hội và sự khuyết

Trang 15

thiếu từ xưng hô) Tác giả Lê Quang Sáng đã rút ra một số nhận xét quan trọng như:

Có sự không cân xứng trong số lượng và trật tự từ xưng hô của mỗi giới; sắc thái biểu cảm nam nữ khác nhau; sự khuyết thiếu từ xưng hô thân thuộc và xưng hô xã

hội…Năm 2004, Jennifer Coate tiếp tục hướng nghiên cứu này và phần nào đã tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi: “Đàn ông và phụ nữ nói chuyện có khác nhau

không? Khác như thế nào? Có ngôn ngữ đóng vai trò trong sự thống trị của nam giới không? " qua công trình Women, Men and Language, A Sociolinguistic Account of Gender Differences in Language - Phụ nữ, nam giới và ngôn ngữ, những khác biệt giới tính trong ngôn ngữ xã hội [75] Cuốn sách đã phác thảo bối cảnh lịch

sử, tóm tắt các nghiên cứu gần đây và giới thiệu các vấn đề chính trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội từ góc độ giới tính…

Dưới góc độ ngữ dụng học, tác giả Gengshan Shi cũng chỉ ra một số khác biệt

về giới tính biểu hiện trong ngôn ngữ của mỗi giới qua việc nghiên cứu hành vi khen ngợi trong tiếng Trung Quốc Những phát hiện thú vị này được thể hiện trong

công trình Approaching Gender in Chinese Compiments - Tiếp cận vấn đề giới tính

qua hành động khen ngợi trong tiếng Trung [71]

+ Sự kỳ thị/thiên kiến về giới tính biểu hiện trong ngôn ngữ: Khoảng những năm

30 của thế kỷ XX, Sophie Drinker đã có những nhận xét ban đầu về biểu hiện của hiện

tượng thiên về nam giới trong ngôn ngữ Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh đã có những phát hiện thú vị về sự phân biệt giới tính từ phương diện phong cách sử dụng ngôn ngữ

trong một ngôn ngữ cụ thể - tiếng Nhật qua bài viết: Hiện tượng phân biệt giới tính của

người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật [35] Năm 2002, Michael Steindl cũng có

bài viết về vấn đề vị thế của nam giới biểu hiện trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ của chúng

ta phải chăng là việc của nam giới? [83] Qua kết quả nghiên cứu trên, hầu hết các tác

giả đều chỉ ra rằng sự thiên kiến nghiêng về đề cao nam giới, kỳ thị nữ giới Nhưng cũng có những tác giả đưa ra quan điểm ngược lại Chẳng hạn, Lakoff - người đầu tiên

đã lập luận và chứng minh rằng: Ngôn ngữ được sử dụng bởi phụ nữ và về phụ nữ

Ngôn ngữ là nền tảng cho sự bất bình đẳng giới tính, sáng tạo ngôn ngữ và nghiên cứu giới tính Ông đã chỉ ra hai khía cạnh thể hiện rõ sự bất bình đẳng: Ngôn ngữ được sử dụng để nói về phụ nữ và ngôn ngữ được phụ nữ sử dụng và cả hai lần lượt thể hiện các cấu trúc áp bức xã hội Những nhận định trên được Lakoff thể hiện trong cuốn Language and Woman's Place: Text and Commentaries - Ngôn ngữ và vị thế của phụ nữ: Văn bản và bình luận [89] Đến nay, đây vẫn được xem là những nghiên cứu tiên

Trang 16

phong về ngôn ngữ học nữ quyền, vì nó đặt các ngữ liệu trong bối cảnh của phụ nữ hiện đại và lý thuyết về giới cho một thế hệ người đọc mới

- Khu vực, phạm vi nghiên cứu: Qua các công trình trên, chúng tôi nhận thấy

khi tìm hiểu về giới và giới tính trong ngôn ngữ, các tác giả chủ yếu dành sự quan tâm nghiên cứu sự kỳ thị giới tính và những biểu hiện, phân biệt giới tính nói chung trong ngôn ngữ qua các văn bản, tài liệu như:

+ Các văn bản, tài liệu khác nhau: văn bản giáo dục (hình ảnh, sách giáo khoa, sách tham khảo, bài thi, bài kiểm tra, tài liệu dạy tiếng nước ngoài…) tài liệu tham khảo về ngôn ngữ (sách ngữ pháp, từ điển, sách phong cách học)…

+ Trong các ngôn ngữ khác nhau: Đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Đan Mạch, tiếng Hán, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan…

+ Thuộc các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ khác nhau: tài liệu giáo dục, ngôn ngữ thuộc lĩnh vực thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình), ngôn ngữ luật pháp (văn bản luật, văn bản có tính pháp lý), khu vực ngôn ngữ tôn giáo (bài kinh, bản dịch Kinh thánh, ngôn ngữ sử dụng trong các buổi lễ nhà thờ và trong các nghi thức tôn giáo, thuyết Âm - Dương), ngôn ngữ hành chính (thư thông tư, giấy mời, tờ khai cá nhân ), đời thường (cách đặt tên, cách xưng gọi…), các văn bản trong giao dịch kinh doanh (thông báo, báo cáo, thư từ giao dịch, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị)…

Tóm lại, lịch sử nghiên cứu vấn đề giới tính trong ngôn ngữ học trên thế giới sau khoảng 50 năm đã có những công trình chuyên sâu, tâm huyết Tuy nhiên, nhìn

vào những công trình này, chúng tôi thấy, các tác giả thường chỉ đi sâu vào sự kỳ

thị/biểu hiện giới tính trong ngôn ngữ (chủ yếu là trong một số ngôn ngữ thuộc loại

hình hòa kết: tiếng Anh, tiếng Đức hoặc ngôn ngữ dơn lập như tiếng Hán, tiếng

Nhật…) và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới nói chung trên bình diện từ vựng

và phong cách Một số bài viết cũng đã nghiên cứu nhân tố giới tính trong sự tương

quan với một số nhân tố khác như địa vị xã hội, nghề nghiệp…nhưng hầu như chưa

có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ trong những tầng lớp cụ thể, ở lứa tuổi cụ thể trong những ngôn ngữ

cụ thể

* Ở Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu về giới tính trong ngôn

ngữ ở Việt Nam bắt đầu muộn hơn so với thế giới khoảng hơn 20 năm - từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay Sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, vấn đề giới,

Trang 17

giới tính trong văn học và trong ngôn ngữ tiếp tục được quan tâm khai thác ở nhiều góc cạnh khác nhau với những phát hiện thú vị, mới mẻ

- Tác giả tiêu biểu: GS.TS Nguyễn Văn Khang, GS.TS Nguyễn Đức Tồn,

GS Lê Thị Nhâm Tuyết, TS Nguyễn Thị Thanh Bình, TS.Bùi Minh Yến, PGS.TS Trần Xuân Điệp, TS Vũ Tiến Dũng, …

- Nội dung nghiên cứu: Chủ yếu xoay quanh một số vấn đề sau (ở tầm khái quát):

+ Quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính: Có thể điểm qua 2 công trình có liên

quan, đó là: (1) Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ và giới tính, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 12 năm 1999 (2) Năm 1999, trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội, những vấn đề

cơ bản, (Nxb KHXH), GS TS Nguyễn Văn Khang đã đưa ra những nhận xét có sức

thuyết phục cao về sự khác biệt ngôn ngữ giữa nam và nữ qua việc khảo sát ngôn ngữ giao tiếp của một số cặp vợ chồng người Việt Tác giả đã dành hẳn chương 7 của cuốn sách để bàn về mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa nhân tố giới tính và ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ nói về mỗi giới, ngôn ngữ đặc trưng được mỗi giới sử dụng: Về

vấn đề này, có thể kể đến:

1 Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Xuân Điệp: Dựa trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, tác giả đã chỉ ra những dẫn chứng khá cụ thể, xác thực về sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ Đặc biệt, trong tiếng Anh, sự khác biệt giới tính còn được thể hiện rất rõ trong phạm trù ngữ pháp – phạm trù giới [11]

2 Tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa trong Luận án Tiến sĩ Đặc điểm ngôn ngữ

giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, Trường ĐH Vinh, 2010, cũng đề cập đến

đặc điểm ngôn ngữ được mỗi giới ưa dùng gắn với các vai giao tiếp trong phạm vi ngữ liệu cụ thể - Hát phường vải Nghệ Tĩnh Bằng những khảo sát cụ thể, TS

Nguyễn Thị Mai Hoa đã chỉ ra rằng: “Sự phân định quyền thế xã hội của vai chủ và

vai khách trong Hát phường vải dựa trên sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội, tuổi tác và quan niệm định kiến về giới của xã hội” [19]

+ Sự kỳ thị giới tính biểu hiện trong ngôn ngữ: Đây là nội dung có số lượng

nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn cả Những công trình hầu hết đã chỉ ra được những biểu hiện khái quát của sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ, đặc biệt là qua lớp

từ xưng gọi, thân tộc (trong tiếng Việt), trong nội hàm nghĩa của từ hay qua một số cách kết hợp từ, cấu tạo từ (trong sự đối sánh với tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nhật…) Chẳng hạn:

1 Luận án Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng

Trang 18

Việt của TS Trần Xuân Điệp [11]: Luận án đưa nhiều ví dụ khá hệ thống, chi tiết về

những biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Anh và tiếng Việt nhưng chỉ chủ yếu trên phương diện cấu tạo từ và phạm trù ngữ pháp Những đóng góp của luận án

đã góp phần nâng cao nhận thức về biểu hiện kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ, từ đó định hướng cho mỗi cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, bình đẳng, hiệu quả

2 Bài viết Xã hội học ngôn ngữ về giới: Sự kì thị và sự chống kì thị đối với

nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ của GS TS Nguyễn Văn Khang [26]: Dưới góc

nhìn ngôn ngữ học xã hội, trong bài viết này, GS Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra và một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính Trong đó, phương ngữ giới tính là một biểu hiện của sự phân chia hai nửa đàn ông và đàn bà trong xã hội Tác giả đưa ra những ví dụ minh họa cho vấn đề ngôn ngữ phản ánh sự thiên

kiến đối với giới nữ trong xã hội cả trong các ngôn ngữ phương Đông- ngôn ngữ

mang tải đặc trưng văn hoá phong kiến của các nước này, lẫn trong các ngôn ngữ phương Tây như một thực tại xã hội Từ đó, GS đã giới thiệu và đề xuất những giải pháp đấu tranh cho sự bình đẳng về giới trên lĩnh vực ngôn ngữ học Sự bình đẳng giới cũng phải gắn với sự bình đẳng về ngôn ngữ

3 Một số luận văn khác cũng bàn về vấn đề này như: Tác động của nhân tố

giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu của ngữ khí từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt) của Đỗ Thu Lan [28], Một số biểu hiện phân biệt ngôn ngữ theo giới tính (tại một số trường phổ thông ở Hà Nội

và Hà Nam) của Trần Thị Dự [9]

+ Biểu hiện của sự kỳ thị giới/định kiến giới trên cứ liệu văn học (chủ yếu là

VHDG, báo chí…): Một số tác giả đã tiến hành khảo sát và phân tích sự kỳ thị

giới/định kiến giới trên cứ liệu văn học cụ thể như ca dao, tục ngữ, văn học giai đoạn 1930 – 1945…hoặc trong các sáng tác của một tác giả cụ thể nào đó (Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp …) Có thể kể đến một số luận văn

sau: Đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới qua hành vi hỏi (trên cứ liệu lời thoại nhân vật

trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945) cuả Nguyễn Lê Lương [30]; Biểu hiện của

sự kỳ thị giới tính trong ca dao, tục ngữ của Nguyễn Thị Mai; Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua các cặp hỏi – đáp trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ của Nguyễn Bích Phượng [32]

+ Tác động của nhân tố giới tính đến một số phương diện liên quan đến

Trang 19

ngôn ngữ (lịch sự trong tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, hành động

ngôn từ, từ xưng hô/xưng gọi…): Về vấn đề này, có thể kể đến một số bài viết sau:

1 Ở Việt Nam, GS TS Nguyễn Đức Tồn được coi là một trong những tác giả tiên phong trong lĩnh vực này Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, GS đã có một công trình viết bằng tiếng Nga về vấn đề đặc điểm vốn từ vựng tiềm năng ở nam và

nữ người Việt (có so sánh với người Nga) in năm 1988 Sau đó, những kết quả nghiên cứu của công trình này được tác giả trình bày khoa học, súc tích trong cuốn

Đặc trưng Văn hóa – Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy [53] Cuốn sách trên là sự gợi

mở quý báu về nội dung và phương pháp nghiên cứu cho chúng tôi thực hiện luận văn này

2 Đến năm 1990, TS Bùi Minh Yến đã có những nghiên cứu khá hệ thống

về từ xưng gọi gắn với yếu tố giới tính và địa vị giao tiếp qua một loạt bài viết như:

(1) Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong chức năng xưng gọi (2).Xưng hô giữa vợ và

chồng trong gia đình người Việt (3) Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt (4) Xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình người Việt (5) Xưng

hô giữa các thành viên trong gia đình người Việt (6) Xưng hô trong nhà trường, Tiếng Việt trong trường học (7) Ngôn ngữ xưng hô bạn bè trong nhà trường hiện nay: Khảo sát trên địa bàn Hà Nội (8) Ngôn ngữ xưng hô trong tiếng Việt giao tiếp công sở: Ngôn ngữ xưng hô quy thức - Khảo sát trên địa bàn Hà Nội…và sau này,

các bài viết trên được tập hợp trong công trình cấp Viện: Ngôn ngữ xưng hô tiếng

Việt [62] Cũng liên quan đến vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình đã có

nghiên cứu cụ thể về một số biểu hiện ngôn ngữ (từ xưng gọi, các biến thể ngữ âm)

có sự tác động của yếu tố giới tính trong ngôn ngữ của trẻ em (điều tra việc sử dụng

ngôn từ của 12 cháu bé ở Hà Nội và Hoài Thị) qua công trình Xưng gọi: bằng

chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị

[1] Hay tác giả Nguyễn Đức Thắng cũng có bài viết Về giới và ngôi ở những từ

xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt đề cập đến nội dung này [36]

3 TS Vũ Thị Thanh Hương cũng tiến hành điều tra về sự khác biệt trong ứng xử lịch sự của nam và nữ khi dùng lời cầu khiến của gần 80 cộng tác viên trên

địa bàn Hà Nội qua bài viết Giới tính và lịch sự [20] Việc nghiên cứu này cũng

được tiến hành bằng cách gắn yếu tố giới tính với các nhân tố tuổi tác, nghề nghiệp

và địa vị xã hội…biểu hiện trong một hành động ngữ vi cụ thể (lời cầu khiến) Tiếp tục hướng nghiên cứu của TS Vũ Thị Thanh Hương, tác giả Vũ Tiến Dũng đã chỉ ra

Trang 20

được những khác biệt một cách khái quát giữa nam và nữ trong xưng hô lịch sự và chiến lược lịch sự để từ chối lời cầu khiến gắn với yếu tố địa vị, tuổi tác và nghề

nghiệp Kết quả nghiên cứu này được thể hiện trong luận án Lịch sự trong tiếng Việt

và giới tính (qua một số hành động nói) [8]

4 Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác cũng bàn đến vấn đề tác động của nhân tố giới tính đến một số phương diện liên quan đến ngôn ngữ như:

Khảo sát hành vi hỏi – trả lời từ góc độ giới tính qua chuyên mục “trực tuyến” trên VTC News của Nguyễn Thị Hiên [18] hay Tác động của nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu của ngữ khí từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt) của Đỗ Thu Lan [28] Tác giả Đỗ Thu Lan đã

bước đầu đi vào tìm hiểu sự tác động của nhân tố giới tính trong hai ngôn ngữ cụ thể (tiếng Hán, tiếng Việt) được vận dụng trong giao tiếp từ góc độ khảo sát một số ngữ khí từ (hư từ) trong tiếng bản ngữ và trong việc chuyển dịch

- Khu vực, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự kỳ thị/sự biểu hiện giới tính trong

văn bản văn học (chủ yếu là tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca), báo chí, phương tiện truyền thông…), đối chiếu cứ liệu tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác

Như vậy, ở Việt Nam vấn đề ngôn ngữ và giới tính cũng đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu trên các góc độ khác nhau Tuy nhiên, mức độ tập trung vẫn chỉ dừng lại ở một số khu vực như đã kể trên Vì thế, vấn đề tác động của nhân tố giới tính đến từng đối tượng trong sự ảnh hưởng của các nhân tố khác vẫn là mảnh đất hấp dẫn khơi gợi hứng thú cho chúng tôi khám khá, tìm hiểu

2.3 Lịch sử nghiên cứu sự tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt

Qua khảo sát của chúng tôi, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ nói chung (như

đã giới thiệu ở mục 2.2) Trong các công trình trên, các tác giả đã đề cập đến sự tác động của nhân tố giới tính tới một hoặc một số phương diện của ngôn ngữ: tính lịch

sự trong giao tiếp, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, hành động ngôn ngữ…

Về mối quan hệ giữa nhân tố giới tính và vấn đề tư duy ngôn ngữ, GS.TS

Nguyễn Đức Tồn có đề cập đến trong chương năm của cuốn sách Đặc trưng Văn

hóa – Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy [53, tr.419 – 531] Trong chương này, thông

qua các thực nghiệm liên tưởng và những phân tích cụ thể, GS đã phần nào làm rõ

tư duy liên tưởng của người Việt nói chung trên một số góc độ: Chiến lược liên

Trang 21

tưởng – so sánh có định hướng, đặc điểm liên tưởng tự do, đặc điểm tư duy liên tưởng, sự khác nhau trong việc tổ chức vốn từ vựng của hai giới…theo hướng nghiên cứu lý thuyết tâm lý ngôn ngữ học tộc người Những đóng góp trên là rất đáng quý vì nó mang tính khai phá và gợi mở Tuy nhiên, phần lý giải sự tác động hai chiều giữa nhân tố ngôn ngữ và giới tính theo từng khía cạnh trên các bình diện

ngôn ngữ (từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong cách sử dụng…) xét trên từng đối

tượng cụ thể vẫn cần được đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống và thỏa đáng hơn

Một số tác giả khác như Nguyễn Thúy Khanh [27], Cao Thị Thu [40], Lê Thị

Lệ Thanh, Bùi Khắc Việt…cũng có những phát hiện về tư duy của người Việt trên

cơ sở tìm hiểu đặc điểm một lớp từ vựng hoặc cách định danh của người Việt

Qua khảo sát của chúng tôi, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện, đầy đủ về Tác động của nhân tố giới tính đến việc sử dụng ngôn

ngữ (trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và tư duy của người Việt nói chung, một bộ phận cụ thể người Việt (sinh viên) nói riêng

3 Đối tượng, phạm vi khảo sát, nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu và thông tín viên

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn

ngữ và tư duy của người Việt

Đối tượng khảo sát để thu thập thông tin (hay thông tín viên): Sinh viên một số

trường đại học (chủ yếu là sinh viên các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trên các bình diện ngôn ngữ: từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và tư duy ngôn ngữ của người Việt với đối tượng khảo

sát là giới sinh viên đại học

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vai trò và những tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (cụ thể là đối tượng sinh viên một số trường đại học)

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa giới tính

và ngôn ngữ cũng như sự tác động của nhân tố giới tính đến ngôn ngữ, tư duy của

Trang 22

người Việt;

- Khảo sát, phân tích việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của đối tượng sinh viên theo hướng làm rõ sự tác động của nhân tố giới tính đến việc sử dụng ngôn ngữ (trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa; ngữ pháp) và tư duy của người Việt;

- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những nhận xét, kiến giải về cách

sử dụng ngôn ngữ và đặc điểm tư duy của mỗi giới dưới góc độ ngôn ngữ, tâm lý và văn hóa;

- Đề xuất một số giải pháp trong sử dụng và quy hoạch ngôn ngữ

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng anket, phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành điều tra

bằng các bảng hỏi (anket) đối với sinh viên (nam, nữ) (chủ yếu là sinh viên các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên) Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành ghi

âm, phỏng vấn sâu để làm rõ thái độ và thói quen trong sử dụng ngôn ngữ của sinh viên

- Phương pháp thực nghiệm liên tưởng: Cơ sở của phương pháp này là: một

từ nào đó đóng vai trò là cái kích thích gây ra sự xuất hiện trong óc một từ khác với

tư cách là phản ứng Phương pháp thực nghiệm liên tưởng có hai dạng: tự do và có định hướng Chúng khác nhau ở chỗ trong khi thực nghiệm có nêu điều kiện liên tưởng theo hướng nào hay không

- Phương pháp phân tích thành tố: Đây là phương pháp được sử dụng có

hiệu quả nhất trong việc xây dựng cơ sở mới cho sự phân tích từ vựng – ngữ nghĩa

ở diện tương phản Phương pháp này nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có ý nghĩa được khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là phân giải ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu (hay còn gọi là các nghĩa vị, các ý sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc trưng ngữ nghĩa, các thành tố) Đối tượng phân tích bằng phương pháp này là một tổng thể các từ liên quan với nhau về ngữ nghĩa

- Các phương pháp tính toán độ phong phú, độ tập trung, độ phân tán từ vựng liên tưởng, hệ số tương quan tư duy của nam giới và nữ giới: Trước đây trong

luận án của GS.TS Nguyễn Đức Tồn, các công thức dưới đây lần đầu tiên đã được

mở rộng phạm vi áp dụng để tính toán, chỉ ra một cách cụ thể mức độ gần gũi và khác biệt cũng như hệ số tương quan về tư duy ngôn ngữ giữa người Việt và người

Trang 23

Nga cùng một số dân tộc khác trong các phạm vi định danh, chuyển nghĩa liên tưởng Trong lĩnh vực nghiên cứu thống kê từ vựng, một số công thức tính toán này cũng đã được áp dụng:

b) Độ tập trung từ vựng được tính theo công thức

Vi: Số lượng từ khác nhau có tần số “i”

V: Số lượng từ khác nhau

d) Hệ số tương quan hai danh sách từ vựng

1 -

n

1 -

n

2

Ji/

/i 3 - 1

- α = 1, thì hai danh sách trùng nhau hoàn toàn

Trang 24

- α = 0, hai danh sách không có gì tương ứng, hoặc tương quan với nhau

- α càng tiến gần tới 0 , hai danh sách càng không tương quan với nhau

- α càng tiến tới 1, hai danh sách càng tương quan với nhau nhiều hơn

Chúng tôi cũng sử dụng các công thức trên để tính toán, chỉ ra đặc trưng giới tính và mức độ ảnh hưởng đến tư duy liên tưởng của người Việt (đối tượng sinh viên), từ đó chỉ ra đặc điểm tổ chức của vốn từ vựng tiềm tàng ở nam và nữ

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ xét trên

Trang 25

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là một câu hỏi lâu đời Trước đây

thường có hai quan điểm bao quát: một là coi ngôn ngữ là phương tiện truyền bá, là

vỏ bọc bên ngoài của tư duy; hai là đồng nhất ngôn ngữ và tư duy là một, trong đó

tư duy là dạng lời nói không có âm thanh

Gần đây, những nghiên cứu hiện đại coi ngôn ngữ và tư duy là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, biện chứng Trong đó, ngôn ngữ không chỉ là

âm thanh mà còn là sự kết hợp giữa âm thanh và tri giác Những học thuyết hiện đại này chỉ ra rằng những từ ngữ không có tư duy không thể phân biệt với những âm thanh được biết đến trong tự nhiên Hay nói cách khác, dù chúng ta có thể có

“những suy nghĩ mơ hồ” hay “những ý tưởng rời rạc, không ghép thành lời” nhưng chúng ta chỉ có suy nghĩ "rõ ràng" khi diễn tả nó bằng ngôn ngữ Đây chính là quan điểm nổi tiếng của nhà ngôn ngữ học người Mỹ, Benjamin Lee Whorf Ông khẳng định rằng: “Nền tảng hệ thống ngôn ngữ học (trong từ ngữ, văn phạm khác) của mỗi ngôn ngữ không chỉ là công cụ sao chép để diễn đạt những ý kiến, mà nó còn là một

bộ máy tạo ra ý nghĩ… Chúng ta phân tích trạng thái tự nhiên, tổ chức thành những khái niệm, ghép lại những ý nghĩa như chúng ta làm, bởi vì chúng ta tham gia vào một cuộc tranh luận để tổ chức nó theo những cách thức nhất định Hay đó chính là một sự thỏa thuận ngầm để nắm được toàn bộ lời nói của mình và hệ thống hóa trong những khuôn mẫu của ngôn ngữ." [78, tr.212-214]

Theo quan điểm này, trên thực tế, tư duy được tạo thành bởi ngôn ngữ mà nó được sắp xếp Có nhiều ví dụ hỗ trợ cho giả thuyết này Người Zulu có những từ ngữ như "con bò trắng (white cow)" và "con bò đỏ (red cow)" nhưng lại không có

từ "con bò (cow)" Thiếu từ ngữ sẽ thiếu đi cả ý nghĩa Hay những thổ dân ở miền trung Brazil không có những từ có nghĩa như "cây cọ" (palm)" hay "con vẹt" (parrot), mặc dù họ có một con số lớn các tên gọi cụ thể khác thay thế cho "cây cọ"

và "con vẹt" Vì vậy, họ cũng không thể đáp ứng những mức độ cao hơn của sự trừu tượng hóa này Từ những điểm ngôn ngữ khác nhau như thế, chúng ta thiết lập những giả định về những phương thức khác nhau của tư duy Tuy nhiên, đôi khi

Trang 26

chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ của những người nguyên thủy thì thô sơ giống như cuộc sống của họ Nhưng giả thuyết này cũng không hoàn toàn đúng Bởi tất

cả các ngôn ngữ của hầu hết những bộ lạc hoàn toàn cổ xưa đó đều rất phức tạp Mỗi ngôn ngữ của họ là một hình thức rất cao của sự tinh tế Nó tạo ra giá trị về mặt ngôn ngữ học để kết hợp chặt chẽ, để phát triển ngôn ngữ của chính mình

Nhà báo và tiểu thuyết gia người Anh George Orwell cũng có một quan điểm khác rất đáng chú ý về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy Trong bài tiểu luận

nổi tiếng Politics and the English Language - Chính trị và ngôn ngữ tiếng Anh,

Orwell biện luận rằng: “ Sự hiện hữu rõ ràng của những tư duy về thực tế chính trị của thời đại chúng ta thường rất khó hiểu vì ngôn ngữ của chúng ta bị sửa đổi, bị sai lạc do lối nói hoa mỹ của những chính khách Họ dùng lối nói hoa mỹ, lối nói trại

và những thuật ngữ để che đậy những chính sách tàn bạo… “Rõ ràng, biến cách của một ngôn ngữ cơ bản nhất là do những nguyên nhân thuộc về chính trị và kinh tế…Điều đó khá giống những gì đang diễn ra trong tiếng Anh Nó trở nên xấu đi và sai lệch bởi chúng ta suy nghĩ thiển cận, nhưng mặt khác, chính tính luộm thuộm trong ngôn ngữ cũng làm cho chúng ta dễ có những suy nghĩ xấu như thế’’[94], [95] Nhận xét của Orwell giúp chúng ta thấy rằng sự tự giác về ngôn ngữ và cách chúng ta sử dụng chúng không chỉ là một mối quan tâm sống còn của những nhà nghiên cứu mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội Bởi ngôn ngữ chỉ đạt hiệu quả khi người sử dụng nó một cách khéo léo Tư duy của chúng ta có thể được tượng hình rõ bằng ngôn ngữ khi chúng được sắp xếp một cách rõ ràng Hay nói cách khác, không có từ ngữ thì ý tưởng cũng không được tạo thành Do đó, để có những ý tưởng hay, chúng ta phải lưu ý đến việc sử dụng tốt ngôn ngữ mà mình đang có

Bàn về mối quan hệ này, dưới cái nhìn biện chứng, GS Nguyễn Lai cũng cho rằng: “Tuy ngôn ngữ và tư duy là hai thực thể, nhưng trong tính hiện thực của sự tồn tại

và hoạt động thì chúng lại không thể tách rời nhau; cái này phải lấy cái kia làm tiền đề;

và đến lượt mình, cả hai đều lấy hoạt động thực tiễn của con người làm tiền đề phát triển Trong lúc đó, nếu xét về mặt quá trình hình thành, thì chính tại đây, khó có sự tách rời yếu tố xã hội khỏi yếu tố sinh vật, yếu tố chủ quan khỏi nhân tố khách quan.” Mối liên hệ giữa giữa ngôn ngữ và tư duy là cơ chế chung về mối liên hệ hành chức giữa chúng vì

“chỉ có thể phát hiện ra những quy luật của các mối liên hệ nguồn gốc giữa ngôn ngữ và

tư duy trong quá trình hình thành các hiện tượng ngôn ngữ mới” [29, tr.6- 7]

Trang 27

Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quy luật bên trong của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

mà trước đó ta chưa biết Như vậy, nếu nhận thức là hệ quả gắn liền với khả năng hoạt động thực tiễn của con người thì ngôn ngữ chính là sản phẩm trực tiếp của nhận thức và đồng thời cũng là sản phẩm gián tiếp của hoạt động thực tiễn… Điều

này chứng tỏ rằng, nếu không có ngôn ngữ làm tiền đề (tức là làm ngang nối giữa ý

thức và thực tế) thì hoạt động nhận thức (hay tư duy) mất tính định hướng tức là

không thể có quá trình và không thể có sáng tạo Trong tâm lý học Liên Xô, X.L.Rubinstein cũng đã nêu rõ: “Nét đặc trưng của tư duy ở người là mối tác động qua lại giữa người đang tư duy vừa với thực tại cá thể tri giác cảm tính và trực tiếp, vừa với hệ thống tri thức do xã hội tạo ra được khách quan hóa vào trong từ ngữ, vừa với sự giao lưu giữa con người với loài người” [Dẫn theo 53, tr.24]

Tư duy gắn liền với ngôn ngữ đã trở thành một đặc điểm rất quan trọng của tư duy Động vật không thể có tư duy theo đúng nghĩa như có ở con người Tư duy ở con người mang tính trừu tượng hóa và khái quát hóa Tư duy bao giờ cũng liên hệ gắn bó mật thiết với nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính là cửa ngõ của tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài Nhận thức cảm tính cung cấp chất liệu cho tư duy và cuối cùng toàn bộ sản phẩm của tư duy được kiểm nghiệm trong hoạt động thực tiễn.Marx cũng từng khẳng định một cách rất biện chứng về điều này: “Khẩu ngữ, mặc dù về mặt từ vựng đã hết sức vững chắc rồi, và về mặt hình thức, ngữ pháp lại còn vững chắc hơn nữa, nhưng không vì thế mà không biến đổi” [Dẫn theo 29]

Nhờ đặt tín hiệu ngôn ngữ và tư duy gắn với quá trình phát triển nên Marx phát hiện ra ở ngôn ngữ bản chất vừa thống nhất vừa không thống nhất giữa nội dung và hình thức trên mọi hoạt động thực tiễn theo hai chiều rất cơ động; khi thì

nó được xem như yếu tố tiền đề, khi thì được xem như yếu tố kết quả, đồng thời có lúc lại vừa là tiền đề vừa là kết quả Đây chính là chỗ F.de Saussure chưa vươn tới được Khi Marx nói: “Ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao dịch với người khác” thì ngôn ngữ hầu như là phương tiện, là tiền đề Nhưng khi ông nhấn mạnh: “ngôn ngữ là ý thức thực tại” thì ngôn ngữ ở đây hầu như không chỉ đơn thuần là tiền đề, là phương tiện mà còn là cả kết quả, cả hiện thực trực tiếp của tư tưởng Và đặc biệt hơn khi Marx nhấn mạnh: “ Ngôn ngữ cổ xưa như ý thức của con người vậy” thì nhận định này cho thấy khó có thể tách biệt một cách siêu hình yếu tố tiền đề khỏi yếu tố kết quả

Trang 28

Xét cơ chế nhận thức của con người trước thực tế khách quan để hình thành ngôn ngữ, GS Nguyễn Lai cũng chỉ ra rằn ngôn ngữ và tư duy, về mặt bản thể (ontologie), không phải là những thực thể sẵn có Chúng được hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp cùng với sự phát triển của loài người

về mặt sinh vật học và về mặt xã hội học Vì thế, khi nghiên cứu những mối liên hệ

có tác dụng hợp nhất ngôn ngữ, hiện thực khách quan và tư duy, chúng ta cần chú ý đầy đủ đến quá trình nhận thực thực tiễn của người sử dụng ngôn ngữ cũng như chú

ý đầy đủ đến việc cố định các kết quả của nó trong nội dung các đơn vị ngôn ngữ

Ngôn ngữ là thứ của cải của dân tộc Nó được hình thành và phát triển liên tục qua thời gian, từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ là một trong những tiền

đề tạo điều kiện cho xã hội phát triển Đồng thời trong quá trình phát triển, xã hội luôn có sự tác động trở lại ngôn ngữ, kích thích ngôn ngữ phát triển Trên ý nghĩa

ấy mà nói thì ngôn ngữ vừa là tiền đề vừa là kết quả của quá trình phát triển xã hội Hiểu đúng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy sẽ giúp chúng ta có cái nhìn biện chứng và những đánh giá khách quan về các hiện tượng của đời sống xã hội

* Vài nét về tư duy ngôn ngữ

Hiện nay, việc nghiên cứu tư duy được nhiều ngành khoa học tiến hành trong phạm vi những cách tiếp cận khác nhau, nhưng hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh quan niệm nghiên cứu tư duy ngôn ngữ phù hợp nhất đó là lý thuyết tâm lý học chung về hoạt động Nếu dùng nguyên lý giải thích hoạt động để phân tích tư duy, chúng ta hoàn toàn có thể đồng tình với những kết luận mà E.Ph.Tarasôp và N.B.Uphimseva đã rút ra như sau:

Tư duy của con người được triển khai như một hoạt động Vì vậy, có thể chuyển tư duy sang thế giới hoạt động của con người Mặt khác, tư duy của con người có nhiều kiểu dạng, ứng với mỗi kiểu dạng đó là một loại phương tiện riêng Chẳng hạn, trong tư duy hình ảnh thì phương tiện là các hình ảnh trực quan, trong

tư duy ngôn ngữ, phương tiện là các ký kiệu ngôn ngữ

Hệ hình phạm trù của Hêghen “mục đích – phương tiện – kết quả” chứng tỏ

sự phụ thuộc của quá trình nhận thức vào các hình thức nhận thức hiện có Tương tự như vậy, tư duy của con người phụ thuộc vào các phương tiện hiện có của nó Theo

đó, tư duy ngôn ngữ sẽ phụ thuộc vào các phương tiện ngôn ngữ thực hiện tư duy

và lưu giữ lại những sản phẩm của tư duy [Dẫn theo 53, tr.421]

Trang 29

Trong tập 29 của bộ Lênin toàn tập, trang 193, Lênin giải thích: “Hình thức

của sự phản ảnh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người là khái niệm, những quy luật, những phạm trù Con người không thể nắm được (bằng phản ánh, bằng miêu tả) toàn bộ thế giới tự nhiên một cách đầy đủ tính chỉnh thể trực tiếp của

nó, mà chỉ có thể đi gần mãi đến đó bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật…một bức tranh khoa học về thế giới” Như vậy, khái niệm, quy luật, phạm trù tự bản thân chúng ở đây không phải là ngôn ngữ và cũng không

phải là tư duy; mà đây là những phương thức tư duy bằng ngôn ngữ (trừu tượng hơn

ngôn ngữ) được con người dần dần xác định gắn với quá trình sử dụng ngôn ngữ Hoạt động thực tiễn, ngôn ngữ và nhận thức tác động lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy

sự phát triển của xã hội theo nguyên tắc liên tục có kế thừa, và nhân tố này vừa là tiền đề vừa là kết quả cho nhân tố khác

Quá trình tư duy là trừu tượng, không cho phép quan sát được trực tiếp Chỉ

có thể phán đoán được về cấu trúc của quá trình này theo các kết quả bên ngoài quan sát được phản ánh quá trình đó một cách gián tiếp (đã bị chuyển hóa)…

Vì thế, GS.TS Nguyễn Đức Tồn cho rằng khi nghiên cứu đặc trưng dân tộc của tư duy được thể hiện ở hình thái ngôn ngữ, cần hiểu rằng tài liệu ngôn ngữ chỉ

là “hình thức đã được chuyển hóa” của tư duy để tránh loại suy một cách máy móc [Dẫn theo 53, tr.424]

1.2 Bản chất và vai trò của giới tính trong cuộc sống con người

Theo Tài liệu tập huấn về Bình đẳng giới do Bùi Thị Kim (Giám đốc DWC) biên soạn trong dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam” [22]:

- Khái niệm giới: là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan

hệ xã hội giữa nam và nữ Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể Giới được hình thành do học và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương, thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Theo công trình do PGS.TS Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Hoàng Xuân

Dung, Đỗ Hoàng: Giới là một khái niệm mới xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh

vào cuối những năm 60 và ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX Cho đến

nay, thuật ngữ giới được hiểu chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu và nhiều

bằng chứng cho thấy còn không ít những mơ hồ và sự nhầm lẫn trong cách hiểu về giới khi triển khai thực tế cũng như trong cuộc sống thường ngày Với sự thâm nhập

Trang 30

rất nhanh của thuật ngữ giới vào các lĩnh vực của đời sống xã hội thì giờ đây thuật

ngữ này trở lên quá quen thuộc, đến nỗi không ít người cho rằng nó đơn giản, nó dễ nắm bắt và do đó bỏ qua cơ hội để hiểu đúng về thuật ngữ này Trong cách hiểu

chung, nhiều người thường lẫn lộn giữa Giới và Giới tính, không phải ở mặt thuật

ngữ và trong thực tế Chúng ta thường đánh đồng những khác biệt giữa nam và nữ

về vai trò giới (do học mà có) với những khác biệt về mặt sinh học (do di truyền mà có) Đây là hai khái niệm tồn tại mối liên quan chặt chẽ nhưng có bản chất khác nhau Bản thân sự xuất hiện khái niệm giới nhằm làm rõ sự khác biệt giữa nam và

nữ trên hai khía cạnh: sinh học (giới tính) và xã hội (giới) [14]

- Khái niệm giới tính/giống: Một khái niệm xuất phát từ môn sinh vật học,

chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính (bẩm sinh) Mọi người đàn ông hay đàn bà trên thế giới đều

có những đặc điểm giới tính giống nhau (tính đồng nhất) Ví dụ mang thai là đặc điểm giới tính của phụ nữ

Cũng có quan niệm cho rằng giới tính là những đặc tính riêng biệt và độc

đáo của mỗi giới Những đặc điểm đó bao gồm hai loại chính: những đặc điểm sinh

lý giới tính và những đặc điểm tâm lý xã hội giới tính

- Phân biệt giới và giới tính

Giới tính (Nam và Nữ)

- Đặc trưng sinh học

- Bẩm sinh

- Đồng nhất

Giới (QH XH giữa Nam và Nữ)

- Nam giới có thể trở thành

đầu bếp giỏi

Trang 31

Như vậy, bản chất và vai trò của giới tính có thể hiểu ngắn gọn là:

- Tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp trực tiếp giữa hai người khác giới;

- Chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của con người

- Có quan hệ mật thiết đến đạo đức, phong tục tập quán xã hội;

- Là cơ sở tự nhiên, là yếu tố tiền đề góp phần tạo nên những phẩm chất nhân cách hoặc những đặc điểm cá tính của con người

Có thể nói, sự khác biệt giới tính luôn phối hợp bổ sung cho nhau nên hoạt động của con người sẽ có thuận lợi hơn nếu như có mối quan hệ cân bằng, hài hoà với người khác giới Vì vậy, trên cơ sở của giới tính cần có sự phân công lao động thích hợp trong xã hội, trong gia đình, phải có sự giúp đỡ lẫn nhau của hai giới Mỗi giới đều có những quan hệ với giới kia, không thể tồn tại bình thường nếu như chỉ

có một giới Đây chính là một trong những cơ sở khoa học của sự bình đẳng nam nữ

- trong đó có sự bình đẳng ngôn ngữ

1.3 Sự ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý, xã hội đến ngôn ngữ, tư duy của mỗi giới

Chúng tôi đồng tình với quan điểm của GS Nguyễn Văn Khang khi GS cho rằng: Các nhân tố như địa vị xã hội, bối cảnh văn hóa, quan hệ xã hội, sự phát triển kinh tế, giáo dục, số lượng nhân khẩu, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn…đều có ảnh hưởng đến thái độ ngôn ngữ (bao gồm cả tinh thần và hành vi) Tình cảm (thái độ) ngôn ngữ “luôn gắn bó với các vấn đề dân tộc, giai cấp đan xen với các vấn đề thuộc về kinh tế - xã hội” [23,tr.81] Nhìn từ góc độ giới tính, chúng ta cũng thấy có những khác nhau ở thái độ ngôn ngữ Chẳng hạn, một số nghiên cứu trước đây về ngôn ngữ và giới tính (như của R.Lakoff, 1973) cho rằng, nữ tính không dễ thay đổi thái độ trung thành của mình đối với ngôn ngữ Tính cách của họ tương đối bảo thủ không giống nam giới Họ không

đi chệch khỏi giá trị ngôn ngữ, mặc dù họ có thể giao du ít hơn nam Mẫn cảm của nữ giới mạnh hơn nam giới Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, điều kiện của bản thân ngôn ngữ (như từ vựng có phong phú hay không, ngữ pháp có mạch lạc hay không,

có hay không có hệ thống văn tự…) cũng ảnh hưởng nhất định đến thái độ đối với ngôn ngữ, bởi chúng liên quan tới hiệu quả giao tiếp [23, tr.77]

Tuy nhiên, chúng tôi còn thấy rằng, đây cũng chính là các nhân tố bên ngoài

- những yếu tố xã hội, tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử và nhân tố

Trang 32

bên trong - tính tích cực của cá nhân có vai trò chi phối và ảnh hưởng không nhỏ

đến tư duy của con người

Ngôn ngữ dùng để giao tiếp giữa các nhóm xã hội được gọi là phương ngữ

xã hội Trong xã hội luôn có sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…Những điều này đã tạo ra hàng loạt các phương ngữ của các nhóm xã hội khác nhau như: phương ngữ giới tính, phương ngữ tuổi tác, phương ngữ nghề nghiệp, phương ngữ tôn giáo, phương ngữ giai tầng…

Sự hình thành ngôn ngữ là do sự giáo dục của gia đình và xã hội cho trẻ từ nhỏ cho tới khi trưởng thành Sự hình thành và biểu hiện của ngôn ngữ giới tính ở

mỗi lứa tuổi là rất khác nhau Chẳng hạn trong Bước đầu khảo sát ngôn ngữ giới

tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý giữa thành thị - nông

thôn, tác giả đề tài đã rút ra kết luận rằng:

+ Ở độ tuổi 3 tuổi thì sự khác biệt về ngôn ngữ giới ở cả nông thôn và thành thị đều chưa có Vì lúc này trẻ đang học nói, trẻ mới biết đến tên đồ vật và xưng hô như thế nào với những người gần gũi với trẻ: ông/bà, cha/mẹ, anh/chị…

+ Ở độ tuổi 4 tuổi trẻ mới bắt đầu nhận thức được về “giống” và sự khác biệt của mình với giới kia, bắt đầu làm quen và học ngôn ngữ về giới của mình

+ Ở độ tuổi 5 tuổi, ngôn ngữ về giới ngày càng được hình thành và củng cố, ngôn ngữ của các cháu bắt đầu thể hiện sự khác biệt về giới

Rõ ràng, ở độ tuổi khác nhau thì sử dụng ngôn ngữ, cách tư duy khác nhau, ở

độ tuổi này trẻ thường sử dụng nhiều thán từ, từ nối nhưng ở độ tuổi càng lớn thì tần

số xuất hiện càng giảm Cách tư duy thiên về trực quan, đơn giản Ở những vùng khác nhau thì ngôn ngữ càng được sử dụng khác nhau (ở đây không phải là sự khác biệt hoàn toàn ngữ âm, ngữ pháp) Giới khác nhau thì ngôn ngữ được sử dụng khác nhau, tư duy khác nhau

Mặt khác, đôi khi chúng ta thừa nhận rằng ngôn ngữ của những người nguyên thủy thì thô sơ như cuộc sống của họ vậy Nhưng thực tế là các ngôn ngữ, thậm chí hầu hết cả những bộ lạc ban sơ đó, hoàn toàn cổ xưa, tất cả đều phức tạp Một số ngôn ngữ của họ là một hình thức rất cao của sự tinh tế và tạo ra giá trị của ngôn ngữ học Ngôn ngữ chỉ đạt hiệu quả khi người sử dụng nó một cách khéo léo

và hướng vào những mục đích nhất định Tư duy của chúng ta có thể được tượng hình rõ, cụ thể hóa bằng ngôn ngữ khi chúng được sắp xếp Không có từ ngữ, ý tưởng cũng không thể được tạo thành

Trang 33

Điều này cho thấy, quá trình tư duy của con người cũng thay đổi ở từng độ tuổi và được phản ánh trong ngôn ngữ Ở tuổi trưởng thành khi tư duy của con người phát triển, thiên về lối tư duy trừu tượng, đòi hỏi phải có vốn ngôn ngữ phong phú và các từ ngữ mang nghĩa trừu tượng thể thực hiện tư duy Cho nên, thật dễ dàng để nhận ra sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ, cách tư duy của một

em bé 4, 5 tuổi với một thanh niên trưởng thành hay một người cao tuổi

1.4 Nhân tố giới tính thể hiện trong ngôn ngữ và tư duy của mỗi giới

1.4.1 Biểu hiện của nhân tố giới tính trong ngôn ngữ

- Trên bình diện ngữ âm: Người ta nghiên cứu sự khác nhau trong cách phát âm

giữa nam và nữ hay nói cách khác là xem xét ngôn ngữ gắn với đặc điểm sinh học

và các cơ quan cấu âm ở mỗi giới

+ Sự chênh lệnh trong cách phát âm giữa nam và nữ (đặc biệt là sự chênh lệnh khá

rõ nét về âm vực trung bình của mỗi giới) Ví dụ:

4000 Hz Nhật Bản Loveday’s (1981)

<150 Hz >150 Hz Trung Quốc Trịnh Cẩm Toàn (1997) (Tổng hợp theo [9], [11], [23] )

+ Cách phát âm một số âm tiết

Ví dụ: Trong nhiều biến thể phương ngữ khu vực của tiếng Anh Mỹ, khi phát

âm các nguyên âm thấp, phụ nữ có xu hướng phát âm cao hơn nam giới

+ Sự khác biệt về âm sắc vì “âm sắc phản ánh các tiêu chí sinh học, tâm lý và những đặc trưng xã hội của người nói” (Laver, 1968) Ví dụ:

Sử dụng âm

mũi hóa

Nhiều hơn Ít hơn Anh Mỹ Shuy (1967),

Austin (1965) Nhiều hơn Ít hơn Nga

Ít hơn Nhiều hơn Hán – saijao

Trẻ trung, non nớt,

ấm áp, cung kính

Shih (1984)

(Tổng hợp theo [9], [11], [23] )

Trang 34

Như vậy, biểu hiện của nhân tố giới tính trong ngôn ngữ trên bình diện ngữ

âm của mỗi giới không chỉ đơn thuần là sự khác nhau về câu tạo sinh lý mà nó còn

có mối quan hệ mật thiết với nhiều yếu tố khác như tâm lý xã hội, bối cảnh văn hóa, địa vị giao tiếp…

- Trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa: Các nhà nghiên cứu thường xem xét sự khác

biệt giới tính được thể hiện qua ngôn ngữ, cụ thể là:

+ Về hình thức cấu tạo từ của nhiều ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nga…

hero heronine anh hùng

actor actress diễn viên

+ Đặt từ “phụ nữ” trước các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp

lady veterianrian Nữ bác sĩ thú y

women lawyer Nữ luật sư

female vocalist Nữ nhà báo

+ Về mặt ngữ nghĩa, những lớp từ có nét nghĩa đặc thù được mặc định dùng riêng cho mỗi giới hoặc mặc định dùng cho mỗi giới nhưng trong nhiều trường hợp lại được dùng cho cả hai giới

Ví dụ: Lớp từ chuyên dùng cho nữ giới: bảo mẫu, hộ lý, y tá, thư ký…

Lớp từ chuyên dùng cho nam giới: tiến sĩ, giáo sư, vận động viên, cầu thủ…

Ngoài ra, theo chúng tôi, ảnh hưởng của yếu tố giới tính trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa còn được thể hiện ở một số phương diện khác như:

+ Đặc điểm vốn từ vựng (từ ngữ) tiềm năng của từng giới

+ Đặc điểm nghĩa của từ và cấu trúc nghĩa của từ trong tư duy của mỗi giới + Phương thức cấu tạo từ ưa dùng của mỗi giới

Những điều này sẽ được chúng tôi khảo sát và tìm hiểu cụ thể ở chương 2 của luận văn

Trang 35

- Trên bình diện ngữ pháp: Các nhà nghiên cứu thường xem xét ngôn ngữ

gắn với thói quen sử dụng ở từng giới

+ Cách chuyển đổi từ loại:

Ví dụ: Từ danh từ sang đại từ trong tiếng Anh: he – his; she – her…

+ Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của từng giới:

+ Cách dùng từ loại của mỗi giới

+ Kết cấu cú pháp được mỗi giới ưa sử dụng

+ Độ dài trung bình trong văn bản mà mỗi giới thường sử dụng

+ Đặc điểm tính tình thái trong câu được mỗi giới ưa dùng

Những biểu hiện này cũng sẽ được chúng tôi làm rõ ở chương 3 của luận văn

- Trên bình diện ngữ dụng: Thường các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu phong

1.4.2 Biểu hiện của nhân tố giới tính trong tư duy ngôn ngữ

Từ công trình của GS.TS Nguyễn Đức Tồn, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra một

số biểu hiện cơ bản của nhân tố giới tính trong tư duy ngôn ngữ như sau:

+ Các thao tác và quy luật chuyển nghĩa của từ: Thể hiện qua thói quen hay

sự ưa thích sử dụng quy luật chuyển nghĩa nào đó (ẩn dụ, hoán dụ)

+ Đặc điểm liên tưởng tự do của mỗi giới: Từ việc tiến hành khảo sát đặc

Trang 36

điểm cấu trúc của vốn từ vựng tiềm năng ở nam và nữ để chỉ ra sự khác biệt trong liên tưởng giữa hai giới

+ Chiến lược liên tưởng - so sánh có định hướng của mỗi giới: Thông qua tìm hiểu chiến lược liên tưởng – so sánh trong giao tiếp, luận văn làm sáng tỏ tư duy ngôn ngữ của mỗi giới

GS Nguyễn Văn Khang đã nêu [26]

Qua phần biện giải trên đây, chúng tôi đã phần nào chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và tư duy; bản chất và vai trò quan trọng của giới tính trong cuộc sống con người; sự ảnh hưởng nhất định của các nhân tố tâm lý, xã hội đến ngôn ngữ, tư duy của mỗi giới Từ đó, chúng tôi cũng đã xác lập những dấu hiệu khái quát của nhân tố giới tính được thể hiện trong ngôn ngữ và tư duy của mỗi giới Đây chính là tiền đề lý luận chung làm cơ sở khoa học để luận văn tiến hành điều tra thực nghiệm nhằm kiểm chứng và rút ra những kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 37

Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN

SỰ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN

TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA

Để làm rõ tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, chúng tôi tập trung vào 3 khía cạnh: trước hết là nghiên cứu đặc điểm vốn từ vựng tiềm năng hay ở dạng tiềm tàng của mỗi giới như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra; nghiên cứu về các phương thức cấu tạo từ được mỗi giới ưa dùng và nghiên cứu về đặc điểm nghĩa của từ, cấu trúc nghĩa của từ trong tư duy của mỗi giới

Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ “vốn từ vựng” (theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Đức Tồn trong [53]) với nội hàm nghĩa tương đương với thuật ngữ “vốn ngôn ngữ” ở mỗi cá nhân

2.1 Đặc điểm vốn từ vựng tiềm năng của mỗi giới

Để làm rõ đặc điểm vốn từ vựng (từ ngữ) tiềm năng của mỗi giới, chúng tôi

đã tiến hành hai thực nghiệm liên tưởng đối với 200 sinh viên (100 nam và 100 nữ) thuộc các khoa, bộ môn của trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên như: Khoa Văn – Xã hội, Bộ môn Lịch sử, Khoa Sinh học, Khoa Toán – Tin

+ Thực nghiệm 1: Người tiến hành thực nghiệm chuẩn bị phiếu để phát cho

100 thông tin viên (50 nam và 50 nữ) Mỗi phiếu bao gồm 30 từ cho sẵn (10 danh

từ, 10 động từ, 10 tính từ) Trong vòng 15 giây, không bị chi phối bởi hoàn cảnh xung quanh, thông tin viên sẽ ghi ra tất cả những từ xuất hiện trong đầu mình Thông qua thực nghiệm này, chúng tôi muốn làm rõ mức độ tập trung từ vựng trong liên tưởng tự do Thực nghiệm 1, được chúng tôi thực hiện tại các lớp Văn K7, K8 của khoa Văn – Xã hội của trường Đại học Khoa học

+ Thực nghiệm 2: Người tiến hành thực nghiệm chuẩn bị sẵn các chủ đề

(chẳng hạn: chủ đề về gia đình, tình bạn, tình yêu, lý tưởng, nghề nghiệp…) đề để phát cho 100 thông tin viên (50 nam và 50 nữ) Các thông tin viên chọn một trong các chủ đề đó để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh trong vòng 15 phút

Thông qua kết quả của thực nghiệm 2, chúng tôi muốn làm rõ mức độ tập trung từ vựng trong tạo lập văn bản

Trang 38

2.1.1 Mức độ tập trung trong tư duy liên tưởng tự do

Chúng tôi đã phân tích 100 phiếu khảo sát độ tập trung từ vựng của hai giới trong vòng 450 giây (1 từ/15giây): (50 phiếu của nam, 50 phiếu của nữ) Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Mức độ tập trung từ vựng trong tư duy liên tưởng tự do

của mỗi giới (Đơn vị: từ) Tổng số từ Tỉ lệ % TB/ người TB/người/ phút

Nữ 7570 60,03 151,4 20,18

Nam 5040 39,97 100,8 13,14

Biểu đồ 2.1: Mức độ tập trung từ vựng trung bình/người/phút

trong tư duy liên tưởng tự do của mỗi giới

(Đơn vị: từ)

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35

Qua các phiếu điều tra thu được, chúng tôi thấy trong vòng 7,5 phút (30 từ ×

15 giây = 450 giây = 7,5 phút), trung bình nữ giới sẽ huy động được 151,4 từ, nam giới sẽ huy động được 100,8 từ Trung bình 1 phút , nữ giới sẽ huy động được 20,18

từ và nam giới sẽ huy động được 13,14 từ Như vậy, trong liên tưởng tự do, trung bình mức độ tập trung từ vựng của nữ cao hơn nam là 1,53 lần (tức nhanh hơn 7,04 từ/phút)

Điều này cho thấy, mặc dù trình độ và lứa tuổi ngang nhau nhưng vốn từ vựng tiềm năng trong tư duy liên tưởng tự do của nữ giới thường phong phú hơn nam giới và khả năng huy động từ vựng của nữ giới cũng nhanh hơn nam giới

Trang 39

2.1.2 Mức độ tập trung từ vựng trong tạo lập văn bản

Để làm rõ thêm mức độ tập trung từ vựng của mỗi giới, chúng tôi đã thực hiện thực nghiệm 2 nhƣ đã trình bày ở trên 100 thông tin viên đã tạo lập 100 văn bản (50 văn bản của nam, 50 văn bản của nữ) theo những chủ đề tự chọn trong vòng

Trong văn bản Trong LT tự do

Xét văn bản do hai giới tạo lập, chúng tôi nhận thấy:

- Mức độ tập trung và huy động từ ngữ của nam giới lại cao hơn nữ giới Cụ thể là: Trung bình nữ giới huy động đƣợc 10,27 từ/phút; trung bình nam giới huy động đƣợc 11,09 từ/phút Nhƣ vậy, trung bình nam giới sẽ huy động đƣợc nhiều hơn

Trang 40

trong tạo lập văn bản chỉ duy động được 10,27 từ Tỉ lệ chênh lệch này là 1,96 lần

+ Trung bình 1 phút, trong liên tưởng tự do, nam giới huy động được 13,14 từ; trong tạo lập văn bản duy động được 11,09 từ Tỉ lệ chênh lệch này là 1,18 lần

Sự giảm xuống đáng kể này là do, từ việc huy động từ ngữ trong “tư duy” đến việc sắp xếp chúng thành văn bản theo chủ đề đòi hỏi cả hai giới phải mất nhiều thời gian để lựa chọn, tổ chức từ ngữ đó theo những “quy tắc” nhất định Hay nói cách khác, việc huy động từ ngữ để tạo lập văn bản ở mỗi người đều phải trải qua quá trình “tư duy” để “chọn lựa, sắp đặt” từ ngữ đồng thời theo cả hai quan hệ: quan

hệ liên tưởng và quan hệ tuyến tính nhằm thể hiện đúng dụng ý của người tạo lập Những con số trên cũng chỉ ra rằng, trong việc tạo lập văn bản, khả năng tập trung

và huy động từ ngữ của hai giới khá đều nhau và đều thấp hơn khá nhiều so với khi liên tưởng tự do Điều này cho thấy, việc thực hiện thao tác “ngầm” lựa chọn, sắp xếp từ ngữ để tổ chức chúng theo những quan hệ kết hợp nhất định tạo thành văn bản sẽ mất thời gian hơn khi huy động chúng một cách tự do Không những thế, qua đây, chúng tôi cũng nhận thấy một điều rất thú vị: Mặc dù khả năng tập trung từ ngữ của nam giới theo liên tưởng tự do không cao bằng nữ giới nhưng mức độ huy động, tập trung và tổ chức từ ngữ của họ trong việc tạo lập văn bản lại cao hơn nữ giới về tốc độ Và sự chênh lệch trong việc huy động từ ngữ của nam giữa liên tưởng tự do và tạo lập văn bản cũng thấp hơn sự chênh lệch ở nữ (nam chênh: 1,18 lần; nữ chênh 1,96 lần)

Những số liệu trên đã phần nào chứng tỏ giới tính cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thái độ ngôn ngữ của nam và nữ sinh viên hay nói cách khác việc tập trung từ ngữ của nam và nữ khác nhau một phần là do sự chi phối của nhân tố giới tính Nhà ngôn ngữ học R.Lakoff (1973) và GS Nguyễn Văn Khang đã có những kiến giải về nguyên nhân sâu xa của vấn đề này: “Nữ tính không dễ thay đổi thái độ trung thành của mình đối với ngôn ngữ Tính cách của họ tương đối bảo thủ không giống nam giới Họ không đi chệch khỏi giá trị ngôn ngữ, mặc dù họ có thể giao du

ít hơn nam Mẫn cảm của nữ giới mạnh hơn nam giới.” [23, tr.77]

2.2 Phương thức cấu tạo từ ưa dùng của mỗi giới

Theo Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân: “Phương thức (PT) cấu tạo từ là cách thức

và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ” [58] Các

kiểu cấu tạo từ trong các ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác nhau, và

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), Xƣng gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xƣng gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2000
2. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1986
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ừ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Mai Ngọc Chừ, Vữ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vữ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập I, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN
Năm: 1998
7. Nguyễn Đức Dân (1999), Ngôn ngữ và giới tính, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống ( số 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1999
8. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2003
9. Trần Thị Dự (2008), Một số biểu hiện phân biệt ngôn ngữ theo giới tính (tại một số trường phổ thông ở Hà Nội và Hà Nam), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biểu hiện phân biệt ngôn ngữ theo giới tính (tại một số trường phổ thông ở Hà Nội và Hà Nam)
Tác giả: Trần Thị Dự
Năm: 2008
10. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
11. Trần Xuân Điệp (2002), Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngành Lý luận ngôn ngữ, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt
Tác giả: Trần Xuân Điệp
Năm: 2002
12. Trần Xuân Điệp (2002), Khoảng trống từ vựng-một biểu hiện của sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ (số 11), tr.56-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ữ, Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Xuân Điệp
Năm: 2002
13. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1986
14. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, Lý thuyết và thực tiễn, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Hương Giang (2008), Thông điệp xã hội hóa về giới trong phim quảng cáo truyền hình hiện nay (qua nghiên cứu phim quảng cáo trên kênh VTV3), Khóa luận tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông điệp xã hội hóa về giới trong phim quảng cáo truyền hình hiện nay (qua nghiên cứu phim quảng cáo trên kênh VTV3)
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang
Năm: 2008
17. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
18. Nguyễn Thị Hiên (2008), Khảo sát hành vi hỏi – trả lời từ góc độ giới tính qua chuyên mục “trực tuyến” trên VTC News, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hành vi hỏi – trả lời từ góc độ giới tính qua chuyên mục “trực tuyến” trên VTC News
Tác giả: Nguyễn Thị Hiên
Năm: 2008
19. Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Lí luận ngôn ngữ, Trường ĐH Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa
Năm: 2010
20. Bùi Mạnh Hùng, Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn http://nv.hcmup.edu.vn/value/index.php?mod=post&amp;id=107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn
22. Bùi Thị Kim (biên soạn) (2008). Tài liệu tập huấn về Bình đẳng giới, Dự án Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về Bình đẳng giới, "Dự án "Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Kim (biên soạn)
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w