Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn lực tài chính là một nguồn lực không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có cách thức quản lý phù hợp để sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả nhất. VINACONEX 1 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đây là một lĩnh vực đòi hỏi tiềm lực về tài chính lớn. Hoạt động của Công ty lại chủ yếu gắn với các dự án đầu tư với số vốn lớn, thời gian thi công và thu hồi vốn lại kéo dài nên sẽ có nhiều mối quan hệ tài chính phát sinh. Công ty lại trực thuộc một tổng công ty lớn là Tổng công ty VINACONEX với nhiều đơn vị thành viên, vì vậy cần thiết phải có một cách thức quản lý tài chính khoa học và hiệu quả, nhất là trong môi trường tài chính phát triển sôi động nhưng cũng đầy biến động hiện nay. Nền kinh tế thị trường hiện nay phát sinh rất nhiều các mối quan hệ tài chính phức tạp đòi hỏi công việc quản lý tài chính cần được chuyên nghiệp và chuyên môn hóa. Đặc biệt không nên có sự nhầm lẫn giữa công việc tài chính và công việc kế toán. Xuất phát từ những nhận thức như trên nên em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ”. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu Nội dung chuyên đề tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần số 1 – VINACONEX, phân tích sơ bộ tình hình tài chính của Công ty để từ đó thấy được hiệu quả của công tác quản lý tài chính; những điểm mạnh, điểm yếu đồng thời đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu Công việc quản lý tài chính là một công việc phức tạp, đòi hỏi cả kiến thức kỹ năng quản lý lẫn kiến thức chuyên ngành tài chính. Do hạn chế về kiến thức chuyên ngành nên chuyên đề của em không đi sâu vào phân tích khía cạnh tài chính dưới góc độ chuyên ngành mà chỉ tập trung vào khía cạnh quản lý tài chính như quản lý một nguồn lực của doanh nghiệp. Thời kỳ nghiên cứu của chuyên đề cũng chỉ giới hạn trong ba năm trở lại đây (2005- 2007). 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được thực hiện chủ yếu dựa trên việc thu thập, tổng hợp các số liệu từ Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty và tài liệu về cơ sở lý thuyết từ các sách, giáo trình và internet. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. 5. Kết cấu chuyên đề Kết cấu chuyên đề gồm ba chương chính: Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 1: Những kiến thức lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX . Chương 3: Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX . Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giảng dạy em trong thời gian vừa qua và đặc biệt em xin cảm ơn TS. Hồ Thị Bích Vân là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Quá trình học tập đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức hữu ích và ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, các chị tại Phòng Tài chính – Kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX đã tạo điều kiện cho em thực tập và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Sinh viên: Trần Thị Lan Phương Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ qua trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước. Các quan hệ tài chính của một doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định. Bên cạnh đó còn là mối quan hệ giữa DNNN với chủ sở hữu Nhà nước. Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính: Doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường tài chính vừa với tư cách là nhà đầu tư tài chính, vừa với tư cách là người huy động vốn. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp khác, một bên ở thị trường các yếu tố đầu vào, một bên ở thị trường sản phẩm đầu ra. Quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp: Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp được thể hiện ở quan hệ hạch toán nội bộ và quan hệ phân phối kết quả kinh doanh. 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có ba chức năng chính: Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ giải quyết các vấn đề về vốn như tổ chức huy động vốn, lựa chọn nguồn vốn, cơ cấu vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp trước hết sẽ được dành để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh (tiền mua nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc, tiền lương, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước…), sau đó là để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, để trả lợi tức cổ phần. Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào tình hình thu chi, các chỉ tiêu tài chính để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản lý có thể đánh giá việc điều hành, hiệu quả của công tác quản lý để có thể đưa ra những quyết định cần thiết. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ba chức năng trên có quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra là thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, góp phần định hướng cho phân phối và tạo vốn. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ góp phần khai thông các luồng tài chính, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra. 1.2. Quản lý tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm - vai trò - mục tiêu Quản lý tài chính doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua một cơ chế, đó là cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quản lý tài chính có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung của doanh nghiệp. Đầu tiên phải kể đến đó là việc QLTC tốt sẽ đảm bảo cho nhu cầu về vốn hoạt động của doanh nghiệp, hơn nữa việc lựa chọn nguồn vốn phù hợp cũng góp phần giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với những khó khăn về thanh toán. Việc QLTC cũng giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn thêm hiệu quả, phối hợp được các lĩnh vực quản lý khác giúp cho hoạt động của doanh nghiệp. QLTC tốt cũng góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong các mối quan hệ, đồng thời giải quyết các mối quan hệ về lợi ích trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhưng bao trùm nhất vẫn là mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bởi doanh nghiệp nào cũng phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định. Đối với DNNN, Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và lợi ích của chủ sở hữu là lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp tư nhân, mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, mục tiêu là tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho các cổ đông. Đối với các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì đó là tối đa hóa giá trị thị trường của các cổ phiếu. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Tôn trọng luật pháp: Đây là nguyên tắc đầu tiên vì môi trường mà doanh nghiệp tham gia vào có sự có mặt của luật pháp. Doanh nghiệp dù muốn hay không muốn vẫn phải tôn trọng luật pháp. Nếu không cho dù tạm thời chưa gây nguy hại gì cho doanh nghiệp nhưng rất có hại cho tương lai phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh: Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc hoàn toàn phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Viêj thực hiện nguyên tắc này cũng hướng doanh nghiệp vào một loạt các biện pháp như: chủ động tận dụng khai thác nguồn vốn, bảo toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn, đầu tư tuân thủ theo những nguyên tắc của thị trường… Đây đều là những điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Nguyên tắc an toàn và hiệu quả: Nguyên tắc này cần được quán triệt trong mọi khâu của quá trình quản lý tài chính. Khi đưa ra một quyết định tài chính cần phải xem xét nhiều phương án, cân nhắc trên nhiều góc độ để đưa ra một phương án vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giữ chữ “tín” trong hoạt động tài chính: Đây không chỉ là nguyên tắc mà còn là tiêu chuẩn đạo đức cả trong hoạt động tài chính lẫn hoạt động kinh doanh. Giữ chữ tín thể hiện mong muốn hướng đến làm ăn lâu dài. Tuy giữ chữ tín nhưng đồng thời cần tỉnh táo đề phòng đối phương bội tín. 1.2.4. Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp Nội dung của quản lý tài chính chính là việc thực hiện các chức năng của quản lý tài chính, được thể hiện ở việc đảm bảo đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng huy động và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả. 1.2.4.1. Phân tích tài chính Để đương đầu với những thách thức trong kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định. Việc hoạch định thường có hai mức: cấp chiến lược và cấp chiến thuật. Phân tích tài chính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật. Không chỉ có thế, phân tích tài chính còn là công việc mà bất cứ đối tượng nào quan tâm đến doanh nghiệp đều không thể bỏ qua. Bởi thông qua phân tích tài chính có thể cho ta thấy được kết quả của công tác quản lý tài chính: đó là thực trạng tài chính, những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một quá trình mà nhà quản lý tài chính sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của một tổ chức, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để tiến hành phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: Từ thông tin nội bộ cho đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị, từ thông tin chung cho đến những thông tin về ngành kinh tế… Tuy nhiên, thường được sử dụng rộng rãi và cũng có thể đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp là các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn tin quan trọng bậc nhất trong phân tích tài chính. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính – được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo ngân quỹ (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Về phương pháp phân tích thì có nhiều phương pháp nhưng thường được sử dụng nhất vẫn là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Người ta có thể so sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp; so sánh với mức trung bình của ngành trong cùng kỳ để thấy hiện trạng tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác; có thể so sánh chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể; có thể so sánh chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các kỳ kế toán liên tiếp. Để áp dụng phương pháp này cần phải bảo đảm các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (về thời gian, không gian, đơn vị tính toán…) và xác định gốc so sánh thích hợp tùy theo mục đích phân tích. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này xem xét các mối quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu; dựa vào việc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu để đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Nhà phân tích có thể sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể so sánh theo không gian (so sánh với mức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Nội dung phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: Dựa vào Bảng cân đối kế toán có thể cho ta thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được đánh giá trên các khía cạnh: Đánh giá khái quát sự tăng giảm tổng tài sản, tổng nguồn vốn; mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp; phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Các khoản mục chủ yếu cần tiến hành phân tích bao gồm: Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận trước và sau thuế. Phân tích các tỷ số tài chính: Có bốn nhóm tỷ số tài chính cần phân tích: • Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trần Thị Lan Phương – QLKT46A 10 [...]... Phương – QLKT46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX 2 .1 Giới thiệu về VINACONEX 1 và bộ máy quản lý tài chính của Công ty 2 .1. 1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1) trước đây là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – VINACONEX. .. công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX và từ đó công ty mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 – VINACONEX 1 Theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29/8/2003 Bộ Xây dựng ra quyết định số 11 73/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước : Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam thành công ty cổ phần và từ đó tới nay công ty mang tên là Công. .. được Bộ Xây dựng thành lập từ năm 19 73 và chuyển đổi thành Công ty cổ phần từ tháng 9 năm 2003, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ Công ty cổ phần Xây dựng số 1 tiền thân là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng, được thành lập năm 19 73 có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La Đến năm 19 77, công ty được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, có... hàng kỳ; quản lý dự án, quản lý xây dựng các công trình, quản lý chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng; quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác thống kê - kế hoạch - Phòng Tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp việc cho Hội đồng Quản trị và giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – kế toán trong toàn công ty theo đúng quy chế tài chính và... số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà dân dụng Năm 19 93 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được đổi tên thành Liên hợp xây Trần Thị Lan Phương – QLKT46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Ngày 15 /4 /19 95 Bộ Xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công. .. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty Các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX bao gồm: - Chi nhánh VINACONEX 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà máy sản xuất gạch lát Terazzo - Khách sạn Đá Nhảy – Quảng Bình - Các đội xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10 , 11 , 12 , 14 , 16 ; Đội điện nước; Đội xe máy thi công - Các Ban chủ nhiệm công trình 2 .1. 4 Đặc điểm... đóng tại Xuân Mai – Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng Nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình Cuối năm 19 81 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội đựơc và được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân Hà Nội Năm 19 84 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 19 6/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng. .. công ty mang tên là Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX 1 (Vietnam construction joint stock company No1) - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 - Tên tiếng Anh: Construction joint stock company No 1 - Tên viết tắt: Vinaconex No .1 JSC - Trụ sở chính: Nhà D9 - đường Khuất Duy Tiến - phường Thanh Xuân Bắc - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04.8543 813 - 04.8544057 - 04.8543205... thực hiện các nhiệm vụ như công tác tiếp thị, công tác đấu thầu, công tác quản lý hợp động xây lắp, công tác quản lý kinh tế và công tác theo dõi, quản lý việc mua thiết bị cung ứng cho công trình - Phòng Thiết bị vật tư: Phòng Thiết bị vật tư có nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, công cụ thuộc tài sản công ty; và điều động theo quyết... thi công Thực hiện biện pháp thi công Nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư Bảo hành công trình Trần Thị Lan Phương – QLKT46A Đầu tư Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tài trợ 36 Quản lý Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 1 – VINACONEX (Nguồn : Phòng Kỹ thuật thi công) 2 .1. 4.2 Sản phẩm, dịch vụ Sản phẩm dịch vụ của công ty khá đa dạng, bao gồm: - Xây dựng . nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX . Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý. cứu công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần số 1 – VINACONEX, phân tích sơ bộ tình hình tài chính của Công ty để từ đó thấy được hiệu quả của công