Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.doc

20 1.2K 7
Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Trang 1

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trang 2

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng3.1 Một số giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam.

3.1.1 Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).

3.1.2 Đổi mới và hòan thiện hệ thống luật pháp 3.1.3 Tổ chức lại Doanh Nghiệp Nhà Nước.

3.1.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng tại các NHTM.

3.1.5 Xây dựng hệ thống phân tích, xếp loại doanh nghiệp thống nhất toàn ngành.

3.1.6 Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro.

3.1.7 Tăng cường và không ngừng lành mạnh hóa tình hình tài chính, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.

3.1.8 Một số giải pháp, kiến nghị khác.

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank.

3.2.1 Tăng cường và phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.3 Bảo hiểm tín dụng 3.2.4 Lập dự phòng rủi ro 3.2.5 Phân tán rủi ro.

3.2.6 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, hiệu quả 3.2.7 Đầu tư hệ thống hiện đại hóa ngân hàng.

3.2.8 Tăng cường cho vay trung và dài hạn.

3.2.9 Nâng cao chất lượng quản lý, quản trị kinh doanh ngân hàng.

3.2.10 Ngân hàng nên tăng cường thu thập thông tin để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay.

Trang 3

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

3.2.11 Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá tài sản bảo đảm, đăng kí giao dịch đảm bảo, phát mãi tài sản bảo đảm

3.2.12 Ngân hàng cần sớm tổ chức nghiên cứu, phân loại các chi nhánh theo nhóm.

3.2.13 Cần thiết tổ chức nghiên cứu phân loại cán bộ cho vay theo các cấp độ khác nhau.

3.2.14 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.1 Một số giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam.

Trang 4

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng3.1.1 Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).

Trung tâm thơng tin tín dụng là tổ chức do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thành lập, là đầu mối thu thập và cung cấp các thơng tin cho các tổ chức thành viên, khách hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với các mục đích:

 Giúp các tổ chức tín dụng cĩ thêm thơng tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng cĩ hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro tín dụng.

 Giúp NHNN nắm được chất lượng tín dụng ở các ngân hàng để cĩ đối sách kịp thời, giúp cho các doanh nghiệp cĩ thêm thơng tin cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên Trung tâm thơng tin tín dụng cũng cĩ hạn chế như chưa phân tích được những thơng tin mà nĩ được cung cấp cho người cĩ nhu cầu ở dạng tổng hợp, chưa kịp thời cịn cĩ nhiều thiếu sĩt.

Do đĩ, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng, NHNN cần cĩ quy định:

 NHNN Việt Nam ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho Trung tâm thông tin tín dụng ngành ngân hàng, quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác.

 Ngược lại Trung tâm thông tin tín dụng quy định chuẩn hóa toàn bộ thông tin đầu vào ( kể cả thông tin trong quá khứ của khách hàng vay) để các NHTM điều chỉnh chương trình phần mềm theo hướng thu thập thông tin hoàn toàn tự động cung cấp cho trung tâm

 Trung tâm nên triển khai kỹ thuật nhằm hỗ trợ các TCTD trong việc tra cứu trực tiếp thông tin tín dụng khách hàng trên trang

Trang 5

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

Web CIC một cách nhanh chóng, hiệu quả để các NHTM thu thập thông tin kịp thời phục vụ công tác thẩm định Xây dựng mức phí khai thác thông tin trên quan điểm là không nhằm mục đích kinh doanh thông tin mà là hoạt động công ích.

 Trung tâm thông tin tín dụng tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ do Hội sở các NHTM cung cấp thông tin tín dụng cho CIC với dư nợ của từng NHTM do Thanh tra NHTM cung cấp.

 Ngân Hàng Nhà Nước cần nâng cao cơ sở vật chất thích đáng để hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ngày càng được nâng cao.

 Tăng cường đội ngũ chuyên viên chuyên trách từ Trung Ương đến địa phương, đặc biệt sớm đào tạo đội ngũ nhân viên săn tin, chuyên gia phân tích.

3.1.2 Đổi mới và hòan thiện hệ thống luật pháp.

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các TCTD.

- Văn bản Luật và văn bản dưới Luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải được ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn cụ thể để Luật thực sự đi vào thực tiễn hoạt động ngân hàng Các Vụ, Cục của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cần trao đổi thống nhất trước khi trình Thống đốc ban hành các quyết định triển khai quy chế, quy định tránh tình trạng triển khai không đồng bộ và phải điều chỉnh bổ sung trong một thời gian ngắn.

3.1.3 Tổ chức lại Doanh Nghiệp Nhà Nước.

Nguyên nhân của việc xử lí nợ không thành công ở các NHTM là do các con nợ, phần lớn là các Doanh Nghiệp Nhà Nước không có động cơ

Trang 6

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

và nổ lực để trả nợ Do đó, cần phải xử lý tận gốc căn bệnh này là phải lựa chọn mô hình phù hợp, áp dụng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại Giải pháp hợp lí nhất là đẩy mạnh cổ phần hóa các Doanh Nghiệp Nhà Nước, nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, có những lợi thế của độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông,… mạnh dạn tái cơ cấu lại DNNN, chấp nhận để cho các DNNN thuê giám đốc điều hành và trả công lao động theo kết quả kinh doanh thực của doanh nghiệp Mặt khác, Chính phủ nên nhanh chóng cấp bù nợ không có khả năng thu hồi được của các DNNN nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM.

3.1.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng tại các NHTM.

- Thanh tra ngân hàng là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lí, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại của Ngân Hàng Nhà Nước Tuy nhiên, trong thời gian qua họat động của bộ máy thanh tra ngân hàng chưa bảo đảm về chất lượng Một trong những nguyên nhân là cán bộ thanh tra ngân hàng không phải là những người đã trải qua kinh nghiệm trong kinh doanh ngân hàng thương mại Hầu hết cán bộ thanh tra đều là cán bộ NHNN, chưa làm kinh doanh thương mại bao giờ Do vậy, chất lượng thanh tra không thể bảo đảm cho việc đạt mục tiêu là đánh giá được chất lượng tín dụng của các ngân hàng và biện pháp để xử lí các vấn đề đó Thanh tra ngân hàng nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

- NHNN nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực để thống nhất đánh giá, so sánh chất lượng tín dụng của các

Trang 7

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

ngân hàng thương mại Hệ thống chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước nguy cơ rủi ro cao Định kì hàng năm NHNN thu thập thông tin, tính tóan và thông báo các chỉ số trung bình của toàn ngành về chất lượng tín dụng để các TCTD tham khảo so sánh.

3.1.5 Xây dựng hệ thống phân tích, xếp loại doanh nghiệp thống nhất toàn ngành:

Trong toàn ngành cần thống nhất các tiêu chí đánh giá và xếp loại khách hàng (bao nhiêu hạng ), điều này giúp NHTM có thể tham khảo kết quả xếp loại một doanh nghiệp cụ thể của các TCTD khác Mặt khác Trung tâm thông tin tín dụng khi thu thập thông tin đánh giá tín dụng của doanh nghiệp từ các TCTD được xây dựng trên cùng một chuẩn sẽ thuận lợi trong tổng hợp kết quả và cung cấp thông tin cho các TCTD khác tham khảo.

3.1.6 Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:

Triển khai quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro theo quyết định 493 phù hợp yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng, một mặt đánh giá đúng chất lượng tín dụng của từng TCTD, mặt khác xác định kịp thời rủi ro tiềm ẩn và hạn chế thấp nhất thiệt hại.

3.1.7 Tăng cường và không ngừng lành mạnh hóa tình hình tài chính, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.

- Phải tăng vốn cho các DNNN để thu hẹp dần khoảng cách giữa nguồn vốn đi vay và vốn tự có của doanh nghiệp.

Trang 8

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

- Cần qui định rõ chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, giấp phép đăng kí kinh doanh Cơ quan cấp giấp phép phải chịu hòan toàn trách nhiệm trước pháp luật về tư cách pháp nhân cũng như năng lực và trình độ của doanh nghiệp đó Giấp phép kinh doanh và qui mô hoạt động phải phù hợp với vốn sở hữu và trình độ quản lí Thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập đối với các trường hợp vi phạm sau : buôn lậu, làm hàng giả…

- Cần cải tiến công tác kiểm tóan, giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì thực tế ở nước ta công tác kiểm toán vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ Nhân viên kiểm toán chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình song hoàn tòan không có trách nhiệm gì về mặt pháp lí đối với việc kiểm tra Bên cạnh đó các kiểm toán viên vẫn chưa hiểu nhiều về hoạt động của doanh nghiệp.

Do vậy, nhà nước cần đưa ngay công tác kiểm tóan bắt buộc vào chế độ quản lí đối với doanh nghiệp thay cho chức năng kiểm toán viên của nhà nước nhằm tránh những nguyên nhân sai phạm trong công tác kế toán, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng quan tâm, thoải mái hơn trong việc cho vay.

3.1.8 Một số giải pháp, kiến nghị khác.

- Chính phủ cần phổ biến kịp thời tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của từng ngành trong từng thời kì cho các NHTM để họ có những căn cứ, thông tin cập nhật liên quan đến việc thẩm định và ra quyết định cho vay đối với từng dự án Oån định và cụ thể định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, từng vùng, từng địa phương tạo thuận lợi cho công tác thẩm định và quyết định cho vay.

- NHNN cần kết hợp với các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo về công tác thẩm định để trao đổi thông tin kinh nghiệm

Trang 9

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

với các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kĩ năng và phương pháp thẩm định.

- Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của các ngân hàng, tránh gò ép cho vay đối với những dự án mà ngân hàng đã thẩm định và từ chối cho vay.

- Cần đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển thị trường chứng khoán tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng thu hút vốn đầu tư.

- Ban hành các qui định tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thành lập các công ty thẩm định giá, đồng thời mở rộng điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định không chỉ giới hạn đối với Doanh Nghiệp Nhà Nước.

- Hiện nay việc đăng kí giao dịch bảo đảm vẫn phải thực hiện tại các cục đăng kí quốc gia giao dịch bảo đảm Bộ Tư Pháp Vì vậy, cần thành lập các chi nhánh cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc sở tư pháp tại các địa phương để thuận tiện cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Nâng cao vai trò của NHTW trong việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp Ngòai ra, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củ các NHTM, việc tạo lập và duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cũng như sự hỗ trợ của nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

- Sớm ban hành cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện việc đấu giá để phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay

- Sớm hoàn thành cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện phương thức đấu giá để phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay theo qui định bảo đảm tiền vay của Chính phủ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Trang 10

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng3.2 Một số giải pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank.

3.2.1 Tăng cường và phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

- Tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu thu nhập, giảm bớt quy mô hoạt động dịch vụ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thống, ngân hàng nên thực hiện các hoạt động đầu tư : đầu tư vào chứng khóan, giấy tờ có giá, vào trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, tín phiếu kho bạc vừa sinh lợi vừa đảm bảo an toàn và nhất là hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhằm thực hiện khả năng thanh khoản cao.

- Hiện nay cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn hạn chế, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động này vì đây là lĩnh vực tiềm năng Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần:

 Định hướng đầu tư để đưa ra mục tiêu và chương trình cho vay tiêu dùng một cách cụ thể và quán triệt trong bộ phận các CBTD hiểu và thực hiện chương trình này.

 Ngân hàng cần coi cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của mình Vì vậy, một chính sách tín dụng riêng cho mục đích này cần được xây dựng và để thực hiện những chính sách đó thì ngân hàng cần thành lập ra một quỹ cho vay tiêu dùng và một nhóm CBTD chuyên trách là cần thiết CBTD cần phải được trang bị thêm kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kỹ năng phỏng vấn khách hàng để tìm kiếm thông tin và đánh giá thu nhập của khách hàng…

 Ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp thông qua người đại diện doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người

Trang 11

Chương 3: Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng

đại diện doanh nghiệp về các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp này Hình thức cho vay qua đầu mối có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực cho ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng và đánh giá khách hàng và quan trọng hơn cả là đảm bảo cho việc thanh toán của khách hàng Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phát triển cho vay trực tiếp bằng cách chủ động lựa chọn và tiếp cận trực tiếp các khách hàng nhằm thiết lập thông qua các hình thức gửi thư, điện thoại, tờ rơi.

 Với mục đích đa dạng hóa các loại hình cho vay tiêu dùng, trong thời gian tới, ngân hàng ngoài việc củng cố các loại hình cho vay tiêu dùng hiện có, cần đưa ra một số loại hình cho vay mới như cho vay trả góp để mua những vật dụng đắt tiền (như xe ôtô, các thiết bị gia đình khác…) hoặc để trang trải các khoản nợ của hộ gia đình và phát hành các loại thẻ mới như thẻ ghi nợ, thẻ liên kết nội địa, thẻ công ty và triển khai hệ thống ATM quốc tế.

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo hướng tăng cường công tác đào tạo thông qua đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn để bổ sung, cập nhật kiến thức cho cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nhằm đào tạo, bổ sung các kiến thức về ngân hàng về quản trị kinh doanh, về ngoại ngữ, về các nghiệp vụ mới… cho các cán bộ nhân viên của Ngân hàng, cần tiếp tục phát huy và phát triển Đây là mô hình đào tạo hiệu quả, có tính thực tiễn rất cao Bên cạnh đó thường xuyên bồi dưỡng, trao dồi tư tưởng đạo đức, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức đến đội ngũ cán bộ trong đơn vị TCTD, có biện pháp quản lý hiệu quả, tổ chức và phân công công việc phù hơpï Ngòai ra, ngân hàng cũng phải có chế độ khen thưởng, đãi ngộ thích hợp nhằm khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cho những cá

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan