1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn Một số biện pháp dạy trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết trương mẫu giáo tân tiến

21 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Tuy kinh nghiệm chưa nhiều trongviệc dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn, nhưng nắm được đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ : Trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, sinh động… Và đểtrẻ tiếp thu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI

TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 TUỔI

LÀM QUEN CHỮ VIẾT

Người viết : TRẦN THỦY THẢO NGUYÊN

Trang 3

Chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ nói và viết nó tồn tại song song và cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tựnhiên, theo chiều hướng tốt nếu như điều kiện môi trường xung quanhthuận lợi, có sự tác động phù hơp trong giáo dục về phương pháp cũngnhư hình thức tổ chức Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn – lứa tuổi bắt đầulàm quen chữ viết Vậy làm thế nào để trẻ học tốt, thuộc nhanh chữ cái?Điều đó làm Tôi băn khoăn suy nghĩ Tuy kinh nghiệm chưa nhiều trongviệc dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn, nhưng nắm được đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ : Trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, sinh động… Và đểtrẻ tiếp thu tốt chữ cái, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp dạytrẻ 5 tuổi làm quen chữ viết”, với mong muốn đưa những biện pháp mới

lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng, nhanhchóng và đạt kết quả tốt

II/ Khảo sát thực trạng:

Nhìn chung, việc cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết là mộthoạt động hết sức quan trọng, là cái cơ bản để một đứa trẻ khi bước vàolớp 1 không quá ngỡ ngàng với các chữ cái.Bản thân Tôi và các đồngnghiệp không ngừng học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với nhau

Trang 4

để có những biện pháp cũng như hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo đểtrẻ có nhiều cơ hội nắm vững chữ viết Thực tế ở lớp tôi phụ trách có55% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻnhận thức chậm chiếm 15%, có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 30% sốtrẻ nhút nhát, 10 % số trẻ còn thụ động.Trên cơ sở đó bản thân tôi đãkhông ngừng suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu để làm thế nào để trẻ cónhững giờ học làm quen chữ viết hay, hấp dẫn và mục đích sau cùng vẫn

là kết quả trên trẻ

Tuy nhiên, hiện nay việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở cácTrường Mẫu Giáo còn gặp nhiều khó khăn do mong muốn bất hợp lí củacác bậc phụ huynh vượt quá sự cho phép của trường, của sở, của BộGiáo Dục và Đào Tạo và còn rất nhiều vấn đề bất cập khác, với một sốđiều kiện thuận lợi và khó khăn như sau :

1 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện choviệc dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất :

+ Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục

vụ hoạt động "Làm quen chữ viết"

Trang 5

+ Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên kịp thời về chuyên môn.

- Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi thao giảng,kiến tập môn làm quen chữ viết do trường tổ chức

- Đa số phụ huynh đều quan tâm đến tình hình học tập của cáccháu

2 Khó khăn :

- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình Một phần

là do tình hình dân trí của phụ huynh còn thấp nên chưa tích cực phốihợp với giáo viên trong việc dạy trẻ làm quen với chữ viết

- Có một số trẻ nói ngọng, nói đớt nên ảnh hưởng đến việc phát âmcủa trẻ khi làm quen chữ viết

- Khoảng 2/3 số trẻ chưa mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tậpgặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp thu kiến thức về chữ viết nói riêng do

cô truyền đạt chậm hơn rất nhiều so với trẻ đã qua mẫu giáo nhỡ

- Một số trẻ quá hiếu động hoặc quá thụ động cũng ảnh hưởng đếnviệc học tập nói chung cũng như việc làm quen với chữ viết

- Qua khảo sát đầu năm 60% trẻ ở lớp nhận biết chữ cái chậm

Trang 6

Do thấy được những thực tế đó, Tôi đã suy nghĩ và tìm ra các biện phápgiúp trẻ nhận biết nhanh, ghi nhớ lâu các chữ cái một cách tích cực.

III/ Nội dung các biện pháp tiến hành:

 Tổ chức các hoạt động trong ngày ở Trường Mẫu giáo đều có thểdạy trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết, việc sử dụng dụng cụ trực quan làyếu tố không thể thiếu trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốtkhi được trực tiếp tri giác các đối tượng Dụng cụ trực quan nếu càngđẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn

- Nắm bắt được điều này khi cho trẻ làm quen chữ viết tôi thường sửdụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ, là vật thật với màu sắc đẹp, đạtthẩm mỹ, kích thước phù hợp lý với trẻ

+ Ví dụ: khi dạy trẻ làm quen với chữ cái h – k, chủ đề : “Thế giớithực vật”, Tôi chọn đối tượng dạy trẻ là cho trẻ xem quả hồng– quả khế.Với việc được quan sát vật thật là quả hồng và quả khế, trẻ rất tích cựcchú ý vì không những trẻ được học chữ h – k qua băng từ có chứa chữ h-

k từ hai quả này mà trẻ còn biết được đặc điểm, lợi ích của chúng Thôngqua đó trẻ ghi nhớ 2 chữ h – k nhanh và khắc sâu hơn

Trang 7

- Tổ chức hoạt hoạt động “Làm quen văn học” cũng tạo cơ hội cho trẻ

"Làm quen chữ viết":

+ Ví dụ : Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” côkết hợp kể với rối, yêu cầu trẻ đặt tên cho câu chuyện, sau khi thống nhấttên câu chuyện, cho trẻ xem băng từ và đọc lại tên câu chuyện, cô có thểlồng ghép "Làm quen chữ viết", hỏi trẻ những chữ cái đã học có trongbăng từ hoặc giới thiệu những chữ cái mới mà trẻ chưa được học cótrong băng từ, qua đó giúp trẻ khắc sâu chữ cái đã học và ghi nhớ chữ cáimới

- Tổ chức hoạt động khám phá khoa học (xã hội) cũng giúp trẻ khắc sâuchữ cái đã học và làm quen với những chữ cái mới:

Ví dụ : Khi cho trẻ làm quen với một số loại hoa, cô cho trẻ quansát hoa thật, trẻ đọc tên, nhận biết một số đặc điểm, mùi hương của hoa,cho xem băng từ và nêu những chữ cái đã học và làm quen với nhữngchữ cái mới

 Qua trò chơi khi tổ chức hoạt động "Làm quen với toán", "Giáo dục âm nhạc" cũng giúp trẻ "Làm quen chữ viết" :

Trang 8

+ Ví dụ : Khi dạy trẻ “đếm đến 5, thêm bớt trong phạm vi 5, nhậnbiết chữ số 5” chủ đề “Thế giới động vật”, với trò chơi “Tìm đúng tênnhà” : mỗi trẻ cầm 1 thẻ số tùy ý( 3, 4, 5), cô với trẻ cùng đi chơi và hát,khi có hiệu lệnh tìm đúng tên nhà các trẻ chạy nhanh tìm nhà có tên với

số chữ cái tương ứng với thẻ số của mình (trẻ cầm thẻ số 5 thì chạy vềnhà có tên “con gà”), sau khi cô cùng trẻ kiểm tra xem các bạn có tìmđúng tên nhà hay chưa ?, cho trẻ đếm các chữ cái có trong tên ngôi nhà,kết hợp hỏi trẻ những chữ cái đã học và làm quen những chữ cái mới cótrong tên từng ngôi nhà

+ Ví dụ : Qua trò chơi sáng tạo của cô “ Ai giỏi nhất” cô cho trẻchơi lần 5 trẻ cùng đi chơi vòng tròn và cô bắt đầu hát, khi cô hát nhỏ thìtrẻ chạy nhanh về nơi có chữ các đã học, nếu cô hát to thì trẻ chạy nhanh

về nơi có chữ cái chưa học.Qua trò chơi trẻ khắc sâu hơn những chữ cái

đã học và làm quen được một vài chữ cái mới

Hoặc sưu tầm một số trò chơi :

* Trò chơi 1 : “Ngôi sao may mắn”

Trò chơi này chơi ở chủ điểm : Thế giới động vật, ôn chữ cái o-ô-ơ

Trang 9

- Chuẩn bị : máy vi tính, các hình ảnh về các con vật : con bò, gà

trống, con lợn được lồng vào sau hình ảnh ngôi sao 5 cánh

- Cách chơi : chia thành 2 đội ngồi ghế, trên màn hình là hình ảnh

1 ngôi sao có 5 cánh có số từ 1-5, trẻ sẽ chọn lần lượt từng cánh sao từ số1đến số 5 cô nhấn chuột hiện lên hình ảnh, trẻ sẽ lắc xắc xô để trả lời tênhình ảnh và tìm chữ o-ô-ơ có trong hình ảnh đó mỗi lần tìm đúng chữ cáio-ô-ơ sẽ chuyển màu và đội đó sẽ được thưởng 1 bông hoa cứ như vậyđến hết 5 cánh sao thì xuất hiện cả 5 hình ảnh->trẻ sẽ nói tên đó là cáccon vật nuôi trong gia đình

- Luật chơi : Đội nào lắc xắc xô trước sẽ được quyền trả lời.

*Trò chơi 2 :Vận chuyển hàng tết, chơi ở chủ điểm “ Tết và mùa xuân ”

chữ cái h-k

- Chuẩn bị : Những gói quà tết có dán từ kèm theo như bánh

chưng, kẹo, dưa hấu, (Những mặt hàngtrong ngày tết do cô và trẻ làmđóng gói ) kể cả những gói hàng không chứa chữ cái h-k để trẻ có sự sosánh và tìm đúng

Trang 10

- Cách chơi : chia trẻ làm 2 đội thi vận chuyển hàng tết, đội nào

vận chuyển được nhiều hàng có từ chứa chữ cái h-k theo yêu cầu sẽthắng cuộc

- Luật chơi : Tiếp sức cho nhau.

* Trò chơi 3 : Đố bé biết?

- Chuẩn bị: Một miếng ghép lớn có hình, xung quanh là một số

miếng ghép nhỏ, miếng ghép lớn sẽ chứa một hình ảnh chính của chủđiểm Ví dụ chủ điểm “PTGT”, miếng ghép lớn sẽ là hình ảnh xe ô tô,những miếng ghép nhỏ sẽ các bộ phận của xe ô tô (có từ kèm theo) nhưbánh xe, dụng cụ của nghề giáo viên như bút, phấn, bảng,…

- Cách chơi: Cô sẽ đưa ra mỗi câu đố hoặc một gợi ý về miếng

ghép Trẻ sẽ đoán đúng, mở miếng ghép ra, có hình ảnh kèm theo từ cóchứa chữ cái đã học, ví dụ “bánh xe” có chữ a, hay “vô lăng” có chữ ă…Trẻ nào tìm đúng chữ cái đã học đó sẽ được thưởng một bông hoa Khinào tất cả các miếng ghép nhỏ được mở ra sẽ hiện ra hình ảnh trongmiếng ghép lớn là xe ô tô, trẻ sẽ tìm chữ a trong từ “xe ô tô”

- Luật chơi: Một miếng ghép nhỏ đoán đúng sẽ được thưởng một

bông hoa

Trang 11

Một miếng ghép lớn đoán đúng sẽ được thưởng hai hoa.

- Cô và trẻ cùng chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi cho giờ học :

+ Ví dụ : Trẻ làm những chiếc bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cốm,thiệp chúc mừng năm mới, trang trí hoa đào, hoa mùa xuân tô màu theo

ý thích cùng cô để dạy trẻ tiết "Làm quen chữ viết": l-m-n chủ điểm :

“Tết và mùa xuân ”

Bởi với việc trẻ tự làm ra các sản phẩm hay cùng với sự giúp đỡ của côthì trẻ cũng rất thích vì đó là của trẻ, do trẻ tự làm ra trẻ khắc ghi nhanhchữ cái và nhớ rất lâu

+ Ví dụ : trong chủ điểm :”Gia đình” cho trẻ làm quen với chữ cáie-ê.Trẻ tự vẽ chân dung mẹ mình tô màu đẹp, cô dán lên bìa viền xungquanh và đã tạo thành một bức tranh đẹp có gắn từ :”Mẹ bé ” để trẻ làmquen với “chữ e” hoặc trẻ sưu tầm những đồ dùng dán vào tranh cô gắnchữ : Bếp ga” để trẻ làm quen với “chữ ê” một dụng cụ nhà bếp trong giađình

 Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết như thế nào

để phù hợp với trẻ, gây hứng thú cho trẻ đồng thời giúp trẻ nhớ nhanhchữ cái lại là khó Song Tôi xin được mạnh dạn trình bày một vài kinh

Trang 12

nghiệm nhỏ của mình khi xây dựng môi trường cho trẻ làm quen chữ viết

ở lớp Tôi trang trí lớp, các góc chơi theo chủ đề tạo được môi trườngtrực quan sinh động và thường xuyên giúp trẻ có khả năng tiếp thu chữviết nhanh hơn, có sự thay đổi thường xuyên, kịp thời theo các chữ dạy,

từ đó trẻ làm quen chữ cái không chỉ trong giờ học mà còn ở mọi lúc,mọi nơi Bất kể một đồ dùng, đồ vật nào có trong lớp tôi đều dán các từchỉ tên kèm theo, từ đồ dùng học tập, vệ sinh của trẻ, đồ dùng trưng bàytheo chủ đề của cô

+ Ví dụ : ở chủ đề “PTGT” cô trưng bày những PTGT, tranh ảnh

về PTGT, ở các góc đặc biệt là góc học tập cô dán các chữ “h-k” hoặcđến chủ đề “ tết và các mùa” cô sẽ thay đổi bằng tranh về mùa xuân,chưng dĩa bánh ngày tết thay đổi chữ cái ở góc học tập “s-x”, dán chữcái vào bảng bé ngoan, ca uống nước, khăn lau mặt của trẻ, dán tên vào

vở học, bàn chải đánh răng của trẻ

 Tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc:

+ Ví dụ : qua sản phẩm trẻ làm được từ các nhóm chơi như : tranhcát, tranh hột hạt, các loại vỏ sò, vỏ trứng, tranh từ lá cây…Cô gợi ý chotrẻ đặt tên cho sản phẩm của mình và gắn tên cho những bức tranh vừa

Trang 13

đặt tên, trẻ đọc tên và nêu được những chữ cái đã học và làm quen vớichữ cái mới có trong tên bức tranh.

+ Ví dụ : Trong góc học tập cho trẻ chơi đôminô các chữ cái hoặccho trẻ đếm các thẻ chữ cái, ghép các nét chữ cái

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tửcũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ tiếp thu bài học màtrong đó có hoạt động LQCV :

Ví dụ : khi lên tiết dạy LQCV cô chuẩn bị những hình ảnh động đẹp,sinh động, thu hút trẻ, cũng có thể là những đoạn phim có cả hình ảnhđộng và âm thanh tạo cho trẻ sự tập trung chú ý.Từ những hình ảnh kếthợp với những chữ cái sắc nét, trình chiếu sinh động giúp trẻ ghi nhớ tốthơn chữ cái

 Sử dụng một số bài đồng dao mà trẻ đọc thường có những âmđiệu, vần điệu dễ nhớ mà qua đó có chứa nhiều các chữ cái như bài: Nu

na nu nống

- Tôi có thể vận dụng cho trẻ ôn chữ cái n để rèn cách phát âm n rấtnhiều thông qua bài này, đồng thời sửa được ngọng cho những trẻ nóingọng n – l

Trang 14

Hay bài : “Đi cầu đi quán ”

Bài đồng dao này trẻ được luyện phát âm chữ đ

- Với thơ : Qua bài thơ : "Bé làm bao nhiêu nghề ” trẻ gạch chân chữ cáiu-ư ở chủ đề "Một số ngành nghề"

“Bé làm bao nhiêu nghề Chữa bệnh cho mọi người

Xây nên bao nhà cửa Xúc cơm cho cháu bé

Bé chơi làm thợ mỏ Một ngày ở nhà trẻ

Đào nên thật nhiều than Bé làm bao nhiêu nghề

Bé chơi làm thợ hàn Chiều mẹ đến đón về

Nối nhịp cầu đất nước Bé lại là cái cún ”

Bé chơi làm thầy thuốc

Trang 15

- Và còn rất nhiều bài đồng dao khác nữa có thể giúp trẻ tiếp thu chữ cái

dễ dàng và nhớ lâu

+ Ví dụ : qua bài thơ "bé ơi" bé gạch chân chữ cái "a-ă-â" ở chủ đề

"bản thân"

Bé ơi bé này."

+ Ví dụ : qua bài thơ "Cây thược dược" bé gạch chân các chữ cái

"b-d-đ" ở chủ đề "Thế giới thực vật"

Trang 16

IV/ Kết quả thực hiện:

- Với việc áp dụng những biện pháp dạy trẻ làm quen chữ viết, trẻ lớpTôi học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu và khắc sâunhững chữ cái đã được học

Qua khảo sát của lớp, tôi thấy 90% trẻ nhớ nhanh, chính xác các chữ cái,phát âm chính xác các chữ cái, 87% trẻ tìm nhanh, chính xác các chữ cáitrong từ trọn vẹn, 85% trẻ tìm nhanh, chính xác các chữ cái thông quacác bài thơ, câu truyện, 100% trẻ hứmg thú trong giờ học Giờ học "Làmquen chữ viết" diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu các chữ cái mộtcách nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ có nhiều tiến bộ, những câutrả lời của trẻ rõ ràng, mạch lạc, điều này cũng góp phần cho những hoạtđộng khác đạt kết quả tốt hơn

- Về bản thân, qua quá trình thực hiện, tôi cảm thấy mình nắm vững vànâng cao hơn về chuyên môn, đặc biệt là có thêm nhiều biện phápphương pháp dạy trẻ hấp dẫn, linh hoạt, sáng tạo và tự tin hơn rất nhiềutrong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ

V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến :

Bài học kinh nghiệm :

Trang 17

Để có nhiều biện pháp dạy trẻ nắm bắt nhanh và khắc sâu các chữ cái,bản thân cần :

- Nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ viết

- Có đủ bộ chữ cái chuẩn về mẫu

- Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả

- Xây dựng môi trường chữ viết đẹp, hấp dẫn, phù hợp với trẻ

- Sưu tầm các trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn trẻ

- Luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứngthú cho trẻ

- Luôn gần gũi, quan sát trẻ để nắm bắt được tình hình, khả năngcủa trẻ để có những biện pháp hợp lí trong việc dạy trẻ đảm bảo tínhkhoa học, tính sư phạm

- Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi

- Đầu tư soạn giáo án và chuẩn bị giáo cụ chu đáo hơn trước khi lêntiết dạy - Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen chữcái theo chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với khả năngtrẻ và điều kiện cụ thể của địa phương để phát huy hết tính tích cực

ở trẻ

Trang 18

- Không ngừng quan sát, ghi chép để theo dõi đánh giá quá trìnhphát triển những kĩ năng cần thiết cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điềuchỉnh kịp thời các biện pháp giáo dục cụ thể đến với từng cá nhân trẻ.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh

- Phải yêu nghề, yêu trẻ, có tâm huyết với nghề

Trên đây là một số kinh nghiệm của Tôi trong năm học vừa qua Kinhnghiệm đã được phổ biến cho các bạn đồng nghiệp trong trường cùngtham khảo, có thể còn rất nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của cấp trêncũng như của các bạn đồng nghiệp để Tôi có nhiều kinh nghiệm hơntrong việc dạy trẻ làm quen chữ viết

Trang 20

*Ý KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC HỘI THI GVDG CẤP THỊ

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 29/03/2015, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w