Sáng kiến kinh nghiệm: Để học tốt tiết luyện nói trong môn ngữ văn lớp 6Chương 1:Lí do chọn đề tài a/ Cơ sở lý luận : Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan tr
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm: Để học tốt tiết luyện nói trong môn ngữ văn lớp 6
Chương 1:Lí do chọn đề tài a/ Cơ sở lý luận :
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học
Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường
Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định , gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( lời, mạch lạc, liên kết, các nghi thức lời nói, quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn, ) Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội
b/ Cơ sở thực tiễn :
Ông bà ta từng dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “ Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói Điều này cho
thấy noi cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày Trên thưcï
tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời Thông thường,
cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua
Trang 2nghe ,nói, Và có một thưc tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết lắng nghe, thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản
2/ Mục đích đề tài :
Ở chương tình Ngữ Văn lớp 6 bố trí tất cả là bốn tiết luyện nói Mặc dù số giờ luyện nói là khá ít nhưng nếu giáo viên bỏ qua hoặc lơ là những tiết học này thì chắc chắn những em học sinh đầu cấp này sẽ không phát huy được năng lực nói của mình Chính vì thế, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết luyện nói đối với học sinh lớp 6, trong phạm vi hạn hẹp cuả đề tài nghiên cứu này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ những điều bản thân đã lĩnh hội được trong quá trình giảng dạy những tiết luyện nói trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành
3/ Lịch sử đề tài :
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu việc giúp học sinh học tốt các phân môncủa Ngữ Văn như học tốt Văn, Tiếng Việt, hay Tập làm văn ở tất cả các khối lớp Thế nhưng lại chưa có một tài liệu nào đề cập đến vấn đề nâng cao kỹ năng nghe nói cho học sinh Do đó, đây là đề tài khá mới mà bản thân tôi muốn tìm hiể để tìm ra một giải pháp có thể giúp việc luyện nói của học sinh, nhất là học sinh lớp 6 được hiệu quả hơn, đồng thời góp phần trang bị cho đối tượng học sinh này những kỹ năng liên quan đền việc tạo lập bài văn miêu tả, kể chuyện mà các em được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6
4/ Phạm vi đề tài :
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi tìm hiểu các tiết luyện nói của sách giáo khoa Ngữ Văn 6, và áp dụng cho các em học sinh lớp 6/4, 6/5, 6/6 của trường THCS Mỹ An- huyện Thủ Thừa đầu năm học 2005- 2006
Trang 3CHƯƠNG HAI NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1/ Thực trạng đề tài :
Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 được áp dụng cho đến thời điểm này đã bước sang năm thứ 4 Chương trình nới của sách đặc biệt chú trọng , nhấn mạnh : “ trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng
sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học” Nhưng trên thực tế thì thời gian 4 năm chưa đủ để giáo viên Ngữ Văn có thể thực hiện trọng tâm đó một cách hoàn chỉnh, nhất là khi dạy những học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng mà học sinh ít có điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp như học sinh ở vùng thành thị
Ở ba lớp 6/4, 6/5 và 6/6 trường THCS Mỹ An, với tổng số học sinh là 120 nhưng đều nằm trong trường hợp đó Phần lớn các em đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn, có tâm lý e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói trước đông người Các em lại ở nhiều trường tiểu học, cùng về học dưới ngôi trường THCS, chính vì thế việc bộc lộ của các em tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra là một điều tương đối khó, mặc dù trong cuộc sống các em ăn nói khá lưu loát Một lớp học 34
em thì chỉ có khoảng từ 5 – 6 học sinh là có thể tương đối tực tin bộc lộ với giáo viên và học sinh khác Và 5-6 em đó lại là những cán bộ lớp với học lực khá giỏi Chắc chắn với điều kiện như trên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên khi tổ chức cho học sinh học những tiết luyện nói
2/ Nội dung cần giải quyết :
a/ Cơ sở thực tế :
Trong sinh hoạt học đường , chúng ta không có tham vọng đào tạo những nhà hùng biện, nhưng ít ra cũng luyện cho các em học sinh diễn đạt được ý mình
Trang 4một cách gãy gọn và trôi chảy, có thể truyền đạt một cách hoàn hảo ý tưởng của mình là chì khoá để thành công trong cuộc sống Vấn đề quan trọng cần phải giải quyết khi hướng dẫn các giờ luyện nói cho các em học sinh lớp 6 là tiếp tục rèn luyện cho các em kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày Cụ thể giúp các em :
- Biết cách phát biểu miệng, quan điểm, ý kiến cá nhân
- Biết trình bày trước tập thể ý kiến cá nhân theo đề cương đã chuẩn bị trước một vấn đề nào đó Ví dụ như tạo cơ hội cho học sinh trình bày trước tập thể bài văn kể chuyện đời thường, về cách vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả và về bài văn miêu tả có chủ đề gắn với những sinh hoạt gần gũi Các nội dung luyện nói này đều tập trung vào trọng tâm chương trình Tập làm văn là hai kiểu bài kể chuyện và miêu tả, nhằm tăng cường rèn luyện cho các
em các kỹ năng liên quan đến việc tạo lập bài văn miêu tả, kể chuyện
b/ Cơ sở lý luận :
Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng nói trong chương trình Ngữ Văn THCS là giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc Tiếng Việt tương đối thành thạo Đây cũng là sự cụ thể hoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết vào thực tiễn dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông Thực hiện tốt trọng tâm đưa ra cũng chính là thay đổi cách dạy theo xu hướng quốc tế, góp phần làm cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao
3/ Biện pháp giải quyết :
Để hoàn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế đã đã lamø, tôi xin trình bày những biện pháp chính đã áp dụng như sau :
a/ Chú trọng việc luyện nói của học sinh ngay từ đầu năm học, trong tất cả các giờ Ngữ Văn, kết hợp với rèn luyện các kỹ năng khác.
Trang 5Giáo viên Ngữ Văn khó có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh nếu chỉ trông chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng nói cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp đề có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ Tuy nhiên với số lượng 4 tiết là rất khiêm tốn Cụ thể ở lớp 6, các tiết luyện nói được phân bố :
- Luyện nói kể chuyện ( bài 7, bài 10 )
- Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả ( bài 20 )
- Luyện nói về văn miêu tả ( bài 23 )
Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ gặp không ít trở ngại khi tổ chưa các giờ học Vậy nên chú trọng việc luyện nói cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực hiện được vì việc này không quá khó nhất là khi giáo viên Ngữ Văn thực sự muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện nói Chú trọng đến việc tập nói cho học sinh có thể thực hiện theo những cách như :
Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ
Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiên, giáo viên Ngữ Văn cần thiết lập tốt mối quan hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Ngữ Văn, điều này là cơ sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau Giáo viên có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình, cũng là cơ
sở để các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ tên, tuổi, sở thích Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làm được như vay thì giáo viên Ngữ Văn đã phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu miệng
Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các kỹ năng khác :
Trang 6Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kỹ năng nói cho học sinh thông qua những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài Đặt những câu hỏi kích thích óc tư duy và sự phản xạ Những câu hỏi có ích lợi nhiều nhất là những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời một cách ngắn gọn là “ có” hay “ không” được, giáo viên nên dùng 6 loại vấn ngữ : AI ? TẠI SAO ? NHƯ THẾ NÀO ? Ở ĐÂU ? LÚC NÀO? CÁI GÌ ? Thực tế , nếu giáo viên đặt những câu hỏi quá khó thì học sinh khó trình bày ý kiến của mình một cách trọn vẹn được Câu hỏi nên đi từ đơn giản đến phức tạp để tập cho các em biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin Giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh phát biểu suy nghĩ trong khi phát biểu và cả trong thảo luận, ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hoàn toàn chính xác Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi cần tránh trong nói tiếng Việt về chính
âm và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe
Theo kinh nghiệm của các GVNV, hiệu quả của việc luyện nói cho học sinh cao hơn hẳn khi giáo viên quan tâm và tạo điều kiện cho các em được tập nói trong các giờ học như trên
Phát huy kỹ năng nói trong sinh hoạt hàng ngày:
Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng trong những giờ học, theo ý kiến của bản thân tôi, giáo viên cũng nên tiếp xúc với học sinh trong những lúc ngoài giờ lên lớp Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm
tư, nguyện vọng của các em, ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em thaí độ tự tin, mạnh dạn Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì các em vốn rất nhút nhát và không dám trao đổi với thầy cô trong cuộc sống đã có sự thay đổi, các em dần dần bớt e ngại, rụt rè và trở nên dạn dĩ hơn, tiếp xúc với giáo viên một cách tự nhiên hơn Thiết nghĩ, mục đích của các tiết luyện nói nhằm giúp cho các em có thể tự tin trình bày ý kiến của mình, và chúng ta tập cho học sinh sự tự tin để các em khỏi ngỡ ngàng khi bắt đầu vào tìm hiểu các giờ luyện nói
Trang 7b/ Cho học sinh ý thức được vai trò của các giờ luyện nói:
Tiết luyện nói đầu tiên ở bài 7 mang tên luyện nói kể chuyện và tiết thứ 2 cũng cùng chủ đề này nằm ở bài 10 Giáo viên Ngữ văn nên cho học sinh ý thức được vai trò của những giờ luyện nói ngay trong tiết đầu tiên, vì các học sinh còn rất lạ lẫm với giờ học này nên giáo viên làm cho các em thấy được bên cạnh việc học những tri thức văn, tiết Việt, tập làm văn… Nhằm nâng cao kỹ năng đọc, viết tiếng Việt được thành thạo, thì việc nói cũng không kém phần quan trọng, là công
cụ giao tiếp và là chìa khóa cho sự thành công của cuộc sống Cũng nên làm cho học sinh ý thức được đây là những giờ học quan trọng bằng cách đưa ra những yêu cầu cụ thể mà các em cần phải đạt được như phải nói được theo một đề tài soạn sẵn, có sự đánh giá của giáo viên… Từ việc giáo dục đó khiến các em học sinh có động lực để phấn đấu hơn trong những lần luyện nói, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức giờ luyện nói đạt hiệu quả
c/ Hình thành những chuẩn mực nói cần phải đạt đến:
Công việc này cũng được thực hiện ngay trong tiết “luyện nói kể chuyện” ở bài 7 và được nhắc lại nhiều lần chẳng những trong giờ luyện nói sau mà cũng cần tích hợp ngay khi có điều kiện Mục đích của việc làm này là để các em có thể thấm nhuần, thuộc lòng những tiêu chuẩn và thực hiện theo Những chuẩn mực cần cụ thể, rõ ràng để các em dễ tiếp thu, được ghi vào vở:
- Phải có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi nói
Thông thường, giáo viên ngữ văn yêu cầu học sinh phải chuẩn bị dàn bài, dàn bài nên ngắn gọn, nêu được các ý chính và học sinh sẽ dựa vào dàn bài để nói Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, mặc dù việc lập dàn bài sẽ làm cho học sinh phải nói theo những ý chính chứ không thể nhìn theo đó mà đọc được, nhưng các
em học sinh lớp 6 thì khó có thể nói tốt nếu thực hiện theo cách đó Vì với trình độ của các em, các em sẽ khó diễn đạt thành nhiều ý khác nhau từ một ý chính, có chăng thì các em sẽ nói theo ý chính đó chứ không phát triển ý thêm được Do đó,
Trang 8thiết nghĩ nên chăng phương pháp lập dàn bài ta nên áp dụng cho đối tượng học sinh lớn hơn như lớp 8, lớp 9, còn đối với các em lớp 6 và lớp 7, ta cho phép các
em được chuẩn bị bài nói theo khả năng, sau đó các em sẽ tập nói thành thạo và khi lên lớp các em sẽ nói theo sự chuẩn bị Chắc chắn giáo viên sẽ nhận được những bài nói tương đối hơn thay vì những lời ấp úng, ngập ngừng vì không tìm được ý Trong những quyển sách giới thiệu kỹ năng hoạt động của thanh thiếu niên, nhà biên soạn Tôân Thất Sam và Nguyễn Thị Khiết cũng đồng ý với đề xuất này trong quyển “Học sinh với kỹ năng thuyết trình và diễn đạt ý tưởng” (NXB Trẻ) Còn nếu
có những học sinh kỹ năng tốt hơn, ta có thể cho các em chuẩn bị bằng cách lập dàn bài và cũng động viên các em còn lại chuẩn bị theo hướng này thì sẽ rất tốt Vấn đề còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi lớp, giáo viên cũng nên linh động để học sinh có thể tự tin hơn khi bắt đầu bài nói
Trở lại yêu cầu thứ nhất, giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói, bao gồm các vấn đề:
+ Nói cái gì? (xác định đề tài)
+ Nói với ai? (xác định giao tiếp)
+ Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp)
+ Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe)
- Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói
- Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị
- Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt)
- Tác phong tự nhiên tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọi người
Trang 9- Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
- Có lời chào khi kết thúc bài nói
d/ Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói:
- Trước mỗi tiết luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước khoảng nửa tháng hoặc một tuần Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia lớp từ 4 đến 6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài (nếu tiết học đó có đề tài phong phú)
- Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế trước khi lên nói Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để chọn đại diện lên nói Giáo viên Ngữ văn nên hướng học sinh có thái độ cùng nhau hợp tác Thời gian để thảo luận là 5 phút
- Không khí của giờ luyện nói nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, cho từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài nói của mình Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên sau mỗi bài nói tốt
Trọng tâm của những giờ học này là luyện nói, giáo viên nên danh nhiều thời gian cho học sinh lên nói (30 phút), và số lượng học sinh lên trình bày phải từ 8 đến
10 học sinh, số còn lại sẽ được nói ở những tiết sau
e/ Tổ chức những buổi thuyết trình ngoài giờ theo chủ đề cáctiết luyện nói
đã học:
Nếu có điều kiện, giáo viên Ngữ văn nên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ cho học sinh (khoảng 2 buổi trên năm) Mục đích của công việc nầy là giúp học sinh có thêm thời gian để cọ xát với việc tập nói
- Nội dung buổi sinh hoạt có thể lấy những đề tài từ gần gũi như: “Hình ảnh người thầy trong ca dao, tục ngữ” nhân ngày 20/11, “Trao đổi kinh nghiệm học tập” hay đến những đề tài gắn với chủ đề của giờ luyện nóiđã học trên lớp như:
Trang 10+ Kể về bản thân em (gia đình em, người em yêu quý) trong 2 tiết “Luyện nói - kể chuyện”
+ Tả lại cánh đồng quê em đang mùa lúa chín trong tiết “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánhvà nhận xét trong văn miêu tả” và tiết “Luyện nói văn miêu tả”
- Hình thức: giống như buổi thuyết trình
+ Giáo viên chia từng nhóm chuẩn bị đề tài để trình bày
+ Khi kết thúc nên có sự tổng kết, nhận xét, động viên, khen ngợi
Ý nghĩa của việc làm này sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, tạo tiền đề cho các em vững vàng hơn trong khi học tiết luyện nói trong những năm tới
4 Kết quả, chuyển biến của đối tượng:
Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu, cho đến thời điểm nầy thì học sinh đã có sự chuyển biết tương đối khá tốt Cụ thể:
- Các em không còn rụt rè,e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để luyện nói mà theo vào đó là sự dạn dĩ, tự tin, thái độ cởi mở hơn
- Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học những tiết luyện nói hơn
- Bìa nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sự ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ hơn Do đó, đa số bài nói đều hoàn chỉnh hơn lúc trước
- Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu và khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng chính âm,
có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ…)
- Đáng mừng hơn, số lượng học sinh có thể tự tin lên lớp trình bày đã không còn dừng lại ở con số 5/34 nữa mà đã tăng lên rõ rệt