1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi

101 262 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO - HƯỚNG ĐI CẦN THIẾT NHẰM XÓA BỎ CHÊNH LỆCH GIÀU - NGHÈO TẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 2 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó là tin mừng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến một thực trạng đáng lo ngại là sự mất cân bằng giàu - nghèo ngày càng cao. Và như vậy sẽ có một tỷ lệ lớn người nghèo không được tiếp cận với hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy hệ thống TCVM ngày càng phát triển rộng khắp toàn quốc nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của hầu hết người nghèo. Việc đòi hỏi một hệ thống TCVM hoàn hảo là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế phát triển của Việt Nam vì hoạt động TCVM được xem là một công cụ hữu hiệu trong chiến lược XĐGN của các nước đang phát triển. Qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn nghiên cứu một hướng tiếp cận mới của TCVM đó chính là mô hình Grameen Bank - ngân hàng cho người nghèo của Muhammad Yunus và hướng tới xây dựng mô hình này sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng những vấn đề được đề cập trong bài nghiên cứu này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu đối với ai quan tâm tới sự phát triển của TCVM ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu về mô hình Ngân hàng Grameen cũng như những thành tựu của nó trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cùng với nhu cầu tín dụng vi mô ngày càng cao của người nghèo. Đề tài xoáy sâu vào thực trạng áp dụng phương pháp Grameen của một số TCTCVM tại Việt Nam qua đó thấy được thành tựu cũng như những hạn chế của các tổ chức này. Cuối cùng thông qua các cơ hội và thách thức, chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mô hình Grameen Bank tại Việt Nam, cũng như cải thiện môi trường TCVM nhằm tạo điều kiện cho mô hình này phát triển. 3. Nội dung nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình Ngân hàng Grameen. Phạm vi ứng dụng của mô hình này rất rộng, tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn việc ứng dụng mô hình vào mảng tín dụng vi mô - cho vay người nghèo. 3 Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2004 đến nay. Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận, nhưng chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp thống kê - mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch - quy nạp, phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn để khái quát những vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Về thu thập số liệu chúng tôi sử dụng 2 phương pháp: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua thu thập các nguồn thông tin từ internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp cơ sở tín dụng CEP và chính quyền địa phương, phỏng vấn hộ gia đình có thu nhập thấp bằng bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời. 5. Đóng góp của đề tài: Với sự phát triển của những hình thái kinh tế như hiện nay thì sự phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tới thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như nhu cầu của người dân nghèo đối với nguồn vốn tín dụng. Như vậy, thứ nhất đề tài của chúng tôi sẽ mang tới cái nhìn khái quát nhất về sự cần thiết phải có một định chế tài chính nhằm giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Thứ hai, chúng tôi cung cấp những giải pháp cùng những kiến nghị nhằm hiện thực hóa hơn đề tài của mình. Chúng tôi hy vọng, nếu đề tài này được áp dụng một cách rộng rãi, khoa học thì sẽ có tác dụng to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay. 6. Hướng phát triển của đề tài Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm những mô hình cho vay người nghèo khác trên thế giới nhằm tích hợp những lợi điểm của những mô hình này cùng với việc mở rộng thêm phạm vi khảo sát nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo để hoàn thiện hơn nữa mô hình Grameen Bank khi áp dụng tại Việt Nam. 4 MỤC LỤC Tóm tắt công trình 2 Danh mục từ viết tắt 6 Chương 1: Cơ sở lý luận 7 1. Giải thích các thuật ngữ liên quan 7 2. Mô hình Grameen Bank .9 2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank 10 2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen 10 2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Grameen. 11 2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hình Grameen Bank . 12 2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác. .13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16 Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. .17 1. Thành quả của Grameen. .17 1.1 Ở các nước nghèo. . 17 1.1.1 Haiti . 17 1.1.2 Ghana 17 1.2 Ở các nước đang phát triển .18 1.2.1 Trung Quốc 18 1.2.2 Ấn Độ 19 1.3 Ở các nước phát triển .20 1.3.1 Mỹ 20 1.3.2 Mehico .21 2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam .21 2.1 Sơ lược về tình hình nghèo tại Việt Nam 21 2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam .24 2.2.1 Ngân hàng Thương mại .24 2.2.2 Các tổ chức TCVM không sử dụng phương pháp Grameen. 25 2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). .25 2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .28 2.2.3 Các TCTCVM sử dụng phương pháp Grameen. 30 5 2.2.3.1 Quỹ trợ vốn CEP. 30 2.2.3.2 Quỹ Tình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. 35 2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7. .38 2.3 Khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình .41 2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. .44 2.4.1 Cơ hội. 44 2.4.2 Thách thức. .48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. .50 Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện Việt Nam 52 1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. 52 1.1 Giải pháp về khách hàng 52 1.2 Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ. .53 1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả .56 1.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro. .58 2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank.59 2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư 59 2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ. .60 2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực .61 2.4 Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh. 61 3. Một số kiến nghị 62 3.1 Kiến nghị về khung pháp lý cho hoạt động của TCTCVM. 62 3.2 Kiến nghị về môi trường kinh tế vĩ mô . 63 3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn. .64 3.4 Kiến nghị về mở rộng và cơ cấu lại hệ thống TCVM 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68 Danh mục tài liệu tham khảo. .I Danh mục phụ lục .III Danh mục bảng .XXVIII Danh mục biểu XXX 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHVM: Bảo hiểm vi mô. CEP: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. CNTT: Công nghệ thông tin. NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội. NHNo&PTNTVN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. NHNN: Ngân hàng Nhà nước. NHTM: Ngân hàng Thương mại. NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần. TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô. TCVM: Tài chính vi mô. TYM: Quỹ tình thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ. UBND: Uỷ ban Nhân dân. VPSB: Ngân hàng Chính sách Xã hội. XĐGN: Xoá đói giảm nghèo. Chương 1: Cơ sở lý luận. 7 Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Giải thích các thuật ngữ liên quan. TCVM: TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). Thuật ngữ này đề cập đến dịch vụ tài chính cho các khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng; tuy nhiên, một số TCTCVM cũng cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán. Cùng với các trung gian tài chính, rất nhiều TCTCVM cung cấp các dịch vụ mang tính xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự tin, và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng quản lý giữa các thành viên trong một nhóm. Do đó, định nghĩa TCVM thường bao gồm 2 yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội. TCVM không đơn giản chỉ là công cụ ngân hàng, nó là một công cụ phát triển. TCVM thường đề cập đến: - Các khoản vay nhỏ, đặc biệt là các món vay để làm vốn luân chuyển. - Thẩm định phi chính thức về người vay và các hoạt động đầu tư của họ. - Các hình thức ký quỹ thay thế tài sản thế chấp như bảo lãnh nhóm và tiết kiệm bắt buộc. - Vay nhiều lần và số tiền vay lớn dần dựa trên thực trạng hoàn trả vốn vay, giải ngân nhanh gọn và giám sát. - Các sản phẩm tiết kiệm an toàn và tạo sự tin tưởng cho người gửi tiền. Các TCTCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ, các tổ nhóm cho vay và tiết kiệm, các hiệp hội tín dụng, các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng của các TCTCVM thường là những người làm ăn cá thể điển hình, những doanh nghiệp có thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn. Khách hàng thường là các thương gia, những người buôn bán rong trên hè phố, những hộ nông dân nhỏ, những người làm nghề dịch vụ thu nhập thấp, thợ thủ công và những người sản xuất nhỏ như đánh giầy, thợ may. Thông thường công việc của họ mang lại nguồn thu nhập ổn định (thường là từ nhiều hoạt động khác nhau). Thông thường ở nước ta có 3 nhóm cung cấp dịch vụ TCVM: - Khu vực chính thức gồm hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chương 1: Cơ sở lý luận. 8 - Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội. - Khu vực phi chính thức là các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí vay nặng lãi… Tín dụng vi mô: theo nghị định 28/2005/NĐ - CP, tín dụng quy mô nhỏ là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Một số mô hình tín dụng vi mô thường gặp: - Tín dụng vi mô không chính thức theo truyền thống (ví dụ, tín dụng của người cho vay nặng lãi, tiệm cầm đồ, những khoản vay mượn bạn bè, tín dụng tiêu dùng từ những thị trường không chính thức…). - Tín dụng vi mô dựa trên các hoạt động thông qua các ngân hàng chuyên biệt (ví dụ tín dụng nông nghiệp, tín dụng chăn nuôi, tín dụng ngư nghiệp, tín dụng thủ công…). - Tín dụng nông thôn thông qua các ngân hàng chuyên biệt. - Tín dụng hợp tác (tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, ngân hàng tiết kiệm .). - Tín dụng vi mô tiêu dùng. - Tín dụng vi mô dựa vào hiệp hội các ngân hàng của các tổ chức phi chính phủ. - Tín dụng vi mô theo kiểu Grameen hoặc tín dụng Grameen. - Các hình thức khác của tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ. - Các hình thức khác của tín dụng vi mô không thế chấp, không phải của các tổ chức phi chính phủ. Phương pháp tiếp cận TCVM: - Cho vay cá thể: cho vay cá thể là việc cung ứng tín dụng cho các cá nhân không phải là thành viên của một nhóm cùng chịu trách nhiệm hoàn trả. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũi với các khách hàng cá thể để cung cấp các dịch vụ tín dụng được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Mô hình cho vay này đặc biệt thành công với những doanh nghiệp sản xuất, ở thành thị, có quy mô lớn và có tài sản thế chấp hoặc có một người bảo lãnh tự nguyện. Tại nông thôn, cho vay cá thể có thể cũng thành công với những trang trại nhỏ. Chương 1: Cơ sở lý luận. 9 - Cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen: mô hình cho vay này được phát triển bởi Ngân hàng Grameen của Bangladesh nhằm phục vụ những phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động tạo thu nhập. Mô hình này khá phổ biến ở châu Á. Hội tín thác Grameen có trên 40 mô hình mô phỏng tại châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Khách hàng đến từ vùng nông thôn và thành thị và thường là (nhưng không phải duy nhất) phụ nữ từ các nhóm hộ có thu nhập thấp đang theo đuổi hoạt động tạo thu nhập. - Cho vay theo nhóm tương hỗ Mỹ La Tinh: mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến từng thành viên trong các nhóm khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo cho món vay để thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán hàng ở chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mô hình được phát triển bởi tổ chức ACCION International ở Mỹ La Tinh và đã được áp dụng bởi nhiều TCTCVM. - Ngân hàng làng xã: là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, xây dựng 1 nhóm tự hỗ tại cộng đồng và giúp các thành viên tích lũy các khoản tiết kiệm. Mô hình được phát triển vào những năm 80 bởi tổ chức Hỗ Trợ Cộng Đồng Quốc Tế. Số lượng thành viên của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó đều là phụ nữ. Việc ai đó được coi là thành viên thường dựa vào sự tự lựa chọn. Ngân hàng thường được tài trợ bởi việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các TCTCVM. - Ngân hàng làng xã tự quản: (Hiệp Hội Tiết Kiệm và Cho Vay): được thiết lập và quản lý bởi các hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với ngân hàng làng xã phục vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm 30 đến 50 người. Mô hình này khởi xướng bởi một tổ chức phi chính phủ của Pháp, Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển quốc tế vào giữa năm 1980. 2. Mô hình Grameen Bank. Ngân hàng Grameen là một TCTCVM khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (được gọi tín dụng vi mô) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống dựa trên ý tưởng người nghèo có các kỹ năng mà không được tận dụng hết. Ngân hàng cũng nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực, hướng phát triển bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng. Tổ chức này và người thành lập, Muhammad Chương 1: Cơ sở lý luận. 10 Yunus, được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 “vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên." 2.1 Sơ lược về mô hình Grameen Bank. Có lẽ những ai hoạt động trong lĩnh vực TCVM đều biết đến cái tên Muhammad Yunus với mô hình Ngân hàng Grameen nổi tiếng - ngân hàng cho người nghèo được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006. Muhammad Yunus sinh ngày 28/6/1940 ở Chittagong, tỉnh Bengal của Ấn Độ (nay là nước Bangladesh). Ông là con thứ 3 trong gia đình 9 người con. Từ nhỏ, Yunus đã tỏ ra rất thông minh và luôn tìm hiểu tường tận về những gì được dạy ở trường. Năm thi tú tài, ông đứng hạng thứ 16 trong tổng số 39.000 học sinh. Năm 1957, Yunus theo học ngành kinh tế tại Đại học Dhaka, tốt nghiệp năm 1960 và lấy bằng thạc sĩ năm 1961. Sau khi ra trường, Yunus vào dạy tại Đại học Chittagong trước khi nhận học bổng Fullbright để sang Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Trường Đại học Vanderbilt năm 1969. Từ năm 1969 đến năm 1972, Yunus là giáo sư phụ giảng môn kinh tế học tại Đại học Middle Tennessee State trước khi quay trở về Bangladesh, nơi ông giảng dạy tại Đại học Chittagong. 2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen. Nạn đói khủng khiếp năm 1974 tại Bangladesh khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng đã làm cho Giáo sư Yunus phải để ý đến vấn đề XĐGN tại nước ông. Ý tưởng của ông phát sinh năm 1976, khi thăm một trong những ngôi làng nghèo ở Bangladesh, Yunus phát hiện ra rằng những khoản cho vay nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt khủng khiếp cho những người nghèo. Ông đã thấy một ví dụ cụ thể trước mắt, một phụ nữ đẽo gọt những chiếc ghế tre, không có được lãi vì cô ấy không có được tiền để mua nguyên liệu tre thô. Thay vào đó, cô vay cây tre từ một lái buôn. Đổi lại, cô bán những chiếc ghế lại cho người buôn đó với giá chỉ 1 hoặc 2 xu nhiều hơn giá nguyên vật liệu. Thành ra, cô làm việc như một nô lệ. Bao nhiêu tiền để đem đến tự do kinh tế cho người phụ nữ đó? 25 xu! Ông Yunus lẩm nhẩm kế hoạch cho vay, vì ông luôn chống lại chuyện cho không - nhưng ông trước tiên tìm hiểu xem có bao nhiêu người cần cho vay? Nói chuyện với những hàng xóm, ông tìm ra tất cả 42 người. Và ông cho họ vay tại chỗ 27 đô la từ số tiền trong túi. Hạnh phúc đã đến với 42 phụ nữ khi họ thoát khỏi sự nô lệ và nhục nhã về nhân phẩm, chỉ với sự giúp đỡ rất nhỏ về kinh tế. Và ông muốn tiếp tục giúp [...]... của Ngân hàng Grameen khá đơn giản Grameen xây dựng cứ đi m ngân hàng nhỏ ở mỗi vùng dân nghèo Tức ngân hàng ở ngay nơi người nghèo có nhu cầu vốn Mỗi ngân hàng nhỏ như vậy sẽ chỉ có vài nhân viên được huấn luyện khoảng 6 tháng Họ đi tìm người để cho vay, chứ không đợi người đến vay như ở các ngân hàng thông thường Họ đi điều tra nghiên cứu tình hình trong vùng, chọn đối tượng cho vay từ những người. .. triệu là những người nghèo nhất, được vay món tiền đầu tiên từ một ngân hàng thương mại Từ năm 1983 đến 2006, riêng ở Bangladesh Ngân hàng Grameen đã cho vay tổng cộng gần 6 tỷ đôla Mỹ cho 6.6 triệu khách hàng Mỗi năm, ngân hàng cho vay khoảng 500 triệu đôla Mỹ, trung bình mỗi món vay là 100 đô la Mỹ Ngân hàng ngày nay tiếp tục mở rộng phạm vi biên giới và vẫn cung cấp tín dụng cho người nghèo nông... các ngân hàng, vốn từ chối người nghèo vì xếp họ vào hạng “không đáng giao dịch” Kết quả là nó phản bác các phương thức căn bản việc cho vay thông thường và tạo ra cho mình những cách thức riêng - Nó cung cấp dịch vụ tận cửa đến người nghèo dựa trên quan đi m rằng người ta không cần phải đến ngân hàngngân hàng nên đến với người ta - Để được vay thì người vay phải gia nhập vào trong một tổ những người. .. nhau, và mỗi người trong nhóm đóng vai trò như là một người bảo đảm” cho việc trả nợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế Ngân hàng Grameen đã cho vay hơn 8 tỉ đô la từ năm 1983 cho khoảng hơn 8 triệu người nghèo trong đó 97% là phụ nữ Ông Yunus cho biết, tỷ lệ hoàn trả của ngân hàng là trên 98% Ðến tháng 3/1995, sau 18 năm thí nghiệm ở làng Jobra, Ngân hàng Grameen đã đạt tới con số tiền cho vay là... chấp - Cho vay dựa vào việc đánh giá sở hữu vật - Cho vay dựa trên việc đánh giá năng lực chất của một con người của một con người Grameen tin tưởng rằng tất cả nhân loại, bao gồm cả những người nghèo khổ nhất, đều được trời phú cho năng lực tiềm tàng vô tận - Mục tiêu bao quát của ngân hàng là tăng - Mục tiêu của ngân hàng là đem lại dịch hết mức lợi nhuận, nên khách hàng của họ vụ tài chính cho người. .. vay nợ quá hạn đã cam kết, - Phương thức Grameen cho phép người ngân hàng sẽ chuyển sang chế độ “phạt” vay tái sắp xếp lại khoản nợ mà không làm họ cảm thấy họ đã vi phạm - Khi một khách hàng gặp trở ngại, ngân - Khi khách hàng gặp trở ngại, ngân hàng hàng lo lắng cho số tiền của họ, và cố gắng cố gắng hơn để giúp đỡ người gặp khó hết sức để thu hồi tiền cho vay, bao gồm cả khăn, và nỗ lực hết sức để... hội đặc biệt 2.5 Đi m khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác Mô hình Grameen Bank đã tạo nên một tiếng vang lớn trên toàn thế giới nhờ sự khác biệt của nó so với các ngân hàng thông thường Chính sự khác biệt này đã tạo nên thành công to lớn của mô hình Ngân hàng Grameen trong công cuộc loại trừ đói nghèo 14 Chương 1: Cơ sở lý luận Ngân hàng thông thường Ngân hàng Grameen -... là hộ nghèo trước khi tới ngân hàng Hiện VBSP có 197.507 tổ tiết kiệm, khoảng 5.7 triệu người nghèo đã được ngân hàng cho vay vốn trong 5 năm qua với tổng dư nợ 43.940 tỉ đồng Tuy nhiên, ngoài 5.7 triệu người nghèo đã tiếp cận nguồn vốn vay vi mô thì còn khoảng 5 triệu hộ cận nghèo chưa có ngân hàng phục vụ và việc họ tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại rất xa vời... tế hàng hóa, kinh tế trang trại, ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng, người vay phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng Hơn thế nữa, ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hóa và khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị nhằm giúp họ có khả năng hoàn trả tốt nhất Có thể nói, tuy lấy mục đích kinh doanh là chính nhưng ngân hàng. .. 2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 2.2.1 Ngân hàng Thương mại Nhìn chung, ở nước ta các Ngân hàng Thương mại chủ yếu tập trung cho vay đối với các đối tượng có tài sản đảm bảo và có nguồn thu nhập ổn định Tuy nhiên, trong phân khúc thị trường rất rộng lớn còn lại, các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng nước ngoài đều không muốn tham gia vào nhóm cho vay không chính . cần phải đến ngân hàng mà ngân hàng nên đến với người ta. - Để được vay thì người vay phải gia nhập vào trong một tổ những người đi vay - Người vay tiền. Ngân Hàng Trung Ương Bangladesh chấp nhận cho mở Ngân hàng Grameen. Để đảm bảo việc hoàn vốn vay, ngân hàng sử dụng “nhóm đoàn kết”, một nhóm những người

Ngày đăng: 02/04/2013, 17:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 2.2.2.1: Mô hình tổ tiết kiệm vay vốn. - Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi
h ụ lục 2.2.2.1: Mô hình tổ tiết kiệm vay vốn (Trang 85)
Phụ lục 2.1: Bảng câu hỏi khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình. - Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi
h ụ lục 2.1: Bảng câu hỏi khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình (Trang 87)
DANH MỤC BẢNG - Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi
DANH MỤC BẢNG (Trang 96)
Bảng 2.2.3.3b: Sự tăng trưởng tài chính của M7. - Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi
Bảng 2.2.3.3b Sự tăng trưởng tài chính của M7 (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w