Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu làm rõ các nội dung sau: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh( khách quan và chủ quan) Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Quá trình quán triệt vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và nhà nước ta Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng cách mạng thế giới
Trang 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a Khái niệm tư tưởng
Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, làbiểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh
Khái niệm “tư tưởng” liên quan trực tiếp đến khái niệm “ nhà tư tưởng” V.ILênin đã lưu ý rất rõ: Một người xứng đáng là nhà tư tưởng khi nào biết giải quyếttrước người khác tất cả những vấn đề chính trị- sách lược, các vấn đề về tổ chức, vềnhững yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát
b Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội IX của Đảng đã định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quanđiểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sựvận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”
2 Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thốngquan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy mới của thờiđại mà cốt lõi là tư tưởng độc lập về dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Các quanđiểm cơ bản của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong cácbài nói, bài viết mà còn được thể hiện qua quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạngphong phú của Người, được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạoqua các giai đoạn cách mạng
b Nhiệm vụ nghiên cứu
Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu làm rõ các nội dung sau:
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh( khách quan và chủ quan)
- Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểmtrong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
- Quá trình quán triệt vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cáchmạng của Đảng và nhà nước ta
- Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng cáchmạng thế giới
3 Vị trí của môn học
a Mối quan hệ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc
tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trang 2- Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác- Lênin, là sự vận dụng sángtạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam.
Vì vậy, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác- Lênin có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất với nhau
b Mối quan hệ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng với tư cách
là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng, là cơ sở khoa họccùng với chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược cáchmạng đúng đắn
Như vậy, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với môn học Đườnglối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh
Mác-a Đảm bảo sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học
Tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực,khách quan tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở lập trường phương pháp luận và địnhhướng chính trị đúng đắn
b Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
- Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc là động lực của nhậnthức, là cơ sở và là tiêu chuẩn của chân lý
- Hồ Chí Minh khẳng định: Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thànhthực ttễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan; Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn
d Quan điểm toàn diện và hệ thống
- Lênin từng viết: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát vànghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó
- Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh Cần nắm vững và đầy đủ hệ thốngcác quan điểm của Người trên tất cả các lĩnh vực
e Quan điểm kế thừa và phát triển
Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi không chỉ biết kế thừa vậndụng mà còn biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện lịch sử mới,trong bối cảnh cụ thể của dân tộc và đất nước
g Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết,bài nói mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn cách mạng dưới sự
tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu
2 Các phương pháp cụ thể
Trang 3- Phương pháp lịch sử (Nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quá trình phátsinh, tồn tại, phát triển).
- Phương pháp lôgíc (Nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bảnchất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận)
- Phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, lý luận chính trị Ngoài
ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,phỏng vấn các nhân chứng lịch sử…
III Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1 Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác.
- Làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng đối vớicách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạotrong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ
- Bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, lập trường, quan điểm cách mạng trên nềntảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.
- Bồi dưỡng cho sinh viên sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác,cái xấu Tự hào về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và họctập theo gương Bác Hồ vĩ đại”
- Sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bảnthân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sựnghiệp cách mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Cơ sở khách quan
a Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trêntoàn cõi Việt Nam
+ Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động mạnh mẽ đến sựchuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam, tạo ra những tiền đề bên trong cho phongtrào yêu nước-giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX…
- Bối cảnh thời đại (quốc tế)
+ CNTB phát triển xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới và trởthành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sựgiải phóng các dân tộc bị áp bức “ mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đếquốc, thời đại giải phóng dân tộc”
+ Quốc tế Cộng sản ra đời (3/1919)
b Những tiền đề tư tưởng - lý luận
- Giá trị truyền thống dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyềnthống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam
Đó là truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất Truyền thống yêu nước là
tư tưởng tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòngdũng cảm của con người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc
Là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, tinh thần cố kết cộng đồng,
là ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh sáng tạo, quýtrọng hiền tài
- Tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Tư tưởng và văn hoá phương Đông
Trước hết là tư tưởng Nho giáo Trong nhiều tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh
sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩamới mang tính cách mạng và thời đại Trong Nho giáo có yếu tố duy tâm, lạc hậu,phân biệt đẳng cấp, coi khinh lao động và phụ nữ mà Hồ Chí Minh lên tiếng phêphán, bác bỏ Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, đó là triết lý hành động
“ hành đạo giúp đời”; triết lý nhân sinh chủ trương từ thiên tử đến thứ dân ai cũngphải lấy tu thân làm gốc; lý tưởng về một xã hội thái bình trị, thế giới đại đồng, “thiên
hạ là của chung” đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra một truyền thống hiếu học trong nhândân…Người đã lựa chọn mặt tích cực của Nho giáo để phục vụ nhiệm vụ cách mạng
Thứ hai, Phật giáo Phật giáo vào Việt Nam rất sớm và ảnh hưởng rất mạnhtrong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hoá Việt Nam Đó là tư tưởng vị tha, từ
bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; đó là nếp sống có đạo đức,trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đó là tinh thần bình đẳng, chống lại mọiphân biệt đẳng cấp: đó là tư tưởng đề cao lao động, chống lười biếng; đó là cuộc sốnggắn bó với nhân dân, với đất nước…
Trang 5Ngoài những mặt tích cực trong tư tưởng phương Đông, phương Tây và cả chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được Hồ Chí Minh tìm thấy “những điềuthích hợp với điều kiện nước ta”.
+ Tư tưởng và văn hoá phương Tây
Trong những năm tháng bôn ba vừa kiếm sống vừa tham gia hoạt động cáchmạng trên khắp bốn châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhân dân
từ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… đến các nước thuộc địa Đó lànhững điều kiện thuận lợi để Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thờiđại, đặc biệt là truyền thống dân chủ và tiến bộ, cách làm việc dân chủ và sinh hoạtkhoa học của nước Pháp
- Chủ nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác- Lênin là bộ phận tinh tuý nhất của nhân loại, là đỉnh cao của
tư tưởng loài người Có thể nói, chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận quyếtđịnh bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh vì:
Đem lại cho người phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hoá dân tộc, truyềnthống tốt đẹp của cha ông, cũng như tinh hoa trí tuệ của nhân loại Nhờ có chủ nghĩaMác- Lênin, Hồ Chí Minh đã chuyển hoá được những yếu tố tiến bộ tích cực củatruyền thống dân tộc cũng như tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo ra tư tưởng củamình
Tìm thấy quy luật phát triển tất yếu của nhân loại: Sớm hay muộn các dân tộc
2 Nhân tố chủ quan
- Khả năng và tư duy trí tuệ của Hồ Chí Minh
Đó là tư duy độc lập sáng tạo và óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việcnghiên cứu am hiểu các vấn đề
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhânloại, là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành sẵn sàng hysinh cao nhất vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân
Là bản lĩnh kiên định luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn bình dị, ham học hỏi,nhạy bén với cái mới, có phương pháp làm việc biện chứng, có đầu óc thực tiễn
Chính những phẩm chất cá nhân đó đã quyết đinh việc Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh tiếp thu chon lọc, chuyển hoá tinh hoa văn hoá của dân tộc và thời đạithành tư tưởng của mình
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩacủa dân tộc; hấp thụ vốn hán học, Quốc học bước đầu tiếp xúc với văn hoá phươngtây; chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất củacha anh hình thành nên hoài bão cứu nước của mình.Giai đoạn này gia đình, nhà
Trang 6trường, quê hương là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cáchcủa Hồ Chí Minh
2 Thời kỳ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Trong giaiđoạn này Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới và khảo sát cuộc sốngcủa nhân dân các dân tộcbị áp bức và nhân dân lao động chính quốc
Tháng 7/1920 Người được tiếp xúc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộcthuộc địa “ Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với người như mộtánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng màNgười hằng nung nấu”
Việc biểu quyết tán thành thành lập quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộngsản Pháp (12/1920) đánh dấu bước chuyển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từchủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giai cấp,
từ người yêu nước trở thành người cộng sản
3 Thời kỳ 1921- 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn và lý luận cực kỳ sôi nổi vàphong phú để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Người tham gia hoạt động tích cực trong ban nghiên cứu thuộc của Đảng cộngsản Pháp, tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa; tham gia các đại hội và hội nghịquốc tế; viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân;Người viết những tác phẩm cótính chất lý luận chứa đựng những nội dung sau đây:
Chỉ ra bản chất của CNTB là “ăn cướp”, “ giết người”; là kẻ thù chung của cácdân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cáchmạng vô sản
Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cáchmạng vô sản chính quốc
Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đitheo, cần xây dựng khối liên minh công- nông làm động lực cho cách mạng
Cách mạng muốn thành công phải do Đảng lãnh đạo
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải của một vàingười
4 Thời kỳ 1930- 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
Do không nắm được tình hình thực tế ở Việt Nam và các nước thuộc địaphương Đông, lại bị chi phối bởi khuynh hướng “tả” lúc bấy giờ, Quốc tế Cộng sản
đã chỉ trích và phê phán đường lối của Hồ Chí Minh vạch ra trong Hội nghị hợp nhấtthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị TW tháng 10/1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
đã ra “ án Nghị quyết” thủ tiêu chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, đổi tên Đảngcộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương Trong thời gian đó Nguyễn
Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản phê phán là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Ngoài việc họctập Người không được giao công tác nào khác
Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn bình tĩnh nhưng kiên quyết giữvững quan điểm của mình
Trang 7Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản ( 1935) đã có sự chuyển hướng chiến lược
và sách lược Năm 1936 đề đề ra “Chính sách mới” phê phán những biểu hiện “tảkhuynh” cô độc, bè phái trước đây Trên thực tế, từ đây Đảng đã trở lại với Chínhcương, Sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh
Tháng 9/1938 Quốc tế Cộng sản điều động Nguyễn Ái Quốc về công tác ởMặt trận Đông Dương
Hội nghị TW Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 6 (11/1939) khẳng định “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc là tối cao, tất cả mọivấn đề của cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm mục đích ấy mà giảiquyết”
Hội nghị TW lần thứ Tám đánh dấu sự thay đổi chiến lược đúng đắn, sáng tạotheo tư tưởng Hồ Chí Minh
Cách mạng tháng 8/1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làthắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh
Cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh giá trị và sức sống mãnh của
tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn
5 Thời kỳ 1945- 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện
Sau khi giành được chính quyền Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa đấutranh giải phóng Miền Nam Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung,phát triển và hoàn thiện trên một loạt những vấn đề cơ bản sau:
Về đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánhsinh”
Về xây dựng CNXH ở một nước vốn là một nước thuộc điạ nửa phong kiến,quá độ lên CNXH không trải qua chế độ TBCN, trong điều kiện đất nước bị chia cắt
và có chiến tranh
Về xây dựng Đảng với tư cách Đảng cầm quyền
Về xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân
Về củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế vànhân dân các nước đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội
Trước khi qua đời Hồ Chí Minh đã để lại “Di Chúc” thiêng liêng Di chúc nóilên tình sâu nghĩa nặng của Người đối với dân, đối với nước, đồng thời vạch ra nhữngđịnh hướng mang tính chất cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc saukhi kháng chiến thắng lợi
Đảng và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản tinhthần vô giá mà Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta Đại hội đại biểu toàn quốc VIIcủa Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”
Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực to lớn soi sángcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới và phát triển đất nước với mụctiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
III GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc
a Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Trang 8Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn bất diệt, là tàisản vô giá của dân tộc ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Lý luận không phải là một cái gì cứngnhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới,rút ra từ thực tiễn sinh động”
Nét đắc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giảiphóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc Tư tưởng của Người gắnliền với chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta
b Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đườngthực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lốicách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
đi tới thắng lợi
Tư tưởng Hồ Chí minh mãi mãi sống với chúng ta, vì đã thấm sâu vào quầnchúng nhân dân, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với thời đại Quathực tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim,khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
a Phản ánh khát vọng của thời đại
Các Mác khái quát “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của
nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế…, nó sẽ nặn ra họ”
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, củagiai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ
Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóngdân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Giành độc lập dân tộc đểtiến lên xây dựn chủ nghĩa xã hội
b Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định conđường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cáchmạng, một hướng đi, một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu con người bị ápbức
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi là chân lý sáng ngời, gópphần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại Đó là một sự thật lịch sử
c Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
Trong lòng nhân dân thế giới, Hồ Chủ Minh là bất diệt Bạn bè năm châu khâmphục và coi Hồ Chí Minh là “Lãnh tụ của thế giới thứ ba” Tuy Người đã đi xa nhưng
“Tư tưởng chỉ đạo của Người vẫn mãi mãi soi sáng cuộc đấu tranh cho tới khi tất cảbọn xâm lược và bọn áp bức bị đánh bại hoàn toàn” (Trích điện văn của Tổng thốngnước Cộng hoà thống nhất Tandania Giuliút Niêrêrê)
“Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay là ngôi sao trên bầu trời cách mạng XHCN,của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đang chỉ đường cho chúng ta bằng ánh sángcủa chủ nghĩa Mác- Lênin Trong sự nghiệp của chúng ta nhất định Người sẽ sốngmãi ( R.Arixmenđi - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Urugoay)
Trang 9CHƯƠNG II
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1 Vấn đề dân tộc thuộc địa
a Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
Thực chất của vấn đề dân tộc và thuộc địa là đấu tranh chống chống chủ nghĩathực dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột của người nước ngoài, giải phóng dântộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước độclập
Hồ Chí Minh đã vạch trần cái gọi là “Khai hóa văn minh” của thực dân Pháp.Người viết: “Để che đạy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bảnthực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châmngôn lý tưởng: Bác ái, bình đẳng…”
- Lựa chọn con đường phát triển dân tộc
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ ChíMinh viết “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hộicộng sản”
Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; xét vềthực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
b Độc lập dân tộc- nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Cách tiếp cận từ quyền con người
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người Từ quyền con người, Hồ ChíMinh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giớiđều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do”
- Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Hồ Chí Minhnói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôimuốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”
Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắngcủa dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóngdân tộc “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
c Chủ nghĩa dân tộc- Một động lực lớn của đất nước
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩayêu nước chân chính của các dân thuộc địa Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợitrước bất cứ thế lực ngoại xâm nào
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ nghĩa chân chính là một bộ phận của tinhthần quốc tế trong sáng khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động
2 Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
a Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêunước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn
đề dân tộc
Trang 10Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của Hồ Chí Minhthể hiện: Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duynhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam
b Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh nói “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lênxây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sungsướng, tự do
Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủnghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấmthêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”
c Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, đồng thời đặtvấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủnghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp Vì thế, lợi ích của giai cấp phảiphục tùng lợi ích của dân tộc
d Độc lập cho dân tộc mình đồng thời tôn trong độc lập của các dân tộc khác
Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho dộc lập của dân tộc Việt Nam, mà cònđấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tựquyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất vànhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt ba loại cáchmạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc; đồngthời, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạnggiải phóng dân tộc
b Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thựcdân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lốicách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh
2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
a Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha, mặc dù diễn ra vô cùng anh dũng,nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu
Trang 11Hồ Chí Minh mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của cha ông, nhưngNgười không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đườngmới
b Cách mạng tư sản là không triệt để
Người đọc tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cáchmạng tư sản Mỹ, đọc tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìmhiểu cách mạng tư sản Pháp Người nhận thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cáchmệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà vàdân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Bởi
lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản
c Con đường giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộccách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Nó nêu tấmgương sáng về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa “mở ra trước mắt họ thời đại cáchmạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”
3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
a Cách mạng trước hết phải có Đảng
Trong điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng muốn thànhcông phải có Đảng cách mệnh lãnh đạo Đảng có vững, cách mệnh mới thành công.Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩanhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩaLênin”
b Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
Theo Hồ Chí Minh, trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộcphải chống lại kẻ thù tàn bạo, to lớn, giữa chúng có sự liên kết mạng tính quốc tế Vìvậy, muốn đánh thắng chúng cần có bộ tham mưu có đủ khả năng, có đường lối đúngđắn, có phương pháp đấu tranh khoa học, bộ tham mưu đó của giai cấp công nhânchính là Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Người, Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, củanhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
a Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng nhân dân là người sángtạo ra lịch sử- Đó là nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởinghĩa vũ trang Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quầnchúng là nhân tố đảm bảo thắng lợi
b Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp đoàn kết toàn dân Ngườinói: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.Người đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân
Người khẳng định: công nông là gốc cách mệnh, nhưng không coi nhẹ khả
năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp tầng lớp khác Người
Trang 12coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh củacách mạng.
5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
Hồ Chí Minh khẳng định: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủnghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt Nhân dân các dântộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn
Người cho rằng: Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiệnbằng sự nỗ lự tự giải phóng Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc,tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài
b Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi củacách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.Quan điểm này, vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phongtrào cách mạng ở thuộc địa
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cáchmạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫnnhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Đó là mối quan
hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ
Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnhdân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cầnđược tiến hành một cách chủ động, sáng tạo, và có khả năng giành thắng lợi trướccách mạng vô sản ở chính quốc
Người thấy được sức sống của CNTB tập trung chủ yếu ở các nước thuộc địa(Vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại của CNTB)
Người khẳng định: “…nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩađang tập trung ở các nước thuộc địa” (đánh rắn đằng đầu)
+ Thấy được khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địa
+ Thấy được chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn cho công cuộc giải phóngdân tộc
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cốnghiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới tronggần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn
6 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
a Tính tất yếu của bạo lực cách mạng
Bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng, cuộc cách mạng củachúng ta không nằm ngoài quy luật ấy
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù củagiai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cáchmạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chủ nghĩathực dân giành độc lập dân tộc Không có bạo lực của quần chúng thì không thể đánh
đổ được kẻ thù bởi chúng luôn chủ trương dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp,duy trì sự thống trị của chúng đối với đông đảo nhân dân
Trang 13b Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình
Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người,Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu Người tìm mọicách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằngbiện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ
“Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm chothắng lợi quân sự to lớn hơn”
Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân Đây
là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng
Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châmchiến lược đánh lâu dài
Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược quan trọng, nhằm pháthuy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp
đỡ bên ngoài
KẾT LUẬN
1 Làm phong phú học thuyết Mác- Lênin về cách mạng thuộc địa
2 Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG III
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xã hội củachủ nghĩa Mác- Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người Người khẳngđịnh: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu của Việt Nam sau khi nước nhà đãgiành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản
Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại chomọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình đẳng bác ái, đoànkết, ấm no trên quả đất”
2 Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam
Mác-Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, hướng tới giátrị nhân đạo, nhân văn mácxít
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện văn hoá
b Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
Với tư cách là một chế độ xã hội sẽ được xây dựng ở Việt Nam, bản chất củaCNXH đã được Hồ Chí Minh luận giải qua một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền
với sự phát triển của khoa hoc - kỹ thuật
+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
3 Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a Mục tiêu
+ Mục tiêu chính trị: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính
trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện
đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cảithiện
+ Mục tiêu văn hóa – xã hội: Đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo
dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sốngmới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắcphục phong tục tập quán lạc hậu…
b Động lực
Hồ Chí Minh khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là conngười, là nhân dân lao động, nòng cốt là công, nông, trí thức Hồ Chí Minh thườngquan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng sứcdân Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân
Trang 15Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinhdoanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu
có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội
Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là độnglực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh phải kết hợp được với sứcmạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủnghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học-kỹthuật thế giới…
II CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 con đường
a Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ
Đó là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xãhội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập đi lênCNXH
Đặc điểm lớn nhất khi bước vào thời kỳ quá độ là “ Từ một nước nông nghiệplạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủnghĩa.”
Mâu thuẫn chủ yếu trong thời kỳ quá độ đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu pháttriển ngày càng cao của đất nước với thực trạng nghèo nàn, lạc hậu và sự chống phácủa các thế lực thù địch đối với dân tộc ta trong quá trình đi lên CNXH
b Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các
tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng,
trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài
c Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ
Xây dựng về chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, củng
cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nôngdân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh củatoàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó
Xây dựng về kinh tế: Người đề cập đến các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế
Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, lấynông nghiệp là mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốtnhất giữa các ngành sản xuất của xã hội
Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đềugiữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trươngphát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội
Xây dựng về văn hoá – xã hội: Người nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng conngười mới Đặc biệt là đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học – kỹ thuậttrong xã hội xã hội chủ nghĩa
2 Biện pháp
a Phương châm
Trang 16Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc
tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độmới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em Học tập kinhnghiệm của các nước tiên tiến, nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều HồChí Minh cho rằng Việt Nam có thể làm khác Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác
vì Việt Nam có điều kiện khác
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất
phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhândân
- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựngchủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam
KẾT LUẬN
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồnlực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớiphát triển kinh tế tri thức
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩymạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trang 17CHƯƠNG IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1 Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quy luật ra đời chung của các Đảng Cộng sản trên thế giới là sự kết hợp giữachủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
- Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm sựkết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêunước
Hồ Chí Minh thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tốkết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam? Điều này có những lý dosau:
Một là, phong tào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát
triển của dân tộc Việt Nam
Hai là, phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước bởi vì hai
phong trào đó đều có mục tiêu chung
Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân
Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khẳng định tính tất yếu phải có sự lãnh đạo phải có sự lãnh đạo của Đảng đốivới cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng trước hết cần phải có cáigì? trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng ngoàithì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi Đảng có vững thìcách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.”
Hồ Chí Minh cho rằng chế độ thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy nhândân ta đến cảnh ngộ “hấp hối, tử địa”, khiến cho nhân dân ta thấy rằng “muốn sốngphải làm cách mạng, nhưng muốn làm cách mạng phải có Đảng lãnh đạo” Cho nên,theo Người khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết là vì sựsống còn của dân tộc, là để cứu dân, cứu nước
3 Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp côngnhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chomọi hành động của mình (cũng là nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân)
+ Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là: độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đấtnước, CNXH
+ Đảng được xây dựng theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới củagiai cấp vô sản, trong đó nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là dân chủ tập trung
Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam còn là Đảng của nhân dânlao động, là Đảng của dân tộc Việt Nam
+ Lợi ích của Đảng: Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân
dân VN coi ĐCSVN là đảng của chính mình
Trang 18+ Cơ sở xã hội của Đảng: Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kỳ của cách mạng
Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp
và yếu tố dân tộc
+ Thành phần đảng viên của Đảng: đảng viên của Đảng không chỉ bắt nguồn
từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác trong
xã hội
4 Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
a Đảng lãnh nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền
Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ,Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầmquyền
b Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
Thế nào là Đảng cầm quyền? Trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh viết: Đảng cầmquyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnhđạo nhân dân giành được quyền lực nhà nước và tiếp tục lãnh đạo bộ máy nhà nướchoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH
Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền
Người chỉ rõ mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền “Những người cộng sảnchúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổquốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thếgiới”
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân
Lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết phục, nghĩa là phải làm cho dân tin, dânphục để dân theo; làm đầy tớ tức là tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân “khổ trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ”
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
1 Xây dựng Đảng - Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
Với Người, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên, vừa cấpbách, vừa lâu dài để Đảng hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dântộc
Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được HồChí Minh lý giải theo những căn cứ sau:
- Do yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng: Sự nghiệp cách mạng là một quá trình
bao gồm nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn; mỗi thời kỳ, giai đoạn có những mục tiêu,nhiệm vụ cụ thể và những yêu cầu riêng Trước diễn biến của điều kiện khách quan,bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để có thể đáp ứng được những yêu cầucủa cách mạng đặt ra
- Khắc phục nguy cơ thoái hóa, biến chất của đảng viên trong Đảng: Hồ Chí
Minh cho rằng Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội;mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan
hệ xã hội, ảnh hưởng của cái tốt - xấu, tích cực và tiêu cực, trước những lợi ích, cám
dỗ về vật chất mỗi đảng viên đều có nguy cơ tha hóa về đạo đức, lối sống Do đó,