TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con ngườ

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 34)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các họat động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân, Thiện, Mỹ.

Hồ Chí Minh nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào…”, đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng

Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác; hay và dở; tốt và xấu…

b. Con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ) theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng) nghề nhiệp (công nhân, nông dân, trí thức…), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công thương) và các quan hệ quốc tế (bạn bè năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản) Đó là con người cụ thể, hiện thực, khách quan.

c. Bản chất con người mang tính xã hội

Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau…,xác lập các mối quan hệ giữa người với người.

Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh con người là sự tổng hợp các mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng: như anh, em, họ hàng, đồng bào, loài người.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược“trồng người” “trồng người”

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh cho rằng trong bầu trời không gì quý bằng dân, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân, dễ mười lần ko dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong; có được lòng dân là có tất cả.

Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào dân: Dù trong khó khăn nhất, sự đầu độc của chủ nghĩa đế quốc không thể làm tê liệt sức sống của nhân dân, càng không làm tê liệt tư tưởng cách mạng…Dân ta tài năng, trí tuệ, sáng tạo; Dân ta hăng hái tham gia cách mạng với lòng yêu nước, ý chí kiên cường và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn mà không súng đạn nào thắng được.

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

Con người là mục tiêu của cách mạng: Khẳng định quyền con người là quyền bất khả xâm phạm, quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, giải phóng con người chính là mục tiêu mà cách mạng phải hướng tới.

Công việc đầu tiên của cách mạng là công việc đối với con người, phải thực hiện ngay làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá…nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Nếu để dân đói, dân rết, dân dốt, dân ốm là Đảng, Chính phủ có lỗi.

Con người là động lực của cách mạng.

Con người không thụ động hưởng thành quả cách mạng mà họ là chủ nhân của quá trình phát triển, chủ nhân của cách mạng.

Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là sự nghiệp của dân; công cuộc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân. Muốn giành thắng lợi Đảng phải giáo dục toàn dân, tổ chức và tập hợp toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

Tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân.

b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.

Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.

- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.

- Chiến lược “Trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w