I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ được diễn đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn có nghĩa là “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”
Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập đến vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân.
2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trong lĩnh vực chính trị: Dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng
nhất, nổi bật nhất và được hiện tập trung trong hoạt động của nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao.
Trong phương thức tổ chức xã hội: Hồ Chí Minh chỉ ra phương thức tổ chức,
hoạt động của xã hội là khẳng định nước ta là một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân, cả trực tiếp và gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”
Hồ Chí Minh khẳng định dân chủ không chỉ có ý nghĩa là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, mà còn là lý tưởng phấn đấu của cả dân tộc.
3. Thực hành dân chủ
a. Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi
Trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh luôn quan tâm hoàn thiện một thể chế dân chủ ở nước ta thông qua các bản Hiến Pháp: Hiến Pháp 1946; Hiến Pháp 1959…. Trong đó người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ để phụ nữ được bình đẳng với nam giới.
b. Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
Hồ Chí Minh chú trọng tới việc xây dựng Đảng – với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội; xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân.
II. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦADÂN, DO DÂN, VÌ DÂN DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã phải tìm tòi, giải quyết hàng loạt vấn đề về đường lối chiến lược cách mạng, về giành chính quyền và giữ chính quyền. Sau khi lật đổ ách thống trị của thực dân và phong kiến, tay sai, lập nên chính quyền của nhân 25
dân, chính quyền đó cần được xây dựng như thế nào để thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của ai.
a. Nhà nước của dân
Dân có mọi quyền hành thể hiện ngay ở Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà (Năm 1946) do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo viết: “Nước
Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” (Quyền bính thuộc về nhân dân nhưng nhân dân không trực tiếp nắm quyền
mà trao quyền cho những người đại diện mình, thay mặt mình để thực hiện quyền làm chủ). Hình thức dân chủ đại diện.
Nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Điều 32, viết: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết (quyết định lại)” – Hình thức dân chủ trực tiếp.
Khi nhân dân uỷ quyền cho các đại biểu của mình vào các cơ quan nhà nước thì đồng thời “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” – Hình thức dân chủ gián tiếp.
b. Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập ra thông qua bầu cử, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện cho nhân dân như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân ủy thác cho. Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.
Người nói: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn
thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên”. Dân đã bầu ra người thay mặt mình để
cầm quyền thì dân có quyền kiểm soát, giám sát đại biểu mình bầu ra, và dân cũng có quyền bãi miễn họ khi không làm tròn nhiệm vụ của người đại diện. Người yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân
có quyền đuổi chính phủ”. Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích
và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó.
Người nói: dân chủ là thế nào? “là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng.
3. Nhà nước vì dân
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
+ Theo Người thì chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Người đã nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh
phúc của nhân dân”.
+ Theo Hồ Chí Minh một nhà nước vì dân thì “việc gì lợi cho dân – dù nhỏ mấy – cũng phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân – dù nhỏ mấy – cũng phải hết sức tránh. Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành…
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấpcông nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Khi nói Nhà nước dân chủ mới của nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, không có nghĩa đó là nhà nước phi giai cấp hay siêu giai cấp.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện ở những luận điểm chủ yếu sau:
+ Nhà nước đó do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những đường lối quan điểm, chủ trương thông qua hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên.
+ Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước
+ Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộccủa Nhà nước. của Nhà nước.
Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cá cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
Sau khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm việc xây dựng một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, thể hiện trên những điểm sau đây:
a. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
Vì vậy sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhờ đó Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp.
Sau đó Người bắt tay xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, bầu ra Quốc hội, từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưapháp luật vào cuộc sống pháp luật vào cuộc sống
Hồ Chí Minh cho rằng để xây dựng một Nhà nước có hiệu lực pháp lý không thể thiếu pháp luật và hoạt động quản lý của Nhà nước phải bằng Hiến pháp và pháp luật.
Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không được đưa vào trong cuộc sống, không được thực thi một cách nghiêm minh thì nhà nước cũng không quản lý 27
được xã hội. Do đó, một mặt, Người tập trung xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nhà nước ta, mặt khác, Người chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành của các cơ quan nhà nước và của nhân dân.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng
Hai là, hăng hái, thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán,
dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
Xây dựng một Nhà nước trong sạch vững mạnh là điều luôn thường trực trong tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Người đã chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục: “ Đặc quyền, đặc lợi”; “ Tham ô, lãng phí, quan liêu” “ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo”
b. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáodục đạo đức cách mạng dục đạo đức cách mạng
- Xuất phát từ thực trạng của đất nước là từ một nền kinh tế tiểu nông, quen sống theo luật tục, hơn là theo pháp luật, bỏ qua chế độ tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, lại trải qua nhiều năm chiến tranh...nên theo Người việc cần làm trước tiên là phải khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Song không nên vì thế mà đề cao một chiều vai trò của pháp luật, coi pháp luật là tối thượng, bỏ qua vai trò hỗ trợ của các nhân tố khác, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. Do vậy phải tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
KẾT LUẬN
- Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân - Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước
- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
CHƯƠNG VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ,ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI