Bất cứ một vật nào ở tự nhiên như một quả táo, ngôi nhà …đều hiện lên giữa mọi vật trên một bề mặt có những đường viền chung quang. Vẽ có nghĩa là trước hết ghi lại nét viền đó. Nét viền còn gọi là nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ. Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng, có thể dùng nét viền cho mảng thêm rõ, có mảng đen mảng trắng hay mảng màu. Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng hai chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường nhưng phải sử dụng phương pháp khoa học về tỷ lệ, về diễn hình khối, về xa gần trong không gian để biểu hiện chiều sâu của cảnh vật.
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
BÀI GIẢNG
HÌNH HỌA 1
Giáo viên: LÊ THỊ THANH TRÚC
Phú Yên, tháng 12 năm 2010
Trang 2CHƯƠNG I KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Mảng, nét và khối
Bất cứ một vật nào ở tự nhiên như một quả táo, ngôi nhà …đều hiện lên giữa mọi vậttrên một bề mặt có những đường viền chung quang Vẽ có nghĩa là trước hết ghi lại nétviền đó Nét viền còn gọi là nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ Một mặt phẳng cóchu vi nhất định gọi là mảng, có thể dùng nét viền cho mảng thêm rõ, có mảng đen mảngtrắng hay mảng màu Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng hai chiều như mặt giấy,mặt vải, mặt tường nhưng phải sử dụng phương pháp khoa học về tỷ lệ, về diễn hình khối,
về xa gần trong không gian để biểu hiện chiều sâu của cảnh vật
Mảng tạo nên hình, những hình khác nhau của cảnh vật tạo nên sự cân đối hay thăngbằng trên hình vẽ
Hình vừa có ý nghĩa diễn tả bóng dáng của sự vật vừa dùng để biểu hiện một nội dungcủa sự vật miêu tả Ví dụ những hình vẽ cắt giấy cũng là một nghệ thuật diễn hình, miêu tảđược đặc trưng của từng nhân vật, từng cảnh, từng người…
Theo mắt nhìn thông thường thì không gian hiện lên theo ba chiều: dọc, ngang vàchiều sâu Diễn tả đúng hình, đúng tỷ lệ, đúng chiều của vật mới làm nổi rỏ được khối củavật đó
Khối là do không gian ba chiều giới hạn, được ánh sáng phân rõ các chiều hướng và
bề mặt Một khối do nhiều mảng, nhiều bề mặt ghép lại Nặn tượng là làm nghệ thuật bachiều như hiện vật trong không gian Bạn vẽ trên mặt phẳng là làm nghệ thuật hai chiềunhưng lại dùng kỹ thuật để diễn tả chiều sâu trong không gian
1.2 Ánh sáng và bóng tối
Ánh sáng không chỉ đem lại sự sống cho sinh vật mà còn chiếu rõ mọi vật tạo hình
Trang 3CHƯƠNG II CHUẨN BỊ HỌC VẼ
2.1 Chọn chỗ học vẽ.
Phòng làm việc, phòng đọc sách hay bàn học …tất cả đều có thể làm nơi học vẽ được.Nhưng phải chú ý đến ánh sáng sao cho nơi vẽ phải đủ sáng, không có ánh mặt trời chiếuvào người vẽ làm lóa mắt, nhòa hình vẽ Cũng không nên chọn vị trí vẽ ở chổ tối quá, vừakhông nhìn rõ mẫu lại vừa hại mắt Tốt nhất là ở những nơi có cửa sổ, có hiên quay vềhướng Bắc vì hướng này ánh sáng tỏa đều suốt ngày
Bảng vẽ nhỏ có thể dùng bìa lịch, hay bìa sách dày
Trang 4* Cách cầm chỉ để vẽ:
- Cầm chì ngang:
Trang 5Cầm dọc cây chì khi dựng hình có lợi thế là kiểm soát được hướng, nét dài, phù hợpvới lúc phát hình, dựng hình.
* Gọt bút chì:
Dùng dao trổ giấy kết hợp cả hai tay để gọt: tay phải cầm dao, tay trái dùng ngón cái đẩyvào gáy dao các ngón còn lại nắm bút chì và kéo lại tạo ra lực đẩy mạnh Gọt khoảng 3phân, đầu chì nhọn vừa phải
* Đánh bóng:
Để đánh bóng được tốt, cần phải thường xuyên luyện tập trên giấy trắng, gạch nhữngmảng bóng đều nhau từ nhát đến đậm Đồng thời tập đan những nét khác nhau như: nétngang, nét chéo, nét xiên, nét thẳng, nét chồng
Trang 62.3.1 Đặt mẫu.
Bắt đầu, các bạn chọn vật có hình khối cơ bản rõ ràng để làm mẫu như: khối hình tròn,khối hình vuông, khối hình trụ, hình chóp…Nếu đã vẽ nhiều lần các khối cơ bản thì bạnđừng ngần ngại tập vẽ với các hình mẫu xung quanh bạn như: mũ, nón, chai, lọ, hoa quả,cốc chén…Với bài tập này, các ban dễ nắm phương pháp quan sát, so sánh trước khi diễn
tả những vật có hình khối phưc tạp
2.3.1 Quan sát và nhận xét mẫu.
Bạn chọn một chỗ ngồi trước mẫu, bảng vẽ cầm tay hay đặt phía trước Bắt đầu quansát, nhận xét mẫu có hình dạng như thế nào, ra sao…Và nhớ khi quan sát mẫu bạn cần phântích tuần tự các mật mẫu, mẫu nào đặt trước, mẫu nào đặt sau và phải chú ý đến tỷ lệ bằngcách so sánh vật nào cao hơn và cao với tỷ lệ bề ngang bề dọc của chúng như thế nào Như
vậy, bạn đã bắt đầu ước lượng tỷ kệ của hình mẫu.
Sau đó, các bạn quan sát đến chu vi của mỗi vật Lúc này bạn cần nheo mắt để nhìnmẫu, chi tiết của hình mẫu biến đi và cái bóng có đường viền quanh vật đó sẽ rõ nét, hình
đó do chu vi tạo nên
Khi đã quan sát và nhận ra hình chu vi của mẫu thì các bạn bắt đầu phác ra những nét
để diễn tả vật Chúng ta bắt đầu vẽ mẫu nên nhẹ tay phác thành nhiều đường thẳng, đường
kỷ hà ghép lại Những điểm góc của hai đường ghép lại bạn đưa nét nối lượn lại một chútthì đường cong sẽ hiện lên, khi chúng ta bắt đầu phác thảo mẫu với những đường thẳng nhưthế sẽ tránh được những hình méo mó vẽ chưa đúng và ta có cơ hội chỉnh sửa và tảy
Vấn đề quan sát, so sánh tỷ lệ là quan trọng nhất vì chỉ trên những tỷ lệ đúng thì hìnhdáng của vật đó mới được vẽ đúng
2.3.3 Phương pháp đo:
2.3.4 Dùng que đo:
Trang 7Lấy một đũa tre nhỏ tước mỏng dài dừng 30 hay 40cm, rộng chừng 3mm để làm que đo.Các bạn ngồi tại chỗ, tay trái cầm que đo đưa thẳng ra trước (tay đưa thẳng và vuông gócvới cơ thể) mắt ngón tay cái để lên que làm cữ, nheo mắt lại và đo bề cao của vật mẫu, rồighi lại bề cao đó trên que đo Bạn bấm ngón tay cái vào đo làm cỡ rồi lấy đơn vị đó so sánhvới bề ngang vật mẫu.
Phương pháp đo là tìm ra chiều cao của một vật mẫu đang vẽ làm đơn vị rồi đem đơn vị
đó so sánh với tất cả các chiều của vật đang vẽ để kiểm tra tỷ lệ dài ngắn là bao nhiêu Sosánh như thế để kiểm tra sự ước lượng của mắt và giúp cho sự ước lượng đó đúng đắn hơn.Khi đã kiểm tra tỷ lệ bằng que đo, bạn nhìn lại hình phác thảo trên giấy, lấy chiều cao
so sánh với tỷ lệ bề ngang dọc Tuy nhiên, khi kiểm tra trên giấy thì hình vẽ thường to hơn
tỷ lệ ghi trên que đo Cho nên phải phóng to tỷ lệ đã ghi trên que đo cho thích hợp Đó làphương pháp tốt nhất để rèn luyện mắt nhìn được đúng
2.3.5 Quan sát và ước lượng.
Thông thường chúng ta nhìn mọi vật bằng hai mắt và cách nhìn đó giúp chúng ta thấy
rõ khối và vận động ánh sáng trên hiện vật đang vẽ Hai ảnh nhận được trên võng mạc haimắt không giống nhau Chính những ảnh không giống nhau đó cho ta những cảm giác rõ vềvật định vẽ là khối nổi chứ không phải là mặt phẳng, nếu bạn muốn quan sát mmọt hìnhmẫu thật chính xác về mặt bóng thì bạn phải nheo một mắt lại và chỉ nhìn bằng một mắt
Trang 8Khi chúng ta nheo mắt lại thì có tác dụng làm mờ đi những chi tiết và nổi lên phần sángtối Đây là phương pháp dùng thị giác để quan sát và ước lượng hình mẫu.
2.3.6 Dùng dây dọi.
Buộc hòn gạch hay mẫu sắt vào một sợi dây, như thế bạn đã có một quả dọi để kiểm tranhững đường dọc, đường nghiêng, những điểm góc của nhiều đường thẳng gắp nhau Vídụ: Bạn muốn kiểm tra, bạn giơ dây dọi lên, nheo mắt lại, rọi những điểm song song theochiều dọc Dây dọi còn dùng để kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ so với mẫu
Que đo và dây dọi là thước đo của họa sĩ dùng để kiểm tra hình vẽ của mình cho vữngvàng, đúng tỷ lệ, đúng chiều hướng so với mẫu
Chú ý: Khi vẽ cần ngồi xa mẫu một khoảng cách trên dưới ba lần chiều cao hay chiềudài nhất của vật đó
2.3.7 Vẽ nghiên cứu hình mẫu.
Cần chú ý áp dụng phương pháp: quan sát mẫu, so sánh tỷ lệ, đo các chiều cao ngangrộng, phát nét chu vi trước rồi chỉnh sửa lại sau Khi chu vi đã phác được rồi mới vẽ đếnchi tiết
Trang 9CHƯƠNG III HÌNH VÀ KHỐI
Phương pháp dựng hình:
* Bố cục:
Là sự sắp xếp các vật thể trong một không gian, khi vẽ đối tượng làm sao cho vừa vặn và cân đối vào trong một tờ giấy gọi là bố cục
- Tìm hiểu cao nhất và thấp nhất Xa nhất bên phải và bên trái của vật để làm được điều đó
ta phải sử dụng đến que đo và dây dọi
- Dùng que đo xem tỷ lệ giữa chiều cao và bề ngang so tỷ lệ nào lớn hơn
- Dựng một khung hình có tỷ lệ bằng đúng với tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu
- Vẽ các vật đó sao cho vừa vặn với khung bố cục ta vừa vẽ ra
Trang 103.1 Hình khối tròn(khối cầu).
Đầu tiên chúng ta thể hiện độ lớn của vật trong một bố cục hình vuông Sau đó ta gọt nóthành hình tám cạnh đều, rồi hình 16 cạnh tròn đều, ta có thể coi nó là hình tròn
- Hãy chia khối cầu ra thành nhiều mảng bằng nhau, tìm 1 hướng ánh sang mạnh nhất đập vào nó theo hướng nào và tìm hiểu độ sáng của khối cầu khi bị tác động của một luồng ánhsáng Chúng ta thấy phần nào trên bề mặt khối cầu mà vuông góc với ánh sáng thì nó nhận được nhiều sáng Càng nghiêng góc càng tối, từ điểm trên đường chu vi lớn nhất của khối cầu, vuông góc với ánh sáng trở về sau là miền tối
Trang 11- Để diễn tả một vật thể có sáng tối như thế nào dưới tác động của một luồng sáng chúng ta phải chia nó ra thành các miền có cùng độ nghiêng với ánh sáng đó Hay nói cách khác ta phải quy chúng về thành các mảng phẳng.
- Để chia khối cầu ra thành các mảng có cùng độ nghiêng với ánh sáng chúng ta sẽ tạo nên những lát cắt hình elip Nhưng để chúng tạo nên mặt phẳng chúng ta sẽ vẽ chúng gần như những hình đa giác
- Bên tối không phải là tối đen bởi vì khối cầu nhận được ánh sáng phản quang từ các vật khác trong không gian do đó có thể nhận ra khối cầu có mấy miền chính: sáng, ghi, đậm, tối, phản quang
- Vật thế nào thì bong đổ của nó sẽ như vậy Bóng đổ theo chiều ánh sáng, trong bong đổ
có khe tối làm cho vật và nền đậm hơn vì chổ đó ánh sáng ít vào được
Trang 123.2 Hình khối vuông(khối hộp).
Động hơn vì nó luôn luôn là một phần của khối lập phương
- Có thể mở dài vô tận về mọi phía
- Khác với hình tròn
- Không có nhu cầu khép kín do vật độc lập hơn khối bán cầu
- Có tiết diện không giống nhau nên có cảm giác định hướng rõ rệt
- Nhấn mạnh chiều cao
- Đặt nằm cảm giác chiều dài
- Năng lực gây ấn tượng đồ sộ + hoành tráng
Trang 13- Nó nhỏ lại và gặp nhau tại đường chân trời.
Các bong đèn trên đầu ta càng ra ra xa càng thấp xuống trong khung cảnh ta nhìn
- Các chân cột đèn càng cao lên khi ra trong khung cảnh ta nhìn
* Vậy khi vẽ khối lập phương chúng ta phải chú ý đến góc độ
- Nếu ta ngồi vuông góc với một diện ta sẽ thấy khối hộp như sau
- Nếu ta ngồi chéo, cạnh gần AB sẽ nhỉnh hơn Hai cạnh CD và EF nhỏ hơn một chút
* Tạo hình khối hộp chú ý đến hướng bóng, độ đậm vào cạnh tạo cho khối sắc độ sắc nét hơn
3.3 Hình khối tam giác:
Một hình khối đơn giản, có tính chất bất ổn định nhất trong không gian
- Chỉ có ba điễm Con số tối thiểu để tạo một mặt phẳng, ba điểm đó cách đều tâm của hình
- Không có cái đầy đủ của hình tròn + cái vững , ổn định của hình lập phương
- Có tính địng hướng rõi nhất, ba hướng phát triển về ba góc, tạo ra sự không ổ định
- Các hình khối tam giác lệch, biến thể của hình khối tam giác đều, có định hướng mạnh nhất, cảm giác nghiêng đổ mạnh mẽ + bị úc chế cần phá vỡ,
tam giác cân, cảm giác vững chãi + cân bằng + khó xe dịch tam giác nhọn, cảm giác nhấn mạnh chiều vương cao
Trang 14- Khối tam giác được ứng dụng để tạo nên sự ổn định tương đối bằng cách đặt mặt theo phương nằm ngang
Phân tích sáng tối và nghiên cứu khối, trước tiên phải tìm ra tuyến giáp giới sáng tối phân ra 2 khu vực lớn chặn sáng và không chịu sáng
Trang 15BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
BÀI GIẢNG
HÌNH HỌA 2
Trang 16Giáo viên: LÊ THỊ THANH TRÚC
Phú Yên, tháng 12 năm 2010
BÀI 1 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUÔN MẶT
1 Mục đích – Yêu cầu của việc nghiên cứu tượng thạch cao.
2 Đặc điểm tượng thạch cao
BÀI2 Cấu trúc của khuôn mặt.
Bài tập 1: Nghiên cứu tượng ngũ quan (mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân)
Bài tập 2: Nghiên cứu tượng lột da (đầu, toàn thân)
Bài tập 3: Nghiên cứu đầu tượng phác mảng.
BÀI 3 TỶ LỆ KHUÔN MẶT
3.1 Tỷ lệ khuông mặt người trưởng thành(NHÌN CHÍNH DIỆN)
3.2 Tỷ lệ khuông mặt trẻ em(NHÌN CHÍNH DIỆN)
Trang 171
Trang 182 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUÔN MẶT
2.1 Đường trục dọc và trục ngang
- Đường trục dọc: là đường trục chính của cấu trúc khuôn mặt, chạy dọc chia đôi khuôn mặt (khi nhìn thẳng, chính diện), bắt đẩu từ đỉnh sọ tới chân cằm và đi qua đỉnh mũi, giữa hai con mắt (còn gọi là đường trục của khuôn mặt) Song không phải bức tượng nào cũng nhìn thẳng chính diện mà còn ngẩng lên, cúi xuống hoặc quay trái, quay phải Ở các hướng
ấy thì đường trục dọc và các đường trục ngang trở thành những đường cong chạy theo khối hình quả trứng của xương sọ
- Đường trục ngang: là các đường chạy ngang qua đường trục dọc và song song với nhau làm cơ sở của đường lông mày, mắt, chân mũi và giữa 2 môi của miệng Các đường trục ngang phụ thuộc vào vị trí và sự thay đổi của đường trục dọc
2.2 Cấu trúc các bộ phận trên khuôn mặt:
Khuôn mặt là nơi biểu hiện tình cảm và đặc tính của mỗi con người Ngoài vai trò kết cấu
cơ bản của xương sọ và các cơ cấu tạo nên khuôn mặt còn có đóng góp quan trọng của bốn giác quan, cùng lông mày và tóc tạo nên hình thái đa dạng, sinh động riêng của mỗi con người
- Tóc và lông mày: Tóc là một bộ phậnđược coi là đa dạng và dễ thay đổi nhất trong cấu tạo của con người Qua mái tóc, dễ dàng nhận biết về giới tính,dân tộc và cả cách sống của một tầng lớp người hay một thời đại Dù để kiểunào, mái tóc vẫn có khuynh
hướng chia thành từng cụm do các
Trang 19Lông mày cùng chất và màu với tóc Lông mày không mọc cùng một chiều mà đầu mày rậm, mọc đứng , càng ra ngoài càng ngả, thưa và nhỏ dần Lông mày cũng được cấu tạo khác nhau ở nam và nữ Lông mày nam thường rậm, dày, lông mày nữ thì mỏng và mềm mại Tuy chỉ có vị trí khiêm tốn trên khuôn mặt song lông mày góp phần không nhỏ tạo nên cá tính và vẻ đẹp của mỗi người.
Ngũ quan là các bộ phận quan trọng của con người là biểu thị của tư duy tình cảmcủa con người Nếu nắm chắc về mối quan hệ về kết cấu tạo hình của ngũ quan sẽ có lợicho việc biểu hiện một cách sinh động chính xác tai, mũi tránh việc khái niệm hóa Trướckhi vẽ tượng chân dung bằng thạch cao cần phải nghiên cứu chi tiết đối với ngũ quan Khibiểu đạt tình cảm của nhân vật ngoại trừ các biểu đạt động tác hình thể, chủ yếu là dựa vàongũ quan để truyền đạt tình cảm
Mục đích của việc nắm vững kết cấu và sự biến hóa thấu thị của ngũ quan, khôngnhất ddingj phải vẽ một cách chi tiết, ngũ quan so với cả đầu chỉ là một bộ phận cục bộnhưng khi vẽ cụ thể, ngũ quan lại chỉnh thể nó là nhân tố mở đầu của việc phác thảo tượngchân dung bằng thạch cao
- Mắt: Con người nhận biết cảnh vật tự nhiên thông qua con mắt Vị trí của nhãn cầu nằm ở
giữa hố mắt Tuỳ mỗi người mà nhãn cầu lồi ra nhiều hay ít, chính điểm này ảnh hưởng đến
sự khác nhau về cấu tạo con mắt của mỗi người Ngoài ra, mi mắt trên và mi mắt dưới có đường cong không giống nhau Mi mắt trên vì khuất sáng nên có màu thẫm hơn mi mắt dưới Đôi mắt nhọn thường chếch lên phía trên (đặc điểm này rất rõ ở người Châu Á)
Mắt về mặt tạo hình so sánh với mũi và miệng thì về kết cấu rõ ràng là tương đốiphức tạp Khi vẽ phải trước tiên cần phải nắm vững về cấu tạo của mắt Chúng ta có thể coimắt là một khối cầu nổi
Trang 20- Đo và đánh dấu các vị trí cần thiết, dễ so sánh như các điểm tiếp giáp ụ mày, gốcmũi, đỉnh mũi và nhất là vị trí của con mắt Nối các điểm đó lại bằng các nét thẳng, dài vànhẹ tay.
- Nheo mắt để phân tích đậm nhạt của mẫu Nguồn sáng từ trên cao bên trái nên các
độ lõm, vát sẽ đậm Cần phân tích kỹ diễn biến bóng thật tinh tế
- Phân tích, đẩy sâu và hoàn chỉnh bài vẽ Chú ý gốc mũi, ụ mày có độ lồi lõm nhiềuvừa bị che sáng, và bóng ngả vào khá phức tạp Độ sáng là phần dọc sống mũi; độ đậm vàtrung gian là phần dốc ở thành và sống mũi
Con mắt là một hình thoi gần đối xứng Phần đầu mắt bao giờ cũng thấp hơn đuôimắt và đuôi mắt bao giờ cũng nhọn hơn đầu mắt một chút
Trang 21Những điểm lưu ý khi vẽ khối mắt:
- Mắt là khối cầu chìm, nhìn thẳng từ chân mắt có khối tròn, con ngươi tròn
- Mũi: Nhìn tổng thể, mũi có cấu tạo hình thang Gốc mũi là bộ phận nối tiếp giữa xương
trán với xương sống mũi, phần dưới là những sụn hợp lại tạo thành hình mũi Dưới cùng cóhai lỗ mũi hình bầu dục, ở giữa nổi gò cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi Mũi của nữ giớithường thanh tú, thon thả hơn nam giới