1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế và Hóa chất Hoàng Phương

62 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 408 KB

Nội dung

Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHHThiết bị Y tế và Hóa chất Hoàng Phương, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa Thạc sỹ Nguyễn Thị Thùy Dương cùng ban giá

Trang 1

MỤC LỤC

Vốn lưu động 28

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

1.2.2.1 Sức sinh lời của vốn lưu động 10

1.2.2.1 Sức sinh lời của vốn lưu động 10

1.2.2.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 10

1.2.2.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 10

1.2.2.4 Số vòng quay của hàng tồn kho 11

1.2.2.4 Số vòng quay của hàng tồn kho 11

11

11

1.2.2.5 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 11

1.2.2.5 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 11

1.2.2.6 Khả năng thanh toán ngắn hạn 11

1.2.2.6 Khả năng thanh toán ngắn hạn 11

11

11

1.2.2.7 Tỉ suất thanh toán tức thời 12

1.2.2.7 Tỉ suất thanh toán tức thời 12

1.2.2.8 Số vòng quay các khoản phải thu 12

1.2.2.8 Số vòng quay các khoản phải thu 12

1.2.2.9 Thời gian một vòng quay các khoản thu 12

1.2.2.9 Thời gian một vòng quay các khoản thu 12

1.2.3.1 Nhân tố khách quan: 12

1.2.3.1 Nhân tố khách quan: 12

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan: 14

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan: 14

Vốn lưu động 28

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta trong khu vực và trênthế giới, với định hướng phát triển kinh tế quốc gia đến năm 2020 Cácdoanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức lớn Chuyển đổi nền kinh

tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, hoạt động sảnxuất kinh doanh của nước ta có sự thay đổi lớn Với các doanh nghiệp thìranh giới giữa thành công và thất bại trở nên rõ ràng Hơn thế nữa, thời đạicủa công nghệ thông tin nên sự kinh doanh độc quyền dần mất vị thế vànhường chỗ cho sự kinh doanh hoàn hảo, khách có nhiều cơ hội lựa chọn nênviệc sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả trở nên quan trọng Tuynhiên, những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế Một sốdoanh nghiệp đã gặp không ít những khó khăn bởi trình độ quản lý chưa theokịp với đà của cơ chế thị trường kèm theo là sự phản ứng kém linh hoạt vớiphương thức và cách thức điều hành doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vựctài chính Các doanh nghiệp còn lúng túng trong huy động, quản lý và sửdụng vốn Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh điều quantâm đầu tiên là vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm,hiệu quả Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thựchiện một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ

Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHHThiết bị Y tế và Hóa chất Hoàng Phương, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa Thạc sỹ Nguyễn Thị Thùy Dương cùng ban giám đốc và toàn thể nhânviên trong công ty TNHH Thiết bị y tế và Hóa chất Hoàng Phương, em đã

chọn đề tµi: "Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công

ty TNHH Thiết bị Y tế và Hóa chất Hoàng Phương’’ làm đề tài cho

chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trang 5

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Chương 2: Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thiết bị y tế và Hóa Chất Hoàng Phương

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VÀ HÓA CHẤT HOÀNG PHƯƠNG

1.1 Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tưliệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi thamgia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu vàchỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất nấy Vì vậy toàn bộ giá trị của đốitượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bùđắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện

Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộphận : Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuấtđược liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận lànhững vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, công cụ dụng cụ ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chấtgọi là tài sản lưu động sản xuất

Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền vớiquá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanhtoán và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưatiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông Tàisản lưu động trong quá trình sản xuất và tài sản lưu động trong quá trình lưuthông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sảnxuất được liên tục Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng

để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi làvốn lưu động

Trang 7

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưuđộng sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình táisản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

Có thể định nghĩa theo cách khác vốn lưu động của doanh nghiệp là cáckhoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sảnlưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắtđầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá vàcuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu Quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp diễn ra liên tục Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn khôngngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn

1.1.3 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phânloại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Thôngthường có những cách phân loại sau đây:

1.1.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chiathành 3 loại:

a Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,công cụ dụng cụ

b Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

c Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thànhphẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn

Trang 8

hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp,

ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phảithu, các khoản tạm ứng )

Cách phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sảnxuất kinh doanh này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trongtừng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh

cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất

1.1.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện.

Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại:

a Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểuhiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, thành phẩm

b Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ,tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứngkhoán ngắn hạn

Cách phân loại theo hình thái biểu hiện này giúp cho các doanh nghiệpxem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanhnghiệp

1.1.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu.

Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:

a Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối vàđịnh đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từngân sách nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổphần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệpliên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp

Trang 9

b Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vaycác nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thôngqua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanhnghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.

Cách phân loại thao quan hệ sở hữu này cho thấy kết cấu vốn lưu độngcủa doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp haycác khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụngvốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn củadoanh nghiệp

1.1.3.4 Phân loại theo nguồn hình thành.

Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồnnhư sau:

a Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốnđiều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệtgiữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

b Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sungtrong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp đượctái đầu tư

c Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành

từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốngóp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hànghoá theo thoả thuận của các bên liên doanh

d Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổchức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay cácdoanh nghiệp khác

e Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu,trái phiếu

Trang 10

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanhnghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trongkinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều cóchi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tàitrợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.

1.1.3.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.

Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưuđộng tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên

a Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủyếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinhtrong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn vốn nàybao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và cáckhoản nợ ngắn hạn khác

b Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn địnhnhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết

Chúng ta có thể khái quát như sau:

-TSLĐ thường xuyên cần thiết

-TSCĐ

Nguồn thường xuyên

Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lýxem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian

sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanhnghiệp mình Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tàichính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trongtương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng vốn lưu động cần thiết để lựachọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp

Trang 11

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động :

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sảnxuất kinh doanh, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng mộtlúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hìnhthức khác nhau Để có tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản và quátrình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu

tư cũng như có được mức tồn hợp lý và đồng bộ, nếu không quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn

Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận đọng củavật tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động củavật tư Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽphản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số lượngvật tư sử dụng tiết kiệm hay không Vậy thông qua tình hình luận chuyểnvốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấpsản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp

Vốn lưu động là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp,nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Trong quá trình sảnxuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể không gặp những rủi ro mất mát,

hư hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô và khả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanhnghiệp làm chủ được quá trình kinh oanh, đứng vững trong nền kinh tế thịtrường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt

1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

1.2.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn là yếu tố của mọi hoạt động kinh doanh Vốn là tiền tệ cho sự rađời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường

Trang 12

Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động củadoanh nghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳkinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanhphải có lãi, đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.

Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phạm trù kinh tế:

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấpnhất Xuất phát từ những nguyên lý chung như vậy, trong linh vực vốn kinhdoanh định ra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinhdoanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm đến hiệuquả kinh tế Do vậy các nguồn lực kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng mangtính thường xuyên và bắt buộc đối với các doanh nghiệp

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm chođồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đahoá giá trị tài sản của chủ sở hữu

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hoá thông qua hệ thốngcác chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luânchuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho Nó chính là quan hệ giữa đầu ra vàđầu vào của quá trình kinh doanh hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinhdoanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinh doanh đó được xác định bằngthước đo tiền tệ

Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi nó

Trang 13

không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người laođộng mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vàtoàn xã hội Chính vì thế các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện phápphù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

1.2.2.1 Sức sinh lời của vốn lưu động

Sức sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânLợi nhuận

Trong đó:

VLĐ bình quân = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ

2Chỉ tiêu này cho biết:

- Một đồng vốn lưu động bình quân thì tạo ra bao nhiều đồng lợinhuận

Chỉ tiêu này cho biết:

- Hệ số đảm nhiệm này cho biết có một đồng luân chuyển thì cần mấyđồng vốn lưu động

- Hệ số này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, sốvốn tiết kiệm được càng nhiều

1.2.2.3 Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển)

Trang 14

Thời gian của một vòng luân chuyển = Số vòng quay của VLĐThời gian kỳ phân tích

Thường lấy thời gian của kỳ phân tích là một năm hay 360 ngày

Chỉ tiêu này cho biết:

- Số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng

- Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luânchuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốnquay vòng hiệu quả hơn

1.2.2.4 Số vòng quay của hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quânGiá vốn hàng bán

Chỉ tiêu phản ánh số lần mặt hàng tồn kho bình quân luân chuyển trongkỳ

1.2.2.5 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

Thời gian một vòng quay HTK = Số vòng quay HTK360 ngày

1.2.2.6 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng số tài sản LĐ

Tổng số nợ ngắn hạn

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khảnăng thanh toán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợphải trả khi nợ đến hạn thanh toán

- Hệ số cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp là cao hay thấp, nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có dưkhả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanhnghiệp là bình thường hoặc khả quan

Trang 15

1.2.2.7 Tỉ suất thanh toán tức thời

Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền

Tổng số nợ ngắn hạnNếu tỉ suất lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan

- Nếu tỉ suất nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trongthanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả

nợ vì không dư tiền thanh toán

1.2.2.8 Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng số doanh thu bán chịu

Bình quân các khoản phải thu

- Chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệuquả của việc đi thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì sốvòng luân chuyển của các khoản phải thu sẽ nâng cao và vốn của công ty ít

bị chiếm dụng

- Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì

có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toánquá chặt chẽ

1.2.2.9 Thời gian một vòng quay các khoản thu

Thời gian 1 vòng quay các

khoản phải thu =

Thời gian kỳ phân tíchVòng quay các khoản phhải thu

- Chỉ tiêu này cho thấy đẻ thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian

Trang 16

nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưung chính sách vĩ

mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Chẳng hạnh như nhà nước tăng thuế thu nhập của doanhnghiệp, điều này làm trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp, chính sach cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiẹp Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phươnghướng định hướng phát triểncủa các ngành kinh tế đèu ảnh hưởng tới hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Tác động của thị trường: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chungcủa xã hội nhưng trong nó có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trườngmới được linh hoạt, nhạy bén bao nhiêu thì mặt trái của nó lài là những thayđổi liên tục đến chóng mặt Gía cả của các đồng tiền bị mất giá nghiêmtrọng, lạm phát lại vẫn thường xuyên xảy ra Đương nhiên vốn của doanhnghiệp bị mất dần

Chúng ta biết rằng cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thịtrường Do vậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giáthành sản phẩm có như vậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh,

mở rộng tiêu thụ sản phẩm Chúng ta biết rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm

có rác động rất lớn tới việc hiệu quả sử dụng vốn cua doanh nghiệp Nếu thịtrường ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất

mở rộng và mở rộng thị trường

- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khi khoa học kỹ thuật pháttriển đến tốc độ đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thịtrường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ côngnghệ giữa các nước là rất lớn Mặt khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trườngcạnh tranh gay gắt ngày càng khốc liệt

Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tưvào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không

Trang 17

ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiêntác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường Các điều kiệnlàm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và từ

đó tăng hiệu quả công việc

Ngoài ra có một số nhân tố mà người ta thường gọi là nhân tố bất khảkháng như thiên tai, dịch hoạ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan:

- Tác động của chu kỳ sản xuât kinh doanh: Đây là một đặc điểm quantrọng gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu chu kýngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuấtkinh doanh Ngựơc lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu mộtgánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay

- Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơichứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanhnghiệp

Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tínhcạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽquyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm Chính vì ảnhhưởng tới lượng hàng hoá bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnhhưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu Từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng vốn Dovậy trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh,doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sốngcủa sản phẩm Có như vậy doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tốquyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanhnghiệp

Trang 18

Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếpthu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thứcgiữ gìn và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sảnxuất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hương không nhỏ tới hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo cóđược một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao độnghợp lý thì mới không bị lãng phí lao động Điều đó giúp doanh nghiệp nângcao hiệu quả sử dụng vốn Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quantrọng Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúngviệc, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sảnxuất, quản lý khâu tiêu thụ

- Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố có ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Qúa trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất

và tiêu thụ

+ Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sảnxuất như nguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dữ trữ Để đảm bảohiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí mua hìnhgiảm đến mức tối ưu Còn mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh không bị gián đoạn

+ Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuấtcũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khaithác tối đa công suất , thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sảnxuất sản phẩm

+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh Vì

Trang 19

vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu và có những biện pháp thíchhợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng Khâu nay quyết định đếndoanh thu, là cơ sở để tái sản xuất.

- Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn:

+ Việc xác định cơ cấu vốn: cơ cấu vốn đầu tư mang tính chủ quan cótác động đến hiệu quả sử dụng vốn Tỉ trọng các khoản vốn đầu tư cho tàisản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh là caonhất thì mới là cơ cấu vốn tối ưu

Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu độngtrong tổng vốnkinh doanh nghiệp

Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố địnhkhông tích cực

Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất

để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng

+ Việc xác định nhu cầu vốn:

Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằngchính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng

Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chínhxác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thừa hay thiếu vốn đều lànguyên nhân hay biểu hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả Ngược lại, xácđịnh nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn

- Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: là nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Công cụ chủ yếu đểtheo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán – tài chính Công tác kếtoán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm

Trang 20

được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụngvốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn Mặt khác, đặc điểm hạchtoán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuấtcủa doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn Vì vậy, thông quacông tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.

- Lựa chọn các phương án đầu tư: Lựa chọn phương án đầu tư là mộttrong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắtthị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được phương ánđầu tư nhằm tạo ra được những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường,được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu co, lợi nhuậnnhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng lên Ngược lại nếu phương ánđầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn bị ứ đọng làthế, vòng quay vốn bị chậm lại, tất yếu, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả

sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanhnghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp Cácmối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khảnăng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếptác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu các mối quan hệ trên đượcdiễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn

ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng,khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanhnghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hànglâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới Tuỳ thuộc

Trang 21

vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọncho mình những biện pháp thích hợp: đổi mới quy trình thanh toán soa chothuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụngcho các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán, đa dạng hoá sảnphẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá.

Trang 22

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

2.1 Khái quát về công ty

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển công ty

Tên đầy đủ : Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế và Hoá Chất HoàngPhương

Tên giao dịch tiếng anh: Hoang Phuong Chemical and Medical EquipmentCompany

Tên viết tắt: Hoang Phuong CME Co., Ltd

Địa chỉ : Số 7/93 Vương Thừa Vũ - Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại : 04.38522281/ 04.35651304

Email : Hoangphuong0494@gmail.com

Websites : Hoangphuongcme.com.vn; dungcuyte.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102023679 do Sở kế hoạchđầu tư TP Hà Nội cấp

Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Bộ Tài Chính Hà Nội cấp

Vốn đang ký kinh doanh:4.500.000.000 (Bốn tỷ rưỡi)

Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội

Số TK: 1460 431101000814

MST: 0101849706

Manh nha và tiếp cận với thị trường dụng cụ, vật tư, trang thiết bị Y Tếvào những năm 1990 và liên tục mở rộng, phát triển cho đến nay Công TyTNHH Thiết Bị Y Tế và Hoá Chất Hoàng Phương (mà tiền thân là Cửa HàngTrang Thiết Bị Y Tế 115 E8 Phương Mai) đã có một vị thế vững chắc trênthị trường thiết bị Y tế mà đặc biệt là các mặt hàng tiêu hao Công ty TNHH

Trang 23

Thiết bị y tế và hóa chất Hoàng Phương được thành lập và đi vào hoạt động

từ ngày 25 tháng 12 năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

0102023679 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp

Hoạt động chính: Cung ứng máy móc, y cụ, hoá chất và tất cả các dụng

cụ tiêu hao cho các Công ty Dược, bệnh viện nhà nước, tư nhân, các trungtâm Y Tế, Trung Tâm bảo vệ chăm sóc sức khỏe, các phòng khám đa khoa,các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu Y khoa và các tổ chức đoàn thể,

cá nhân, cũng như tất cả các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hay người tiêudùng cuối cùng

Ngoài thế mạnh là cung ứng Vật tư, y cụ, hoá chất và tất cả các dụng cụtiêu hao, chúng tôi còn là nhà cung cấp các loại máy móc, trang thiết bị Y Tếcho thị trường Việt Nam với danh mục chính như sau:

- Máy nội soi

- Monitor theo dõi bệnh nhân

- Monitor theo dõi sản khoa

- Máy điện tim

- Tủ ấm và tủ sấy các loại

- Dao mổ điện và phụ kiện

- Máy li tâm

- Kính hiển vi

- Máy sinh hoá

- Máy xét nghiệm nước tiểu

- Máy tạo Oxy

Trang 24

-

Đối tác kinh doanh

Nhà cung cấp: Chúng tôi có quan hệ hợp tác tốt và lâu dài với nhiều

nhà sản xuất kinh doanh trang thiết bị Y Tế:

Trong nước như: Công ty Dược Phẩm TWI, Công Ty Dược PhẩmTWII, Công Ty Dược Phẩm TW III, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế HàNội, Công Ty CP Vật Tư Y Tế Hà Nội, Viện Trang Thiết Bị Y Tế, Công Ty

Cổ Phần MERUFA, Công Ty Dược Phẩm Thiết bị Y Tế Hà Nội(HAPHARCO), Hợp tác xã Việt Tiến, Xí nghiệp cơ khí Hải Hà, Công tyMEDISCO, Công ty cổ Phần Kỹ Thương Tổng Hợp, Công ty Cổ Phần DượcLiệu TWII, Công ty Cổ Phần Dược TW Mediplantex, Công ty TNHHTBVTYT Khánh Linh, Công ty TNHH – SX Bảo Thạch,

Ngoài nước như:

Trang 25

- Hãng Sony

- Hãng ICST (Nozomi) - Đại diện độc quyền

Tây Ban Nha

Trang 26

Hàng hoá của Công ty được khách hàng tin dùng vì đảm bảo chấtlượng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý và phù hợp với ngườidân Việt

Đồng thời Công Ty cũng là đại lý phân phối của nhiều hãng nước ngoàinhư:

Malaysia: Hãng Hospitex, hãng Topglove, hãng Supermax, hãngSonomed

Pakistan: Hãng Bluestar

Anh – Phần Lan : Hãng genex – Biohit

Italia: Hãng medel - Đại diện độc quyền, hãng Cami, hãng Ceracarta S.P.A

Nhật: Hãng ALPK2, hãng Sony, hãng ICST - Nozomi (Đại diện độcquyền)

Tây Ban Nha : Hãng ST – Electromedicina, S.a

Đài Loan: Hãng HSINER

Trung Quốc: Hãng Meheco, hãng Shanghai, hãng Yuyne

Mỹ: Hãng Newtech

Israel: Hãng Dykam

Và là bạn hàng lâu năm của nhiều công ty, tổ chức cá nhân trong vàngoài nước chuyên sản xuất, cung cấp, kinh doanh các mặt hàng trang thiết

bị Y Tế như: Công ty Dược Phẩm TWI, Công Ty Dược Phẩm TWII, Công

Ty Dược Phẩm TW III, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Hà Nội, Công Ty

CP Vật Tư Y Tế Hà Nội, Viện Trang Thiết Bị Y Tế, Công Ty Cổ PhầnMERUFA, Công Ty Dược Phẩm Thiết bị Y Tế Hà Nội (HAPHARCO), Hợptác xã Việt Tiến, Xí nghiệp cơ khí Hải Hà, Công ty MEDISCO, Công ty cổPhần Kỹ Thương Tổng Hợp, Công ty Cổ Phần Dược Liệu TWII, Công ty CổPhần Dược TW Mediplantex

Trang 27

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Giám đốc Công ty: Trực tiếp chỉ đạo và quản lý toàn bộ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi vànhiệm vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộCông nhân viên

- Phó Giám đốc Công ty: Hỗ trợ giám đốc tham mưu hoạch định chiếnlược hoạt động kinh doanh, thay mặt giải quyết mọi vấn đề khi giám đốcvắng mặt

- Phòng tổ chức hàng chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếpnhân sự, làm công việc quản lý hành chính, tiền lýõng, theo dõi kiểm tra đônđốc tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Công ty

- Phòng kế toán: quản lý tiền, vốn, cũng như phản ánh các nghiệp vụkinh tế một cách kịp thời chính xác, liên tục và có hệ thống, theo dõi toàn bộtài sản của Công ty về mặt giá trị cũng như sự biến động của nó Xây dựngcác kế hoạch về vốn, hạch toán kết quả lãi, lỗ của hoạt động kinh doanhtrong kỳ, quyết toán tài chính theo chế độ

Cửa hàng

115E8

Phư 2

Trang 28

- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về thông tin kinh tế thịtrường, tổ chức mạng lưới kinh doanh, theo dõi tổng hợp các báo cáo về hoạtđộng kinh doanh của Công ty.

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Trước khi tìm hiểu về kết cấu vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty thì chúng ta điểm qua tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty

Trong những năm qua tình hình kinh doanh của Công ty có bước phát triển tốt và tạo chỗ đứng trên thị trường Đó là do một phần công tác quản trị của Công ty thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu đề ra, kết quả đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2009,

2010, 2011 của công ty:

Trang 29

Qua bảng số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy doanh thucủa Công ty tăng lên rất nhanh qua 3 năm qua Cụ thể doanh thu tăng từ năm

2009 là 34.098.096.330 đồng lên 41.750.585.110 đồng năm 2010 và đến

2011 tăng lên 46.685.873.497 đồng Điều này cho thấy hoạt động kinh doanhcủa Công ty tăng lên Đây một dấu hiệu rất tích cực trong khi nền kinh tếnăm 2011 lạm phát ở mức 18.3% thì lợi nhuận của công ty không những bịgiảm mà còn tăng lên 754.120.583 đồng Có lẽ do công ty hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực y tế nên nhu cầu về sức khỏe được đăt lên hàng đầu vàngày càng tăng hơn lên doanh thu của công ty không bị ảnh hưởng cho dù cólạm phát

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận

Doanh thu 2011

1.005.494.11146.685.783.497

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu năm 2009 là: 0,011nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu về Công ty thu được 0,011 đồng lợinhuận; năm 2010 một đồng doanh thu thu về chỉ mang lại 0,004 đồng lợinhuận thấp hơn năm 2009 là: 0,007 đồng; năm 2011 một đồng doanh thu về

=

Trang 30

được 0,022 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2009 là 0,011 đồng và cao hơn năm

2010 là 0,018 đồng

Kết quả này chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2010thấp hơn năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì công ty đã có chiến lược kinhdoanh mở rộng thị trường nên doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăngcủa năm 2011 tốt hơn năm 2009, 2010

Xét tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong hai năm qua tathấy Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước, mặc dùnăm 2010 có thấp hơn năm 2009 là 50.211.379 đồng nhưng đến năm 2011thuế nộp cho ngân sách Nhà nước tăng 180.266.643 đồng so với năm 2009

và tăng 185.287.181 đồng so với năm 2010

Qua những phân tích trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 cho thấy nhìn chung hoạt động kinh doanhcủa Công ty là có hiệu quả, năm 2010 có thụt giảm nhưng đến năm 2011 thì

kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệpkhác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng,khác nhau Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyếtđịnh đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng Nhiều nhàquản trị doanh nghiệp hiện nay cho rằng việc huy động vốn là rất khó vàquan trọng nhưng để quản lý và sử dụng đồng vốn huy động được sao cho cóhiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất còn khó hơn

Trang 31

Chính vì vậy trong sử dụng vốn lưu động cần nghiên cứu kết cấu từngphần của vốn lưu động để có thể xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý

và có những biện pháp sử dụng có hiệu quả từng thành phần vốn đó gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là bộ phận cấu thành nên nguồn tài chính, là điều kiệnvật chất vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Dođặc điểm của vốn lưu động là trong cùng một lúc nó phân bổ trên khắp cácgiai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó mỗi

sự biến động của vốn lưu động ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty

Ta xem xét sự biến động của vốn lưu động qua bảng sau:

* Tốc độ phát triển liên hoàn :

1

1 1

liên hoàn ( năm trước

so với năm sau)

Ngày đăng: 27/03/2015, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w