Cơ hội và thách thức của chứng khoán phái sinh

3 1.1K 8
Cơ hội và thách thức của chứng khoán phái sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Những cơ hội và thách thức cho chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Với nhà đầu tư đại chúng, công cụ phái sinh có lẽ còn là khái niệm mới mẻ, nhưng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây là loại công cụ không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh 1.Cơ hội phát triển +) Nhu cầu quản lý rủi ro biến động hàng hóa cao Việt Nam là một trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản với danh mục sản phẩm đa dạng từ cà phê, cao su, đến hạt điều, đậu tương,... Đặc điểm của các mặt hàng nông sản là sản lượng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả biến động nhanh, mạnh. Thực tế kinh doanh nông sản Việt Nam trong những năm vừa qua đã chứng kiến nhiều địa phương, doanh nghiệp (DN) do không ổn định đầu ra nên sản xuất còn tự phát, nông dân bị cuốn vào vòng luẩn quẩn “trồng – chặt – trồng” và “được mùa mất giá, mất mùa được giá” khiến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá rất bị động, thu nhập người sản xuất và kinh doanh nông sản đều bấp bênh. Ngoài ra, do không có SGD hàng hóa đúng nghĩa và liên thông với thị trường quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân thế giới.Những bất cập trên đã cho thấy nhu cầu phát triển thị trường PSHH cho các DN để quản lý rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo điều kiện cho các DN và người sản xuất tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với chiến lược phát triển dài hạn và tạo sự bình đẳng cho các DN Việt Nam khi tham gia cuộc cạnh tranh gay gắt với các DN nước ngoài trong thị trường hàng hóa liên tục biến động. +) Nhu cầu phát triển tất yếu trong hội nhập kinh tế thế giới. Nhu cầu phát triển thị trường phái sinh háng hóa cho các DN càng được hỗ trợ mạnh trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và đa dạng vào nền kinh tế thế giới. Trên thế giới thị trường phái sinh hàng hóa đã phát triển từ thế kỷ 19 và đang ngày càng tăng trưởng do giới đầu tư chuyển hướng và nâng tỷ trọng của hàng hóa trong danh mục đầu tư khi nhận thấy sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa và giao dịch hàng hóa trở nên dễ dàng hơn với mọi đối tượng. Về quy mô, khối lượng hàng hóa giao dịch đã tăng mạnh qua các năm, nhất là giai đoạn từ năm 2008 tới 2010 đã tăng khoảng 50% so với 3 năm trước đó. Giá trị giao dịch tương lai hàng hóa cũng tăng gấp đôi từ năm 2008 tới 2010 khi đạt 380 tỷ USD.

Ngày đăng: 23/03/2015, 16:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan