1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Mỹ

95 806 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Việt Nam đã từng học được những bài học quan trọng về việc để lỡ nhiều cơ hội với Hoa Kỳ, hay bị thua thiệt trong mối quan hệ kinh tế với cường quốc này, và một trong những bài học lớn n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Phạm Thị Kim Dung

VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

TP.HCM-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Phạm Thị Kim Dung

VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 60.31.40

PGS.TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG

TP.HCM-2013

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

Chương 1: Lịch sử nhóm lợi ích và hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ 14

1.1.Nhận thức chung về nhóm lợi ích và vận động hành lang 14

1.1.1.Khái niệm vận động hành lang 14

1.1.2.Khái niệm nhóm lợi ích 17

1.1.3.Hoàn cảnh ra đời của vận động hành lang và các nhân tố đưa đến sự ra đời của vận động hành lang 18

1.2.Sự hình thành và phát triển của vận động hành lang tại Hoa Kỳ 24

Chương 2: Vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ 33

2.1.Vai trò của vận động hành lang kinh tế trong chính sách đôi ngoại Hoa Kỳ 34

2.1.1.Vai trò của vận động hành lang trong việc Mỹ cấp PNTR cho Việt Nam 35

2.1.2.Vai trò của vận động hành lang trong việc Mỹ cấp PNTR cho Nga 41

2.2.Vai trò của vận động hành lang của các nhóm sắc tộc trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ 46

2.2.1.Vài nét về người Do Thái ở Mỹ 47

2.2.2.Nhóm sắc tộc Do Thái tác động lên chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ 49

2.3.Vai trò của các nhóm cộng đồng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ 55

Chương 3: Vận động hành lang trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 63

3.1.Vài nét về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 63

3.1.1 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước bình thường hóa 63

3.1.2.Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau bình thường hóa 65

3.2.Các nhóm lợi ích Mỹ có liên quan đến Việt Nam 67

Trang 4

3.2.1.Những nhóm lợi ích có tác động tích cực 67

3.2.2.Những nhóm lợi ích có tác động tiêu cực 73

3.3.Khuyến nghị cho Việt Nam 77

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AARP The American Association of Retired People

Hiệp hội những người hưu trí Mỹ

AIPAC American-Israeli Public Affair Committee

Ủy ban công vụ Mỹ - Do Thái

AFL American Federation of Labor

Liên đoàn lao động Mỹ

AFL-CIO The American Federation of Labor and Congress of Industrial

Organizations

Tổ chức liên đoàn lao động Mỹ - Các tổ chức công nghiệp

ASDA American Seafood Distributors Associations

Hiệp hội các nhà phân phối thuỷ sản Hoa Kỳ

BTA Bilateral Trade Agreement

Hiệp định thương mại song phương

CITAC The Consuming Industries Trade Action Coalition

Liên đoàn hành động vì ngành công nghiệp tiêu dùng

DOC United States Department of Commerce

B ộ t h ư ơ n g m ạ i M ỹ

FARA The Foreign Agents Registration Act

Luật đăng kí thể nhân nước ngoài

HRW Human Rights Watch

Nhóm quan sát viên về quyền Con người

LULAC League of United Latin American Citizens

Liên hiệp các dân tộc Mỹ La Tinh

MFN Most Favoured Nation

Quy chế tối huệ quốc

NAM National Association of Manufacturer

Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia

Trang 6

NELA National Electric Light Association

Hiệp hội đèn điện quốc gia

NTR Normal trade relations

Quy chế quan hệ thương mại bình thường

PNTR Permanent Normal Trade Relations

Quy chế quan hệ thương mại tình thường vĩnh viễn

SSA Southern Shrimp Alliance

Liên minh tôm miền nam Mỹ

STAC The Shrimp Trade Action Committee

Uỷ ban thương mại tôm Mỹ

STF Shrimp Task Force

Nhóm đặc trách tôm

USCC The US Chamber of Commerce

Viện thương mại Mỹ

VASEP The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WINEP Washington Institute for Near East Policy

Học viện vì vấn đề Trung Đông Washington

WTO The World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hoa Kỳ là một cường quốc số một thế giới, vì vậy việc thiết lập, duy trì và phát triển một mối quan hệ ngoại giao tốt với Hoa Kỳ là điều hết sức quan trọng Làm ăn hay quan hệ với Hoa Kỳ đều phải biết vận động hành lang Việt Nam đã từng học được những bài học quan trọng về việc để lỡ nhiều cơ hội với Hoa Kỳ, hay bị thua thiệt trong mối quan hệ kinh tế với cường quốc này, và một trong những bài học lớn nhất đó là Việt Nam chưa biết cách vận động hành lang cho hiệu quả

Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm 1809) là người phổ biến thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường cho rằng chính trường cũng như thương trường, nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, chính trường sẽ ổn định, vì Nhà nước có đủ thông tin (và yêu cầu,

áp lực từ dân) để biết và cung được cái gì dân cầu[19]

Khi đã có các quan hệ chính trị, thương mại, kinh tế, xã hội là tất sẽ

có nhiều vấn đề phức tạp, xung đột do những tranh chấp quyền lợi, hoặc từ những cảm nhận sai lệch, đưa đến những s ự hiểu lầm khó tránh, đặc biệt là khi hai bên có sự khác nhau trong văn hóa xã hội, chính trị, cách làm ăn Vì

vâ ̣y, viê ̣c đưa thông tin chính xác đến đối phương là điều vô cùng cần thiết Nhiều người thường thấy người Mỹ luôn nói theo luật, sống theo luật, nên họ

cứ ngỡ rằng làm việc với người Mỹ chỉ cần nói lý là đủ Nhưng ngoài lý ra vẫn còn những yếu tố quan trọng khác, một trong những yếu tố đó là nghệ thuật nói lý như thế nào cho hiệu quả, có tác động tốt và chuyển tải thông tin chính xác để các bên hiểu nhau hơn, để các bên tìm thấy những lợi ích

chung

Trang 8

Là một học viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu chuyên đề “Vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao c ủa Mỹ” sẽ góp phần làm cho mọi người trong đó có bản thân người viết nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của hoạt động vận động hành lang nói chung và vai trò của ho ạt động này trong quan hê ̣ c ủa Hoa Kỳ Bên cạnh đó, luận văn còn có giá trị thực tiễn khi đề cập và nghiên cứu quan hệ Việt-Mỹ dưới góc

độ vận động hành lang Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích

sự tác động của yếu tố này trong quan hệ hai bên Từ đó tìm ra những gi ải pháp nhằm giúp cho hoạt động vận động hành lang của Việt Nam hiệu quả hơn nhất là trong giai đoạn quan hệ Việt-Mỹ đang ngày một phát triển

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Dựa trên các khái niệm, lịch sử ra đời, các nhân tố tác động cho sự ra đời của hoạt động vận động hành lang và các nhóm lợi ích để phản ánh một cách khách quan, khoa học, chân thực về hoạt động vận động hành lang ở

Hoa Kỳ

Nghiên cứu, phân tích sự tác động của hoạt động vận động hành lang lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo hướng xác định vai trò của hoạt động vận động hành lang kinh tế, vận động của các nhóm sắc tộc và vận động tư tưởng lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Bên cạnh đó nghiên cứu các “case studies” để làm rõ thêm cho vai trò của

các hoạt động vận động này

Thông qua việc tìm hiểu về vai trò của vận động hành lang trong quan

hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, để đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động

vận động hành lang của Việt Nam trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn

Và đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Trang 9

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề Vai trò của vận động hành lang trong hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ ở cả trong và ngoài nước

Ở trong nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Đỗ Lộc

Diệp(1999), Hoa Kỳ: Tiến trình văn hóa chính trị, Nxb Khoa Học Xã Hội,

Hà Nội; Vũ Dương Huân(2002), Hệ thống chính trị Mỹ: cơ cấu tác động đối

với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb.Chính Trị Quốc Gia, Hà

Nội; Trần Bách Hiếu , Hoạt động vận động hành lang trong quá trình xây

dựng chính sách và pháp luật ở Mĩ, Tạp chí châu Mĩ ngày nay, số 2 tháng

2/2009; Phạm Thị Thu Huyền, Vài nét về hoạt động vận động hành lang ở

Mĩ Nghiên cứu quốc tế, năm 2011 Các công trình này đều phân tích đánh

giá Vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ trên

nhiều lĩnh vực

Cụ thể, trong các nghiên cứu của mình, Đỗ Lộc Diệp (chủ biên) và Vũ Dương Huân (chủ biên) đã nhắc tới vận động hành lang và các nhóm lợi ích như là một phần không thể tách rời trong hệ thống chính trị Mỹ Thêm vào

đó, hai tác giả này cũng nghiên cứu đến các tác động của hoạt động này lên thể chế Hoa Kỳ nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng Hai tác phẩm có khái quát các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các nhóm lợi ích, nhưng không đề cập đến các giai đoạn phát triển của vận động hành

lang cũng như của nhóm lợi ích một cách cụ thể trong tiến trình lịch sử

Phạm Thị Thu Huyền trong bài viết Vài nét về hoạt động vận động

hành lang ở Mỹ, lại mô tả một cách khái quát những lý thuyết cơ bản về hoạt

động vận động hành lang ở Hoa Kỳ Trong đó Phạm Thị Thu Huyền nêu lên khái niệm vận động hành lang, hoạt động của các nhóm lợi ích ở Mỹ, các quy định pháp lý về hoạt động vận động hành lang và thực tiễn thi hành các quy định này Tuy vậy, Phạm Thị Thu Huyền trong bài viết của mình lại

Trang 10

chưa làm nổi bật được các yếu tố tác động đến hoạt động vận động hành lang cũng như vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Mỹ

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, Lê Hồng Hiệp với bài viết Viê ̣t Nam cần thận trọng với ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đã có những so sánh và đánh giá về thực trạng vận động hành lang ở Việt Nam Trong đó Lê Hồng Hiệp nhận định rằng, dù chưa được thừa nhận một cách chính thức nhưng Việt Nam vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định của các nhóm lợi ích Những ảnh hưởng này đôi khi mang tính tiêu cực cho cộng đồng, do đó, Lê Hồng Hiệp đưa ra những cảnh báo về vấn đề này Đồng thời đề ra một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng xấu trước khi luật vận động hành lang chính thức ra đời Lê Hồng Hiệp cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng

của Luật vận động hành lang

Ngoài ra, rất nhiều luận văn cao học cũng chọn viết về đầ tài này mà

điển hình như: Nguyễn Hoàng Hiệp, Cộng đồng người Việt tại Mỹ và ảnh

hưởng đối với quan hệ Việt Nam – Mỹ từ năm 1995 đến nay, Luận Văn Thạc

Sĩ Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, 2010; Vũ Thị Tú Quyên, Tác động của

vận động hanh lang đến chinh sách của Mỹ đối với ISRAEL trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Luận Văn Thạc Sĩ ĐH KHXHNV HN

Ở ngoài nước, đề tài Vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ cũng được nghiên cứu với nhiều công trình như Kevin W

Hula(2007), Lobbying Together: Interest Group Coalitions in Legislative

Politics, Georgetown University Press, Washington DC Đây là tác phẩm

được hình thành với mục đích giúp đỡ những cá nhân, tập thể chưa có một tầm hiểu biết nhất định với hoạt động vận động hành lang và đang có ý định tham gia vào hoạt động này Vì vậy, tác giả Kevin W Hula chú trọng đến việc đưa ra các bí quyết vận động hành lang hữu ích cho mọi người, bao gồm cả những người mới bắt đầu và những chuyên gia vận động chuyên nghiệp

Trang 11

Robert Salisbury(1969), An Exchange Theory of interest groups, Midwest Journal of Political Science, Vol 13, No.1, 1-32; David B

Truman(1951), The Governmental Process: Political Interests and Public

Opinion, Publish New York, New York David B Truman là một trong

những học giả đầu tiên nghiên cứu về vận động hành lang và đưa ra những khái niệm sơ khai nhất cho hoạt động này Trong tác phẩm của mình, David

B Truman đã đề cập đến lịch sử hình thành, các lý thuyết và các yếu tố tác động đến hoạt động vận động hành lang cũng như nhóm lợi ích David B Truman đã giải thích sự hình thành của các nhóm lợi ích dựa trên học thuyết phá rối(Disturbance Theory) Tiếp tục kế thừa và phát huy những nghiên cứu của David B Truman, Robert Salisbury cũng đã đưa ra những nghiên cứu riêng của mình về vận động hành lang Trong tác phẩm của mình, Robert Salisbury nhấn mạnh đến vai trò của các doanh nghiệp và các doanh nhân sự hình thành của các nhóm lợi ích Ông cho rằng các nhóm lợi ích ra đời do sự mất cân bằng hoặc khan hiếm về lợi tức

Lionel Zetter(2011), Lobbying: the art of political persuasion,

Harriman House, Hampshire.… Công trình nghiên cứu này tập trung nhấn mạnh vào các vấn đề lịch sử hình thành, lý thuyết và thực tiễn của hoạt động vận động hành lang trên thế giới nói chung, đặc biệt là hoạt động vận động hành lang ở Anh Quốc và Hoa Kỳ nói riêng Tác giả đưa ra những nhận định riêng, những ý kiến cá nhân, những lời khuyên hữu ích cho từng bước vận động Tác giả cũng đưa ra bài học kinh nghiệm

từ một số trường hợp vận động hành lang cụ thể

Tất cả những công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nhiều khía cạnh của đề tài Vận đô ̣ng hành lang trong qua n hê ̣ ngoa ̣i giao Hoa Kỳ , phân tích một cách hệ thống và toàn diện vai trò của vận động hành lang ở Hoa

Kỳ

Trang 12

Trên cơ sở kế thừa những thành quả của những người đi trước, từ đó

bổ sung những thiếu sót và khắc phục những vấp váp trong các công trình đã hoàn thành, tác giả luận văn quyết định chọn đề tài Vai trò của vận động hành lang trong hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Quan hệ quốc tế sau hơn hai năm học tập

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng cụ thể của luận văn là hoạt động vận động của các nhóm lợi ích trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Về không gian nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ, hoạt động của các nhóm lợi ích của Hoa Kỳ Tuy nhiên, trong qua trình nghiên cứu, có một số vấn đề được

mở rộng ra bình diện khu vực và thế giới và liên quan tới Việt Nam Trong luận văn có sử dụng nhiều tên gọi khác nhau của Hoa Kỳ như nước Mỹ, Mỹ, Hoa Kỳ

Về thời gian nghiên cứu: Vì đề tài liên quan đến hoạt động vận động hành lang của Hoa Kỳ qua các giai đoạn lịch sử, nên giới hạn của

đề tài tập trung vào giai đoạn từ khi nước Mỹ ra đời cho đến nay

Là một luận văn thiên về lĩnh vực quan hệ quốc tế, nhưng để luận văn được hoàn thiện, tác giả cũng mở rộng nghiên cứu sang các lĩnh vực khác nữa như: lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực lịch sử, lĩnh vực nhân học…

5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc nghiên cứu vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại ngoại của Hoa Kỳ Bên cạnh đó, chủ nghĩa tự do cũng được lựa chọn làm phương pháp luận chủ yếu và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Đây là một phương pháp luận phù hợp cho

Trang 13

đề tài luận văn vì những đặc tính cơ bản của nó Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến vai trò của pháp lý, dân chủ, các thể chế và kinh tế trong quan hệ quốc tế

cũng như trong việc xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định

Về phương pháp nghiên cứu, vì luận văn là đề tài chuyên về quan hệ quốc tế, nên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp quy nạp

sẽ được lựa chọn Với phương pháp này, các vấn đề sẽ được phân tích, chứng minh và cuối cùng đưa ra những kết luận chung nhất Thêm vào đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các ngành, các lĩnh

vực khác như văn hóa, chính trị, nhân học…

Mặt khác, để nghiên cứu có tính thuyết phục, phương pháp tiếp cận dựa trên “case study” cũng được lựa chọn Thông qua các bài học thực tế, các trường hợp cụ thể xảy ra trong lịch sử để chứng minh cho vai trò của vận động hành lang lên quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ

6 Kết cấu cu ̉ a đề tài:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba chương:

Chương 1 Lịch sử nhóm lợi ích và hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ Chương này tập trung làm rõ các khái niệm có liên quan, đồng thời trình bày các yếu tốc tác động đến sự ra đời của hoạt động vận động hành lang, của các nhóm lợi ích và lịch sử phát triển của hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ

Chương 2 Vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ Đây là chương trọng tâm của luận văn Chương này tổng hợp, phân tích, đánh giá sự tác động của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ Từ đó nhận rõ được những hinhg thức vận động chủ yếu nào sẽ có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Và thông qua các trường hợp cụ thể trong lịch sử để rút ra những bài học, những kinh

Trang 14

nghiệm quý báu cho hoạt động vận động hành lang

Chương 3 Vận động hành lang trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: đặc điểm và triển vọng Chương này đề cập đến vai trò tích cực và cả tiêu cực của các nhóm lợi ích của Hoa Kỳ có liên quan đến Việt Nam Thông qua thực trạng của hoạt động vận động hành lang trên nước Việt Nam hiện này

để đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển tích cực, hợp pháp, chuyên nghiệp cho hoạt động vận động hành lang ở Việt Nam trên nước Hoa Kỳ cũng như hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích tại chính Việt Nam

Do các yếu tố chủ quan và khách quan từ sự thiếu thông tin, thời gian

và khả năng của cá nhân tác giả…nên luận văn có những hạn chế, sai sót dù

ít dù nhiều Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành, thẳng thắn từ thầy

cô, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 15

Chương 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÓM LỢI ÍCH VÀ HOẠT ĐỘNG

VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở HOA KỲ

Ở Việt Nam vẫn tồn tại những quan điểm sai lầm về vận động hành lang và nhóm lợi ích Vì vậy, chương I của luận văn sẽ trình bày về những khái niệm cơ bản về vận động hành lang, về nhóm lợi ích Để hiểu rõ thêm

về những khái niệm này việc tìm hiểu về lịch sử hình thành, các nhân tố tác động đến vận động hành lang và nhóm lợi ích, cũng như thực trạng các vấn

đề này ở Mỹ cũng được đề cập đến

1.1 Nhận thức chung về nhóm lợi ích và vận động hành lang

1.1.1 Khái niệm vận động hành lang

Vận động hành lang (lobby) theo tiếng Anh, là hành lang rộng tại nhà Quốc hội, là nơi chờ đợi trong tiền sảnh của các khách sạn hay toà nhà lớn Trong chính trị học, lobby được sử dụng với ý nghĩa là “vận động người có chức, có quyền nhằm đạt được mục đích về kinh tế, chính trị, xã hội ”[8, tr.441]

Người ta sử dụng từ “lobby” cho hoạt động vận động hành lang vì đây

là địa điểm mà hoạt động này diễn ra đầu tiên trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện Anh quốc, nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung thông tin về vấn đề đang được thảo luận hoặc quyết định tại Nghị viện.[1, tr.1]

Từ khi ra đời đến nay, khái niệm vận động hành lang chung nhất, chính xác nhất vẫn chưa được xác nhận Vì vậy, trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa vận động hành lang

Vận động hành lang là thuyết phục người được vận động ban hành chính sách theo ý muốn của người vận động Vấn đề cần vận động có thể là một dự luật hoặc đơn giản chỉ để yêu cầu nghị sĩ tiếp xúc thường xuyên

Trang 16

hơn với một nhóm cử tri nào đó Nói một cách khái quát thì vận động hành lang là đưa ra chính kiến của một nhóm lợi ích đối với một chính sách của Nhà nước và tác động để biến đổi chính sách đó theo nhu cầu của nhóm lợi ích.[23]

Định nghĩa lâu đời nhất về vận động hành lang được cho là của Milbrath, theo Milbrath “vận động hành lang thực chất là một tiến trình trao đổi thông tin Vì thông tin là cách thức duy nhất để gây ảnh hưởng hoặc làm thay đổi một nhận thức.”[48, p.2]

Theo Ann Sullivan, chuyên viên vận động hành lang ở Washington, vận động hàng lang là vận động giùm cho người khác về một vấn đề mà người đó không hiểu rõ đường đi nước bước, họ không biết phải vận động như thế nào, vận động ai để đề đạt được ý nguyện của họ lên cơ quan lập pháp.[64]

Xét riêng về mặt luật pháp, khái niệm vận động hành lang cũng có những sự khác biệt Theo luật Canada, vận động hành lang là một trong những hoạt động hợp pháp để tiếp cận với Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương vì lợi ích của công chúng[1, tr.5] Theo luật pháp của bang Washington - Mỹ, thì vận động hành lang là “cố gắng ảnh hưởng đến việc thông qua hoặc bãi bỏ bất kỳ dự thảo luật nào của cơ quan lập pháp của bang Washington hay sự chấp nhận hoặc chối bỏ bất kỳ luật lệ, tiêu chuẩn, thuế địa phương hay văn bản của bất kỳ cơ quan chính quyền nào theo Đạo luật thủ tục hành chính nhà nước, chương 34.05 RCW”[1, tr.5]

Theo luật pháp Hoa Kỳ mà cụ thể là theo quy định của Đạo luật Công khai vận động hành lang, Bộ luật về Ngân sách Liên bang và Đạo luật Đăng

ký đại diện cho nước ngoài, thì vận động hành lang được hiểu là các hoạt động tiếp xúc hoặc xúc tiến để nhằm gây tác động, ảnh hưởng tới các quan

Trang 17

chức có thẩm quyền, các hoạt động chuẩn bị và lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó

Trong bài tham luận tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần

2, Michael Bui, Việt Kiều Mỹ, đã đưa ra những khái niệm khác nhau về vận động hành lang ở châu Âu, ở Mỹ và ở Việt Nam Ở châu Âu, vận động hành lang được coi là hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động đến các quan chức, những người có thẩm quyền; các hoạt động chuẩn bị lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó

Người Mỹ thừa nhận vận động hành lang góp phần cải thiện quy trình ra quyết định một cách dân chủ của đất nước Nhằm bảo đảm cho tất cả tiếng nói, các tranh luận đều được lắng nghe, giúp cho các ý nguyện của cử tri đến được với chính quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Ở Việt Nam, phần đông người đánh giá vận động hành lang: Là việc làm xấu, là cái gì đó lén lút, không công khai, phạm pháp, Là nghệ thuật đưa phong bì, là lợi dụng quan hệ trục lợi, chạy dự án, doanh nghiệp sân sau.[33]

Khái niệm vận động hành lang tuy có nhiều sự khác biệt, nhưng tựu trung lại có thể hiểu vận động hành lang là những hoạt động có tính hệ thống nhằm tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng, tác động đến quá trình ra quyết định của cơ quan lập pháp, hành pháp, các nghị sĩ, quan chức và những người có thẩm quyền khác trong bộ máy nhà nước để họ ủng hộ hoặc không ủng hộ chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, chứng chỉ, sự đề cử, bổ nhiệm hoặc một vấn đề nào đó vì lợi ích của cộng đồng, các nhóm lợi ích hoặc của cá nhân.[1, tr.6]

Như vậy có thể thấy rõ rằng vận động hành lang là hoạt động vì lợi ích của một cá nhân, của một nhóm, hay của cộng đồng nhằm ảnh hưởng lên

sự ra đời hoặc hủy bỏ một quyết định từ cơ quan chức năng và những người

có thẩm quyền

Trang 18

1.1.2 Khái niệm nhóm lợi ích

Cũng giống như vận động hành lang, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất về nhóm lợi ích Trong từ điển tiếng Anh nhóm lợi ích(Interest group) được định nghĩa là “một nhóm người có cùng mối quan tâm hoạt động vì lợi ích chung”.[53] Cũng theo từ điển tiếng Anh thì Nhóm lợi ích chính trị(Political Interest groups) là “những nhóm tìm cách gây ảnh hưởng lên quá trình lập pháp”.[54]

Theo David B Truman, một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu

về nhóm lợi ích thì “Các nhóm lợi ích, về cơ bản, là những nhóm dựa trên việc đưa ra một hoặc nhiều hơn một những lợi ích, quan điểm tương đồng để đạt được những quyền lợi vượt hơn những nhóm khác trong xã hội.”[15, p.135] theo như cách Truman định nghĩa thì nhóm lợi ích là một nhóm có vai trò chống lại nỗ lực của các nhóm khác

Tiếp tục tiếp thu và mở rộng tư tưởng của Truman, Robert Salisbury cho rằng: Nhóm lợi ích là các nhóm hình thành khi sự phân chia nguồn tài nguyên không thỏa đáng hoặc bị đe dọa Theo Salisbury, người sáng lập nhóm sẽ đưa ra những lợi ích để thu hút những thành viên gia nhập nhóm Lợi ích có thể là vật chất hữu hình, là sự liên kết hay quyền phát biểu ý kiến Trong đó thành viên sẽ nhận được những lợi ích và người đứng đầu nhóm cũng nhận được những lợi ích tương tự Như vậy để đảm bảo việc tiếp tục tham gia của các thành viên thì mối quan hệ này phải dựa trên vấn đề lợi ích Hay nói tóm lại, sự hình thành, phát triển hay mất đi của các nhóm lợi ích dựa vào sự trao đổi lợi ích giữa các thành viên Trong đó vai trò của người đứng đầu nhóm là quan trọng hơn cả.[14]

Với Mancur Lloyd Olson, một nhà kinh tế học và một nhà khoa học

xã hội người Mỹ thì “nhóm lợi ích là một tổ chức hay thể chế đưa ra những đòi hỏi chính sách đối với chính phủ”[50, p.49]

Trang 19

Hiểu một cách đơn giản nhất thì các nhóm lợi ích là các phe phái chính trị, tập hợp lại với nhau vì một mục đích chung nào đó.[5, tr.113] Như vậy, nhóm lợi ích là một nhóm những người có chung một mối quan tâm, cùng hành động để đạt được phần ưu thế hơn những nhóm khác bằng cách tác động lên quá trình lập pháp

1.1.3 Hoàn cảnh ra đời của động hành lang và các nhân tố đưa đến sự ra đời

của vận động hành lang

Lịch sử của vận động hành lang bắt nguồn từ những hoạt động của Nghị viện Anh quốc Nước Anh có cơ chế hai viện là viện nguyên lão (thượng viện) và viện dân biểu (hạ viện) Thượng viện chủ yếu đại diện cho quyền lợi của các lãnh chúa, rất gắn bó với quyền lợi của Hoàng gia và hưởng tước lộc từ Hoàng gia, do đó đại đa số nhân dân ít được tiếp cận với

họ Hạ viện với nguyên nghĩa là Nghị viện của "thường dân" do Thành viên của Viện này được nhân dân trực tiếp bầu ra và việc tái cử hay không là tùy thuộc vào sự tin cậy của cử tri Vì vậy, họ luôn coi trọng sự ủng hộ của

cử tri và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri Mỗi lần đến dự các kỳ họp, các vị dân biểu thường dành thời gian đọc tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp tại phòng chờ hoặc hành lang của Nghị Viện Theo quy định của pháp luật về Nghị viện thì công dân cũng được phép có mặt tại hành lang của tòa nhà Nghị viện để trình bày ý kiến, kiến nghị với các vị đại biểu của mình Chính vì vậy, cử tri hoặc người đại diện cho họ thường đến khu hành lang này để gặp gỡ, bày tỏ quan điểm nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hoặc không ủng hộ những vấn đề, chính sách hoặc dự luật sẽ hoặc đang được bàn thảo tại Nghị viện Từ đó, vận động hành lang đã ra đời Vận động hành lang ra đời tại Anh nhưng phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ bởi đặc tính xã hội Mỹ và Hệ thống chính trị Mỹ rất thuận lợi cho hoạt động này Cũng có thể nói, người Mỹ đã kế thừa và phát huy những thành quả của hoạt động vận động hành lang từ Anh Vì về

cơ bản, Mỹ và Anh có nhiều đặc điểm chung Đầu tiên, cả Mỹ về Anh đều

Trang 20

thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon Thứ hai, Hoa Kỳ đã từng là thuộc địa của Anh Anh và Mỹ có cùng ngôn ngữ… Chính những yếu tố này đã góp phần quan trọng cho người Mỹ kế thừa và phát triển của hoạt động vận động hành lang từ người Anh

Thêm vào đó, “Hệ thống chính trị Mỹ đặc biệt mở rộng đối với ảnh hưởng của những nhóm áp lực”[3, tr.420], mà “hoạt động vận động hành lang lại gắn liền với các nhóm lợi ích”[5, tr.113] Vì vậy hoạt động sôi nổi của các nhóm lợi ích cũng chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của vận động hành lang

Mỹ là một xã hội có tính đa dạng về chủng tộc và dân tộc, sự khác nhau về lợi ích giữa các khu vực và sự phức tạp về kinh tế đã giúp cho hoạt động của các nhóm áp lực ở Mỹ rất mạnh Hơn nữa, sự phân công lao động chuyên môn hóa và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế ngày càng cao làm cho việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm lợi ích càng trở nên cấp thiết

Mỹ xây dựng hình ảnh là một nước dân chủ, vì vậy văn hóa chính trị

Mỹ khuyến khích sự phát triển của các nhóm lợi ích như một hình thức thể hiện tính dân chủ một cách hợp pháp Vì tính tự do ngôn luận, tự do báo chí,

tự do hội họp là yếu tố sống còn của các nhóm áp lực và ở nước Mỹ, các nhóm lợi ích được thừa nhận thậm chí được hoạt động theo khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật.1

Tính phi tập trung hóa trong chính phủ Mỹ cũng tạo nhiều thời cơ hơn cho các nhóm lợi ích hoạt động Sự tồn tại của tam quyền phân lập cùng việc

1 Đại sứ quán hợp chủng quốc Hoa Kỳ(Hà Nội – Việt Nam), Hiến pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn nhân quyền, Điều

bổ sung và sửa đổi thứ 1, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html : Quốc hội

sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình

Trang 21

phân chia thẩm quyền cho từng tiểu bang và thẩm quyền đan chéo trong những vấn đề thương mại, đối ngoại hay môi trường…sẽ tạo ra nhiều tiếp điểm cho các nhóm lợi ích tiếp cận Các ứng cử viên ra tranh cử cần nguồn tài trợ, những viên chức nhà nước cần được bầu, dân chúng có quyền tự quyết định một vài vấn đề thông qua trưng cầu ý kiến… Những chiến dịch nhằm những mục đích này thường là do những nhóm lợi ích có quyền lợi liên quan trực tiếp tổ chức và tài trợ

Các đảng phái và các nhóm lợi ích không có quyền yêu cầu các nhà lập pháp phải làm gì, nhưng họ có thể tác động hướng dẫn những nhà lập pháp bỏ phiếu thông qua việc tập trung những ứng cử viên để nhận tài trợ và những cử tri bỏ phiếu trong vòng bầu cử sơ bộ

Ngoài việc hệ thống chính trị Mỹ đã tạo ra một hoàn cảnh hết sức thuận lợi cho sự ra đời của vận động hành lang cũng như các nhóm lợi ích, hoạt động này ngày càng phát triển còn do nhiều nhân tố tác động Nhân tố đầu tiên chính là nhân tố kinh tế Từ xưa đến nay, con người luôn phấn đấu

để đảm bảo những lợi ích của mình, một khi những lợi ích này bị đe dọa, con người sẽ đấu tranh để đòi lại, dù ở bất kỳ lãnh thổ nào, dân tộc nào, nghề nghiệp nào, địa vị xã hội như thế nào Từ khi con người biết buôn bán trao đổi, lợi ích kinh tế đã được đặt lên hàng đầu Ngày nay, toàn cầu hóa về kinh

tế với sự ra đời của hàng loạt công ty, tập đoàn lại càng nhấn mạnh thêm vai trò của kinh tế trong đời sống chính trị xã hội, thậm chí cả việc hoạch định chính sách quốc gia Chỉ tính riêng ở Washington đã có hơn một nửa số tổ chức là các tổ chức thương mại kinh doanh, và 15% là các tổ chức nghề nghiệp[5, tr.114] Các công ty, tập đoàn phải nỗ lực giành lấy lợi ích về phía mình, vì vậy các nhóm lợi ích về kinh tế lại càng phát huy vai trò ảnh hưởng Một trong những tổ chức lớn đại diện cho lợi ích kinh doanh lớn ở Mỹ là Phòng thương mại Mỹ Phòng thương mại Mỹ ra đời khi nước Mỹ đang trong giai đoạn giữa của cuộc suy thoái, rất nhiều hãng sản xuất nhận thấy yêu cầu cấp bách phải đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác Đứng trước

Trang 22

tình hình đó, Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia – National Association of Manufacturer (NAM), ra đời năm 1895 tại Cincinnati bang Ohio, đã kêu gọi chính phủ thành lập Phòng thương mại Mỹ NAM cũng đã phát động việc hình thành Hội đồng quốc gia về thương mại mà sau này là Viện thương mại

Mỹ (the US Chamber of Commerce) Năm 1930 NAM đã phát động chiến dịch quan hệ công chúng đầu tiên Trong suốt 13 năm, NAM bỏ ra hơn 15.000.000$ để cung cấp thông tin cho công chúng về vai trò quan trọng của công nghiệp sản xuất đối với sự sống còn của nền kinh tế Mỹ[61] Những nỗ lực này bao gồm những bộ phim ngắn, diễn văn trên radio, phim giáo dục…Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, cho đến ngày nay, NAM vẫn chứng tỏ được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của mình nhằm đem lại những chính sách có lợi nhất cho sự hưng thịnh của ngành sản xuất tại Mỹ Bên cạnh Hiệp hội thương mại Mỹ và Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia còn có các hiệp hội được thành lập với mục đích đại diện và đấu tranh cho một ngành công nghiệp đặc biệt nhất định ví dụ như viện dầu lửa Mỹ, đại diện cho 350 công

ty dầu lửa chính[3, tr.428] Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản quốc gia và nhiều công ty tư nhân tự vận động hành lang cho mình hoặc thuê các công ty chuyên vận động hành lang làm đại diện

Nhân tố thứ hai tác động đến sự ra đời của các nhóm lợi ích chính là các phong trào xã hội Phong trào xã hội phát triển mạnh mẽ sau cuộc nội chiến điển hình là cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ ở Mỹ Phong trào bãi nô xuất hiện vào đầu thập niên 1830 mang tính chiến đấu mạnh mẽ, kiên quyết không thỏa hiệp và nhấn mạnh việc chấm dứt ngay lập tức chế độ nô lệ Quan điểm này đã tìm được người lãnh đạo là William Cloyd Garrison, một thanh niên quê ở Massachusetts Vào ngày 01/1/1831, Garrison đã xuất bản

số đầu tiên tờ báo của mình, tờ Người Giải Phóng, mang lời tuyên ngôn “Tôi

sẽ chiến đấu kiên cường vì sự nghiệp ban quyền công dân ngay lập tức cho người dân nô lệ của chúng ta”[22] Những phương pháp có tác động mạnh của Garrison đã thức tỉnh người miền Bắc chú ý tới sự xấu xa trong thể chế

Trang 23

mà từ lâu nhiều người đã từng coi như không thể thay đổi được Ông đã duy trì sự chú ý của công chúng tới những khía cạnh ghê tởm nhất của chế độ nô

lệ và đòi hỏi phải trừng phạt những kẻ chiếm hữu nô lệ, những tên chuyên tra tấn và buôn bán cuộc sống con người một cách phi đạo đức Garrison đã tranh thủ được tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ khác từ phía trong đó có Theodore Dwight Weld và nhiều người theo chủ nghĩa bãi nô khác đã vận động chống lại chế độ nô lệ tại các bang miền Tây Bắc với sự nhiệt tình của giáo phái Phúc âm Một ví dụ khác chứng minh cho luận điểm nhóm lợi ích là sản phẩm của các phong trào xã hội đó là phong trào chống rượu ở Mỹ Phong trào này được đẩy lên cao trào với hoạt động của nhiều nhóm nhỏ như Liên đoàn chống uống rượu của các phụ nữ Cơ Đốc giáo (Woman's Christian Temperance Union) nhằm thúc đẩy việc giảm hoặc cấm sử dụng chất uống

có cồn Thậm chí còn ép các nhà làm luật thi hành luật chống lại thậm chí cấm hoàn toàn việc uống rượu Ngoài Liên đoàn chống uống rượu của các phụ nữ Cơ Đốc giáo, vào năm 1826 các mục sư ở Boston đã tổ chức hội khuyếch trương phong trào hạn chế rượu Năm 1833 ở Philadelphia, Hội này

đã tổ chức một hội nghị quốc gia và thành lập Liên hiệp hạn chế rượu Mỹ Liên hiệp này đã kêu gọi từ bỏ tất cả các loại đồ uống có cồn và gây áp lực với các cơ quan lập pháp bang cấm việc bán và sản xuất rượu Cho tới năm

1855, 13 bang đã thực hiện như vậy, tuy nhiên các bộ luật sau đó đã bị thách thức tại tòa án Các bộ luật này chỉ tồn tại ở miền bắc New England, nhưng

dù sao thì vào những năm, từ 1830 đến 1860, phong trào hạn chế rượu cũng

đã làm giảm sản lượng rượu tiêu thụ theo đầu người Cũng từ phong trào này, Hiệp hội chống rượu Mỹ (American Temperance Society) ra đời và còn tồn tại tới ngày nay.Hiệp hội chống uống rượu Mỹ hình thành vào năm 1826

và trong vòng 12 năm đã thu hút được hơn 8.000 nhóm địa phương với hơn 1.500.000 thành viên Vào năm 1839, mười tám tờ báo về chủ đề chống uống rượu được xuất bản[56] Đồng hành với nó là các nhà thờ cũng tham gia vào việc thúc đẩy phong trào chống uống rượu

Trang 24

Ngoài hai phong trào giải phóng nô lệ và chống uống rượu còn có các phong trào khác ảnh hưởng đến sự ra đời của các nhóm lợi ích như: hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của dân tộc bị thực dân hóa xuất hiện vào năm 1910 là sản phẩm của phong trào chống phân biệt, hành hình không qua xét sử và bạp lực chống người Mỹ gốc Phi Phong trào tăng lương và đòi hỏi các điều kiện làm việc tốt hơn đã mở đường cho việc hình thành các tổ chức công đoàn vào những năm 1930 Hay sự ra đời của liên đoàn các cử tri nữ đầu thế

kỷ XX bắt nguồn từ phong trào đòi được quyền bầu cử của phụ nữ

Ngoài lợi ích kinh tế, các phong trào xã hội thì sự ra đời và phát triển của các nhóm lợi ích cũng chịu tác động từ sự tìm kiếm lợi ích liên quan đến lĩnh vực chính trị và tinh thần từ chính phủ “Khi chính phủ mở rộng các hoạt động của mình thì đồng thời cũng xuất hiện thêm những nhóm lợi ích để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ”[5, tr.116] Ví dụ tổ chức cựu chiến binh ra đời sau các cuộc chiến và vận động quốc hội cũng như giám sát các hoạt động của bộ các vấn đề của cựu chiến binh Vấn đề phúc lợi cũng là một vấn đề được quan tâm, vì vậy có rất nhiều nhóm lợi ích đăng kí hoạt động ở lĩnh vực này Điển hình là Hiệp hội những người hưu trí Mỹ - The American Association of Retired People (AARP) AARP thành lập năm 1958, với số lượng thành viên tăng từ một triệu người năm 1968 lên ba mươi lăm triệu người năm 1991, gồm hơn ½ tổng số những người trên 50 tuổi của Mỹ[3, tr.429] Các chương trình tài trợ của chính phủ liên bang cho các bang và các địa phương làm xuất hiện các nhóm lợi ích thuộc chính phủ như sự ra đời của Hội đồng chính phủ các bang, Liên hiệp quốc gia các thành phố, hiệp hội quố gia các thống đốc bang, Liên đoàn các thị trưởng Mỹ

Cuối cùng, các nhóm lợi ích ra đời nhằm đối phó với các quy định của chính phủ Khi có thêm một số công việc kinh doanh và một số ngành nghề chịu sự điều hành của nhà nước, thì sẽ có nhiều tổ chức mới ra đời nhằm đảm bảo lợi ích của họ Các nhóm lợi ích này thường là các tổ chức nghề nghiệp,

ví dụ như Hiệp hội đèn điện quốc gia – National Electric Light Association

Trang 25

(NELA) NELA được hình thành năm 1885 bởi G.S.Bowen Terry và Charles

A Brown, là đại diện cho lợi ích của các công ty cung cấp điện tư nhân trong thời buổi nền công nghiệp điện còn non trẻ Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên nghiệp khác như hiệp hội hội y tế Mỹ là đại diện cho các bác sĩ; Hiệp hội luật sư Mỹ là cơ quan chuyên nghiệp của các luật sư có ảnh hưởng rất mạnh đến chính phủ, đặc biệt là những phán quyết của tòa án

Vận động hành lang đã xuất hiện từ rất sớm, dưới sự tác động của nhiều nhân tố nên ngày càng phát triển mạnh mẽ Các nhóm lợi ích cũng theo

đó mà phát triển tùy vào mưu cầu lợi ích và mục tiêu theo đuổi Có nhóm lợi ích xuất phát từ lợi ích kinh tế, có nhóm là sản phẩm của các phong trào xã hội, có nhóm lợi ích được hình thành từ nhu cầu tìm kiếm lợi ích liên quan đến lĩnh vực chính trị, tinh thần từ chính phủ, lại cũng có nhóm lợi ích ra đời nhằm đối phó với các quy định của chính phủ Ngày nay có hơn 22.000 nhóm lợi ích và tổ chức ở Mỹ[5, tr.113], và tính đến năm 2012 có tổng số 12.374 nhà vận động hành lang với tổng chi phí cho các hoạt động là 3,28 tỉ đô la[62] Các nhóm lợi ích càng nhiều thì việc nảy sinh mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cao Các nhóm lợi ích tìm mọi cách để vận động nhằm gây ảnh hưởng lên các cơ quan chức năng để đạt được mục tiêu của họ

1.2 Sự hình thành và phát triển của vận động hành lang tại Hoa Kỳ:

Vận động hành lang ban đầu không được ghi trong hiến pháp nhưng nhiều học giả cho rằng hoạt động vận động hành lang đã xuất hiện ngay từ khi nước Mỹ ra đời và “vận động hành lang vừa là tự nhiên vừa là tất yếu”[16, p.3] Theo quan điểm này thì vận động hành lang xuất hiện khi có

sự khác biệt về lợi ích, khi có người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, thì sẽ có những người cố gắng thuyết phục những người có chức có quyền sử dụng quyền lực theo hướng có lợi cho họ Hiến pháp Mỹ năm 1787 trong bản sửa đổi đầu tiên, bằng việc khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và yêu sách hoà bình, đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho cái gọi là “những nhóm lợi ích đặc biệt” Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền

Trang 26

yêu cầu các quan điểm của họ phải được sự lắng nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và các toà án[31]

Cũng có ý kiến cho rằng vận động hành lang xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ tại khách sạn Willard bang Washington vào những năm 60 của thế

kỷ XIX khi có những nhóm người muốn lấy được sự ảnh hưởng đến tổng thống thời bấy giờ là Ulysses S Grant nên thường tập trung ở hành lang khách sạn Willard để gây chú ý Tuy nhiên, bản chất vận động hành lang ở

Mỹ hiện nay khác hẳn so với những hoạt động được coi là vận động hành lang ở thời kỳ tổng thống Ulysses S Grant hay trước đó Hoạt động gần giống với vận động hành lang ngày nay nhất được cho là xuất hiện vào năm 1792, khi quân lính Virginia thuộc Quân đội lục địa đã đề cử ông William Hull một người lính, một nhà chính trị, một sĩ quan quân đội làm công tác vận động hành lang để đòi khoản bồi thường bổ sung cho thời gian họ phục vụ trong suốt thời kỳ chiến tranh cách mạng Mỹ Nhưng phải đến thế kỷ XIX, hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ mới phát triển và trở thành tiền thân của vận động hành lang ngày nay[16, p.6]

Đầu thế kỷ XIX, cùng với việc Quốc hội Mỹ cho phép công dân tiếp xúc với các nghị sĩ để vận động họ ủng hộ hoặc không ủng hộ đối với những chính sách, dự luật sẽ hoặc đang được xem xét tại Nghị viện, hoạt động vận động hành lang bắt đầu được thừa nhận rộng rãi Vì là một hoạt động được sự thừa nhận của pháp luật, vận động hành lang dần trở thành một nghề nghiệp Hình thức sơ khai của nhóm lợi ích và vận động hành lang được hình thành từ các phong trào xã hội như cải cách tôn giáo Phong trào này đã hinhg thành nên nhiều tôn giáo mới bên cạnh tôn giáo truyền thống là

Cơ Đốc giáo, từ đây các nhóm lợi ích tôn giáo ra đời Ngoài ra còn có các phong trào như phong trào chống uống rượu là tiền thân của hiệp hội chống uống rượu sau này, phong trào đấu tranh giải phóng nô lệ với kết quả là hiệp hội quốc gia các dân tộc bị thực dân hóa ra đời… Ban đầu, các nhóm lợi ích chủ yếu vận động hành lang cho các mục đích công cộng, từ sau cuộc nội

Trang 27

chiến, các nhóm lợi ích hoạt động vì mục đích kinh tế bắt đầu xuất hiện Điển hình nhất là nhóm hoạt động liên quan đến việc xây dựng đường xe lửa xuyên lục địa với tên gọi ban đầu là tuyến đường xe lửa xuyên Thái Bình Dương

Vào năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật đường xe lửa Thái Bình Dương Hai công ty đã được chọn để tiến hành thi công đó là công ty Union Pacific chịu trách nhiệm xây dựng tuyến đường phía tây từ Omaha công ty Central Pacific chịu trách nhiệm ở phía đông bắt đầu từ Sacramanto

Vì quốc hội muốn công việc được diễn tiến một cách nhanh chóng, họ đưa ra hai quyết định quan trong Ban đầu quốc hội cho mỗi công ty thêm 20 dặm vuông đất nếu công ty đó hoàn thành một dặm đường sắt Thứ hai, họ sẽ cho vay với giá 16.000$ cho mỗi dặm ở đồng bằng, 32.000$ cho mỗi dặm đất thuộc vùng đồi núi, 48.000$ cho mỗi dặm trên núi cao[60] Trước quyết định này của quốc hội, hai công ty Union Pacific và Central Pacific đã phải bằng mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ cũng như sự rộng rãi từ chính phủ, bởi vì họ

ý thức được rằng họ càng hoàn thành số dặm đường sắt nhanh bao nhiêu thì tương ứng với số đất và số tiền tiếp theo mà họ có nhiều bấy nhiêu Do đó, việc xây dựng nhanh chóng sẽ có lợi hơn là việc xây dựng hiệu quả, vì vậy

cả hai công ty chọn cách đẩy nhanh tiến độ để thu được càng nhiều số dặm vuông càng tốt Burton Folsom trong bài viết The Myth of the Robber Barons đã chia những doanh nghiệp trong giai đoạn này thành hai nhóm là nhưng doanh nghiệp chính trị (the political entrepreneurs) và những doanh nghiệp thị trường (the market entrepreneurs) Những doanh nghiệp chính trị

cố gắng để đạt tới thành công bằng việc tranh thủ trợ giúp của chính phủ, mua lá phiếu bầu cử hoặc đầu cơ chứng khoán Những doanh nghiệp thị trường là những doanh nghiệp cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt hơn với giá

rẻ hơn Nếu xếp vào một trong hai nhóm trên thì cách thức hoạt động của Union Pacific và Central Pacific trong giai đoạn này thuộc nhóm đầu tiên, tức là nhóm doanh nghiệp chính trị.Union Pacific vì muốn đẩy mạnh tiến độ

Trang 28

nên đã thực hiện những bước đi sai lầm khi không chú ý đến chất lượng và chỉ chú ý đến kết quả Còn công ty Central Pacific với lãnh đạo gồm Stanford, Huntington, Crocker, và Hopkins sử dụng tiền và sức mạnh chính trị để tài trợ(đôi khi đút lót) cho các nhà lập pháp California Stanford là thống đốc và sau này là thượng nghị sĩ Mỹ ngăn chặn bất cứ sự cạnh tranh nào về lĩnh vực đường sắt của các công ty còn lại ở California

Cuối cùng, Central Pacific đã thua trong cuộc đua giành được ưu thế hơn về số dặm đường sắt được thực thi Cả hai công ty Central Pacific và Union Pacific có những mặt chưa thực sự thành công trong công cuộc vận động của mình, nhưng đó là những gì mà các nhà tiên phong đã thực hiện, và đây chỉ là một hình thức ban đầu, hình thức sơ khai nhất của hoạt động vận động hành lang nhằm đạt các lợi ích về kinh tế Nó là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của vận động hành lang ở giai đoạn tiếp sau đó là giai đoạn phát triển của vận động hành lang vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc vận động hành lang

ở Mỹ đã phát triển ở một mức độ cao hơn cùng với sự ra đời của phương tiện thông tin mới và công nghệ mới đó là đài phát thanh và máy điện báo Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của rất nhiều tổ chức, hiệp hội quan trọng trong hoạt động vận động hành lang của Mỹ hiện nay Nổi bật trong số đó là Liên đoàn Lao động Mỹ - American Federation of Labor, viết tắt là AFL đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động Tổ chức AFL không mở rộng quy chế hội viên cho tất cả mọi người mà chỉ là một nhóm các công đoàn của các công nhân có tay nghề, được lãnh đạo bởi một cựu viên chức công đoàn xì gà - Samuel Gompers Mục tiêu của tổ chức này là trong sạch, đơn giản, và phi chính trị: đó là các mục tiêu tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện các điều kiện lao động Tổ chức này đã hướng phong trào lao động khỏi những quan điểm xã hội chủ nghĩa của phần lớn các phong trào lao động ở châu Âu Với

số lượng thành viên lớn và hoạt động hiệu quả, AFL đã đạt được những

Trang 29

thành tựu lớn Bên cạnh AFL, các nhóm đấu tranh vì mục đích kinh tế và thương mại cũng hình thành trong giai đoạn này Có thể kể đến là Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia – National Association of Manufacturer (NAM) ra đời năm 1895 tại Cincinnati, Ohio

Chính những hoạt động sôi nổi của các nhóm vận động hành lang mà ngay từ năm 1928, thượng viện đã dự thảo ban hành một dự luật yêu cầu những người vận động hành lang phải đăng kí với thư ký của hai viện nhưng nghị viện đã ngăn cản điều luật này Đến năm 1938, luật đăng kí thể nhân nước ngoài(FARA) mới ra đời Luật về đăng ký của thể nhân nước ngoài là

cố gắng đầu tiên kiểm soát các hoạt động lobby ở cấp độ liên bang Mục tiêu chính của FARA là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các thể nhân nước ngoài cũng như những tuyên truyền của họ đối với chính sách công của Hoa Kỳ

Ra đời vào năm 1938, mục tiêu cụ thể của đạo luật này là ngăn chặn ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền của nước Đức phát xít nhằm phát động các phong trào ủng hộ phát xít trên đất Mỹ[38]

Dự thảo luật vận động hành lang không được thông qua năm 1928, nhưng đến năm 1946 thì Hoa Kỳ chính thức có một đạo luật quy định về hoạt động nhạy cảm này Lý do của việc ban hành luật do hoạt động vận động hành lang thường gắn với những cuộc tiếp xúc cá nhân nên dần dần hoạt động này đã bị biến tướng Trong không ít trường hợp, vận động hành lang được miêu tả như một con “quái vật”, tìm mọi cách luồn lách vào các phòng, ban, hành lang nghị viện để làm lũng đoạn quốc hội Trước tình trạng đó, quốc hội Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật để đưa hoạt động vận động hành lang vào khuôn khổ Và luật liên bang về hoạt động vận động hành lang năm 1946 ra đời[1, tr.1] Luật này quy định những nhà vận động hành lang nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đối với quốc hội phải đăng ký với thư ký của hạ viện hoặc thượng viện và cứ 3 tháng một lần, phải thông báo

số tiền nhận được và các khoản chi tiêu cho các hoạt động vận động hành

Trang 30

lang Tuy vậy, luật vận động hành lang cũng phần nào đó chịu sự ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang, nên không thể cho ra đời một đạo luật mang ý nghĩa kiểm soát một cách hoàn hảo Cho nên đạo luật này chỉ mang tính đăng ký và thông báo, nắm rõ thông tin về các nhóm vận động hành lang và biết rõ chi tiêu của họ khi họ gây ảnh hưởng lên quá trình lập pháp, các thành viên và các nguồn đóng góp tài chính cho họ sẽ giúp ích hữu hiệu cho quốc hội trong việc đánh giá sự đại diện của họ mà không làm suy yếu quyền của bất cứ cá nhân hay nhóm nào được tự do bày tỏ chính kiến của mình đối với quốc hội[8, tr.444]

Từ một hoạt động mang tính tự nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, hoạt động hành lang đã ngày càng phát triển và thực sự bùng nổ sau khi luật vận động hành lang ra đời Giai đoạn nửa sau của thế kỷ XX gắn liền với sự phổ biến của máy tính, trang web và điện thoại di động Ngành công nghiệp được số hóa, cơ cấu ngành nghề và phương thức sản xuất cũng có nhiều thay đổi Các nhóm lơi ích, các tổ chức đã được thành lập từ giai đoạn trước tiếp tục củng cố vai trò của mình Các tổ chức về kinh tế tiếp tục phát triển điển hình là tổ chức Liên đoàn lao động Mỹ - Các tổ chức công nghiệp(AFL-CIO) được thành lập năm 1955 Đây là một sự phát triển tiếp nối của tổ chức AFL

và CIO Những tổ chức đòi quyền lợi cho công dân cũng ngày càng đông đảo, nổi lên trên hết là những tổ chức đòi quyền bình đẳng: bình đẳng giữa người da đen và người da trắng; bình đẳng giới…

Hoạt động vận động hành lang ở Hoa Kỳ tiến thêm một bước mới khi Đạo luật công khai hoạt động vận động hành lang 1995 ra đời Đạo luật năm

1946 còn nhiều thiếu sót, vì vậy, các nhà lập pháp đã nhiều lần cố gắng lấp chỗ hổng này Nhưng các nỗ lực đó đa phần thất bại do gặp nhiều khó khăn,

vì nếu điều chỉnh thì xâm phạm đến quyền công dân khi họ tiếp xúc với các nghị sỹ của họ Cuối cùng, ngày 11/5/1995, Chủ tịch Hạ viện Gingrich và Tổng thống Clinton đã gặp nhau tại bang New Hampshire để đệ trình những cải cách về ngân sách trong các vận động tranh cử cũng như một đạo luật về

Trang 31

vận động hành lang Đạo luật công khai hoạt động vận động hành lang năm

1995 đã thắt chặt các quy tắc đối với những người vận động hành lang

Như vậy, hoạt động vận động hành lang ở Mỹ đã trải qua gần hai thế

kỉ Và đến bây giờ hoạt động này vẫn phát triển không ngừng và là một trong những hoạt động sôi động nhất và có tác động lớn đến nền chính trị Mỹ Vì thông qua vận động hành lang, những người dân nằm ngoài chính phủ có thể tác động tới việc ra quyết định, ban hành chính sách diễn ra bên trong chính phủ Những thông tin do các nhóm lợi ích cung cấp có vai trò quan trọng đối với việc ban hành luật và nó phản ánh nguyện vọng của người dân, bởi vậy chúng giữ cho quá trình dân chủ được tiếp diễn Ngày nay, do việc hình thành rất nhiều nhóm lợi ích, nên nhiều loại thông tin khác nhau sẽ được cung cấp cho chính phủ, giúp chính phủ kịp thời có chính sách giải quyết nhu cầu của người dân Trong mối quan hệ với chính phủ, vận động hành lang ở Mỹ đồng thời là sự phản ánh, giám sát, kiềm chế, đối trọng của các nhóm lợi ích và nhân dân Mỹ đối với các cơ quan công quyền Đến giai đoạn này, có thể nói hoạt động vận động hành lang ở quốc hội Mỹ đã thật sự có khuôn khổ hơn Hoạt động đó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay và trở thành phổ biến và được chấp nhận như một nghề tất yếu trong đời sống chính trị

Tiểu kết:

Vận động hành lang là hoạt động vì lợi ích của một cá nhân, của một nhóm, hay của cộng đồng, nhằm ảnh hưởng lên sự ra đời hoặc hủy bỏ một quyết định từ cơ quan chức năng và những người có thẩm quyền

Vận động hành lang ra đời từ rất sớm và gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích Các nhóm lợi ích là nhóm những người có chung một mối quan tâm, cùng hành động để đạt được phần ưu thế hơn những nhóm khác bằng cách tác động lên quá trình lập pháp

Trang 32

Do đặc tính mở của nền chính trị Mỹ với các nhóm vận động hành lang, nên dù không được sản sinh tại đây, nhưng hoạt động vận động hành lang lại phát triển rất mạnh mẽ tại quốc gia này

Các nhân tố như lợi ích kinh tế, sự tác động của các phong trào xã hội, việc đòi hỏi những lợi ích từ chính phủ hay nhân tố xuất phát từ việc thay đổi chính sách của chính phủ đã tác động đến sự ra đời và phát triển của hoạt động vận động hành lang cũng như nhóm lợi ích

Qua nhiều năm lịch sử, các nhóm lợi ích và vận động hành lang ở Hoa

Kỳ trở nên chuyên nghiệp Ở Hoa Kỳ có một địa điểm được gọi là phố K, chính là trung tâm vận động hành lang ở Washington Tùy theo lợi ích và mục tiêu theo đuổi, các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ chia thành nhiều nhóm khác nhau thậm chí còn đối lập với nhau

Nhóm lợi ích kinh tế bao gồm nhóm doanh nghiệp; các công ty liên quốc gia và cả các công ty riêng lẻ Doanh nghiệp giữ một vai trò trung tâm trong chính trị Mỹ Các công ty lớn và uy tín là những thành phần quan trọng trong nền kinh tế Mỹ Vì các đại biểu dân cử là người phải chịu trách nhiệm

về thành tích kinh tế quốc gia, nên họ sợ các chính sách bất lợi cho doanh nghiệp sẽ làm hại tới thành tích đó Các nhóm lợi ích kinh tế nổi trội có thể nói đến như Hiệp hội Quốc gia của các Công ty Chế xuất và Phòng Thương mại Mỹ (National Association of Manufacturers and the U.S Chamber of Commerce) là tiếng nói chung cho tất cả ngành doanh nghiệp Sau hết các công ty riêng lẻ cũng trực tiếp vận động các nhà làm luật

Nhóm Công đoàn – nhóm lợi ích hoạt động cho quyền lợi của người lao động: chiếm một vị thế quan trọng trong hệ thống chính trị Mỹ Số hội viên của Công đoàn hiện nay chiếm 17% của lực lượng lao động toàn quốc[3, tr.428]

Trang 33

Hiệp hội chuyên nghiệp: những đoàn thể chuyên nghiệp như Hiệp hội

Y tế Mỹ, Hiệp hội luật sư Mỹ… tập trung vào các quyền lợi, giá trị chung và

vị thế nghề nghiệp của họ

Các đoàn thể liên chính quyền: là các nhóm lợi ích đại diện các đơn vị chính quyền tiểu bang và địa phương vận động cho lợi ích của mình trên tầm mức quốc gia

Các nhóm lợi ích công cộng: phát triển nhanh nhất từ năm 1970 đến nay Theo nhà nghiên cứu chính trị Jeffrey Berry thì nhóm lợi ích công cộng

là nhóm ủng hộ những mục tiêu không trực tiếp có lợi vật chất cho thành viên mà ủng hộ cho những giá trị toàn thể xã hội

Nhìn chung, ở Mỹ, những nhóm vận động hành lang mạnh nhất là những nhóm đại diện cho lợi ích kinh doanh của các tập đoàn tư bản (chiếm tới 72%) Chỉ 8% đại diện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp Khoảng 5% đại diện cho các nhóm bảo vệ dân quyền, phúc lợi xã hội 2% đại diện cho người nghèo và 1% đại diện cho những nhóm yếu thế trong xã hội như người già, người tàn tật[27]

Trang 34

Chương 2: VAI TRÒ CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG QUAN HỆ

NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ

Chương I của luận văn đã thể hiện một cách khái quát những vấn đề lý thuyết và lịch sử của vận động hành lang, của nhóm lợi ích Chương II, chương trọng tâm của luận văn, sẽ nghiên cứu vai trò của vận động hành lang trong quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ Vận động hành lang có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa chính trị Mỹ, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đó là tác động lên chính sách đối ngoại Chương này của luận văn sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề: Vai trò của vận động hành lang kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; Vai trò của các nhóm sắc tộc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Vai trò của các nhóm vận động tư tưởng lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Chương này của luận văn sẽ sử dụng cách tiếp cận vấn đề thông qua các

“case study” Ở trường hợp vai trò của vận động hành lang kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, luận văn chọn Nga và Việt Nam làm hai “case study” điển hình Chọn Việt Nam vì Việt Nam chính là quốc tịch, là đất nước của tác giả Chính sự gần gũi, thân quen sẽ giúp tác giả có những nghiên cứu rõ ràng, chính xác hơn Quan hệ Việt-Mỹ là một quan hệ nhận được nhiều quan tâm nhất là trong hoàn cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển

Nga là một nước đã từng là đối thủ trực tiếp của Mỹ Nga là nước duy nhất từng là đối trọng của Mỹ, là cực thứ hai trong trật tự Yalta Tác giả chọn Nga làm một “case study” vì tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố kinh tế ngày nay

đã lấn át yếu tố ý thức hệ Qua đó càng thể hiện được tầm quan trọng của các nhóm lợi ích kinh tế trong quan hệ ngoại giao hai nước

Dân tộc Do Thái được mệnh danh là dân tộc vận động hành lang Chính tài năng vận động hành lang của người Do Thái đã tác động lớn đến chính sách

Trang 35

Trung Đông của Hoa Kỳ Đó là lý do tại sao tác giả lại chọn Do Thái làm “case study” để minh chứng cho vai trò của các nhóm sắc tộc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

2.1 Vai trò của vận động hành lang kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ

Ở Mỹ, những nhóm vận động hành lang mạnh nhất là những nhóm đại diện cho lợi ích kinh doanh của các tập đoàn tư bản (chiếm tới 72%)[27] Những nhóm lợi ích này không chỉ tác động lên các vấn đề kinh tế trong nước mà còn

có tác động lớn đến các vấn đề kinh tế quốc tế nhất là trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Đứng trước hoàn cảnh đó các công ty mong muốn chính phủ

mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới Việc vận động để nhận được Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn(PNTR) là một trong những hoạt động vận động hành lang sôi nổi nhất tác động đến chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ

PNTR là chữ viết tắt tiếng Anh của từ Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations) là một trong những mục tiêu mà bất cứ quốc gia nào có quan hệ với Mỹ đều muốn đạt được Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) mà Hoa Kỳ sử dụng chính là quy chế Tối huệ quốc mà tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và nhiều nước trên thế giới hiện vẫn còn sử dụng Các nước muốn có NTR vĩnh viễn (PNTR) phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản sau: Tuân thủ theo các điều khoản Jackson-Vanik của bộ luật thương mại năm 1974 Các điều khoản này quy định tổng thống Hoa Kỳ phải khẳng định một quốc gia không từ chối hoặc cản trở quyền hoặc cơ hội di cư của công dân nước mình Đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ Điều khoản Jackson-Vanik cho phép Tổng thống

Trang 36

hàng năm ra quyết định ngưng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik để cho phép cấp NTR

Vì có những quy định kèm theo trước khi cung cấp PNTR, nên các nước muốn nhận được quy chế này từ Hoa Kỳ sẽ phải chứng minh được quốc gia đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phía cung cấp PNTR đưa ra Các nước bị Mỹ áp đặt đạo luật Jackson – Vanik sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nhận PNTR từ Hoa

Kỳ Do đó, để nhận được quy chế quan trọng này, các nước đó phải trải qua một quá trình vận động hành lang khó khăn và phức tạp Để hiểu thêm về vai trò của vận động hành lang trong kinh tế nói chung và trong việc nhận được PNTR của

Mỹ nói riêng, tác giả chọn nghiên cứu hai trường hợp điển hình đó là Việt Nam

và Nga, hai quốc gia đã bị Mỹ áp đặt đạo luật Jackson – Vanik

2.1.1 Vai trò của vận động hành lang trong việc Mỹ cấp PNTR cho Việt Nam

Ngày 20/12/2006, Tổng thống George W Bush ký ban hành đạo luật cả gói H.R.6111, trong đó có luật thiết lập Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam Quy chế PNTR, với nội dung chính bãi bỏ việc áp dụng đạo luật bổ sung Jackson - Vanik áp đặt đối với Việt Nam từ năm 1974, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước bị Mỹ hạn chế các hoạt động thương mại Việc thông qua PNTR với Việt Nam đã đưa cả hai dân tộc đã vượt qua quá khứ để cùng nhau hướng tới một tương lai tươi đẹp hơn Nhưng để đạt được kết quả này, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình vận động hành lang rất căng thẳng

Việt Nam đã tìm đến bạn bè Mỹ bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cựu chiến binh Mỹ và bạn bè ủng hộ Việt Nam từ thời chiến tranh Nổi bật hơn cả là tổ chứ c h ội thân hữu Mỹ Việt vì một nước Viê ̣t Nam giàu ma ̣nh đã ra đời để vâ ̣n đô ̣ng PNTR cho Viê ̣t Nam Phó đề đốc hồi

Trang 37

hưu Earl Preston Yates , người từng tham chiến nhiều năm ở Viê ̣t Nam là chủ tịch danh dự của Hội

Dù ở bất cứ đâu, những mối quan hệ cá nhân thường đóng vai trò quan trọng trong các cuộc vận động hành lang và đời sống văn hóa chính trị, nhưng

Mỹ khác với các quốc gia khác ở chỗ, mặc dù có được quan hệ rất tốt với lãnh đạo quốc hội, nhưng cũng không có nghĩa là sẽ giải quyết được vấn đề Vì mỗi nghị sỹ Mỹ đều có một tầm ảnh hưởng riêng rất mạnh Với 100 thượng nghị sỹ

và 480 dân biểu thì việc tiếp xúc hết được quả thực không đơn giản Vì vậy phía Việt Nam đã nỗ lực tìm được sự đồng thuận của các cá nhân có mối quan hệ tốt với chính phủ Mỹ như thượng nghị sĩ Chuck Hagel, chủ nhiệm ủy ban đối ngoại thượng viện; Hạ nghị sĩ Jim Leach, chủ nhiệm tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương; Hạ nghị sĩ Rob Simmons, đồng chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Mỹ - Việt ; Ông Eric John, Phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương [36]

Các nhà vận động hành lang cho Việt Nam cũng đã gặp gỡ và trao đổi với các thành viên của liên minh các doanh nghiệp ủng hộ Việt Nam vào WTO,

ví dụ như lãnh đạo tập đoàn City Group, Conoco Phillips Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng góp sức tham gia khi Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội

Vũ Mão trong chuyến đi vận động Quốc hội Mỹ thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam đã cuộc trao đổi về chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ tại các trường đại học, hay tham dự cuộc điều trần tại Ủy ban tài chính của Thượng viện về việc thông qua

dự luật PNTR cho Việt Nam Chính những việc làm này đã chứng tỏ thiện chí của Việt Nam với chính quyền Mỹ[29]

Những chuyến công du của các nhà lập pháp Việt Nam sang Mỹ trong năm 2006 đều có chủ đích rõ ràng là vận động các nghị sỹ Mỹ ủng hộ để hai bên

Trang 38

sớm kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời vận động quốc hội Mỹ dành quy chế PNTR cho Việt Nam, qua đó thể hiện một Việt Nam đang mở cửa, đang đổi mới và sẵn sàng hợp tác với bên ngoài Đặc biệt, quốc hội Việt Nam nhấn mạnh việc thông qua dự luật PNTR là bước

đi cuối cùng bình thường hóa hoàn toàn quan hệ vì lợi ích chung của cả Việt Nam và Mỹ Nhờ vậy, phía Mỹ đã hiểu rõ hơn về Việt Nam có đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong những năm đổi mới

Việc chọn đối tượng để vận động hành lang cũng là một điều quan trọng

Mỹ có hai đảng là Dân Chủ và Cộng Hòa, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là một nước Cộng Hòa nên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ đảng này, vì vậy nên tập trung vận động đảng Cộng Hòa Nhưng thật ra cả hai đảng đều ủng hộ cho sự bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Tiếng nói của các nghị sỹ đến từ hai đảng đều có tầm ảnh hưởng rất mạnh với việc Quốc hội Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam Các nhà vận động đã từ bỏ lối tư duy cứ phải là dân chủ thì sẽ thuận cho Việt Nam Các nhà vận động hiểu rõ rằng trong thực tế, các nghị sỹ Dân chủ lại thường bị các nhóm cực đoan lôi kéo nhiều hơn Cộng hòa Các nghị sỹ đảng Dân chủ xem ra thường ngần ngại với việc toàn cầu hóa hay

tự do hóa thương mại[25] Cho nên khi vận động hàng lang, phía Việt Nam đã vận động đồng đều cả hai đảng Phía Dân chủ có John Kerry và Max Baucus Phía cộng hòa thì có John Mc.Cain Việt Nam chọn những nhân vật này để vận động vì họ là những người có mối quan hệ tốt với Việt Nam, hay nói như bà Tôn Nữ Thị Ninh thì họ là những người bạn tốt với Việt Nam.“Ở cả hai đảng, chúng ta đều có những người bạn tốt, John Kerry và Max Baucus là những người của đảng Dân chủ, còn John Mc.Cain là người của đảng Cộng hòa Thông qua những mối quan hệ tốt đẹp với những người bạn có uy tín, Việt Nam đã gửi gắm được những thông điệp của mình tới nghị trường Mỹ, nên lợi ích của Việt Nam đã được bảo vệ khá tích cực ”[25] Và kết quả là phía Mỹ cho biết chưa có

Trang 39

một dự luật thương mại vào đạt được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như dự luật PNTR cho Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam đứng trước những khó khăn cần giải quyết đó là việc có một số những thành viên cực đoan trong cộng đồng người Viê ̣t ta ̣i Hoa

Kỳ không ủng hộ cho mối giao thương Việt Mỹ ra đời Những người này phản đối PNTR cho Việt Nam vì vấn đề đối lập tư tưởng chính trị, họ cho rằng Việt Nam không đủ tự do dân chủ Họ đã sử dụng con bài nhân quyền để vận động Quốc hội từ chối PNTR cho Việt Nam Đê thể hiện sự phản đối của mình, bốn nhà lập pháp thuộc Ủy Ban Tài Chánh Hạ Viện nói trong một bức thư rằng

“bình thường hóa mậu dịch với Việt Nam là tưởng thưởng cho chế độ đàn áp của cộng sản vẫn không ngừng từ chối cho người dân trong nước họ được hưởng các quyền cơ bản nhất”[43] Các bên chống đối PNTR cho Việt Nam đã rất khôn ngoan khi chọn con bài dân chủ nhân quyền để làm lí do, vì Việt Nam vẫn nằm trong sách trắng về thiếu tự do dân chủ và tự do tôn giáo của Mỹ Ngay

cả việc tổng thống Bush khi sang Việt Nam dự hội nghị APEC, với hành động cùng các giáo dân Thiên Chúa Giáo cầu nguyện tại nhà thờ là một minh chứng cho thái độ ủng hộ tự do tôn giáo, nhấn mạnh yếu tố tôn giáo của Nhà Trắng với Việt Nam Sự phản đối này là sản phẩm củanhững vấn đề do quá khứ để lại, đó cũng là vấn đề đối lập tư tưởng của hai bên Tư Bản và Cộng Sản Còn sự phản đối của một bộ phận những người Việt ở Mỹ có nguyên do là vì những thành phần này đã sống xa quê hương lâu ngày, không có nhiều nhận thức đúng đắn

về tình hình thực tế của Việt Nam Đứng trước hoàn cảnh đó, chính phủ Việt Nam đã cử những đoàn đại biểu thông qua chương trình kêu gọi ủng hộ Mỹ thông qua PTNR cho Việt Nam đến và tiếp xúc nhiều với họ Qua đó giúp họ hiểu hơn về tình hình trong nước cũng qua đó thấy ngày càng có nhiều người Việt Nam tại Mỹ hiểu biết hơn về tình hình thực tế trong nước, muốn đầu tư trở lại Việt Nam

Trang 40

Ngành dệt may lại là một lực cản vô cùng lớn khác để việc thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam được thực hiện Vì những khúc mắc trong thỏa thuận

về dệt may giữa hai nước mà hai thượng nghị sĩ Elizabeth Dole và Lindsey Graham, hai thượng nghị sĩ đại diện cho 2 bang có nhiều nhà sản xuất dệt là North Carolina và South Carolina đã treo việc bỏ phiếu về PNTR Hiệp hội Dệt may có cơ sở để lo lắng bởi theo Hiệp định thương mại song phương BTA và Hiệp định dệt may ký với Mỹ năm 2003, Việt Nam đã tăng xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ rất nhiều và vẫn còn khả năng để tăng xuất khẩu hơn nữa Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành dệt may của Mỹ Đặc biệt là ngành dê ̣t may ta ̣i Bắc Carolina đã bị thu he ̣p quy mô và giảm bớt mức độ cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ, cùng tình cảnh lợi nhuâ ̣n giảm và công nhân may mă ̣c mất viê ̣c làm Chuyê ̣n nước Mỹ bi ̣ mất nhiều công ăn viê ̣c làm và công viê ̣c của người Mỹ chạy ra ngoại quốc không chỉ xảy ra ở tiểu bang Bắc Carolina , mà đây là vấn đề của toàn quốc[29] Hai thượng nghị sĩ cho rằng phải hoãn lại PNTR để xem xét khả năng sản phẩm dệt may Việt Nam nhờ lợi thế WTO mà tràn ngập thị trường

Mỹ, gây khó khăn cho ngành dệt Mỹ và cũng cần gây sức ép để buộc Chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho ngành dệt Họ đưa ra yêu cầu là cần gia hạn quota với sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, xem xét kỹ các biện pháp chống bán phá giá và lập đoàn kiểm tra việc Chính phủ Việt Nam thực hiện việc cam kết chấm dứt trợ cấp ngành dệt may Việt Nam

Để đối phó với sự phản đối này, đại diện của hiệp hội Dệt may Việt Nam tại Mỹ cũng đã tích cực giải thích, cung cấp thông tin để hai thượng nghị sĩ Dole

và Graham cũng như một số nghị sĩ quốc hội khác hiểu đúng hơn về thực chất ngành dệt may Việt Nam Phía Việt Nam chứng minh rằng phía Mỹ đã hiểu sai

về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam thua hẳn ngành dệt may Trung Quốc khi có quy mô chỉ bằng 1/40, xuất khẩu vào Mỹ năm 2005 chỉ bằng 1/8 so với Trung Quốc (Việt Nam: 2,8 tỉ

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w