1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích khảo cổ học Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế

253 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 23,45 MB

Nội dung

BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Biều đồ 2.1: Tương quan tỉ lệ mộ chum, vũ và mộ đất ở Cồn Ràng Biều đồ 2.2: Tương quan tỉ lệ mộ chum phỏt hiện qua cỏc lần thỏm sỏt, khai quật Biều đồ 2.3

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ -

NGUYỄN NGỌC QUÝ

DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỒN RÀNG

(THỪA THIÊN HUẾ)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ -

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS BÙI VĂN LIÊM

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục 1

Bảng các chữ viết tắt 4

Biểu đồ sử dụng trong chính văn 5

Danh mục phụ lục minh họa 5

Mở đầu 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu 11

5 Kết quả và đóng góp của luận văn 12

6 Bố cục luận văn 12

Chương 1: Tổng quan di tích 13

1.1 Vị trí địa lý - cảnh quan 13

1.1.1 Vị trí địa lý - tự nhiên 13

1.1.2 Cảnh quan môi trường di tích 17

1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu 19

1.2.1 Quá trình phát hiện và đào thám sát 19

1.2.2 Lần khai quật thứ nhất 20

1.2.3 Lần khai quật thứ hai 21

1.2.4 Lần khai quật thứ ba 22

1.3 Tổng quan tư liệu 23

1.4 Tiểu kết 24

Chương 2: Kết quả khai quật và nghiên cứu di tích Cồn Ràng 25

2.1 Tư liệu địa tầng và môi trường cổ 25

2.1.1 Vị trí các hố đào và diễn biến tầng văn hóa 25

2.1.2 Môi trường Cồn Ràng qua nghiên cứu bào tử phấn hoa 27

2.2 Di tích mộ táng 27

Trang 4

2.2.1 Mộ chum 27

2.2.1.1 Sự phân bố chum mộ 28

2.2.1.2 Loại hình mộ chum 29

2.2.1.3 Nắp chum 34

2.2.1.4 Mộ chum Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 35

2.2.2 Mộ vò 37

2.2.2.1 Loại hình mộ vò 37

2.2.2.2 Mộ vò Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 39

2.2.3 Mộ huyệt đất 39

2.2.3.1 Loại hình mộ huyệt đất 39

2.2.3.2 Mộ huyệt đất Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 40

2.3 Di vật 41

2.3.1 Đồ kim loại 41

2.3.1.1 Đồ sắt 41

2.3.1.2 Đồ đồng 46

2.3.2 Đồ đá 47

2.3.2.1 Công cụ 47

2.3.2.2 Đồ trang sức 49

2.3.3 Đồ thuỷ tinh 54

2.3.4 Đồ gốm 56

2.3.4.1 Đồ gốm nguyên và có khả năng phục nguyên 56

2.3.4.2 Nhóm gốm mảnh 68

2.3.4.3 Màu sắc, chất liệu, hoa văn và kỹ thuật chế tạo 68

2.4 Đặc trưng văn hóa và niên đại di tích 71

2.4.1 Đặc trưng văn hóa 71

2.4.2 Niên đại di tích 73

2.5 Di tích Cồn Ràng trong văn hoá Sa Huỳnh 75

2.6 Tiểu kết 78

Chương 3: Xã hội Cồn Ràng phản ánh qua tư liệu mộ táng 79

Trang 5

3.1 Khái quát về khảo cổ học mộ táng: nội dung và phương pháp tiếp cận 79

3.2 Phương thức mai táng của cư dân Cồn Ràng 82

3.2.1 Cấu trúc nghĩa địa 82

3.2.2 Táng thức và táng tục 85

3.3 Xã hội Cồn Ràng nhìn từ tư liệu mộ táng 89

3.3.1 Phân hoá xã hội 89

3.3.2 Các ngành nghề và sự phân công lao động xã hội 98

3.4 Tiểu kết .102

Kết luận .104

Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận văn .106

Tài liệu tham khảo .107

Phụ lục luận văn .116

Trang 6

tr.CN - trước Công nguyên

VHTT - Văn hóa Thông tin

UBND - Ủy ban nhân dân (tỉnh)

Trang 7

BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN

Biều đồ 2.1: Tương quan tỉ lệ mộ chum, vũ và mộ đất ở Cồn Ràng

Biều đồ 2.2: Tương quan tỉ lệ mộ chum phỏt hiện qua cỏc lần thỏm sỏt, khai quật

Biều đồ 2.3: Tương quan tỉ lệ mộ chum đơn và mộ chum lồng

Biều đồ 2.4: Tương quan tỉ lệ cỏc loại hỡnh mộ chum

Biều đồ 2.5: Tương quan tỉ lệ mộ chum theo kớch thước

Biều đồ 2.6: Tương quan tỉ lệ đồ tuỳ tỏng theo chất liệu

Biểu đồ 2.7: Tương quan tỉ lệ gốm mảnh

Biểu đồ 3.1: Tương quan tỉ lệ cỏc nhúm mộ theo đồ tuỳ tỏng

Biểu đồ 3.2: Tương quan tỉ lệ giàu nghốo giữa cỏc nhúm mộ theo đồ tuỳ tỏng

DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HOẠ Bảng thống kờ

Bảng 1: Thống kê các đợt thám sát, khai quật di tích Cồn Ràng

Bảng 2: Bảng thống kờ mụ tả chi tiết mộ chum Cồn Ràng

Bảng 3: Thống kờ mụ tả chi tiết mộ vũ Cồn Ràng

Bảng 4: Phõn loại loại hỡnh mộ tỏng ở Cồn Ràng

Bảng 5: Phõn loại chum mộ theo kớch thước

Bảng 6: Phõn loại loại hỡnh nắp chum mộ ở Cồn Ràng

Bảng 7: Thống kờ hiện vật tuỳ tỏng theo chất liệu ở Cồn Ràng

Bảng 8: Phõn loại đồ sắt tuỳ tỏng theo hố khai quật Cồn Ràng năm 2002

Bảng 9: Thống kờ phõn loại cụng cụ đỏ Cồn Ràng năm 2002

Bảng 10: Phõn loại đồ trang sức Cồn Ràng theo hố khai quật năm 2002

Bảng 11: Thống kờ phõn loại đồ gốm tuỳ tỏng Cồn Ràng khai quật năm 2002 Bảng 12: Thống kờ phõn loại đồ gốm Cồn Ràng theo hố khai quật năm 2002 Bảng 13: Thống kờ phõn loại gốm mảnh Cồn Ràng khai quật năm 2002

Bảng 14: Phõn tớch mẫu than thu thập ở Cồn Ràng 2002

Trang 8

Bảng 15: Nhóm mộ chứa đồ trang sức bằng đá nephrite ở Cồn Ràng

Bảng 16: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não, thuỷ tinh và sắt ở Cồn Ràng Bảng 17: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não và thuỷ tinh ở Cồn Ràng Bảng 18: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não và sắt ở Cồn Ràng

Bảng 19: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng thuỷ tinh và sắt ở Cồn Ràng

Bảng 20: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng mã não ở Cồn Ràng

Bảng 21: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng thuỷ tinh ở Cồn Ràng

Bản ảnh 1: Không ảnh khu vực phân bố di tích [Nguồn: Google Earth]

Bản ảnh 2: Vị trí khu vực mở các hố khai quật năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]

Bản ảnh 3: Quang cảnh các di tích Sa Huỳnh ở huyện Hương Trà hiện nay Bản ảnh 4: Quang cảnh các di tích Sa Huỳnh ở huyện Hương Trà hiện nay [Nguồn: Hoàng Thuý Quỳnh]

Bản ảnh 5: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 6: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 7: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 8: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 9: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 10: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 11: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 12: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 13: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]

Trang 9

Bản ảnh 14: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm] Bản ảnh 15: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002) Bản ảnh 16: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002) Bản ảnh 17: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002) Bản ảnh 18: Mộ chum Cồn Ràng

Bản ảnh 19: Mộ chum Cồn Ràng

Bản ảnh 20: Đồ tuỳ táng trong mộ chum Cồn Ràng khai quật năm 2002 Bản ảnh 21: Mộ chum trong một số di tích văn hoá Sa Huỳnh

Bản ảnh 22: Mộ táng Cồn Ràng khai quật năm 2002

Bản ảnh 23: Nắp mộ chum Cồn Ràng khai quật năm 2002

Bản ảnh 41: Hiện vật tuỳ táng trong mộ số 45 khai quật năm 2002

Bản ảnh 42: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002

Trang 10

Bản ảnh 43: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002

Bản ảnh 44: Hiện vật tuỳ táng trong mộ số 172 khai quật năm 2002

Bản ảnh 45: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002

Bản vẽ

Bản vẽ 1: Bản đồ khu vực di tích Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 2: Mặt bằng tổng thể các mộ trong các hố khai quật năm 2002 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 3: Mặt bằng phân bố mộ trong các hố khai quật năm 2002 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 4: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 3 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 5: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 7 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 6: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 9 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 7: Địa tầng di tích Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 8: Mặt bằng và mặt cắt các cụm mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 9: Mặt bằng và mặt cắt cụm mộ 7 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 10: Mặt bằng và mặt cắt các mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 11: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 12: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 13: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 14: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 15: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 16: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường] Bản vẽ 17: Chum mộ Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 18: Nắp chum Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 19: Đồ sắt tuỳ táng trong mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 20: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 21: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 22: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 23: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Trang 11

Bản vẽ 24: Công cụ đá Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 25: Đồ trang sức Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 26: Các loại hạt chuỗi trang sức bằng mã não và thuỷ tinh ở Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 27: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 28: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 29: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 30: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 31: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 32: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 33: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 34: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 35: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 36: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 37: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản dập

Bản dập 1: Hoa văn trang trí trên miệng chum Cồn Ràng

Bản dập 2: Hoa văn trang trí trên vai chum Cồn Ràng

Bản dập 3: Hoa văn trang trí trên nắp chum hình nón cụt Cồn Ràng

Bản dập 4: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 5: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 6: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 7: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 8: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 9: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 10: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 11: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 12: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 13: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cồn Ràng là một di tích khảo cổ quan trọng thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân

bố ở Thừa Thiên Huế được nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Nhiều đợt điều tra, khảo sát và khai quật khảo cổ đã được triển khai tại khu vực di tích Năm 2002, để phục vụ việc làm con đường tránh thành phố Huế, phần lớn di tích đã được khai quật di dời về lưu giữ và bảo quản tại

BT LS&CM Thừa Thiên Huế Qua các cuộc khai quật nghiên cứu, nhiều giá trị lịch

sử văn hóa của di tích đã được làm sáng tỏ, những vẫn còn rất nhiều vấn đề đang cần được khám phá Chính bởi vậy việc tiếp cận, xử lý và hệ thống hóa khối tư liệu cũng như nghiên cứu tổng thể về di tích là cần thiết, góp phần làm rõ hơn diện mạo

và đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, đặc biệt là văn hóa Sa Huỳnh trên mảnh đất Thừa Thiên Huế

Từ những tư liệu đã được xử lý và hệ thống hóa ở khu mộ táng Cồn Ràng, tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu nguồn tư liệu mộ táng, từ đó tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân Cồn Ràng và mở rộng hơn là cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế trong không gian chung của văn hóa Sa Huỳnh

Vì yêu cầu công tác, tác giả luận văn có cơ may trực tiếp tham gia chỉnh lý

và viết báo cáo về cuộc khai quật di dời trên 200 chum mộ Cồn Ràng năm 2002, đồng thời cũng được tiếp xúc, khai quật, nghiên cứu một số di tích có tính chất tương tự ở miền Trung Việt Nam Do đó tác giả đã chọn đề tài “Di tích khảo cổ học Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế)” làm đề tài luận văn của mình

Trang 14

2.2 Trên cơ sở hệ thống hoá tư liệu về các loại hình mộ táng và đi sâu nghiên cứu về táng thức và táng tục của cư dân Cồn Ràng trong không gian văn hóa

Sa Huỳnh, bước đầu phác thảo đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn Ràng và cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các di tích, di vật khảo cổ học ở di tích Cồn Ràng

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về di tích Cồn Ràng qua các lần khai quật Đồng thời trong một chừng mực nhất định, luận văn có so sánh di tích Cồn Ràng với một số di tích mộ táng có cùng tính chất thuộc văn hóa

Sa Huỳnh ở các tỉnh lân cận

4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học hiện đại như: phương pháp địa tầng trong điều tra thám sát và khai quật khảo cổ, phân loại loại hình học, miêu

Phương pháp nghiên cứu khảo cổ học mộ táng được sử dụng để nghiên cứu

về cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn Ràng qua những tư liệu đã thu thập từ các đợt khai quật

Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa chất, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa để

bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể

Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong việc xem xét các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và

xã hội, của các hình thái kinh tế xã hội thời sơ sử

Trang 15

4.2 Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm:

- Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu về di tích Cồn Ràng đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên nghành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học Luận văn cũng có tham khảo một số sách khoa học có liên quan như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, cổ môi trường, cổ nhân học có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Kết quả và đóng góp của luận văn

5.1 Luận văn tập hợp, hệ thống hoá những tư liệu và kết quả nghiên cứu về

di tích Cồn Ràng và xác định vị trí của di tích trong không gian văn hóa Sa Huỳnh

5.2 Bước đầu phác thảo đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn Ràng từ góc độ nghiên cứu tư liệu mộ táng và từ đó đóng góp thêm một nguồn tư liệu nghiên cứu về đời sống xã hội của cư dân văn hóa Sa Huỳnh trên vùng đất Thừa Thiên Huế

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan di tích

- Chương 2: Kết quả khai quật và nghiên cứu di tích Cồn Ràng

- Chương 3: Xã hội Cồn Ràng phản ánh qua tư liệu mộ táng

Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh hoạ Phần đầu của luận văn có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục các bảng và biểu đồ trong chính văn, Danh mục phụ lục minh hoạ trong phụ lục

Trang 16

16022’45” vĩ Bắc và 107000’56” kinh Đông; điểm cực Đông 16013’18” vĩ Bắc và

108012’57” kinh Đông Với 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố (Huế), 1 thị xã (Hương Thủy) và 8 huyện trực thuộc tỉnh (Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông) (bản đồ 1; bản ảnh 1.1)

Nằm ở đoạn giữa của “khúc ruột miền Trung”, Thừa Thiên Huế là nơi có địa hình đa dạng tương phản và độc đáo vào bậc nhất nước ta Địa hình núi đồi chia cắt mạnh tạo nơi đây thành ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam - Bắc Hệ thống sông ngòi ở đây đều xuất phát từ sườn đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua nền đá cứng nên sông ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh, chế độ thủy văn phức tạp Bên cạnh đó hệ thống ao hồ, đầm phá ở đây cũng chiếm diện tích rất lớn [85, tr.211]

Địa hình Thừa Thiên Huế là bộ phận tận cùng phía nam của dãy Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng tây bắc - đông nam Dãy núi này hoàn toàn biến đổi ở phía nam Thừa Thiên Huế do bị dãy núi Bạch Mã - Hải Vân đâm ngang ra biển Do sườn đông của dãy Trường Sơn dốc, bị chia cắt mạnh tạo nên các dạng địa hình núi trung bình, núi thấp, đồi gò, đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và

biển Đông Trong đó núi đồi chiếm 71% diện tích toàn tỉnh

- Địa hình núi trung bình có độ cao từ 750m - 1.800m là nơi phân bố đá cứng mắcma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt thành khối tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu khác Địa

Trang 17

hình này gồm các vùng núi Tây A Lưới, vùng núi Đông A Lưới - Nam Đông, vùng

núi Đông Ngại và vùng núi Bạch Mã - Hải Vân

- Địa hình núi thấp có độ cao từ 250m - 750m, nằm tiếp giáp về phía Tây, Tây Nam và Nam các vùng núi Đông Ngại, Đông A Lưới và dãy Bạch Mã - Hải Vân Địa hình chủ yếu có dạng vòm ngăn cách nhau bằng các uốn yên ngựa, thung lũng hoặc sông suối, độ chia cắt sâu trung bình từ 50m - 300m, độ dốc sườn núi từ

50 - 150, mật độ sông suối biến đổi từ 0,3km - 0,5km/km2 đến 0,9km - 1,2km/km2, đôi chỗ lên tới 1,5km - 1,8km/km2

Khu vực này có sự phân bố rộng của trầm tích lục nguyên có khả năng chống xâm thực kém hơn đá mắcma và trầm tích biến chất

cổ cũng như biên độ nâng tân kiến tạo nhỏ hơn

- Địa hình đồi gò nằm giữa địa hình núi thấp và đồng bằng duyên hải Địa hình đồi gò được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10m - 50m), đồi trung bình (50m - 150m) và đồi cao (150m - 250m) Cấu tạo từ đất đá phong hoá của trầm tích lục

nguyên và trầm tích Đệ tứ mềm rời đa nguồn gốc

- Địa hình đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng, độ cao từ 10m - 15m trở xuống, chủ yếu được hình thành từ Pleistocen - Đệ tứ với sự tham gia của trầm tích bột sét sông biển Holocen (hệ tầng Phú Bài, Phú Vang), trầm tích cát biển Pleistocen (hệ tầng Phú Xuân) và Holocen (hệ tầng Nam Ô), ít hơn có trầm tích cuội, cát, bột sét đa nguồn gốc ở ven rìa đồng bằng Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế thuộc dạng đồng bằng đầm phá được lấp đầy chưa hoàn thiện Địa hình trải dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị các dãy núi thấp xen đồi đâm ngang ra

biển phân cắt manh mún từ phía nam đầm Cầu Hai đến chân đèo Hải Vân

- Địa hình đầm phá và đê cát chắn ngoài như ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, là kết quả của ba quá trình: sự thay đổi mực nước biển trong Holocen, chuyển động kiến tạo hiện đại và bồi tụ trầm tích Ngoài ra còn một số nhân tố hỗ trợ khác như hiện tượng biển thoái, nguồn cát - bột phong phú được dòng hải lưu ven bờ đưa

từ phía bắc xuống, sông suối tải phù sa từ đất liền

- Vùng biển ven bờ có hai dạng: biển ven bờ tích tụ cát (Điền Hương - Lộc Hải) và biển ven bờ mài mòn granit Hải Vân Về địa mạo, vùng biển ven bờ tích tụ

Trang 18

cát thuộc thềm lục địa Bắc Bộ có độ dốc thấp Ngược lại biển ven bờ mài mòn, khúc khuỷu granit Hải Vân chủ yếu là cát, sỏi, cuội, thậm chí đá tảng, đảy biển không bằng phẳng, độ dốc cao [90, tr.61-85]

Với địa hình có độ tương phản cao và bị chia cắt mạnh, khu vực Thừa Thiên Huế nói chung không thuận lợi cho quá trình chiếm lĩnh địa bàn và định cư sinh sống của các nhóm cư dân tiền sơ sử Những phát hiện khảo cổ học trong những năm qua cho biết, trên đất Thừa Thiên Huế đã phát hiện những dấu tích của con người sinh sống từ cách đây khoảng 4000 - 5000 năm, thể hiện ở những chiếc rìu đá phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (huyện A Lưới), Phong Thu (huyện Phong Điền) và

ở Phụ Ổ, Bàu Đưng (Hương Chữ, Hương Trà) [90, tr.162] Tuy nhiên phải đến giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh mới phát hiện 3 di tích khảo cổ Cồn Ràng, Cồn Dài (Phụ Ổ, Hương Chữ, Hương Trà) [25, tr.11-20] và Cửa Thiền (Đội 4, Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà) [77, tr.50-51] nằm trên địa hình đồi gò thấp - nơi chuyển tiếp giữa địa hình núi thấp và đồng bằng duyên hải, thuộc địa bàn xã Hương Chữ, huyện Hương Trà Dấu ấn của nền văn hóa này còn được tìm thấy ở Bàu Đưng, Xóm Rẫy và Cồn Thu Lu (đều thuộc xã Hương Chữ, Hương Trà) [51, tr.189-190] Cùng với văn hóa

Sa Huỳnh, còn tìm thấy những vết tích chứng tỏ sự hiện diện của văn hóa Đông Sơn

ở Thừa Thiên Huế, minh chứng là chiếc trống đồng loại I Heger phát hiện ở Phong

Mỹ, Phong Điền năm 1994

Huyện Hương Trà, nơi phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh hiện biết trên đất Thừa Thiên Huế, nằm ở cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế Vị trí địa lý

16031’11” vĩ độ Bắc và 107028’18” kinh độ Đông, phía bắc giáp huyện Phong Điền

và Quảng Điền, phía nam giáp thành phố Huế và huyện Hương Thủy, phía tây giáp huyện A Lưới, phía đông giáp huyện Phú Vang và biển Đông Huyện có 15 xã, 1 thị trấn, diện tích tự nhiên 502,89 km2 thuộc vùng địa hình gò đồi của Thừa Thiên Huế

nằm ở dải chuyển tiếp giữa khu vực địa hình núi và đồng bằng duyên hải Hương Trà thuộc vùng địa hình đồi gò chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và đồng bằng duyên

Trang 19

hải, với 3 vùng chính là: vùng gò đồi - miền núi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá Cũng như cả tỉnh, Hương Trà là vùng ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam Việt Nam, có hệ thống khí hậu thủy văn đa dạng độc đáo, nơi hội tụ của nhiều

luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam

Do địa hình phức tạp, diễn biến khí hậu ở Thừa Thiên Huế cũng có sự dao động khác nhau ở từng vùng Các nhà khí tượng học đã chia Thừa Thiên Huế thành hai vùng với 7 tiểu vùng khí hậu khác nhau Huyện Hương Trà, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng, gò đồi thấp Phong Điền - Hương Thuỷ MII-1 gồm các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ Đặc điểm chung về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 240

C - 25,50C, tổng nhiệt độ năm 8.7000C - 9.2000C, biên độ trung bình năm trên 90

C, tổng giờ nắng trong năm trên 1.900 giờ, nhiệt độ cao nhất trên 410C, nhiệt độ thấp nhất dưới 100C, lượng mưa trung bình năm thấp nhất tỉnh với 2.600mm - 2.800mm, thời gian ít mưa từ tháng 1 - 8, độ ẩm tương đối trung bình năm 83 - 84%, thời kỳ thiếu ẩm từ tháng 3 - 8 Vùng này bị thiên tai bão

lũ, gió mùa Đông Bắc, gió mùa khô nóng Tây Nam đe doạ thường xuyên [15, tr.8]

Về mặt thổ nhưỡng, Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau: nhóm cồn cát và đất cát biển, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất lầy

và than bùn, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất thung lũng dốc

tụ, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi và nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó diện tích đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá) [90, tr.102-120]

Huyện Hương Trà, do đặc điểm vị trí địa lý quy định, được thành tạo từ 6 nhóm trên tổng số 10 nhóm đất kể trên, gồm: nhóm cồn cát và đất cát biển; nhóm

Trang 20

đất mặn ít và trung bình; nhóm đất phèn; nhóm đất phù sa với các loại: đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa phủ trên nền cát biển; nhóm đất đỏ vàng với các loại: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Trong đó ở nhóm đất nâu vàng trên nền phù sa cổ phân bố trên vùng gò thấp thuộc xã Hương Chữ, huyện Hương Trà là nơi phát lộ các di tích Cồn Ràng và Cồn Dài thuộc văn hóa Sa Huỳnh

Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ, nơi di tích phân bố, thường có ở các bậc thềm tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, có đại địa hình dốc thoải về phía đồng bằng Tuy nó hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng tính chất phù sa đã thay đổi hẳn

do địa hình khá cao, quá trình feralit diễn ra làm cho đất đã mang tính chất của đất feralit, tuy mức độ feralit yếu Ở những vùng khác nhau, cấu tạo phẫu diện có những nét khác nhau khá rõ Nhìn chung nó vẫn mang tính chất của đất phù sa, tầng đất khá dày (0,8m - 1m), thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50% Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt

[90, tr.115]

Tất cả những đặc điểm tự nhiên trên đã ảnh hưởng đậm nét đến các hoạt động sống của các lớp cư dân tiền sơ sử trên đất Thừa Thiên Huế xưa Có thể nhận thấy, trên những khu vực gò đất cao dáo các nhóm cư dân cổ Sa Huỳnh ở Cồn Ràng, Cồn Dài đã lựa chọn để đặt khu mộ táng của họ và chắc hẳn đây cũng là cách

họ lựa chọn khu vực cư trú cho mình như đã thấy những vết tích cư trú ở các địa điểm Bàu Đưng, Xóm Rẫy, Cồn Thu Lu

1.1.2 Cảnh quan môi trường di tích

Di tích khảo cổ học Cồn Ràng nằm ở vị trí 16028’40” vĩ độ Bắc và

107030’30” kinh độ Đông, thuộc địa phận thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (bản ảnh 1.2; 2; 3.1; bản vẽ 1)

Trang 21

Đường đến di tích khá thuận lợi, theo đường tránh thành phố Huế từ Tứ Hạ đến Phú Bài, đến đúng cột mốc Km5, chỗ trước công Làng Phụ Ổ, xã Hương Chữ là đến trung tâm di tích Hoặc đi theo đường Quốc lộ 1A từ trung tâm thành phố Huế

ra Quảng Trị, hết địa phận thành phố Huế qua cầu Quán Rớ (gần ranh giới giữa thành phố Huế và huyện Hương Trà) khoảng 300m, rẽ tay trái qua đường sắt Bắc

Nam, đi tiếp khoảng 2km là đến Khu di tích Cồn Ràng

Khu vực di tích, trước khi xây dựng tuyến đường Tứ Hạ - Phú Bài, là nghĩa đĩa của cư dân hiện đại, phân bố trên gò, cồn cát cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 0,5m - 1m Toàn bộ di tích rộng trên 5000m2 Năm 2002 khi xây dựng con đường Tứ Hạ - Phú Bài, gần 2/3 di tích nằm trong phạm vi lòng đường nên đã đã được khai quật di dời Phần còn lại vẫn tiếp tục sử dụng làm nghĩa địa và một phần nhỏ, là nơi đổ đất thừa trong quá trình làm đường Do đó diện tích di tích còn nguyên vẹn, có thể khai quật nghiên cứu được gần như không còn, hoặc nếu muốn khai quật được thì phải dời bãi đất khi làm đường đổ lại tại đây Diện tích nằm bên dưới bãi đất có thể khai quật còn khoảng 500m2

Đồng thời, ngay trong khu vực có thế khai quật có nhiều chỗ địa tầng di tích bị xáo trộn lớn do Cồn Ràng hiện vẫn tiếp tục được sử dụng làm nghĩa trang của cư dân hiện đại

Cồn Ràng nằm ở phía bắc Rú Cấm nơi còn nhiều những huyền tích, huyền thoại về một vùng đất thiêng như: Cửa Cồn, Chợ Ma, Cồn Thu Lu, Miếu Ông Ầm Cồn Ràng nằm kẹp giữa hai bàu ruộng là Bàu Ốc phía đông và bàu Kênh Trai phía tây - là những cánh đồng lúa màu mỡ Xung quanh di tích còn có nhiều bàu ruộng khác với những tên cổ xưa như: Lang Hồ, Cửa Trừ, cánh Đồng Cát, La Lả, Bàu Ruồng, Chó Ó, Bàu Cự, Bàu Thô, Bàu Tằm, Sóc Đĩa, Ruộng Phân, Hạ Lang, Truông Xe…

Cách di tích không xa về phía Tây, dưới chân núi Ông Ầm (bình phong của làng Phụ Ổ) và mỏm núi Đầu Voi có những khe nước Lợi dụng thiên nhiên cư dân hiện đại đã đắp đập ngăn giữ nước chống hạn, đó là đập Vụng Rấy thôn An Đô, xã Hương Chữ

Di tích cách hồ Thọ Sơn - là hồ nước khá lớn ở huyện Hương Trà chừng 4km

Trang 22

về phía Tây Bắc Cồn Ràng kẹp giữa hai sông lớn đó là sông Hương cách 4,5km về phía nam và sông Bồ cách 3km về phía bắc Con hói nối sông Hương và sông Bồ chảy qua địa phận Hương Chữ cách Cồn Ràng 1km về phía Đông

Di tích cách cửa biển Thuận An nơi gần nhất 14km (về phía Đông Nam), cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km (về phía Nam), cách thị trấn Tứ Hạ chừng 8km (về phía Đông Bắc)

Cồn Ràng cách Bàu Dưng, nơi đã phát hiện vài di vật rìu bôn đá và mảnh gốm gần 600m về phía bắc (bản ảnh 4.1) Cách vùng Cửa Thiền - gò đất cao giữa hai làng Phú Ốc và Lai Thành, thuộc Đội 4 hợp tác xã Phú Ốc, thị trấn Tứ Hạ 8km

về phía Đông Bắc (bản ảnh 4.2) Di tích Cửa Thiền được Khoa sử - Trường Đại học Tổng hợp Huế phát hiện vào tháng 3 - 1988, gồm 2 mộ chum có kích thước khá lớn giống như những mộ chum phát hiện ở Cồn Ràng, nằm lộ ra ở hai bờ vách của một mương thuỷ lợi [77, tr.50-51]

Cồn Ràng nằm cạnh di tích Cồn Dài cũng ở thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ huyện Hương Trà (bản ảnh 3.2), được Khoa Lịch sử - Trường ĐHTH Huế phát hiện năm 1987 Năm 2002 đoàn khai quật di chỉ Cồn Ràng đã tiến hành điều tra khảo sát lại Năm 2006 Viện BTLS Việt Nam và Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế (nay là

BT LS&CM Thừa Thiên Huế) tiến hành khảo sát và khai quật địa điểm này Kết quả của các đợt khảo sát và khai quật cho biết đây là khu mộ chum của cư dân văn hoá Sa Huỳnh [25, tr.11-20]

Cồn Ràng cách bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền gần 20km

về phía Tây Bắc, nơi cách sông Ô Lâu khoảng 50m về phía tả ngạn đã phát hiện trong lòng đất sâu 1,2m nột trống đồng Đông Sơn

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Quá trình phát hiện đào thám sát

Trong quá trình canh tác, làm ruộng, trồng màu và làm các công trình phúc lợi khác những người dân xã Hương Chữ đã thu nhặt được nhiều hiện vật khảo cổ bao gồm rìu, bôn mà họ quen gọi là “búa trời”, hạt trang sức bằng đá mã não và một vài mảnh gốm thô Một số những di vật này đã được anh Cao Thọ Sơn, nguyên là

Trang 23

Chủ nhiệm Hợp tác xã Phú An bảo quản và chuyển đến các cơ quan chức năng Đó

là tiền đề quan trọng để các nhà chuyên môn tìm đến khám phá những điều bí ẩn trong lòng đất Cồn Ràng

Tháng 3/1987, thầy trò Khoa Lịch Sử - Trường ĐHTH Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) đã đến khảo sát Cồn Ràng Trong hố thám sát diện tích 4m2

, đã phát hiện 3 chum mộ, xếp theo đường thẳng bắc - nam, xung quanh chum bên ngoài có xếp các đồ gốm tùy táng Đồ tuỳ táng thu được: 6 hiện vật sắt; 37 hạt chuỗi chất liệu

đá mã não và thuỷ tinh màu xanh thẫm; 20 đồ gốm có thể phục nguyên, với các loại hình nồi, vò, bình, cốc, đèn… Kết thúc đợt công tác, những người khảo sát đã nhận định: Mộ chum và những di vật ở Cồn Ràng thể hiện đặc trưng của văn hóa sa Huỳnh có niên đại tồn tại từ thời đại sắt sơ kỳ cách ngày nay trên 2000 năm [80, tr.100-102]

Tháng 10/1992 Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế và Viện KCH tiến hành điều tra trên diện rộng các huyện, xã ở Thừa Thiên Huế Tại di tích Cồn Ràng, Đoàn công tác đã mở một hố thám sát diện tích 4m2

(2m x 2m) ở phía đông nam cồn cát Trong hố thu được một chum hình trụ, có nắp đậy hình lẵng hoa nằm ở độ sâu 30cm bên dưới mặt đất Hiện vật trong chum gồm: 1 đồ sắt, 1 nồi gốm nhỏ, 1 bát mâm bồng và nhiều mảnh nồi, bình, bát bồng Những người thám sát đã nhận định Cồn Ràng là khu mộ chum lớn có niên đại tương đồng với khu mộ chum ở nghĩa trang Tin Lành (Hậu Xá I, Hội An, Quảng nam) thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng trên 2000 năm [87, tr.98-99]

1.2.2 Lần khai quật thứ nhất

Tháng 7 - 8/1993, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện KCH khai quật lần thứ nhất di tích Cồn Ràng Với diện tích 80m2 khai quật đã phát hiện 19 mộ (gồm 16 mộ chum hình trụ và hình trứng, 2 mộ vò và 1 mộ không xác định loại hình) xuất lộ ở độ sâu từ 40cm trở xuống, phân bố thành 8 cụm riêng biệt với hướng các cụm mộ khá thống nhất theo chiều bắc nam Ngoài ra còn thu được một số cụm gốm có cách thức xắp xếp tương tự những cụm gốm tùy táng trong một

số mộ đất thuộc văn hóa Sa Huỳnh

Trang 24

Đợt khai quật ghi nhận mộ táng phổ biến ở Cồn Ràng là mộ chum với hai loại hình trứng và hình trụ, được chôn theo cụm Các chum có kích thước khá lớn, trung bình cao từ 80cm - 85cm, đường kính miệng khoảng 55cm - 60cm Huyệt mộ được đào hình tròn, rộng khoảng 70cm - 80cm và sâu theo chiều cao của chum ở từng mộ

Đồ tùy táng ở Cồn Ràng khá phong phú về loại hình với các loại chất liệu đá, sắt, thủy tinh, đồ gốm và được xắp xếp không theo một quy định nhất định nào Số lượng cụ thể: 12 hạt chuỗi mã não; 6 hiện vật sắt với các loại hình liềm, đục, giáo, dao…; 75 hạt cườm thuỷ tinh; 55 tiêu bản đồ gốm còn khá nguyên hoặc có thể phục dựng hình dáng, với các loại hình: nồi, niêu, bình, vò, thố, bát, cốc, đèn…và hàng ngìn mảnh gốm vỡ vụn

Kết thúc khai quật các tác giả đã nhận định Cồn Ràng là khu mộ táng nằm ở giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh thời đại sắt, có niên đại khoảng 2000 năm

BP [52, tr.99-100]

1.2.3 Lần khai quật thứ hai

Tháng 5/1995, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện KCH, cán bộ Viện Nghiên cứu chung và so sánh (Viện Hàn lâm khoa học Đức) khai quật lần thứ hai khu mộ Cồn Ràng

Đợt khai quật này đã mở 2 hố khai quật với tổng diện tích 34m2

, trong đó các

di tích mộ táng chỉ xuất lộ ở hố H1 Trong diện tích 24m2

khai quật hố H1 phát hiện

8 mộ chum phân bố thành 4 cụm

Mộ chum xuất lộ ở độ sâu khoảng 30cm trở xuống, chôn đứng, khoảng cách các chum không đều và độ sâu xuất lộ cũng khác nhau Đa số chum có nắp đậy hình nón cụt hoặc lồng bàn đã bị sập xuống lòng chum Bên cạnh mộ chum còn tìm thấy

mộ số cụm gốm giống như đồ gốm trong mộ huyệt đất đã bắt gặt trong một số di tích văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn

Hiện vật tùy táng phát hiện 1 hạt chuỗi mã não hình bầu dục, 1 đục sắt Đặc biệt, đồ gốm thu được một sưu tập khá phong phú với các loại hình nồi, niêu, bình,

vò, đèn, thố và rất nhiều chân đế được đập vỡ chôn theo mộ

Trang 25

Kết quả khai quật đợt hai đã bổ sung thêm một số tư liệu mới góp phần minh chứng cho những kết luận trước đây rằng Cồn Ràng là một khu mộ táng thuộc văn hóa Sa Huỳnh có mật độ chum vò khá dày đặc Tuy nhiên, qua cách thức mai táng, loại hình di vật và so sánh với các khu mộ ở các khu vực lân cận, những người khai quật lần này đã có nhận định mới về niên đại di tích, rằng Cồn Ràng thuộc văn hóa

Sa Huỳnh sơ kỳ sắt, có niên đại khoảng trên dưới 2500 năm BP [54, tr.125-127]

1.2.4 Lần khai quật thứ ba

Do gần 2/3 di tích nằm trong phạm vi lòng đường Tứ Hạ - Phú Bài thuộc Dự

án xây dựng đường tránh thành phố Huế nên Quý VI năm 2002 Viện KCH và BT LS&CM Thừa Thiên Huế đã tiến hành khai quật di tích Cồn Ràng lần thứ ba nhằm mục đích di dời các di tích, di vật, trả mặt bằng cho Dự án

Cuộc khai quật Cồn Ràng năm 2002 được tiến hành trên quy mô lớn với 2300m2 diện tích khai quật (bản ảnh 5, 6, 12, 13) Các di tích, di vật sau khai quật được chuyển về lưu tại kho BT LS&CM Thừa Thiên Huế (bản ảnh 14) Do những khó khăn đặc thù nên sau khi khai quật, công việc chỉnh lý di tích, di vật Cồn Ràng phải tiến hành nhiều đợt vào các năm 2004, 2005 và 2007 - 2008 (bản ảnh 15, 16,

Đợt khai quật đã thu được 216 di tích mộ táng, trong đó có 203 mộ chum, 9

mộ nồi vò và 4 mộ huyệt đất Kết quả chỉnh lý ghi nhận, mộ chum Cồn Ràng có 4 dạng: hình trụ; hình trứng; giữa hình trụ và hình trứng; và hình cầu (mộ vò) Trong

đó chum hình trụ có số lượng nhiều nhất Đợt chỉnh lý năm 2007 - 2008 cũng đã phục dựng hình dạng 15 chum phục vụ việc trưng bày bảo tàng Nắp chum xác định được 95 tiêu bản, với các loại hình: nón cụt; hình cầu; hình lồng bàn; hình chậu; hình mâm bồng; trong đó nắp đậy hình nón cụt có tỉ lệ áp đảo

Hiện vật thu được tổng số 1319 tiêu bản, gồm các nhóm chất liệu sắt, đồng,

đá, thuỷ tinh và gốm Ngoài ra còn thu được 11834 mảnh gốm vỡ từ các đồ gốm tuỳ táng không có khả năng gắn chắp phục dựng loại hình Loại hình hiện vật xét theo nhóm chất liệu: đồ sắt có hai dạng chính là vũ khí và công cụ lao động; nhóm đồ đá

và đồ thuỷ tinh chủ yếu là đồ trang sức; nhóm đồ gốm đều là đồ dùng sinh hoạt và

Trang 26

đồ gia dụng Đồ trang sức các loại có tỉ lệ áp đảo so với các nhóm khác

Kết quả từ đợt khai quật lần thứ ba tiếp tục khẳng định Cồn Ràng là khu mộ chum Sa Huỳnh lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện và khai quật nghiên cứu Đợt khai quật ghi nhận Cồn Ràng có niên đại 2300 - 2000 năm BP Cồn Ràng là một di tích có diện phân bố rộng, quy mô lớn, những di tích di vật thu được phong phú về chất liệu đa dạng về hình loại Di tích Cồn Ràng phân bố ở cực Bắc trong không gian phân bố của văn hoá Sa Huỳnh, cùng với di tích Cồn Dài, Cửa Thiềng

và nhiều địa điểm khác đã phát hiện, khai quật ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị cho phép nhận định khu vực Bình Trị Thiên xưa là một trong những trung tâm của văn hoá Sa Huỳnh, khác một số ý kiến trước đây cho rằng khu vực này chỉ là vùng đệm giữa văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc và văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung

1.3 TỔNG QUAN TƯ LIỆU

Sau 2 đợt đào thám sát và 3 đợt khai quật nghiên cứu, tư liệu về di tích Cồn Ràng đã được công bố trong nhiều báo cáo và bài viết nhưng đều ở dạng đơn lẻ Các đợt thám sát năm 1987 và năm 1993 được các nhà nghiên cứu Lê Duy Sơn, Lê Đình Phúc và Trần Quý Thịnh công bố trong NPHMVKCH các năm 1987 [80, tr.100-102] và 1994 [87, tr.98-99] Các đợt khai quật di tích Cồn Ràng vào các năm

1993, 1995 và 2002 được công bố đầy đủ trong các bản báo cáo khai quật lưu trữ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Viện KCH [60; 56], mà ở dạng thông báo vắn tắt được trình bày trong NPHMVKCH các năm 1993, [52, tr.99-100] 1995 [54, tr.125-127], 2003 [18, tr.236-239], 2004 [55, tr.163-166] và 2008 [58, tr.287-290]

Một số nghiên cứu về di tích Cồn Ràng và di tích Cồn Ràng trong không gian văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế đã từng bước được thực hiện và công bố

trong các bài viết về Di tích Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế) trong tạp chí Khảo cổ học

số 5/2008 [57, tr.61-87], về Khu mộ chum văn hóa Sa Huỳnh Cồn Ràng, xã Hương

Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong Hội thảo Giao lưu và hội nhập

văn hóa trong thời đại sắt sớm ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam năm 2007 [49] và

về Văn hóa Sa Huỳnh ở Bình Trị Thiên trong Hội thảo về Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội

Trang 27

An vào tháng 11/1995 [48,tr.203-212] Đi vào từng loại hình di vật cụ thể, một số nghiên cứu chuyên sâu về các nhóm hiện vật tùy táng ở Cồn Ràng cũng đã được tiến hành và công bố ở dạng những bài viết thông báo ngắn gọn trong NPHM VKCH năm 1993 về đồ thuỷ tinh [44, tr.139-140], năm 1994 về nhóm đồ gốm khai quật năm 1993 [53, tr.108-110] và năm 2008 về các loại hình đồ trang sức [59, tr.209-293] và nhóm hiện vật gốm tùy táng khai quật năm 2002 [73, tr.301-305]

Có thể thấy rằng, những tư liệu khai quật ở di tích Cồn Ràng đã được thu thập, xử lý khá bài bản và tập hợp đầy đủ trong các bản báo cáo khai quật Những nghiên cứu về di tích Cồn Ràng và một số khía cạnh chuyên sâu về di tích, di vật cũng đã được tiến hành Tuy nhiên các bản báo cáo mới chỉ dừng lại ở mức công bố kết quả của từng đợt khai quật riêng lẻ, những bài nghiên cứu chuyên sâu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ những bài thông báo để giới nghiên cứu khảo cổ - sử học cùng thảo luận trong các HNTBVKCH hàng năm

1.4 TIỂU KẾT

Chương 1 đã trình bày khái quát về vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực huyện Hương Trà - nơi phân bố di tích Cồn Ràng và một số di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh khác như Cồn Dài, Cửa Thiền, Bàu Đưng, Xóm Rẫy, Cồn Thu Lu… Từ đó có thể ghi nhận Cồn Ràng cũng như các di tích văn hóa Sa Huỳnh khác, hầu hết đều phân bố ở khu vực cồn cát cổ dạng đồi gò thấp, cao dáo, gần những đầm, bàu nước ngọt thuộc khu vực chuyển tiếp giữa địa hình đồi thấp và đồng bằng duyên hải

Đến nay, di tích khảo cổ học Cồn Ràng đã trải qua một chặng đường dài hơn

25 năm phát hiện và nghiên cứu Tại Cồn Ràng đã có 2 đợt đào thám sát và 3 đợt khai quật Phần lớn diện tích di tích đã được khai quật nghiên cứu Một khối lượng hiện vật đồ sộ gồm 248 mộ táng các loại, trong đó tuyệt đại đa số là mộ chum, và hàng ngàn hiện vật với các loại chất liệu đá, đồng, gốm, thủy tinh được phát hiện, cho phép khẳng định Cồn Ràng là khu mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh được khai quật với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Trang 28

CHƯƠNG 2:

KẾT QUẢ KHAI QUẬT VÀ NGHIÊN CỨU DI TÍCH CỒN RÀNG

2.1 TƯ LIỆU ĐỊA TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG CỔ

2.1.1 Vị trí các hố đào và diễn biến tầng văn hóa

Đến nay, sau 3 đợt khai quật và 2 đợt đào thám sát, tổng diện tích đã thực hiện khai quật, thám sát ở di tích Cồn Ràng là 2422m2

quật năm 2002 có diện tích lớn nhất với 2300m2, tại khu trung tâm di tích Khu vực khai quật mở cắt qua giữa gò cát, trong phạm vi lộ giới đường tránh Huế hiện tại, dạng hình khối chữ nhật theo kích thước lòng đường rộng 23m, dài 100m, chia thành 14 hố, theo hướng bắc chếch đông 300

Các hố được đánh số ký hiệu từ H1 đến H14, với kích thước mỗi hố: H1 - 165m2

(15m x 11m), H2 - 165m2 (15m x 11m), H3 - 198m2 (18m x 11m), H4 - 165m2 (15m x 11m), H5 - 99m2 (9m x 11m), H6 - 99m2 (9m x 11m), H7 - 132m2 (12m x 11m), H8 - 132m2 (12m x 11m), H9 - 154m2 (14m x 11m), H10 - 154m2 (14m x 11m), H11 - 220m2 (20m x 11m), H12 - 220m2 (20m x 11m), H13 - 110m2 (10m x 11m), H14 - 110m2 (10m x 11m) Các hố phân thành hai dãy chẵn - lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14) giữa tim đường có bờ khống chế rộng 1m, dài 100m trục Bắc Nam, một số hố có bờ ngăn cách trục Đông Tây Trong 14 hố khai quật liền khoảnh, di tích mộ táng phát hiện ở

10 hố: H1, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9, H10, H11; các hố còn lại (H2, H12, H13

và H14) không phát hiện di tích, di vật khảo cổ

Đợt khai quật năm 1995 có tổng diện tích 34m2, chia làm hai hố H1 và H2, đều nằm theo hướng bắc nam H1 có diện tích 24m2

đào theo hình thước thợ, một bên 16m2 và một bên 8m2 H2 có diện tích 10m2 Cả hai hố đều được mở ở phía đông nam gò cát, nằm cách hố H9 năm 2002 khoảng gần 10m về phía đông, cách cổng làng Phụ Ổ khoảng 30m về phía nam và cách mương nước hiện tại về phía tây khoảng 25m Di tích mộ táng đợt này đều phát hiện ở hố H1, ở hố H2 chỉ thấy xuất

lộ một cụm gốm nhỏ

Đợt khai quật năm 1993 đào 1 hố diện tích 80m2, nằm ở phía nam hố khai

Trang 29

quật H1 năm 1995 và hai hố cách nhau khoảng 3m Sát vách đông hố đào là hố thám sát năm 1987 của Khoa Lịch sử - Trường ĐHTH Huế và cạnh đó là hố thám sát đào đầu năm 1993 của Viện Khảo cổ học đều có diện tích 4m2

Địa tầng di tích theo dõi qua các đợt khai quật và đào thám sát năm 1987,

1992, 1995 và 2002, có diễn biến khá đồng đều với các lớp sau:

- Trên cùng là lớp đất mặt, sâu từ 0cm đến 40cm, bị xáo trộn mạnh do hoạt động của cư dân hiện đại, đất sét pha cát màu vàng nhạt, lẫn nhiều rễ cây, sạn sỏi và mảnh sành sứ của giai đoạn muộn

- Lớp thứ hai có độ sâu từ 40cm đến 100cm, là lớp đất cát có màu vàng đậm, cát thô hơn pha sạn nhỏ Thỉnh thoảng bắt gặp một số rễ cây lớn từ trên đâm xuống

- Lớp thứ ba có độ sâu tự 100cm đến 150cm, là lớp đất cát thô màu vàng sẫm, pha nhiều sạn sỏi nhỏ và đá dăm tự nhiên

- Dưới cùng là lớp đất cát bị phong hóa chỗ màu vàng đậm, chỗ nâu xám, sâu

Diễn biến địa tầng di tích mang đặc trưng tiêu biểu của dạng hình di tích mộ táng Ở Cồn Ràng không có tầng văn hóa cư trú, mặc dù quá trình khai quật vẫn thấy những mảnh gốm vụn nằm lẫn trong lớp đất trên cùng nhưng chúng tôi cho rằng phần lớn những mảnh gốm đó bị bật lên do hoạt động sinh sống của các nhóm

cư dân sau này Mặt bằng tầng văn hóa di tích có kết cấu dạng lỗ với những hố huyệt được đào sâu xuống để đặt mộ và do đó những khu vực bên ngoài các mộ táng vẫn là lớp đất nguyên thổ

Trang 30

2.1.2 Môi trường Cồn Ràng qua nghiên cứu bào tử phấn hoa

Với mục đích tìm hiểu và có được cái nhìn tổng quát về môi trường cũng như hệ thực vật của khu vực Cồn Ràng, đợt khai quật năm 2002 đã lấy một tập hợp mẫu bào tử phấn hoa gửi phân tích ở phòng Nghiên cứu Con người và Môi trường

cổ, Viện Khảo cổ học Kết quả ghi nhận khu vực này có các giống loài:

Selaginella sp; Polypodiaceae gen Indet; Cyathea sp; Microlepia sp; Pteris

sp; Pteris latealata sp; Polypodium sp; Lycopodium sp; Schizaea sp; Metasequoia sp; Poaceae gen indet; Palmae gen Indet; Cruciferae gen Indet; Rubiaceae gen Indet; Ericaceae gen Indet; Oenotheraceae gen Indet; Osmunda sp; Myrica sp;

Michelia sp; Carya sp; Cycas sp; Ilex sp; Gleichenia sp; Lygodium sp; Hymenophyllum sp; Hamamelis sp; Coniopteris sp; Cibotium sp; Castanopsis sp; Euphorbiaceae gen indet; Tilia sp; Phoenix sp; Juglans sp; Dicksonia sp; Quercus

sp; Microlepia sp; Chenopodium sp

Các mẫu phân tích đều chứa khá phong phú bào tử phấn và mức độ bảo tồn khá tốt, còn lưu lại rõ những đặc điểm tô điểm màng hạt phấn và bào tử để có thể phân biệt được đến giống Trong tập hợp mẫu gặp chủ yếu là bào tử và phấn hoa của thực vật ưa nóng ẩm, chủ yếu là phấn hoa của thực vật thân bụi và thân thảo, phấn hoa của thực vật thân gỗ ít Không thấy sự có mặt của bào tử hay phấn hoa của thực vật ngập mặn Tuổi của tập hợp mẫu bào tử phấn hoa này thường gặp trong các trầm tích Holocen giữa và muộn Có thể thấy rằng hệ thực vật chủ yếu là cây thảo

và cây bụi sống trong môi trường cồn cát

Kết quả phân tích ghi nhận môi trường sống của cư dân Cồn Ràng khá gần gũi với môi trường sống của cư dân hiện đại ở khu vực này [56]

Trang 31

chiếm tỉ lệ áp đảo với 93.17% tổng số

mộ táng Trong đó, đợt thám sát năm

1987 thu được 3 chum, đợt thám sát

năm 1992 thu được 1 chum, đợt khai

quật năm 1993 thu được 17 chum,

đợt khai quật năm 1995 thu được 8

chum và đợt khai quật năm 2002 thu

được 203 chum

2.2.1.1 Sự phân bố chum mộ

Đặc điểm nổi bật dễ nhận

thấy là các chum được chôn đứng,

khoảng cách không đều nhau Mộ có

thể được chôn đơn lẻ những phổ biến

là phân bố thành từng cụm từ 2 đến 6

mộ, cá biệt có cụm tập chung tới 8

mộ Các cụm mộ phân bố không theo

quy luật nhất định, có thể nằm thẳng

hàng hoặc nằm theo hình tứ giác, tam giác, ngũ giác… Độ sâu xuất lộ của từng chum khác nhau và mặc dù mật độ phân bố đậm đặc ở khu vực trung tâm di tích nhưng hầu như không thấy hiện tượng chum vò cắt phá chồng chéo lên nhau (bản ảnh 7, 8, 9, 11; bản vẽ 2)

Trong 10 hố có di tích mộ táng khai quật năm 2002, mộ chum vò có 216 mộ phân bố thành 88 cụm Số lượng mộ táng phân bố trong các hố như sau: H1 (165m2)có 4 cụm với 9 mộ (bản vẽ 3.1), H3 (198m2) có 24 cụm 56 mộ (bản vẽ 4), H4 (165m2) có 8 cụm 15 mộ, H5 (99m2

93.55

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00

Năm 2002 Năm 1995 Năm 1993 Năm 1992 Năm 1987 Biều đồ 2.2: Tương quan tỉ lệ mộ chum phát hiện

qua các lần thám sát, khai quật

Trang 32

phía đông di tích Như vậy ngoại trừ góc đông nam hố H1 giáp hố H3 phát hiện 9

mộ, phần còn lại hầu như không có di tích và di vật khảo cổ Phía tây cồn cát khả năng còn di tích nhưng từ sự phân bố mộ táng ở các hố H4, H6, H8, H10 cho thấy khu vực này thuộc vùng ven, di tích, di vật còn lại rất thưa thớt

Hố khai quật năm 1993, với diện tích 80m2, thu được 19 mộ phân bố thành 8 cụm Trong đó cụm thứ 7 có 1 mộ hợp với mộ chum thu được trong hố thám sát cuối năm 1992 tạo thành một cụm mộ

Trong 2 hố khai quật năm 1995, hố H1 thu được 8 mộ chum phân bố thành 4 cụm nhưng hố H2 ở sát cạnh H1 lại không thấy xuất lộ di tích gì ngoài một vài cụm gốm nhỏ

Từ sự phân bố chum mộ trong các hố đào, có thể nhận thấy khu vực mở hố khai quật năm 2002 là trung tâm của di tích Trong đó, khu mộ táng Cồn Ràng tập trung đậm đặc khu vực phía đông của cồn cát, thuộc phạm vi các hố khai quật H3, H5, H7 và H9 Tiến xa hơn một chút ở khu vực giữa các hố đào năm 1993, 1995 và khu vực khai quật năm 2002, có thể khẳng định vẫn còn một số mộ nhưng sự phân

bố không tập trung đậm đặc như ở các hố H3, H5, H7, H9 năm 2002

Chum mộ Cồn Ràng được chôn đứng, cá biệt có vài mộ do sức nén của đất chum nằm hơi nghiêng Đa số chum có nắp đậy, có mộ còn nắp đậy trên chum, có

mộ nắp xê dịch nghiêng ra khỏi miệng chum, nhưng phần lớn nắp bị sụp xuống lòng chum Cách thức bài trí một mộ chum thường đặt đồ gốm trên nắp, xung quanh vai và thân Trong lòng chum cũng được đặt đồ gốm, đồ sắt, đồ đồng và đồ trang sức bằng thủy tinh hoặc bằng đá bán quý Hầu hết tất cả các mộ đều chôn theo những mảnh đồ gốm vỡ như chân đế, miệng nồi, vò, bình…(bản ảnh 20; bản vẽ 8,

trong ngoài chum, không tuân theo một quy luật nhất định

2.2.1.2 Loại hình mộ chum

* Mộ chum Cồn Ràng có hai nhóm táng thức là: mộ chum đơn và mộ hai

chum lồng nhau Cả hai nhóm mộ này đều chưa tìm thấy di cốt Ở nhiều mộ phát hiện vết tích than củi cả ở trong và ngoài chum

Trang 33

- Mộ chum đơn: Là loại mộ

phổ biến ở Cồn Ràng, trong số 232

mộ chum, có tới 228 mộ thuộc nhóm

này (chiếm tỉ lệ 98.28% mộ chum)

Kết cấu mộ gồm một chum gốm chôn

đứng, trên có nắp đậy, đồ tùy táng

được đặt ở bên trên nắp hoặc ở trong

lòng chum Thông thường, mộ được

đặt thẳng đáy vào cát, nhưng cũng có một vài mộ có hiện tượng kè gốm mảnh hoặc

đá ở đáy huyệt trước khi đặt chum lên trên (bản ảnh 10)

Mộ ký hiệu 93.CR.H1.M5 xuất lộ trong hố khai quật năm 1993, ở độ sâu 45cm so với mặt đất Chum hình trụ, miệng loe xiên, thân thẳng đứng, đáy hình lòng chảo hơi bằng, đường kính miệng 52cm, cao toàn thân 67,5cm Nắp bị vỡ thành nhiều mảnh, dạng hình chóp, miệng loe có gờ, đường kính chóp 22,5cm Đồ tùy táng gồm: 2 giáo sắt, 1 dao sắt, 1 nồi, 2 miêu, 1 bình, 1 thố, 1 cốc nằm ở ngoài chum và 1 bình, 1 bát cùng một số mảnh gốm vỡ

Mộ ký hiệu 02.CR.H5.M45, xuất lộ trong hố H5 năm 2002, ở độ sâu 83cm Chum hình giao giữa trụ và trứng, thân trên bị sập vào trong lòng chum, đáy hình lòng chảo gần bằng, đường kính miệng 45cm; đường kính vai 52cm; đường kính thân dưới 42cm; cao 66cm Trong chum thu được một số mảnh thân nồi kích thước lớn có văn thừng thô ở mặt ngoài, khả năng là phần còn lại của nồi gốm được đặt trên miệng chum làm nắp đậy Đồ tuỳ táng trong mộ rất phong phú với 1 khuyên tai hai đầu thú, 6 hạt chuỗi mã não, 12 hạt chuỗi thuỷ tinh, 3 đồ sắt và 7 đồ gốm xếp trên miệng chum (bản ảnh 20.1-3)

Mộ ký hiệu 02.CR.H9.M117, xuất lộ trong hố H9 năm 2002, ở độ sâu 145cm Chum miệng loe, thân hình trụ, đáy hình lòng chảo gần bằng, một phần miệng sập vào trong, đường kính miệng 54 - 56cm; đường kính eo vai 40cm; đường kính thân 60cm; chum cao 66cm Nắp hình nón cụt bị vỡ, chóp sập xuống đáy chum, đường kính chóp 21,5cm Đồ tuỳ táng gồm 13 hạt chuỗi thuỷ tinh nằm trong

98.28

1.78 0

20 40 60 80 100 120

Biều đồ 2.3: Tương quan tỉ lệ mộ chum đơn và mộ

chum lồng

Trang 34

chum và 8 đồ gốm đặt trên miệng chum (bản ảnh 20.5-6)

- Mộ hai chum lồng nhau: có số lượng rất ít, mới chỉ tìm thấy 4 mộ trong đợt

khai quật năm 2002 (1.78% số lượng mộ chum), gồm các mộ 29 (hố H3), 33 (hố H4), 140 (hố H3) và 198 (hố H4) Loại mộ này có quan tài là hai chum lồng nhau, chôn đứng Chum ngoài kích cỡ lớn, đường kính thân trên 50cm; Chum trong kích

cỡ nhỏ hoặc vừa, đường kính thân dao động từ 35cm đến 45cm Về hình dạng, chung của nhóm mộ này tương tự chum của nhóm mộ trên (bản vẽ 10.7)

Mộ ký hiệu 02.CR.H3.M29, xuất lộ trong hố H3, ở độ sâu 89cm Mộ có chum ngoài còn khá nguyên dạng, miệng loe, thân hình trụ hơi thót đáy, đáy hình lòng chảo gần bằng, đường kính miệng 56cm; đường kính thân 52cm - 55cm Chum trong có hình dạng tương tự và được đặt lọt trong lòng chum ngoài, đường kính miệng 34cm Nắp chum hình nón cụt, đã bị sập vỡ, đường kính chóp 23cm Đồ tuỳ táng gồm 8 hạt chuỗi mã não, 5 nồi, 1 bát, 1 đèn và một số mảnh vỡ đồ gốm

Mộ ký hiệu 02.CR.H4.M33, xuất lộ trong hố H4, ở độ sâu 95cm Mộ có chum ngoài bị sập phần miệng, chum miệng loe, thân hình trụ thẳng, đáy hình lòng chảo gần bằng, đường kính thân trên 52cm - 56cm; độ cao còn lại 66cm (chum cao 72cm - 75cm) Chum trong kích cỡ nhỏ hơn, thành miệng trong được đắp thêm một băng con trạch gia cố, đường kính miệng 40cm; đường kính thân 40cm; chum cao 57cm Đồ tuỳ táng gồm 1 đồ sắt, 9 hạt chuỗi thuỷ tinh và một số mảnh vỡ đồ gốm

Mộ ký hiệu 02.CR.H3.M140, xuất lộ trong hố H3, ở độ sâu 111cm Mộ còn khá nguyên và đã được phục dựng hình dạng bước đầu Chum ngoài hình trụ, miệng loe, đáy hình lòng chảo gần bằng, đường kính thân 54cm - 56cm; độ cao còn lại 54cm Chum trong có kích thước nhỏ hơn, đường kính thân 34cm - 38cm; cao 45cm Nắp hình nón cụt trang trí văn vạch kết hợp, đường kính chóp 24cm; đưòng kính miệng 54cm Đồ tùy táng 1 hạt chuỗi thuỷ tinh và một số mảnh gốm vỡ nằm trong chum (bản ảnh 22.2)

Mộ ký hiệu 02.CR.H4.M198, xuất lộ trong hố H3, ở độ sâu 143cm Chum ngoài bị sập vỡ thân trên, miệng loe thẳng, vành miệng trong được đắp thêm con

Trang 35

trạch nổi cao để gia cố cho miệng; vai xuôi, thân mỏng, mặt ngoài phủ kín văn thừng mịn dấu mờ, đường kính miệng 56cm - 60cm Chum trong miệng loe mép nhọn, vành ngoài có băng văn vạch thẳng, thân không văn, đường kính miệng 42cm

- 46cm Nắp hình nón cụt, mặt ngoài không trang trí hoa văn, đường kính chóp 26cm Trong chum có một số mảnh gốm tuỳ táng

* Phân loại loại hình chum mộ (bảng 4), trong số 179 chum còn nhận diện

được hình dạng ban đầu, ghi nhận ở Cồn Ràng có 3 loại:

- Loại 1: Chum hình trụ, có

số lượng nhiều nhất ở Cồn Ràng với

147 chum, chiếm tỉ lệ 59.27 tổng số

mộ táng và 63.36% nhóm mộ chum

Trong đó chỉ riêng cuộc khai quật

năm 2002 đã thu được 123 chum,

phân bố tập chung trong các hố H1,

H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9 và 1 chum ở H11 Chum có đặc điểm chum là miệng loe, cổ thắt, thân hình trụ, đáy hình lòng chảo gần bằng (bản ảnh 18; bản vẽ 17)

- Loại 2: Chum hình trứng, có số lượng không nhiều với 11 chum, chiếm tỉ

lệ 4.44% tổng số mộ táng và 4.74% nhóm mộ chum Trong đó, có 10 chum xuất lộ trong khai quật năm 2002 (ở các hố H3, H5 và H9), 1 chum xuất lộ trong đợt khai quật năm 1993 Loại hình chum miệng loe, cổ thắt, thân trên phình rộng và thót về đáy, đáy nhỏ hình cầu hoặc lòng chảo gần bằng (bản ảnh 19.3-4)

- Loại 3: Dạng chum giao giữa hình trụ và hình trứng, có số lượng nhiều

hơn một chút so với nhóm chum hình trứng, với 21 chum, chiếm tỉ lệ 8.47% tổng số

mộ táng và 9.05% nhóm mộ chum Trong đó, có 18 chum phân bố ở các hố H3, H5

và H9 khai quật năm 2002 và 3 chum phát hiện trong đợt khai quật năm 1993 Chum miệng loe, cổ thắt, thân trên phình nhưng không quá rộng và mức độ thót nhỏ khi xuôi dần xuống đáy không mạnh như ở loại chum hình trứng, đáy chum gần với nhóm chum hình trụ (bản ảnh 19.1-2)

- Nhóm chum mộ bị sập vỡ biến dạng không nhận diện được hình dạng ban

63.36

22.85

0 10 20 30 40 50 60 70

Biều đồ 2.4: Tương quan tỉ lệ các loại hình mộ chum

Trang 36

đầu có 53 chiếc, chiếm tỉ lệ 21.37% tổng số mộ táng và 22.84% nhóm mộ chum

Nhìn chung, chum mộ Cồn Ràng đều được chế tạo theo cùng một kiểu loại là chum miệng loe, cổ thắt, thân hình trụ, đáy hình lòng chảo gần bằng, tất cả các chum đều có xu hướng thu dần về phía thân dưới và tùy thuộc vào độ nở rộng ở phần vai so với thân dưới của chum gốm mà được phân chia thành các loại 1, 2 hay

3 Gốm làm chum mộ được pha thêm cát thô, xương gốm màu nâu, nâu đỏ hoặc nâu đen Tạo hình bằng kỹ thuật dải cuộn kết hợp với bàn đập hòn kê, gắn đắp thêm vành miệng bên trên, sau đó miết láng toàn bộ bề mặt tạo đồ gốm hoàn thiện Vành miệng ngoài có băng văn vạch thẳng (bản dập 1), vai có băng văn thừng đan ô trám rộng 1,5cm - 3cm bao quanh (bản dập 2), toàn thân được xoa nhẵn

* Phân loại theo kích thước, trong số 196 chum mộ Cồn Ràng có thể đo

được đường kính thân, có 4 nhóm kích cỡ khác nhau (bảng 5):

- Nhóm chum kích thước nhỏ có đường kính thân ≤40cm (nằm trong khoảng 34cm - 40cm) thu được 20 chiếc, toàn bộ phát hiện trong đợt khai quật năm 2002, chiếm tỉ lệ 8.62% tổng số mộ chum Đây là nhóm kích thước có số lượng ít nhất so với các nhóm chum mộ còn lại

- Nhóm chum kích thước trung bình có đường kính thân nằm trong khoảng 41cm - 50cm Nhóm này có số lượng đứng thứ hai trong nhóm mộ chum với 48 chiếc, chiếm tỉ lệ 20.69% Trong số đó, đợt khai quật năm 2002 có 45 chiếc, đợt khai quật năm 1993 có 2 chiếc và đợt thám sát năm 1992 có 1 chiếc

- Nhóm chum kích thước lớn có đường kính thân nằm trong khoảng 51cm - 60cm Đây là nhóm có số lượng nhiều nhất với 91 chiếc, chiếm tỉ lệ 39.22% tổng số

mộ chum, gồm: 75 chiếc khai quật

năm 2002, 14 chiếc khai quật năm

1993 và 2 chiếc phát hiện trong đợt

Chum nh ỏ Chum trung

Trang 37

năm 2002, chiếm tỉ lệ 15.95% tổng số mộ chum Đa số chum thuộc nhóm này có đường kính thân tập chung trong khoảng 60cm - 65cm, nhưng cũng có một vài chum có đường kính lên tới trên 70cm

2.2.1.3 Nắp chum

Do hầu hết các mộ chum đều bị sập vỡ hoặc bị san bạt mất phần thân trên, nên chỉ xác định được 117 mộ chum, chiếm tỉ lệ 50.43% tổng số mộ chum, là có nắp đậy Trong đó có 93 chiếc thu được từ đợt khai quật năm 2002 (chiếm 79.49% tổng số nắp chum), 8 chiếc thu được từ đợt khai quật năm 1995 (chiếm 6.84% nắp chum), 14 chiếc thu được từ đợt khai quật năm 1993 (chiếm 11.97% nắp chum), các đợt thám sát năm 1987 và 1992 mỗi đợt thu được 1 chiếc (bảng 6)

Phân loại loại hình nắp chum ghi nhận có 5 loại như sau:

- Loại 1: Là loại có số lượng nhiều nhất ở Cồn Ràng với 91 chiếc, chiếm

77.78% tổng số nắp chum Nắp hình nón cụt đáy bằng, thân loe ưỡn, miệng loe bẻ gãy gập với thân Trên thân có trang trí hoặc không trang trí hoa văn Hoa văn trang trí thường là văn khắc vạch hình thước thợ và khắc vạch hình răng sói kết hợp (bản

thước nắp nằm trong khoảng: đường kính chóp 18cm - 28cm; đường kính miệng 44cm - 64cm (cũng có một số chiếc đường kính miệng 30cm - 35cm); chiều cao 23cm - 26cm (bản ảnh 23.1-2; bản vẽ 18.1-8)

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H1.M2 hình nón cụt, miệng loe ưỡn và bẻ gãy với thân trên Hoa văn trang trí ở thân trên và vành miệng ngoài Thân trên trang trí văn khắc vạch thẳng song song xuôi theo nắp Vành miệng dưới trang trí văn khắc vạch hình răng sói đan nhau Kích thước: đường kính miệng 62cm - 64cm; đường kính chóp 25cm

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H1.M3 hình nón cụt, thân trang trí hoa văn khắc vạch hình thước thợ, vành miệng trang trí hoa văn khắc vạch hình răng sói, đường kính chóp 25cm

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H3.M8 hình nón cụt, thân gần chóp trang trí băng hoa văn khắc vạch hình thước thợ kết hợp tô thổ hoàng trên nền khắc vạch,

Trang 38

đường kính chóp 25cm

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H9.M128 hình nón cụt bị sập vỡ thành nhiều mảnh, đã được gắn chắp phục nguyên hình dạng Nắp có chóp phẳng, thân loe ưỡn, miệng loe bẻ gãy gập với thân trên, mặt ngoài không trang trí hoa văn, đường kính chóp 22,5cm; đường kính miệng 48cm; chiều cao 24cm

- Loại 2: 21 chiếc, chiếm tỉ lệ 17.95% tổng số nắp chum, đều phát hiện ở đợt

khai quật năm 2002 Nắp là vò gốm hình cầu kích cỡ lớn, miệng khum liền thân, một số chiếc là những nồi lớn bị đập vỡ phần thân trên Tùy theo kích thước lớn hay nhỏ của chum mộ mà sử dụng những nồi gốm kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để làm nắp, do vậy nhóm này có sự dao động về kích thước khá lớn, có chiếc đường kính thân chỉ khoảng 30cm, nhưng cũng có chiếc đường kính thân lên tới trên 50cm (bản

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H5.M56 là một vò gốm kích cỡ lớn, hình cầu, miệng khum liền thân Giữa miệng và thân có một đường gờ nổi nhẹ tách biệt Từ thân xuống đáy phủ kín văn thừng đập đan chéo kích cỡ hơi thô Kích thước: đường kính miệng 25cm; đường kính thân 30cm; cao 16cm

Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H3.M13 là một nồi gốm hình cầu bị bẻ mất vành miệng trên một cách cố ý, toàn thân phủ kín văn thừng thô đập đan chéo Kích thước: đường kính cổ 22cm; đường kính thân 34cm; cao còn lại 20cm

- Loại 3: Nắp hình lồng bàn chỉ thu được 3 chiếc, chiếc thứ nhất thuộc mộ

chum khai quật năm 1993, chiếc thứ hai là nắp mộ M3 năm 1995, chiếc còn lại được sử dụng làm nắp đậy mộ vò ký hiệu 02.CR.H9.M110 Nắp cong vồng, thành miệng và thân được tách biệt bằng một đường gờ nổi, mép miệng gãy gập đột ngột tạo với thành miệng một góc nhọn, đường kính miệng 37cm; cao 9cm (bản ảnh

- Loại 4: Nắp hình chậu chỉ thấy duy nhất 1 chiếc ở đợt khai quật năm 2002,

đậy trên chum mộ 02.CR.H3.M150 Chậu có miệng khum thành thẳng, mép miệng

bẻ ra ngoài hình vành khăn, thân loe thẳng, đáy bằng, thành miệng và thân tạo góc gãy gập, đường kính miệng 52cm; đường kính thân 56cm; đường kính đáy 25cm;

Trang 39

thành miệng cao 5cm (bản ảnh 23.5; bản vẽ 18.9)

- Loại 5: Nắp hình mâm bồng có 2 chiếc, đều xuất lộ trong đợt khai quật

năm 2002 Nắp có kích thước lớn, miệng khum, mép miệng hình vành khăn, thành miệng tạo với thân dưới một đường gãy gập đột ngột, đáy hình lòng chảo, chân đế thấp loe choãi Nắp mộ chum ký hiệu 02.CR.H3.M9 có đường kính miệng 42cm; đường kính thân 46cm; đường kính chân đế 13cm; cao chân đế 6cm Nắp mộ chum

ký hiệu 02.CR.H9.M181 toàn thân được tô ánh chì, đường kính miệng 30cm; đường kính thân 33cm; thành miệng cao 4,8cm (bản vẽ 18.10)

2.2.1.4 Mộ chum Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh

Mộ chum Cồn Ràng mang đặc trưng chung, phổ biến của các khu mộ chum văn hóa Sa Huỳnh là sự phân bố không theo quy luật nhất định Trong từng khu mộ táng, các mộ được chôn riêng lẻ hoặc tạo thành các cụm mộ Các ngôi mộ hầu như không thấy hiện tượng cắt phá hoặc chôn chồng lên nhau Đồ tùy táng trong mộ cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm chum mộ khác nhau dù đó là mộ chum đơn hay mộ hai chum lồng nhau; dù là chum hình trụ, hình trứng hay là dạng giao giữa hai loại; và dù là chum kích cỡ nhỏ hay kích cỡ lớn Mỗi loại đều có những mộ

có rất nhiều đồ tùy táng nhưng cũng có những mộ đồ tùy táng rất nghèo nàn

Phương thức mai táng bằng mộ chum đơn ở Cồn Ràng là táng thức phổ biến của mộ chum văn hóa Sa Huỳnh Dạng chôn hai chum lồng nhau hay còn gọi là chum lồng đôi, ngoài Cồn Ràng, cũng mới chỉ thấy xuất hiện ở 4 địa điểm khác là Hậu Xá I [12, tr.64-71], Tabhing [23, tr.167-179], Gò Miếu Ông [14, tr.243-247] và

Gò Dừa (Quảng Nam) Các mộ chum lồng nhau phát hiện ở Hậu Xá I, Tabhing và

Gò Miếu Ông đều là những trường hợp đơn lẻ được chôn xen kẽ trong các mộ khác tương tự như đã thấy ở Cồn Ràng Riêng ở Gò Dừa, mộ chum lồng đôi được phát hiện là một quần thể 5/6 mộ nằm trong diện tích16m2 [13, tr.68-80]

Chum mộ ở Cồn Ràng chỉ thấy xuất hiện loại chum hình trụ với một số biến thể nhỏ cùng nhiều dạng kích cỡ lớn nhỏ khác nhau Ngoài Cồn Ràng, dạng chum này chỉ thấy xuất hiện ở khu mộ Cồn Dài (Thừa Thiên Huế) [25, tr.11-20] và một vài chum ở Gò Mả Vôi (Quảng Nam) [2] Chum hình trứng Cồn Ràng không thật

Trang 40

điển hình như đã thấy ở các địa điểm Gò Mả Vôi, Hậu Xá (Quảng Nam) (bản ảnh

Sự đơn giản về loại hình cũng được thể hiện ở nắp chum Cồn Ràng Tuyệt đại đa số là nắp hình nón cụt với một kiểu dáng vành miệng và thân nắp có gờ gãy

góc, vành miệng loe tạo gờ gãy góc với thân Dạng nắp này phổ biến ở nhiều khu

mộ văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam như Gò Mả Vôi, Lai Nghi, Bình Yên [30, tr.935], An Bang [61, tr.57-65], Hậu Xá…

Về cơ bản, có thể ghi nhận hình dạng chum mộ Cồn Ràng nói riêng và chum

mộ ở các di tích mộ chum Sa Huỳnh phân bố ở Thừa Thiên Huế nói chung khá thống nhất và loại hình diễn biến đơn giản hơn nhiều so với những khu mộ chum ở khu vực khác thuộc văn hóa Sa Huỳnh Đây cũng chính là đặc trưng của mộ chum văn hóa Sa Huỳnh ở Cồn Ràng và Thừa Thiên Huế

2.2.2 Mộ vò

2.2.2.1 Loại hình mộ vò

Mộ vò Cồn Ràng có số lượng khá khiêm tốn với 11 mộ, trong đó 2 mộ khai quật năm 1993 và 9 mộ khai quật năm 2002 (bảng 3), chiếm tỉ lệ 4.42% tổng số mộ táng ở Cồn Ràng Đặc điểm chung của mộ vò là quan tài có hình cầu tròn, miệng loe vươn cao hoặc liền thân, một vài chiếc thành miệng có trang trí hoa văn khắc vạch, thân dưới phủ kín văn thừng, kích thước các vò khá đồng đều, đường kính thân dao động trong khoảng từ 35cm - 45cm

Về phương thức mai táng, mộ vò Cồn Ràng có ba nhóm khác nhau: mộ vò đơn, mộ hai vò chồng nhau và mộ vò có nắp

* Mộ vò đơn: là loại mộ sử dụng vò gốm hình cầu làm quan tài, miệng vò

không có nắp đậy như các nhóm còn lại Nhóm mộ này có số lượng nhiều nhất ở Cồn Ràng với 8/11 mộ vò, trong đó có 3 mộ phát hiện trong đợt khai quật năm 1993

và 6 mộ phát hiện trong đợt khai quật năm 2002 (bản ảnh 22.5-6; bản vẽ 16.2-4)

Mộ ký hiệu 93.CR.H1.M17 xuất lộ ở độ sâu -36cm, quan tài là một vò gốm kích thước lớn, miệng loe xiên, cổ thót, vai bầu tròn, thân hình cầu, đáy tròn Toàn thân vò trang trí văn thừng thô, miệng trang trí hoa văn khắc vạch kết hợp trổ lỗ

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w