1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

247 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- HOÀNG TỊNH THỦY NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM VÀ TIẾNG VIỆT QUA VĂN BẢN TRÌNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM THI TẬP Luận vă

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HOÀNG TỊNH THỦY

NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM VÀ TIẾNG VIỆT QUA VĂN BẢN

TRÌNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM THI TẬP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm

Trang 2

Hà Nội-2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HOÀNG TỊNH THỦY

NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM VÀ TIẾNG VIỆT QUA VĂN BẢN

TRÌNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM THI TẬP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm

Mã số: 60 22 40

Người hướng dẫn khoa học: TS.Lã Minh Hằng

Hà Nội-2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 9

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

4 Lịch sử vấn đề 10

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn 13

6 Phương pháp nghiên cứu 15

7 Quy ước trình bày 15

8 Bố cục luận văn 16

Chương I: TQCNBKTT – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM 18

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm 18

1.1.1 Cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 18

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm 20

1.2 Văn bản Bạch Vân am thi tập 20

1.2.1 Tình hình văn bản 20

1.2.2 Giới thiệu tác phẩm TQCNBKTT, kí hiệu AB.635 28

Chương II: TQCNBKTT - ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN TỰ 34

Trang 4

2.1 Đôi nét về chữ Nôm trước thời kì Lê - Mạc 34

2.2 Đặc điểm cấu tạo chữ Nôm trong TQCNBKTT 38

2.2.1 Mô hình cấu tạo chữ Nôm 38

2.2.2 Tiêu chí thống kê phân loại 40

2.2.3 Kết quả thống kê, phân loại 42

2.3 Cách ghi và cách viết chữ Nôm 62

2.3.1 Dấu ấn thời đại trong TQCNBKTT thể hiện qua cách dùng chữ Nôm 62

2.3.2 Chữ Nôm trong TQCNBKTT có nhiều cách viết và cách đọc 63

2.3.3 Hiện tượng song tồn các chữ Nôm cũ/ mới 72

Chương III: TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ TRONG TQCNBKTT 75

3.1 Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi chữ Nôm trong văn bản 75

3.1.1 Dấu vết phụ âm đầu tiếng Việt thể hiện qua văn bản 76

3.1.2 Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản 86

3.1.3 Dấu vết vần Việt cổ và vần tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản87 3.2 Từ Việt cổ 93

3.2.1 Từ Việt cổ nay không còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại 93

3.2.2 Từ Việt cổ vẫn còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại, nhưng ý nghĩa đã mờ đi hoặc tồn tại trong các từ song âm tiết hiện nay 94

3.2.3 Từ láy trong TQCNBKTT 95

3.3 Bảng thống kê các từ cổ trong văn bản TQCNBKTT (AB.635) 98

KẾT LUẬN 108

1 Về tình hình văn bản các bản sao chép 109

2 Về đặc điểm chữ Nôm 110

Trang 5

3 Về cách ghi tiếng Việt 111

4 Hướng mở của luận văn 112

KHẢO……… 97

Phụ lục I: BẢNG SO SÁNH AB.635 VÀ AB.309

Phụ lục II: CÁC LOẠI CHỮ NÔM

Phụ lục III: TRÍCH PHIÊN ÂM CHÚ THÍCH

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ thế kỉ XII, dướ i sự thúc đẩy của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nền văn học viết sử dụng ngôn ngữ dân tộc bước đầu được xây dựng Đây được xem là cột mốc quan trọng chứng tỏ vai trò của tiếng Việt ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống xã hội Mặc dù chữ Nôm và tiếng Việt không được coi là ngôn ngữ văn tự chính thống, quan phương, song môi trường hành chức của nó không ngừng được mở rộng trong những thế kỉ tiếp sau đó Chữ Nôm không chỉ được người Viê ̣t sử du ̣ng trong các giao di ̣ch dân sự, trong các ghi chép kinh điển Phâ ̣t giáo… mà còn được dùng làm công cụ

để sáng tác văn học với những tác phẩm có giá tri ̣ cao trong nền văn ho ̣c cổ điển Viê ̣t Nam

Bên ca ̣nh đó , viê ̣c mô tả nghiên cứu tiếng Việt từ thế kỉ XIX trở về trước thông qua các văn bản Nôm đang là công việc được nhiều nhà nghiên cứu chú ý trong khoảng 30 năm trở lại đây Có thể kể đến một vài công

trình tiêu biểu như: Chữ Nôm nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến (Đào Duy Anh, 1975), Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (Trần Xuân Ngọc Lan, 1985), Nghiên cứu về chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (Hoàng Thị Ngọ, 1999), Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Thiên Nam ngữ lục (Nguyễn Thị Lâm, 2006), Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Tuấn Cường, 2003), Nghiên cứu Lê triều ngự

Trang 7

chế quốc âm thi (Phạm Thị Chuyền, 2007)… Hướng nghiên cứu chữ Nôm

và tiếng Việt qua các tư liệu thành văn này đã và đang đạt được những thành tựu nhất định Đi theo hướng này, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu

về đặc điểm chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử qua văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc đến mô ̣t nhà văn hóa lớn của dân tô ̣c Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt thế kỉ XVI – thế kỉ mang nhiều biến đô ̣ng chính tri ̣ trong li ̣ch sử đất nước Nhưng bên ca ̣nh đó ông còn là nhà thơ tiêu biểu của nền văn ho ̣c trung đa ̣i (thế kỉ X VI) với hàng ngàn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm có giá trị để lại cho hâ ̣u thế Viê ̣c tìm hiểu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và thơ chữ Nôm của ông nói riêng ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, bởi tác phẩm của ông mang phong thái đă ̣c trưng của thời kì Lê Trung Hưng - thời kì cả văn tự lẫn ngữ âm Tiếng Viê ̣t trải qua nhiều biến đổi lớn

để dần bước vào giai đoạn ổn định , phát triển Với một số lượng thơ lớn

được ghi bằng văn tự dân tô ̣c , Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

được đánh giá cao về phong cách sáng tác cũng như chất liê ̣u thơ ; nó thực

sự là nguồn tư liệu quý để góp phần tìm hiểu đ ặc điểm chữ Nôm và tiếng Việt thế kỉ XV – XVI Với những lí do thiết thực đó, chúng tôi đã quyết

định lựa chọn đề tài: Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản

Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập làm luận văn

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Thông qua việc khảo cứu Trình quốc công Nguy ễn Bỉnh Khiêm thi tập, luận văn góp phần làm rõ vấn đề văn bản học của tác phẩm, cung cấp

Trang 8

một văn bản khả tín cho việc nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Luận văn cũng mang đến cái nhìn khá hoàn chỉnh về các kiểu loại chữ Nôm mà văn bản sử dụng, đồng thời cũng đi sâu tìm hiểu đặc điểm chữ Nôm và tiếng Việt trong tác phẩm, nhằm góp phần nghiên cứu chữ Nôm

cũng như các vấn đề về ngữ âm và từ vựng cổ

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Với những mục đích nêu trên, hi vọng đề tài sẽ có những đóng góp cho việc tìm ra những đặc điểm về cấu tạo chữ Nôm, ngữ âm tiếng Việt

và cách ghi từ cổ trong Trình quốc công Nguy ễn Bỉnh Khiêm thi tập Kết

quả khảo cứu của luận văn sẽ góp phần tìm hiểu cấu trúc chữ Nôm, hiểu sâu hơn về lịch sử tiếng Việt, đóng góp hữu ích cho việc dạy và học chữ Nôm cũng như tiếng Việt, văn chương Việt trong nhà trường hiện nay

Các phân tích về đặc điểm chữ Nôm trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bảng phân loại chữ Nôm trong phụ lục của luận văn sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu chữ Nôm đồng đại và lịch đại

Ở mức độ cho phép, luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu chữ Nôm,

từ vựng cổ trong các văn bản trước và sau đó Từ đó đưa ra những nhận định giúp khẳng định giá trị của văn bản trong việc nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử

Trang 9

sắc có giá trị lớn trong việc nghiên cứu chữ Nôm và lịch sử tiếng Việt Cho đến nay, có khá nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu giới thiệu về tập thơ này như sau:

- Bạch Vân thi tập, tạp chí Nam Phong, từ số 14 đến 37, năm 1918 –

1920 có in một số bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Hoàng Xuân Hãn trong Thi văn Việt Nam, NXB Sông Nhị đã trích

in 14 bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 3 đã trích in 14 bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm, người phát ngôn của đạo đức phổ thông của Paul Schneider in trong tập san Hiệp hội nghiên cứu về Đông

Dương, số 4 năm 1974 đã phiên Nôm Bạch Vân am thi tập ra chữ Quốc ngữ,

có đối chiếu một số bài trong Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

- Năm 1939, Sở Cuồng Lê Dư trong Quốc học tùng san, đệ nhất tập,

đã giới thiệu Bạch Vân am thi văn tập, đồng thời đã phiên âm chú giải giới

thiệu 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Năm 1983, nhóm Đinh Gia Khánh và Hồ Như Sơn đã chọn 161 bài thơ Nôm trong tuyển tập Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm do nhà xuất bản Văn học

ấn hành

- Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Giáo dục, H.1989, Bùi Văn

Nguyên đã phiên âm 177 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6, Bùi Duy Tân đã tuyển chọn 90 bài trong Bạch Vân quốc ngữ thi và 86 bài trong Bạch vân am thi tập, đồng thời ghi rõ “Bạch Vân quốc ngữ thi còn có tên là Trình quốc công Nguyễn

Trang 10

Bỉnh Khiêm thi tập hoặc Trình quốc công Bạch Vân thi tập… Chúng tôi dựa vào phần thơ Nôm trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của nhóm Đinh Gia

Khánh – Bùi Duy Tân – Hồ Như Sơn để tuyển chọn thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm vào tổng tập Nhưng tạm gác khoảng 30 bài còn đang lẫn lộn với thơ người khác và chỉ chọn 90 bài trong số những bài thơ còn lại…” Theo khảo

sát thì khả năng Tổng tập văn học Việt Nam sử dụng văn bản AB.157 làm bản phiên âm là rất lớn (Câu đầu tiên là Lần lữa ngày qua tháng qua Trong khi cả hai bản AB.309 và AB.635 đều phiên là Lẩn thẩn) Thêm vào đó, nếu so với 161 bài trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của nhóm Đinh Gia Khánh – Bùi Duy Tân – Hồ Như Sơn thì vẫn chưa rõ Tổng tập văn học Việt Nam căn cứ vào tiêu chí gì để loại bỏ 41 bài còn lại trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tá Nhí chủ biên,

có một bài viết khá dài về ba văn bản Bạch Vân am thi tập là AB.157, AB.309 và AB.635 đồng thời đã phiên âm 100 bài thơ Nôm Mặc dù nhóm

tác giả đã quyết định lựa chọn bản AB.635 để phiên âm Nôm, nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc phiên âm không chỉ dựa trên bản nền (bản AB.635) như nhóm tác giả đã chỉ ra

Như vậy, lược qua phần lịch sử vấn đề về tác phẩm Bạch Vân am thi tập, ta có thể nhận thấy những bài viết, nhận định mà giới nghiên cứu,

học giả đưa ra đều có sức thuyết phục, là cơ sở để tác giả luận văn suy nghĩ, chọn cho mình hướng đi phù hợp Bên cạnh những thuận lợi (do được tham khảo các bản phiên của các học giả đi trước) Luận văn cũng phải đối mặt với khó khăn vì đa phần các công trình nghiên cứu, bài viết khoa học đều chưa đưa ra cơ sở để tuyển dịch thơ Nôm Các bản dịch

Trang 11

được công bố không có tính thống nhất về mặt văn bản Điều này đặt ra cho chúng tôi một nghi vấn, có lẽ các tác giả đã dùng song song ba văn bản để cho ra một bản phiên Nôm Quốc ngữ?

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã cố gắng công bố các bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy nhiên, các bài thơ được đưa ra đã thực

sự là của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không vẫn còn là một vấn đề cần có sự khảo cứu cẩn trọng Chính vì thế, Luận văn sẽ cố gắng áp dụng phương pháp văn bản học để tìm chọn một văn bản có độ tin cậy hơn cả, làm cơ sở cho việc nghiên cứu chữ Nôm và văn Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chúng tôi cũng hy vọng rằng, đề tài Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt

qua văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập sẽ góp một hơi

thở mới trong việc tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm - một trong những nhà văn hóa lớn của Việt Nam, một con người thấm đượm màu huyền thoại

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Để Luận văn rút ra hướng giải quyết thấu đáo hợp lí đòi hỏi người viết phải xác định đúng đối tượng nghiên cứu Đây là việc làm thiết yếu, cần thiết trước khi bắt tay vào triển khai đề tài Chọn đối tượng đúng sẽ giúp người thực hiện đề tài triển khai đúng hướng, và ngược lại Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và nhận thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu được sao

chép trong ba văn bản Bạch Vân thi tập kí hiệu AB.157; Trình quốc công Bạch Vân thi tập kí hiệu AB.309 và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập kí hiệu AB.635 Cả 3 văn bản hiện đang lưu giữ tại Thư viện Viện

Trang 12

nghiên cứu Hán Nôm Từ kết quả khảo cứu văn bản, chúng tôi chọn Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập kí hiệu AB.635 làm đối tượng nghiên

cứu trong luận văn Các vấn đề được tiến hành nghiên cứu: phiên âm, chú giải, khảo cứu cấu tạo chữ Nôm và cách ghi tiếng Việt sẽ được thể hiện qua văn bản này

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở phiên âm chú giải toàn bộ văn bản, luận văn sẽ khảo cứu

toàn bộ tác phẩm về cấu tạo chữ Nôm, ngữ âm tiếng Việt và cách ghi từ cổ

5.3 Đóng góp của luận văn

Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:

- Đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ thống thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Cung cấp văn bản khả tín để nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn

Bỉnh Khiêm (văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, kí hiệu

diện mạo ngữ âm tiếng Việt đương thời

- Cung cấp một bản Phiên âm chuẩn xác với những chú thích tường

tận toàn bộ tác phẩm Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

Những đóng góp trên đây sẽ là một trong những nguồn tư liệu góp

Trang 13

thêm cho việc tìm hiểu quá trình phát triển chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử nói chung

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nội dung này, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp văn bản học để tìm ra bản nền tốt nhất làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp sau; phương pháp nghiên cứu lịch đại và nghiên cứu đồng đại được thực hiện đối với các hiện tượng văn hoá và chữ viết

Các thao tác được sử dụng, gồm: thao tác phân tích chứng minh (để làm sáng rõ cho các luận điểm đề ra); thao tác thống kê phân loại (được sử dụng để thống kê và phân loại cấu trúc chữ Nôm trong văn bản); thao tác so sánh đối chiếu và so sánh lịch sử (được sử dụng để khảo cứu cách ghi các từ

cổ trong văn bản)

7 Quy ước trình bày

7.1 Quy ước về cách viết tắt

Tên tác phẩm viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng Riêng tác phẩm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh thì viết tắt hai chữ đầu, in nghiêng

HĐQÂTT: Hồng Đức quốc âm thi tập Phật thuyết: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh QÂTT: Quốc âm thi tập

TKML: Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập TQCNBKTT: Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi

tập

7.2 Quy ước về cách ghi chú thích và trích dẫn

Trang 14

nt Lặp lại như trên > Biến chuyển thành [ ] Thứ tự tài liệu được trích dẫn

8 Bố cục luận văn

Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu đề

tài, ý nghĩa khoa ho ̣c và ý nghĩa thực tiễn của đề tài , lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy ước trình bày,

bố cục luận văn

Chương I: TQCNBKTT – Tác gia và tác phẩm

Chương này có nhiệm vụ trình bày một số vấn đề sau:

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Khảo cứu văn bản, áp dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học

để chọn bản nền, làm cơ sở cho các nghiên cứu ở các chương sau

Chương II: TQCNBKTT – Đặc trưng về văn tự

Chương này đề cập đến những vấn đề sau:

- Giới thiệu khái quát về tình hình chữ Nôm trong văn bản

- Phân tích cấu tạo, từ đó đưa ra mô hình phân loại chữ Nôm trong văn bản Qua số liệu thống kê được tiến hành so sánh các loại cấu trúc Nhận xét sự vận động, thay đổi của các loại chữ Nôm có trong văn bản

Chương III: Tiếng Việt lịch sử trong TQCNBKTT

Chương này chủ yếu tiến hành nghiên cứu khối từ vựng cổ qua văn

bản TQCNBKTT (AB.635) và một số vấn đề về cách ghi tiếng Việt trong

tập thơ

Kết luận: Tóm lược kết quả nghiên cứu đã làm được và những vấn đề

Trang 15

còn để ngỏ khi nghiên cứu tác phẩm TQCNBKTT

Phụ lục: Phần này gồm có ba phần:

- Bảng so sánh văn bản AB.635 và văn bản AB.309

- Bảng tra theo thể loại các chữ Nôm trong văn bản

- Bản phiên âm TQCNBKTT

Trang 16

G I

TQCNBKTT – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.1.1 Cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan Thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn Song thân ông đều là những người có văn tài học hạnh nên ngay từ nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hấp thu truyền thống gia giáo, kỷ cương Thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng dạy dỗ con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm trở thành người có tài năng xuất chúng Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy

Trang 17

Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn toàn gắn liền với giai đoạn đất nước loạn lạc Nhà Lê lụn bại, chính sự rối ren, các phe phái nổi lên như ong vỡ tổ Và điều tất yếu đã phải xảy đến, nhà Lê mất ngôi về tay một vị quyền thần: Mạc Đăng Dung Trong thời gian đầu, nhà Mạc đưa đất nước trở về thế ổn định với những thành tựu đáng kể về văn hóa, nghệ thuật… Thời thế đấy đã thúc đẩy Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ khoa thi thứ

ba nhà Mạc khi đã 45 tuổi Ông bước vào con đường công danh khá muộn,

lý giải cho điều này Phan Huy Chú đã đưa ra luận điểm “Khi họ Mạc lấy được nước rồi, bốn phương tạm yên, các thân thích bạn bè đều khuyên ông

ta ra làm quan” Sau khi đỗ đầu ba lần thi thi Hương, Thi Hội và thi Đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan tân triều và nhanh chóng được phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình) Tuy nhiên, sau bảy năm dốc sức phò tá cho nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về nhà sau khi dâng sớ xin chém 18 lộng thần không được chấp thuận Lúc ấy, Mạc Phúc Hải đã gia phong ông là Trình Tuyền hầu Ông về quán Trung Tân, mở am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ và mở trường dạy học Trong giai đoạn tiếp theo, nhà Mạc bắt đầu cuộc chiến tranh quyết liệt với tập đoàn Lê – Trịnh, năm 1554, Nguyễn Bỉnh Khiêm chấp thuận dẫn quân Mạc đi đánh anh em Vũ Văn Mật ở Tuyên Quang Với mong ước được chung vai gánh vác gánh nặng sơn hà nhưng ý chí nguyện vọng của ông sớm bị những mục nát của triều chính làm đổ vỡ, khoảng năm 1563-1564 Nguyễn Bỉnh Khiêm chính thức từ quan Ngày 17 tháng 11 năm 1585 (âm lịch) Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, thọ 95 tuổi Vua Mạc lúc bấy giờ sai Mạc Kính Điển làm Khâm sai, cùn các con về tế, truy phong ông Thượng thư bộ Lại, Thái phó Trình quốc công và đề trước cửa đền: “Mạc triều

Trang 18

Trạng nguyên Tể tướng từ”

Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy gắn liền với giai đoạn xoay chuyển vận mệnh dân tộc với nhiều thay đổi khốc liệt trong lịch sử, nhưng điều đáng trân trọng hơn cả là dù ra làm quan hay quyết tâm ở ẩn, thì tấm lòng của ông vẫn luôn hướng về nhân dân, đất nước

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ

có giá trị như: Bạch Vân thi tập (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán) và Bạch Vân am thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (hiện còn tồn tại trong ba tập thơ Nôm Trình quốc công Bạch Vân am thi tập gồm 100 bài thơ Nôm mang kí hiệu AB.309; Bạch Vân thi tập cũng chép đủ 100 bài mang kí hiệu AB.157 và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, kí

hiệu AB.635) Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu dân Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và

một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của

thiên hạ) Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế"

1.2 Văn bản Bạch Vân am thi tập

1.2.1 Tình hình văn bản

Văn bản với ý nghĩa nguyên thủy là nơi liên kết ngôn từ theo những

Trang 19

quy tắc thể thức nhất định để tạo ra một sự ổn định tương đối về hình thức nhằm biểu đạt một nội dung nhất định của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Điều đó có nghĩa văn bản là nơi lưu trữ ngôn ngữ viết, nó gắn bó khăng khít với sự ra đời và hoạt động của ngôn ngữ Các văn bản Hán Nôm cũng ra đời với vai trò và chức năng đó Đây là một bộ phận rất quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc ta Song, do điều kiện lịch sử, khí hậu, thậm chí là về vấn đề tư tưởng đã làm cho phần lớn các văn bản Hán Nôm bị mất mát, gây ra nhiều khó khăn cho giới nghiên cứu Các văn bản Hán Nôm hiện lưu giữ được, trừ các tác phẩm được khắc in, đa phần đều là các bản sao lưu, các bản gốc do chính tác giả biên soạn còn lại hiếm hoi Việc sao lưu y nguyên bản gốc là một nguyên tắc bất di bất dịch của công tác văn bản, nhưng với rất nhiều lí do khiến nguyên tắc này luôn

bị vi phạm, dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” luôn xảy ra Trước hiện tượng đó, độc giả khó có thể nhận ra sự thêm bớt của các thế hệ người sao chép vào nguyên tác Chính vì vậy, các thao tác văn bản học luôn được ưu tiên trong nghiên cứu Hán Nôm, để có thể tìm ta những văn bản gần với nguyên gốc nhất

Đối với một tác phẩm không còn bản gốc (tức là bản có bút tích của

tác giả, bản in lần đầu tiên, bản in cuối cùng khi tác giả còn sống) như TQCNBKTT, các nhà nghiên cứu vẫn thường tiến hành theo các phương

pháp: tập hợp dị bản, xử lí bước đầu qua các công tác văn bản học (đặc biệt

là khâu nghiên cứu lịch sử văn bản) để tiến hành đối chiếu so sánh, chọn lấy một bản mang tính ưu việt nhất, gần với nguyên tác nhất

Xử lí các văn bản thơ chữ Nôm hiện đang là một trong những khâu cần thiết để đem lại cái nhìn đánh giá đúng đắn và toàn diện cho tài thơ của

Trang 20

Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử thơ ca tiếng Việt, bởi nếu không hoàn thiện khâu này thì mọi kết luận về nghệ thuật ngôn từ trong thơ ca Nguyễn

Bỉnh Khiêm đều sẽ là cái nhìn võ đoán, một chiều Cho đến nay, Bạch Vân

am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm được ghi chép tập trung trong ba văn bản mang tên Bạch Vân thi tập, Trình quốc công Bạch Vân thi tập, và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập Kết quả khảo sát ba văn bản này sẽ

cho chúng ta một kết luận thỏa đáng

- Trình quốc công Bạch Vân thi tập, kí hiệu AB.309

Văn bản chép tay trên giấy lệnh đã sờn cũ, khổ 22 x 13cm, chưa bị rách nát, gồm 97 trang, chép tay 100 bài thơ Nôm, được ghi thứ tự rõ ràng Mỗi trang có khoảng 5 dòng, viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; mỗi dòng có 13 chữ, dòng nhiều nhất là 14 chữ, dòng ít nhất có 2 chữ Chữ viết trong văn bản là dạng bán thảo, rõ ràng nhưng hơi nhòe, có chỗ còn nát mất chữ; khoảng cách giữa các chữ là 0,5 cm, chữ cỡ 1 x 1 cm

Trang đầu và trang cuối xuất hiện con dấu của Viện Viễn Đông Bác

Cổ Kết thúc phần nội dung, sách không ghi phụng sao theo bản nào,

nhưng tiếp theo đó có hai dòng chữ bị nát “La Tiên thập vịnh” và “Kì nhất […]” Chi tiết này có thể là cơ sở cho giả thiết: bản Trình quốc công Bạch Vân thi tập từng được chép cùng với tập thơ của người khác, nhưng sau

khi được Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm về, đã được bóc tách thành một văn bản riêng biệt

Trang đầu tiên ghi tiêu đề “Mạc hiệu Đại Chính lục niên, Ất Mùi khoa tiến sĩ cập đệ nhất giáp nhất danh, Trình quốc công tuyển Bạch Vân thi tập cộng nhất bách thủ (nội dụng quốc âm hữu trường đoản cách)” (Tập

thơ Bạch Vân [dùng thể trường đoản quốc âm] tổng cộng gồm một trăm bài

Trang 21

thơ do đệ nhất giáp tiến sĩ khoa thi Ất Mùi, năm Đại Chính thứ 6 triều Mạc

là Trình quốc công tuyển chọn)

- Bạch Vân thi tập, kí hiệu AB.157 có chữ viết chân phương, dễ đọc,

chép 100 bài thơ Nôm Văn bản này cũng là bản chép tay, chữ viết hơi nhòe

do chất giấy đã sờn cũ Văn bản AB.157 gồm 44 trang, khổ 33 x 23cm Con dấu của Viện Viễn Đông Bác cổ không chỉ xuất hiện ở trang đầu tiên mà còn rải rác trong suốt tác phẩm Hai văn bản AB.157 và AB.309 tuy khác nhau về kích cỡ, kiểu chữ và có thể nhận biết được AB.309 là bản cổ hơn nhưng cả hai đều có số lượng thơ là 100 bài và về cơ bản 100 bài này trùng nhau cả về nội dung, thứ tự bài và mã chữ Qua khảo sát sơ bộ thì thứ tự từng bài trong văn bản AB.309 và AB.157 hoàn toàn trùng khớp, tỉ lệ mã chữ giống nhau cũng rất cao Toàn bộ văn bản chỉ có 3 chữ khác biệt so với bản AB.309, chúng tôi đã thống kê như sau:

Trang 22

Thêm vào đó, ngay cả một số chữ bản AB.309 chép sai thì bản AB.157 cũng lặp lại

Ví dụ 1: địa danh đƣợc nhắc đến trong bài thơ Nôm số 18 của bản AB.635 là Tây Hồ “西湖船浽梅花泊” (Tây hồ thuyền nổi mai hoa bạc) thì 2 bản AB.309 và AB.157 đều viết là “林湖” (Lâm Hồ)

Trang 23

Ví dụ 2: địa danh Cốc Thành gắn liền với tích danh tướng Trương Lương đời Hán bỏ nghiệp binh đao theo tiên ông Xích Tùng Tử đến tu tiên tại Cốc Thành thì trong bài 24 bản AB.635 ghi “否谷 城 耨隱赤松制” (Cốc Thành náu ẩn Xích Tùng chơi) thì AB.309 và AB.157 viết thành “䑓城” (Góc thành)…

Từ những đối sánh giữa hai văn bản trên cho phép nhận định rằng: khả năng bản AB.157 là bản sao chép trực tiếp từ bản AB.309 do Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây thuê chép lại là rất lớn

- Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, kí hiệu AB.635, văn

bản chép tay trên giấy bản khổ 26 x 14 cm, gồm 76 trang đã ngả vàng, có vẻ cổ; chữ viết bán thảo khá đẹp Sách rách nát, mép ngoài thường bị rách một vệt khoảng 5cm hình bán nguyệt nên làm mất khá nhiều chữ nhiều câu, điều này phản ánh khá rõ ở tỉ lệ mất chữ khá cao, trong 63 bài thơ chúng tôi khảo sát có đến 108 chữ bị mất, thậm chí có bài mất đến 23/55 chữ như bài

số 2 Tình trạng văn bản khá lộn xộn, chép lẫn thơ của các tác giả khác Tập sách sao chép 138 bài thơ được xem là của Nguyễn Bỉnh Khiêm Trang đầu tiên mang dòng chữ “Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập AB.635” bằng bút bi và in dấu năm 1974 Nhưng đến trang hai thì có dòng chữ chua vào bằng mực bút bi màu đỏ “Trang bìa đóng nhầm lọt vào giữa sau 7 tờ GH” và đúng như trên, đến trang 17, ngoài con dấu của viện Viễn Đông

Bác Cổ văn bản mới chính thức bắt đầu tập thơ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, với lời tựa như sau:

[…] Ất Mùi khoa tiến sĩ sĩ cập đệ đệ nhất giáp đệ nhất danh

Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

Trang 24

Công tương thiếu thời bản huyện tri huyện du hành kiến công xuất đối công: Lục thất đồng xảo bất như tử Trình trạng nguyên đối viết: Nhị thiên thạch tham mạc nhược công (hựu tham tự cải liêm tự) Cập trưởng, danh vọng hiển trước, cư quan trí sĩ tác viết Bạch Vân am thi tập, nhàn hứng thi bách thủ dụng quốc thi trường đoản luật (Thuở ông còn nhỏ, có

viên quan huyện ở đó đi chơi, gặp ông bèn ra câu đối rằng: “Sáu bảy đứa trẻ, chẳng đứa nào khá bằng mày” Ông liền ứng khẩu đối ngay: “Hai ngàn hộc lương, không ông nào tham như ông” Khi lớn lên nổi tiếng danh vọng,

từng ra làm quan, rồi lui về ở ẩn, ông biên soạn tập Bạch Vân am thi tập,

gồm 100 bài, dùng thể thơ trường đoản quốc âm)

Tiếp đó, từ trang 69 đến trang 77 lại là tập thơ của Kì Đồng, với bài

tựa tập Hiệu tần thi của Trần Dương Phủ

Sách có chấm câu nhưng không có đánh số trang, số trang do người đời sau đánh bằng mực đen Sách không ghi rõ tên người và thời gian sao chép

Theo đoán định của chúng tôi, bản AB.635 nhiều khả năng là bản chép tay dựa vào trí nhớ hơn là có sự đối sánh với văn bản khác, điều này thể hiện qua việc trình bày lộn xộn, không đồng nhất trong văn bản

Ví dụ 1: dòng số 1 trang 27, tác giả chép nhầm câu đầu tiên bài thơ

Nôm 27 thành “檜路鐄䑓路钱” (Củi lọ vàng, muối lọ tiền) nhưng sau đó đã

viết lại ngay bên cạnh; giữa dòng số 1 và số 2 chép bổ sung thêm ba câu thơ

bằng khổ chữ nhỏ là “Vui thanh vắng đà rồi việc/ Trải gian nan mới biết cơ/ Lành dữ lòng người khôn được biết”

Ví dụ 2: dòng 7 trang 35, sau khi bài thơ 51 kết thúc, tác giả còn chép

Trang 25

thêm hai câu thơ nữa (với ngụ ý bổ sung một bản phiên khác?!) là: “青 台 固

課青 台 矣 詫慮䑓空詫慮之” (Tạm dịch: Thảnh thơi có thuở thảnh thơi hĩ,

sá lo tay không sá lo chi)

Ngoài ra, toàn bộ văn bản có 15 chữ tẩy xóa và đƣợc sửa chữa bằng mực đỏ bên cạnh, chúng tôi đã thống kê nhƣ sau:

Trang 26

14 乖 乖 Khoai 39-4-14

Trong số 14 trường hợp bị tẩy xóa có sửa chữa thì có đến 9/14 trường hợp là chỉnh sửa lại tự hình cho rõ nét hơn chứ không có thay đổi gì đáng kể Ngoài ra ở vị trí dòng 6 trang 33 có bổ sung một câu thơ cũng bằng mực đỏ

là “钅半 蘇丸䑓蜆兜” (Bát bồ hòn đắng kiến đâu bò) Từ những chi tiết trên, có

thể đặt ra giả thuyết: bản AB.635 là bản chép từ một văn bản giả định đã mất nào đó dựa theo trí nhớ của một cá nhân, sau đó đã thông qua sự kiểm tra, chấp bút của một người khác có uy tín (một dạng thầy – trò hoặc huynh đệ đồng môn?)

Ngoài ra, văn bản AB.635 còn lưu lại nhiều mã chữ Nôm đa dạng, phong phú cũng như số lượng từ Việt cổ cũng cao hơn so với hai văn bản AB.157 và AB.309 (vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong những chương tiếp theo), điều đó cho thấy niên đại của AB.635 sớm hơn hẳn trong

số ba văn bản về Bạch Vân am thi tập

Qua quá trình khảo cứu, đối chiếu các văn bản Bạch Vân am thi tập, luận văn thống nhất chọn bản AB.635 làm bản nền để tiến hành phiên dịch - chú giải tác phẩm Đồng thời, trong quá trình phiên dịch, chúng tôi đã tham khảo thêm chú giải của các bản còn lại

1.2.2 Giới thiệu tác phẩm TQCNBKTT, kí hiệu AB.635

Trở lại với các văn bản Nôm giới thiệu ở phần trên, chúng tôi thấy cả

ba bản đều thống nhất trong việc xác nhận Bạch Vân am thi tập có tổng

cộng 100 bài thơ Nhưng khi tiến hành khảo sát thì văn bản AB.635 chỉ có

63 bài trùng khớp với những bài được ghi chép trong 2 văn bản còn lại; và

Trang 27

có tình trạng xáo trộn trong thứ tự các bài thơ so với văn bản AB.309 và AB.157:

Sau đó, từ trang 40 văn bản AB.635 chép nối thêm các phần:

- Trình trạng nguyên hựu thi nhất thủ: Tuy ghi là “lại chép thêm một

bài thơ của Trình trạng nguyên” nhưng thực ra là chép lại 2 bài thơ

- Trình công ngâm thi: chép liền một mạch 50 bài thơ, không đánh số

thứ tự và cũng không ghi đầu đề

- Tiếp theo là những bài thơ Nôm, thơ Hán chép lẫn lộn và có đầu đề gồm 23 bài

Từ trang 69 là tập thơ của Kì Đồng, bài tựa tập Hiệu tần thi của Trần

Dương Phủ Như vậy, văn bản AB.635 không chỉ thuần chép thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn chép lẫn cả văn thơ của người khác

Để đem lại một cái nhìn toàn diện về mặt văn bản, luận văn xin đưa

Trang 28

ra bảng so sánh tổng quát 63 bài thơ Nôm trùng khớp giữa văn bản AB.635

và AB.309 (do bản AB.157 có tình đồng nhất cao với bản AB.309 nên ở đây chúng tôi chỉ sử dụng AB.309 làm đối tượng so sánh với AB.635) Dựa

vào bảng so sánh (xin xem Phụ lục 1: Bảng so sánh văn bản AB.635 và AB.309), luận văn đã thu được những kết quả sau đây:

Có thể thấy sự khác biệt giữa hai văn bản là rất lớn, thậm chí nếu loại

bỏ yếu tố mất chữ trong AB.635 thì độ lệch cũng nằm ở mức 14,27%, đây

là tỉ lệ quá cao nếu xem thời điểm xuất hiện của hai văn bản gần nhau Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy 1 trường hợp bản AB.635 thiếu hẳn bốn

câu thơ cuối trong bài số 49 “Có thân thì chớ thiên vàn Nhà chăng của quên cơn nước Người hễ rằng ta khó thể quan Mắng tiếng dữ lành bao đắp Mặc ai chê miễn mặc ai đàn” 1

; nhưng AB.635 lại bổ sung thêm cho

1

Bản dịch trích trong Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tá Nhí làm chủ biên,

Nxb KHXH H, 2008

Trang 29

bài số 46 hai câu thơ “Ghét thế tình rằng đạm bạc, Ai từng nước lã quấy nên hồ”, bài 54 hai câu “Thanh nhàn miễn được qua ngày tháng Trong nước còn khen chốn hữu tình” mà bản AB.309 còn thiếu

Có thể nói, đây chính là một dẫn chứng để chứng minh hai văn bản này khó có thể xuất hiện cùng một thời điểm Nói cách khác, AB.635 rất có

khả năng là bản chép sớm nhất trong ba văn bản Bạch Vân am thi tập được

lưu giữ ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Từ những kết quả trên, ta có thể tạm thời đưa ra một vài nhận xét như sau:

- Về nội dung tập thơ: TQCNBKTT là tác phẩm lớn viết bằng chữ Nôm thể hiện tất cả những tâm tư tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được ông sáng tác khi về nghỉ hưu ở quê nhà, đây là tập thơ có giá trị rất quan

trọng trong tiến trình văn học Việt Nam Đề tài chủ yếu của TQCNBKTT là

vịnh thiên nhiên, vịnh sự vật, nói đạo lí, cũng có bài lấy đề tài xã hội thể hiện qua thái độ của nhà thơ trước hiện thực của một xã hội đầy biến động Tập thơ cũng phản ánh cách nhìn đời bình thản nhưng cũng đầy thông cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm với nỗi khổ của người dân, phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến; mỉa mai, trào phúng thói đời đảo điên, đen bạc; khuyên răn người đời Các vấn đề mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến trong tập thơ này ít nhiều chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng sáng tác trước

đó và cùng thời như: vấn đề chính sự, lý tưởng sống của các bậc nho sĩ ưu thời, mẫn thế… của một con người lỗi lạc có phong cách thanh cao của một bậc danh sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phần nào hoàn thiện và làm phong phú hơn hệ thống chủ đề mà thơ văn giai đoạn trước đã đề cập đến, góp phần

mở ra những phương diện phản ánh cuộc sống và con đường tư duy nghệ

Trang 30

thuật mới mẻ cho các tác giả giai đoạn sau

- Về mặt hình thức, ngoài lời tựa viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi

ra, tập thơ sử dụng chủ yếu thể thơ thất ngôn bát cú đôi ba chỗ đan xen thể lục ngôn Sự kết hợp thuần thục giữa hai thể thơ đã phá vỡ trạng thái đều đều, sự gò bó của các niêm luật và đem lại sự biến đổi tươi mới hơn cho nhịp thơ Có thể xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đóng vai trò củng cố và hoàn thiện thể thơ dân tộc, cũng từ đây, thơ tiếng Việt đã đi được một chặng đường, tạo được những nét đặc sắc, phong cách riêng, là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của nền thơ dân tộc

- Về niên đại: TQCNBKTT là văn bản chép tay nên việc nghiên cứu

niên đại chính xác cho văn bản là vấn đề không đơn giản Tuy nhiên, trên

cơ sở những ví dụ và biện giải trên chúng ta có thể nhận định sơ bộ

TQCNBKTT mang kí hiệu AB.635 là tập thơ của một cá nhân được sao

chép từ một văn bản giả định nào đó, và chắc chắn niên đại của văn bản này sớm hơn văn bản AB.157 và AB.309, trước khi được Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập và lưu giữ

 Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trên cơ sở so sánh, đối chiếu các văn bản Bạch Vân am thi tập, nhằmchỉ ra mặt ưu nhược của từng văn bản trên tất cả các phương diện: nội dung, cấu trúc, cách trình bày, kiểu chữ, thời gian sao chép… mục đích luận văn hướng tới là chọn ra được một thiện bản có giá trị, có độ uy tín cao

Nhưng như phần trên đã nói, tình trạng văn bản Bạch Vân am thi tập bị sao

chép nhiều lần, tính chân thực của tác phẩm còn nhiều tồn nghi Vì là văn bản sao chép cho nên người nghiên cứu nói chung cũng như người thực hiện

Trang 31

đề tài nói riêng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc xác định chính xác thời điểm ra đời, vì thế, tham vọng tìm ra được nguyên tác của tác phẩm vẫn là điều chưa thể thực hiện được Tuy nhiên qua quá trình đối chiếu các văn bản để xác định niên đại, chúng tôi nhận thấy bản nào chép sớm hơn thì thường có khả năng gần với nguyên tác hơn cả Trên cơ sở ấy, chúng tôi thống

nhất chọn tác phẩm TQCNBKTT mang kí hiệu AB.635 làm đối tượng nghiên

cứu, phát triển

Tập thơ TQCNBKTT kí hiệu AB.635 là một tác phẩm Nôm của nhà

thơ đa tài Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà văn hóa lớn của thế kỉ XVI Đây là thời kì chuyển giao đầy biến động về nhiều mặt: chính trị, văn hóa… nên vô hình trung, văn bản tác phẩm cũng thấm nhuần nhiều vấn đề nổi bật về chữ Nôm, ngữ âm… đặc sắc, đáng chú ý, mở ra nhiều hướng nghiên cứu khoa học lí thú Văn bản giống như một bức phác họa đầy đủ, rõ nét về cuộc đời,

sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm Chính vì thế, con người, cuộc đời của ông đã đang và sẽ là kho tàng kì bí cho những ai thích khám phá, tìm ra cái mới trên cơ sở những nghiên cứu, tư liệu đã có

Trang 32

Chương II

TQCNBKTT - ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN TỰ

2.1 Đôi nét về chữ Nôm trước thời kì Lê - Mạc

Chữ Hán trong suốt một thời gian dài vốn được coi là loại hình văn

tự chính thức của không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với một số nước chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc Tuy nhiên, kể từ sau thời Bắc thuộc, song hành với những chiến thắng to lớn về mặt quân sự, chính trị, ngoại giao tinh thần tự tôn dân tộc đã ngày càng được nâng cao mà hiện thân quan trọng nhất chính là sự ra đời của chữ Nôm - loại hình văn tự được xem là sản phẩm tinh thần đặc sắc của người dân Đại Việt Ngay từ khi còn là một hệ chữ thô sơ, chưa có được vị trí chính thống, chữ Nôm đã được các học giả tiến bộ đương thời tiếp nhận rộng rãi

Cùng với sự hình thành hệ thống âm Hán Việt trong giai đoạn đầu của thời kì tự chủ, chữ Nôm sơ khai đã có một tiền đề vững chắc để xuất hiện Trong các văn bia thời Lý như Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí

(1173), Chúc Thánh Báo Ân tự bi (1185), Báo Ân thiền tự bi kí (1210), chữ

Nôm đơn dùng để ghi tên đất, tên người lẻ tẻ xuất hiện trong các tấm văn bia nêu trên Khi đó, chữ Nôm chưa trở thành một hệ chữ hoàn chỉnh

Căn cứ vào những cứ liệu còn sót lại, các nhà nghiên cứu đặt sự

Trang 33

manh nha của chữ Nôm vào đầu thời Lý là một giả định khá phù hợp trong tình hình bấy giờ, thậm chí trong sử sách cũng đặc biệt nhấn mạnh việc sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này: Hàn Thuyên là người đầu tiên làm thơ chữ Nôm, áp dụng thể thơ Đường luật để làm phú quốc âm Sau ông, Nguyễn Sĩ Cố cũng “là một người có

tài làm thơ quốc âm” Nhà giáo nổi tiếng Chu An cũng có tập thơ Quốc ngữ thi tập Dưới thời nhà Hồ, lần đầu tiên chữ Nôm giành được vị trí văn

tự chính thức trong việc triều chính Chỉ sau nhà Hồ mấy chục năm, thế kỉ

15 có thể được xem là thế kỉ chữ Nôm với kho tàng tác phẩm chữ Nôm phong phú và có giá trị cao Ở thế kỉ này, việc dùng chữ Nôm không còn

bó hẹp trong một vài trước tác lẻ tẻ hay chỉ sử dụng trong các tầng lớp bình dân mà còn xâm nhập cả vào hệ thống cung đình - nơi vốn được xem

là thành lũy vững chắc của lối chữ Hán cổ điển, cao sang Những tác

phẩm Nôm tiêu biểu của giai đoạn này là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông Đặc điểm của chữ

Nôm giai đoạn này mang đậm đặc dấu ấn của từ Việt cổ, và chủ yếu là chữ Nôm đơn, cấu trúc chữ Nôm chưa được thống nhất hoàn toàn…

Trong các văn bản chữ Nôm trước thời Lê - Mạc, xuất hiện tình trạng những chữ Nôm có nhiều cách đọc, cách viết khác nhau Những dạng chữ

có cấu trúc đơn (chỉ mượn âm đọc của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt) cũng hay được dùng Ví dụ chữ 工 “trong”, 昆 “con”, 店 “đêm”, 初 “xưa” Về mặt cấu tạo, theo những nghiên cứu gần đây, chữ Nôm giai đoạn này có hầu hết các kiểu loại như các văn bản thuộc giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên, những chữ giả tá (vay mượn) vẫn chiếm ưu thế lớn, đáng kể nhất là loại chữ

Trang 34

sử dụng chữ Hán đọc theo âm Hán Việt hoặc đọc chệch âm Hán Việt Một đặc điểm chung dễ nhận thấy là những văn bản chữ Nôm xuất hiện càng sớm thì tỉ lệ chữ giả tá càng cao

Nghiên cứu chữ Nôm trong giai đoạn này, thấy còn bảo lưu được nhiều dấu vết của ngữ âm, từ vựng tiếng Việt cổ xuất hiện khá nhiều từ cổ

đã mất nghĩa hoàn toàn trong Tiếng Việt ngày nay Ví dụ: Chỉn “chỉ, nên”; Mựa “chớ, đừng”; Đầm hâm “ấm áp”; Nhiệm nhặt “tính toán, so đo” ; Hay

như cách dùng hai mã chữ Nôm để ghi các tổ hợp phụ âm đầu, các yếu tố

tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ (xuất hiện nhiều trong Phật thuyết, một văn

bản chữ Nôm được coi là cổ nhất còn lưu giữ được nhiều dấu vết chữ Nôm

và tiếng Việt thời đầu)

Điều này chứng tỏ chữ Nôm trong văn bản đã phản ánh một cách chân thực âm đọc và cách ghi đương thời Về sau, hòa cùng quá trình đơn

âm tiết hóa của tiếng Việt, những yếu tố tiền âm tiết rườm rà dần được nhập vào mã chính Ví dụ:

䑓 sang ghi bằng cự + lang >krang

䑓 lời ghi bằng ma + lệ > mlề

䑓 trống ghi bằng cổ + lộng > klông

Ở giai đoạn này, có một số chữ Nôm lẻ tẻ còn lưu giữ dấu vết cách

ghi cổ xưa như: “đá” được ghi thành “la đá” trong Quốc âm thi tập, Chỉ Nam ngọc âm; “ngựa” ghi bằng “bà ngựa” trong Quốc âm thi tập, Thập giới

cô hồn quốc ngữ văn, Việt sử diễn âm; “cắt” ghi thành “bà cắt” trong Thiên Nam minh giám

Trang 35

Khảo cứu văn bản Phật thuyết còn có thể thấy rõ nét những diễn biến

ngữ âm trong nội bộ tiếng Việt, như các hiện tượng dùng âm /s/ để ghi âm /t/, dùng âm /s/ để ghi âm /th/

Nhìn chung, chữ Nôm trong các văn bản trước thời Lê - Mạc có xu hướng thiên về ghi âm, có khá nhiều mô hình đã phản ánh ngữ âm tiếng Việt ở thời đại lịch sử của nó

Trang 36

2.2 Đặc điểmcấu tạo chữ Nôm trong TQCNBKTT

2.2.1 Mô hình cấu tạo chữ Nôm

Từ lâu, chữ Nôm đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà khoa học, học giả… trong và ngoài nước quan tâm Những công trình khoa học về

chữ Nôm đã được công bố như: Một số vấn đế về chữ Nôm, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Từ điển chữ Nôm, Nghiên cứu Chữ Nôm, Tự học chữ Nôm, Văn tự học chữ Nôm… gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học: GS

Đào Duy Anh, GS Nguyễn Tài Cẩn, GS Nguyễn Ngọc San, GS Nguyễn Quang Hồng, GS Vũ Văn Kính, nhà nghiên cứu Lã Minh Hằng, Trần Ngọc Xuân Lan, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Cường, Hà Đăng Việt, Trần Trọng Dương… Mỗi nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều có đóng góp và có những

ý kiến đánh giá khác nhau về chữ Nôm ở các góc cạnh khác nhau Vấn đề

về lịch sử hình thành và phát triển, cấu trúc chữ Nôm, vai trò tầm quan trọng của chữ Nôm… là những vấn đề đã, đang và vẫn được nhiều người quan tâm từ xưa đến nay

Về bản chất, cách phân loại của mỗi người đều có điểm chung song giữa họ vẫn có quan điểm riêng của mình Việc lựa chọn mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm cho một văn bản cụ thể phải dựa trên cơ sở các chữ Nôm

xuất hiện trong văn bản đó Khảo sát chữ Nôm trong TQCNBKTT, chúng

tôi thấy có các dạng chữ Nôm sau:

- Loại chữ Nôm mượn 3 mặt hình thể, âm thanh và ý nghĩa của chữ

Hán (đọc theo âm Hán Việt);

- Loại chữ Nôm mượn 3 mặt hình thể, âm thanh và ý nghĩa của chữ

Hán (đọc theo âm Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa);

Trang 37

- Loại chữ Nôm mượn hình thể và ý nghĩa của chữ Hán;

- Loại chữ Nôm mượn hình thể của chữ Hán, không mượn nghĩa, đọc

theo âm Hán Việt;

- Loại chữ Nôm mượn hình thể của chữ Hán, không mượn nghĩa, đọc

mô phỏng (đọc chệch) âm Hán Việt;

- Loại chữ Nôm ghép một chữ Hán với một ký hiệu phụ;

- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán đều biểu thị âm đọc chữ;

- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán đều biểu thị ý nghĩa;

- Loại chữ Nôm ghép, gồm chữ Hán biểu âm với một bộ thủ Hán biểu

ý;

- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán, trong đó một chữ biểu âm, một chữ

biểu ý

Trên cơ sở điều tra sơ bộ chữ Nôm trong TQCNBKTT, chúng tôi

thấy mô hình phân loại hợp lý hơn cả là sự đối lập giữa chữ vay mượn và chữ tự tạo, nghĩa là xuất phát từ đặc điểm của bản thân chữ Nôm trong văn bản để phân loại Luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm của các học giả đi trước, sẽ tiến hành phân loại chữ Nôm trong

TQCNBKTT theo mô hình trong Tự điển chữ Nôm1 do Nguyễn Quang Hồng chủ biên Thực chất mô hình này khá tương thức với mô hình mà Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich đã công bố năm 1976 Trong đó, loại Nôm D (ghép một mặt âm – âm) trong mô hình của Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich được thay bằng loại E1; loại E (ghép một mặt nghĩa – nghĩa) được thay bằng loại E2 Thứ nữa, loại G1 (loại hình thanh ghép từ

bộ thủ với chữ Hán hoàn chỉnh) và G2 (loại hình thanh ghép một chữ Hán

1

Từ điển chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng, Nxb Giáo dục, 2006

Trang 38

biểu âm và một chữ Hán biểu ý) được gọi là loại F1 và F2 trong Tự điển chữ Nôm Trên thực tế, đây chỉ là những khác biệt trong việc đặt tên, nội

dung thì không có gì khác biệt Trong luận văn, việc phân loại chữ Nôm được thực hiện nhất quán theo mô hình sau:

Mô hình cấu trúc chữ Nôm (được áp dụng trong luận văn)

Mượn cả văn

tự, cả ngôn ngữ

Mượn nghĩa

thêm biến đổi phụ

Đại khái

Âm +

Âm

Nghĩa + Nghĩa

Bộ thủ + Chữ

Chữ + Chữ

Tài Mùi Hay Nương Biết Nhặt Sang Trời Cơm Thịt A1 A2 B C1 C2 D E1 E2 F1 F2

2.2.2 Tiêu chí thống kê phân loại

Vì chữ Nôm được khu biệt với nhau trên ba phương diện hình – âm – nghĩa, cho nên luận văn sẽ được tiến hành dựa trên những căn cứ sau:

* Phương diện hình thể: vay mượn và tự tạo (thường có hai thành tố)

* Phương diện âm đọc: âm Hán Việt, âm phi Hán Việt (âm tiền

Trang 39

Hán Việt và âm Hán Việt Việt hóa) và âm Nôm

* Phương diện ngữ nghĩa: tùy từng văn cảnh cụ thể để xác định Luận văn tiến hành thống kê theo tiêu chí chữ Mỗi đơn vị chữ lần lượt được mô tả ở các khía cạnh: hình thể, âm đọc, vị trí xuất hiện, nghĩa ngữ cảnh, tần số xuất hiện Sau khi thống kê, số chữ được xác định là tổng số các chữ khác nhau, và số lượt chữ được hiểu là số lần xuất hiện của chúng trong văn bản

- Ngoài ra, văn bản TQCNBKTT còn có một số trường hợp lưỡng khả:

đó là những trường hợp các chữ Nôm có sự ngẫu nhiên trùng hình, trùng âm đọc với chữ Hán và có thể xếp vào những loại cấu trúc khác nhau, như chữ

đất 坦, chữ mọn 䑓 có thể được xếp vào loại chữ Nôm vay mượn (loại C2

đọc chệch từ một chữ Hán) hoặc loại chữ Nôm tự tạo (loại F1 ghép hai chữ Hán biểu âm – biểu ý với nhau) Lí giải hiện tượng này, Nguyễn Ngọc San cho rằng “chữ Nôm trong quá trình phát triển đã cố gắng sử dụng các âm Hán Việt quen thuộc thường được dùng để đọc kinh truyện và đọc sách nhập môn chữ Hán, tránh những âm ít đọc” Điều này phải chăng là nguyên nhân dẫn đến sự trùng hình giữa một chữ Nôm và một chữ Hán Sự mập mờ giữa chữ Nôm tự tạo và chữ Nôm vay mượn này không chỉ xuất hiện trong văn

bản TQCNBKTT mà đã từng xuất hiện trong nhiều văn bản khác Theo ý kiến

của một số học giả, sự trùng hình này là ngẫu nhiên và rất hạn hữu Trong luận văn, với những trường hợp này chúng tôi sẽ cố gắng bám sát vào nghĩa trong văn bản để phân loại

- Với các trường hợp đồng âm dị nghĩa, chúng tôi sẽ tiến hành đối

chiếu nghĩa chữ Hán (ghi trong Từ điển Hán Việt) và nghĩa tiếng Việt (ghi trong Từ điển tiếng Việt) để nhận định là chữ Nôm mượn nghĩa hay chỉ đơn

Trang 40

thuần là loại mượn âm chữ Hán Ví dụ mai 梅 trong “hoa mai” (loại A1)

khác với mai trong chữ “ngày mai” (loại C1)

- Khảo cứu văn bản TQCNBKTT chúng ta cũng bắt gặp những chữ

Nôm có tự dạng phức tạp, có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau cho

việc phân tích cấu tạo của chúng Chẳng hạn như chữ cả 奇(to lớn) có tự dạng giống chữ kì 奇 (kì dị) Vũ Văn Kính cho rằng: cả 奇 gồm chữ đại 大

và chữ khả 可 kết hợp thành Với quan điểm đó, chúng tôi xếp chữ cả vào

loại chữ Nôm tự tạo gồm hai mã chữ kết hợp lại (tức loại F2 trong bảng phân loại)

- Các chữ Nôm đọc theo âm tiền Hán Việt và âm Hán Việt Việt hoá (âm phi Hán Việt - theo cách gọi của GS Nguyễn Quang Hồng) đều được xếp chung vào loại A2

- Với trường hợp chữ mang bộ khẩu 口, khi phân loại chúng tôi xem

xét rõ chức năng của bộ khẩu trong chữ Nôm Nếu nó thực sự có nghĩa trong chữ Nôm thì xếp vào loại kết hợp âm - ý, hay đơn thuần nó chỉ có tác dụng chỉnh âm, xếp vào loại có báo hiệu chỉnh âm (tức là gia thêm biến đổi phụ)

2.2.3 Kết quả thống kê, phân loại

2.2.3.1 Chữ Nôm cấu trúc A1

Đây là loại chữ Nôm đơn, mượn hình và nghĩa chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt Loại chữ Nôm A1 dùng để biểu thị những từ Hán Việt quen thuộc trong cuộc sống Từ Hán Việt xuất hiện trong kho tàng từ vựng tiếng Việt là

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w