1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra thành phố (qua khảo sát tại quận Đống Đa

96 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Cũng như một số nước đang phát triển ở Châu Á, nghiên cứu về di dân tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây khi mà các dòng người di cư tự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG

TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI

( Qua khảo sát tại Quận Đống Đa)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG

TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI

( Qua khảo sát tại Quận Đống Đa)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 9

4 Đối tượng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu 10

5 Mục đích nghiên cứu 11

6 Câu hỏi nghiên cứu 11

7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11

8 Phương pháp nghiên cứu 13

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO 16

1 Các khái niệm chủ chốt 16

1.1 Thanh niên 16

1.2 Lao động 17

1.3 Thanh niên lao động tự do 18

1.4 Di cư 21

1.5 Việc làm 22

2 Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu 24

2.1 Lý thuyết di cư của Everett Lee 24

2.2 Lý thuyết Xã hội học về lao động – việc làm 26

1.3 Lý thuyết Di động xã hội 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI 31

2.1 Vài nét về Thành phố Hà Nội và Quận Đống Đa 31

2.2 Đặc điểm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội 33

Trang 4

2.2.1 Về số lượng 33

2.2.2 Nguồn gốc xuất cư 34

2.2.3 Cơ cấu tuổi 36

2.2.4 Cơ cấu giới tính 37

2.2.5 Trình độ học vấn 38

2.2.6 Việc làm của thanh niên lao động tự do trước khi rời nông thôn ra Hà Nội 40

2.3 Đặc điểm việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội 41

2.3.1 Một số loại hình công việc của thanh niên lao động lao động

tự do 43

2.3.2 Lý do chọn làm công việc hiện tại của thanh niên lao động tự do 49

2.3.3 Nơi làm việc của thanh niên lao động tự do 51

2.3.4 Thời gian làm việc của thanh niên lao động tự do 53

2.3.5 Thu nhập từ công việc 57

2.3.6 Điều kiện làm việc của thanh niên lao động tự do 60

2.3.7 Nhu cầu về việc làm của thanh niên lao động tự do 62

2.3.8 Dự định công việc trong tương lai của thanh niên lao động tự do 65 2.4 Các yếu tố tác động đến việc thanh niên lao động tự do rời nông thôn ra Hà Nội 67

2.4.1 Lực đẩy từ nơi đi (Nông thôn) 68

2.4.2 Lực hút từ nơi đến (Đô thị) 70

2.5 Những tác động của việc thanh niên lao động tự do rời nông thôn ra Hà Nội đến đời sống người dân đô thị 71

2.5.1 Tác động tích cực 71

2.5.2 Tác động tiêu cực 72

Trang 5

2.6 Nhóm các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên lao động tự

do từ nông thôn ra Hà Nội 74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, “là người chủ tương lai của nước nhà” (Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, tr.84), “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Hồ Chí Minh,

Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Tr.69) Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc Họ là chủ tương lai của đất nước, không chỉ vì thanh niên là bộ phận trẻ, khoẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, giàu ý chí, nghị lực và ước mơ hoài bão vì: “Thanh niên là những đội quân xung kích trên các mặt trận”, Người còn coi: “Thanh niên là lớp người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai”,

“Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá”, “Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ” Thanh niên là đạo quân xung phong tất thắng trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (Hồ Chí Minh – Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, 1970, tr.83)

Đảng ta chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới

Trang 7

hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên” (Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ IV(khoá VII))

Như vậy, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc Tuy vậy, do điều kiện kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư, chăm lo đời sống cho tầng lớp thanh niên còn nhiều hạn chế Đặc biệt là các bạn thanh niên ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa và lực lượng thanh niên “yếu thế” ở thành thị Thanh niên đang rất cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà nước, xã hội Mà vấn đề có ý nghĩa sống còn với thanh niên hiện nay đó là việc làm

Thủ đô Hà Nội là thành phố lớn nhất phía bắc nước ta, là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước Những năm trở lại đây, dòng di cư từ nông thôn ra Hà Nội ngày càng mạnh mẽ Trong dòng di cư ấy có một lực lượng lớn đó là thanh niên từ khắp các vùng nông thôn về đây lao động kiếm sống Tuy còn trẻ tuổi nhưng do hoàn cảnh gia đình nên các bạn phải xa quê hương, xa những người thân yêu đến chốn thị thành với mong mỏi tìm kiếm việc làm, tìm kiếm những

cơ hội cho riêng mình Mặc dù vậy, dưới những tác động của yếu tố chủ quan: trình độ, nhận thức, cũng như khách quan: thị trường lao động việc làm, những cám dỗ của cuộc sống, sức hút của đồng tiền nên không phải lúc nào thanh niên cũng tìm được những công việc phù hợp, như mong muốn Thậm chí, có những bạn phải làm những việc rất nặng nhọc, bị ngược đãi, có khi cả vi phạm pháp luật Những điều kiện như trên không những ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các bạn trẻ mà nó còn là nguyên nhân sâu xa của các tệ nạn cùng hàng loạt các vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị Do đó, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp từ trung ương đến

Trang 8

cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề: việc làm, nhà ở, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện để họ phát triển, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước, đồng thời khắc phục tình trạng di cư ồ ạt của dân cư từ nông thôn ra thành thị nói chung và của thanh niên nói riêng

Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Thời kỳ trước những năm 1986, để phục vụ cho mục tiêu phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước, nhiều công trình nghiên cứu về di cư có

tổ chức được thực hiện ở Việt Nam Cũng như một số nước đang phát triển

ở Châu Á, nghiên cứu về di dân tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây khi mà các dòng người di

cư tự do từ các vùng nông thôn ồ ạt đổ về các vùng đô thị gây nên những xáo trộn về mặt xã hội cũng như chính trị cả nơi đến và nơi đi, đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết Xu hướng này tăng mạnh từ những năm 90 đến nay và sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới khi mà nền kinh tế thị trường, công cuộc CNH, HĐH đang được đẩy mạnh hơn lúc nào hết và những điều kiện về việc làm, đời sống của lao động nông thôn còn chưa bắt kịp được với cuộc sống đô thị Do tính chất bùng phát như vậy, dòng người

di cư từ nông thôn vào đô thị đã thu hút sự quan tâm đặc biệc của các nhà kinh tế học, dân số học, chính trị học và cả những nhà xã hội học Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân thuộc các cấp, các ngành khác nhau, được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các tổ chức trong

và ngoài nước, như các dự án: VIE/89/03 – 1992, VIE/88/P02 – 1994, VIE/93/P02 -1996 về di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Bên

Trang 9

cạnh đó còn có các dự án VIE/95/004 của Cục Định canh Định cư và vùng kinh tế mới về di dân nông thôn ra đô thị ở Việt Nam do UNDP tài trợ, và

Đề tài Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét

về chính sách Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo của PGS.TS.Đặng Nguyên Anh (2009) Những dự án này nghiên cứu ở tầm vĩ

mô với các tiếp cận kinh tế học và dân số học đã cho chúng ta thấy bức tranh về thực trạng của sự di dân nông thôn - đô thị ở nước ta giai đoạn hiện nay

Năm 1997, Viện Xã hội học (XHH) tiến hành khảo sát: “Di dân và sức khoẻ” trong khuôn khổ dự án quốc tế do quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFDA) tài trợ Cuộc khảo sát nhằm đánh giá bản chất, nguyên nhân, hậu quả của di dân tự do nông thôn - đô thị trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh

tế thị trường ở nước ta

Đề tài: “ Các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế hiện nay ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và đô thị” của Thân Văn Liêm (Chương trình nghiên cứu VN – HN(VNRT) – Nxb Nông nghiệp TPHCM, 1997), với nội dung chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng

di cư tự do (theo mùa vụ) tới Thành phố HN, đề xuất các kiến nghị để giải quyết vấn đề di cư tự do

Đề tài: “Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở Thành phố

Hồ Chí Minh”, Dự án VIE/93/P02, Hà Nội, 1996 Do viện nghiên cứu TPHCM thực hiện Tất cả đều nói về vấn đề di dân, tình hình di dân, tác động của di dân đến các vấn đề kinh tế xã hội ở một số thành phố

Đề tài: “Thực trạng đời sống của nhóm thanh thiếu niên từ nông thôn

ra Hà Nội lao động kiếm sống tại địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội”, 2002, của Lê Thanh Mai Với nội dung mô tả thực trạng đời sống của thanh thiếu

Trang 10

niên nông thôn ra HN lao động kiếm sống tại Quận Cầu Giấy, đề xuất một

số giải pháp, khuyến nghị nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho thanh thiếu niên lao động ngoại tỉnh

Đề tài: Tìm hiểu việc làm và đời sống của lao động nữ nông thôn di

cư tự do trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2001, của Nguyễn Thị Thanh Thảo

Đề tài đã đi vào phân tích thực trạng việc làm và đời sống của nữ lao động nông thôn di cư tự do ở Hà Nội Qua đó, đưa ra kiến nghị và giải pháp để giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho lao động nữ di cư tự do ở Hà Nội

Ngoài ra, còn có nhiều đề tài khác nghiên cứu khá sâu về di dân tự

do Trong vấn đề nóng bỏng này các tác giả đã có nhiều cố gắng góp phần giải đáp các khía cạnh khác nhau của vấn đề, đồng thời phân tích các tác nhân thúc đẩy, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quá trình di dân nông thôn - đô thị đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị cũng như

sự ổn định đời sống gia đình xây dựng nông thôn mới

Đặc biệt, những năm gần đây Viện XHH đã có một số nghiên cứu xoay quanh vấn đề di dân nông thôn - đô thị Qua đó, các tác giả đã phần nào mô tả thực trạng, vai trò và tác động của quá trình di dân đến xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô Những nghiên cứu đó lần lượt được đăng trên các tạp chí XHH như: Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một số vấn đề xã hội, Tạp chí XHH số 2 năm 1997, Vai trò di dân nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay, Tạp chí XHH số 4 năm 1997, Di dân và quản lý

di dân trong giai đoạn phát triển mới, Tạp chí XHH 3, 4 năm 1999

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về di dân Các đề tài nghiên cứu này đã tìm ra được những đặc trưng của quá trình di dân, thực trạng của quá trình di dân trong những năm vừa qua và tìm hiểu những tác động của di dân đến các vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH đất nước Đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kiểm soát,

Trang 11

hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra thành thị Tuy nhiên, trong mảng đề tài nghiên cứu về di dân còn một bộ phận lớn dòng người chưa thực sự được quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu đó là thanh niên lao động tự do Dưới sự tác động của quá trình biến đổi xã hội, đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế mà gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến việc làm của nhóm thanh niên nông thôn ra Hà Nội lao động kiếm sống Ở chốn thành thị, các bạn phải sống xa gia đình, những người thân yêu, phải một mình đối diện với rất nhiều khó khăn, với nhiều nguy cơ, thách thức Là thế hệ trẻ, nguồn nhân lực chủ chốt của tương lai đất nước họ cần phải được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn để họ có thể vượt qua những khó khăn, tham gia nhiều hơn và phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của mình vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Chính vì lí do như trên, tôi quyết định chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng việc làm của các thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội Khi đến một môi trường hoàn toàn mới họ đã gặp phải những khó khăn gì? Họ đã đối mặt với những khó khăn

đó như thế nào? Họ mong muốn gì về công việc của mình? Và những dự định, kế hoạch cho tương lai của họ ra sao? Trên cơ sở đó để đưa ra các kiến nghị và giải pháp với các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan nhằm có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ vượt qua được những khó khăn và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài góp phần làm rõ hơn về mặt lý thuyết cũng như thực

nghiệm về việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội:

Trang 12

vận dụng, xem xét loại hình lao động khác trong dòng di cư nông thôn - đô thị, mà cụ thể ở đây là vấn đề việc làm

- Nghiên cứu việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra

Hà Nội giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học về thực trạng việc làm của thanh niên lao động tự do ở Hà Nội, làm rõ một số vấn đề của sự di

cư nông thôn - đô thị tại Hà Nội

- Kết quả nghiên cứu đề tàigóp phần làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học, đặc biệc làm rõ hơn các khái niệm về: di cư, lao động, lao động tự do, việc làm, thanh niên, thanh niên lao động tự

do Vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức của ngành xã hội học vào một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực cụ thể Từ đó, nó có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các công trình nghiên cứu về sau với các vấn đề có liên quan

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn sẽ góp phần phân tích và làm rõ hơn về thực trạng việc làm của thanh niên từ nông thôn ra Hà Nội, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh và đời sống của các bạn thanh niên lao động tự do Thông qua đó, giúp các cấp, các ngành, các nhà quản

lý và hoạch định chính sách xã hội nói chung, các nhà quản lý đô thị, các cấp chính quyền địa phương nói riêng đánh giá những mặt tích cực, hạn chế về sự di cư nông thôn - đô thị Từ đó, có những giải pháp thích hợp, một mặt tạo lập các chính sách cụ thể cho lao động nông thôn di cư ra thành thị, nhất là với tầng lớp thanh niên về việc làm và điều kiện sống của

họ, mặt khác góp phần từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

4 Đối tƣợng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội

Trang 13

Nhóm thanh niên di cư từ nông thôn ra Hà Nội lao động tự do

4.3 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian: Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

* Phạm vi thời gian: Từ năm 11/2009 đến năm 3/2012

5 Mục đích nghiên cứu

+ Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên lao động tự

do di cư từ nông thôn ra Hà Nội

+ Tìm hiểu nguyên nhân, động cơ thúc đẩy sự di cư của thanh niên nông thôn cũng như những tâm tư, nguyện vọng của họ liên quan đến việc làm

+ Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp trong việc hoạch định, xây dựng chính sách để giúp các bạn thanh niên Lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội lao động, kiếm sống có điều kiện phát triển toàn diện hơn

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Có những nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy các bạn thanh niên nông thôn di cư ra Hà Nội lao động tự do?

- Thanh niên lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội họ thường làm những công việc gì để kiếm sống? Thu nhập của họ có đủ sống không?

- Thanh niên lao động tự do di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ ảnh hưởng tới đời sống của cư dân đô thị như thế nào?

7 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

7.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Việc làm của thanh niên lao động tự do chủ yếu là lao động chân tay, lao động ngoài trời nên nó có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ Hơn nữa, việc làm của họ rất bấp bênh, mang tính chất thời vụ là chủ yếu, thu nhập lại thấp

Trang 14

- Cuộc sống khó khăn tại quê nhà và nhu cầu muốn khẳng định bản thân tại thành phố lớn đã khiến các thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị

- Thanh niên lao động tự do di cư từ nông thôn ra thành thị có ảnh hưởng tới đời sống của cư dân đô thị

Thời gian làm việc

Mức thu nhập

Điều kiện làm việc

Nhu cầu làm việc

Việc làm của thanh niên lao động tự do

Thị trường lao động tự doĐiều kiện kinh tế – xã hội

Trang 15

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận

Đề tài dựa trên nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc xem xét các sự kiện, hiện tượng Nghiên cứu vấn đề việc làm của thanh niên Lao động tự do

từ nông thôn ra Hà Nội phải đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể Tức là xem xét vấn đề này phải đặt các sự kiện, hiện tượng xã hội trong sự tương tác, trong các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chứ không phải tồn tại một cách độc lập; phải nhìn các sự kiện, hiện tượng tồn tại một cách khách quan và luôn luôn vận động biến đổi chứ không bất biến và đặc biệt phải gắn liền vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong quá trình đi lên CNH, HĐH ở nước ta

Ở đây, tác giả xem xét việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội lao động – kiếm sống là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta ở một địa bàn xác định là Thủ

đô Hà Nội Hiện tượng di cư và vấn đề việc làm không diễn ra đơn lẻ mà luôn nằm trong các mối quan hệ tương tác, ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố: kinh tế, văn hoá, xã hội Và xu hướng biến đổi của hiện tượng này cũng như ảnh hưởng mà quá trình này mang lại góp phần làm cho xã hội phát triển như là một hệ quả tất yếu khách quan Mặt khác, khi nghiên cứu vấn

đề việc làm của thanh niên nông thôn ra Hà Nội lao động, kiếm sống phải đặt trong một hoàn cảnh nhất định, trong từng thời kỳ nhất định Như vậy, chúng ta mới có cơ sở khoa học để sử dụng các phương pháp cụ thể nhằm biện giải cho vấn đề nghiên cứu của mình

Trang 16

8.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Tiến hành nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp luận chung tác giả đã sử dụng một số phương pháp đặc thù của chuyên ngành XHH nhằm thu được kết quả một cách khách quan, khoa học Các phương pháp đó là:

8.2.1 Phương pháp Quan sát

Đây là phương pháp nhằm bổ trợ cho tất cả những phưong pháp trên

Sử dụng phương pháp này, tác giả sẽ quan sát và ghi chép mọi thông tin, mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu

Địa điểm quan sát: những nơi ở Quận Đống Đa có thanh niên Lao động tự do làm việc

8.2.2 Phương pháp Phỏng vấn sâu

Phương pháp này nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu, góp phần phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu Mặt khác, qua phỏng vấn sâu các thông tin thu được không những bổ sung cho phương pháp bảng hỏi mà còn góp phần giải thích đặc tính về thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn ra lao động kiếm sống ở Hà Nội

Thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng: 5 nam và 5 nữ Đối tượng được phỏng vấn là các bạn đại diện cho các loại hình công việc đó là: đánh giày, hát rong, bán hàng rong, thu mua phế liệu, bốc vác thuê, phụ xây dựng, làm thuê cho các cửa hàng, nhằm giúp chúng

ta có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu

8.2.3 Phương pháp Phân tích tài liệu

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu có liên quan Đặc biệt, để có cơ sở phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu tác giả đã tham khảo nguồn số liệu được trích dẫn từ dự án “Lớn lên trong Thành phố” của Viện nghiên cứu phát triển xã hội và Đề tài Di dân

Trang 17

và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo của PGS.TS.Đặng Nguyên Anh (2009), các công trình này được thực hiện tại Hà Nội nhằm mục đích thu thập thông tin về cá nhân, gia đình, nơi ở, về di cư, thu nhập, sức khoẻ, công việc, giải trí, tâm tư nguyện vọng của nhóm thanh thiếu niên

Ngoài ra, một số bài viết trên các báo, tạp chí, đặc biệt là trên Internet cũng là nguồn tài liệu quý giá mà tác giả đã sử dụng

8.2.4 Phương pháp thu thập thông tin bằng Bảng hỏi

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông tin trong các nghiên cứu XHH Thông tin thu được đó là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và ý kiến của người đó với vấn đề nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành phát 150 bảng hỏi cho các thanh niên là lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội, cụ thể là các bạn đang làm việc trên địa bàn Quận Đống Đa Mỗi bảng hỏi sẽ có 15 câu hỏi, nội dung bảng hỏi sẽ phản ánh được từng khía cạnh về thực trạng, nguyên nhân và nguyện vọng của các bạn thanh niên về việc làm cũng như

dự định công việc trong thời gian tới

Trang 18

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM

CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO

1 Các khái niệm chủ chốt

1.1 Thanh niên

Thanh niên là một khái niệm được dùng nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau Tuỳ theo trường hợp, có khi thanh niên được dùng để chỉ con người cụ thể, có khi lại được dùng để chỉ tính cách, phong cách trẻ trung của con người nào đó, có khi lại dùng để chỉ một lớp người trẻ tuổi Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tuỳ theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên

Về mặt Sinh học: thanh niên được coi là giai đoạn phát triển trong cuộc đời của mỗi con người, bởi từ đây các em bước sang giai đoạn mới để trở thành người lớn

Các nhà Tâm lý học lại thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản phân biệt với các lứa tuổi khác

Các nhà Kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc độ là lực lượng lao động xã hội và là nguồn bổ sung cho đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực lao động sản xuất

Dưới góc độ XHH: thanh niên là một tập đoàn xã hội, dân số đặc thù

có những đặc tính tâm sinh lý nhất định, bằng quá trình xã hội hoá mà dần dần trở thành chủ thể của xã hội (trực tiếp tạo ra lực lượng sản xuất xã hội

và trực tiếp mang các quan hệ xã hội của một xã hội nhất định)

Thanh niên là một hiện tượng xã hội khách quan, luôn luôn biểu hiện như một tập đoàn xã hội rộng lớn có đặc thù về lứa tuổi

Trang 19

Như vậy, mỗi ngành khoa học khác nhau tuỳ thuộc góc độ nghiên cứu của mình mà nhấn mạnh ở một khía cạnh khác nhau: cá thể, sinh học hay nhấn mạnh khía cạnh tập thể, xã hội của khía cạnh “thanh niên”

Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc tuổi thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của cá thể con người Xác định giai đoạn này thường được biểu hiện một cách tập trung ở việc xác định độ tuổi thanh niên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển KTXH, đặc điểm của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia Ở nước ta hiện nay, thanh niên được xác định là những người ở trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi

1.2 Lao động

Mác chỉ rõ: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra đối với con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với

tự nhiên (C.Mác – Tư bản, tập 1, quyển 1, Nxb Sự thật, tr.320)

Lao động là một trong những hoạt động cơ bản của con người, lao động hoạt động có ý thức, có mục đích nhằm thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội Các nhà XHH không chỉ nhìn lao động như là một hiện tượng kinh tế đơn thuần mà quan trọng hơn ở mức ý nghĩa xã hội của nó, thể hiện ở mối quan hệ với các mặt của đời sống xã hội đối lập với hiện tượng xã hội là sự nhàn rỗi

Theo Từ điển tiếng Việt: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội” Như vậy, con người có xu hướng lao động tạo ra sản phẩm, hàng hoá để thoả mãn các nhu cầu từ bậc thấp đến cao Việc lao động thoả mãn tới mức

độ nào các nhu cầu của con người phụ thuộc vào thiết chế xã hội

Trang 20

Trong bất kì nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là một tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sụ trao đổi chất giữa con người với thiên nhiên

Căn cứ vào sự phát triển của xã hội, cách tổ chức xã hội và trình độ công nghệ, kỹ thuật nói riêng ta có thể xem xét lao động trong các quá trình sau:

1 Lao động sản xuất trực tiếp: đây là lao động lấy những gì có sẵn trong giới tự nhiên, là lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm từ thiên để thoả mãn nhu cầu phát triển của xã hội Loại lao động này đặc trưng cho xã hội nông nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh nông nghiệp

2 Lao động để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của

cá nhân, nhóm xã hội Loại lao động này đặc trưng cho xã hội công nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh công nghiệp

3 Lao động dịch vụ đặc trưng cho xã hội hậu công nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh hậu công nghiệp

Dựa trên cơ sở này luận văn tập trung nghiên cứu tình trạng lao động thực

tế của thanh niên LĐTD từ nông thôn ra Hà Nội lao động trong mối quan

hệ với xã hội hiện đại

1.3 Thanh niên lao động tự do

Theo lý thuyết kinh tế, lao động tự do là người lao động có sức lao động và được toàn quyền định đoạt, thoả thuận về việc bỏ sức lao động của mình với người sử dụng lao động Tức là người lao động phải được giải phóng và phát huy triệt để, làm chủ sức lao động của mình, được tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình ở bất kỳ nơi nào; người sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau được tự do thuê mướn lao động theo số lượng, chất lượng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo pháp luật

Trang 21

Lao động tự do là một cụm từ chưa có trong các từ điển của Việt Nam Trong từ điển Bách Khoa Việt Nam có hai khái niệm tương đối gần với khái niệm cần tìm là : lao động theo mùa và lao động dư thừa

+ Lao động theo mùa: “ Là lao động theo thời vụ rõ rệt, do đặc điểm của sản xuất quy định, phổ biến nhất trong nông nghiệp Giảm bởi tính thời

vụ trong việc sử dụng lao động sẽ nâng cao tỉ suất sử dụng thời gian lao động và năng suất.”̣

+ Lao động dư thừa: Là phần nguồn lao động “Sức lao động hoặc thời gian làm việc” thừa ra so với nhiệm vụ sản xuất, công tác đang thực hiện Lao động dư thừa do sản xuất phát triển chậm hoặc giảm sút, nguồn lao động tăng nhanh, chất lượng lao động không phù hợp với yêu cầu sử dụng, máy móc và kỹ thuật mới làm thừa lao động” ’1’

Hai khái niệm trên đó nói từ lao động theo mùa phố biến nhất là trong nông nghiệp; nguồn gốc và nguyên nhân làm cho lao động dư thừa - sản xuất phát triển chậm, sản xuất giảm sút, nguồn lao động tăng nhanh, chất lượng lao động thấp, máy móc và kỹ thuật mới đưa vào sử dụng

Từ trên, có thể hiểu thanh niên lao động tự do là người lao dộng tự

do trong độ tuổi thanh niên (từ 15 đến 34 tuổi) Nói cách khác, thanh niên lao động tự do, hiểu theo nghĩa này, là người thanh niên có năng lực lao động, được làm chủ sức lao động của mình, được tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình ở bất kỳ nơi nào

Cách hiểu trên có thê nói là cách hiểu rộng Tuy nhiên, trong phạm

vi của đề tài này, thanh niên lao động tự do được hiểu theo cách hẹp hơn

Trước hết, cần lưu ý “lao động tự do” là cách nói hàng ngày, là khẩu ngữ mới được dùng trong một vài năm gần đây khi ở khu vực đô thị xuất hiện một lực lượng lao động không thuộc một đơn vị nào quản lý, sẵn sàng nhận làm các công việc tạm thời, đơn giản do người cú nhu cầu thuê mướn

Đó là những lao động không thích ứng được với yêu cầu của cơ quan,

Trang 22

doanh nghiệp trong điều kiện thay đổi công nghệ, chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động, xắp xếp lại biên chế, được giải quyết theo theo chế độ

về nghỉ sớm hưởng chế độ một lần, chế độ về hưu sớm nhưng họ vẫn còn sức lao động và vẫn còn nhu cầu làm việc để tăng thêm thu nhập và sẵn sàng nhận làm các công việc phù hợp Đó là những thanh niên cư trú ở đô thị sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học chưa tìm được việc làm ổn định nhưng có nhu cầu và sẵn sàng nhận làm các việc tạm thời, phổ thông (trong đối tượng này cũng có cả một số thanh niên đó tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học không tìm được công việc đúng ngành nghề được đào tạo hoặc không muốn làm việc xa thành phố) Đó còn là lực lượng lao động cư trú ở khu vực nông thôn, mà chủ yếu là thanh niên, do tác động của chuyển đổi sử dụng đất cho thành lập các khu công nghiệp, tác động của đô thị hoá mạnh mẽ, tác động của sự gia tăng các công cụ nhỏ trong sản xuất nông nhiệp và sức ép của gia tăng dân số dẫn tới tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, đó dịch chuyển về các khu công nghiệp, khu vực đô thị để tìm việc làm tạm thời trong những khoảng thời gian nông nhàn, thậm chí phần lớn thời gian trong năm để có thêm thu nhập

Những thanh niên lao động tự do này có thể chia làm hai loại Thứ nhất, những lao động tìm được một việc làm “tự do”, “tự làm” ở đô thị như các việc về dịch vụ ăn uống "bán hàng ăn, làm trong các quán ăn bình dân, các việc dịch vụ hàng ngày sửa chữa đồ dùng gia đình, bán báo, bán hàng tạp hoá, đánh giầy, bán vé xổ số, thu mua đồng nát, giúp việc gia đình…" Những lao động này có thu nhập và công việc không ổn định, dễ dàng chuyển từ công việc này sang công việc khác Một số lao động có đầu tư số vốn nhất định (thường là rất thấp) cho công việc của mình như bán báo, bán tạp hoá dạo, bán vé xổ số

Trang 23

Loại thứ hai là những người tìm việc hàng ngày tại các “chợ lao động”, sẵn sàng làm các công việc lao động đơn giản khi có người thuê mướn như làm bốc vác, gánh gồng thuê, làm thợ hồ Số này trong ngôn ngữ hàng ngày được gọi là “cửu vạn” hoặc thợ đụng ( vỡ đụng việc gỡ thị nhận làm việc đó) Họ không có và cũng không cần đầu tư vốn cho việc làm của mình

Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp được sử dụng trong luận văn này, lao động tự do được dùng để chỉ những người lao động chưa bị ràng buộc bởi bất kỳ môt hợp đồng lao động hay một thoả thuận nào đối với bên sử dụng lao động, có nhu cầu và sẵn sàng làm những việc nhất thời, phổ thông phù hợp theo thoả thuận với người sử dụng lao động Nói một cách khác, lao động tự do là lao động chưa có việc làm hoặc chưa có công việc làm ổn định, có nhu cầu được làm việc dù là tạm thời hay đơn giản

1.4 Di cư

Di dân là một quá trình dân số và xã hội phức tạp Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu thì có một cách nhìn khác nhau về di dân Các nhà dân số học coi di dân là một trong ba bộ phận cấu thành các quá trình dân số và phân biệt với quá trính sinh tử bởi những đặc trưng sau:

+ Di dân không có hạn định tối đa, sự di chuyển của dân cư giữa các khu vực không nói lên sự mất đi mà chỉ di chuyển đến địa phương khác

Do vậy, di dân có những ảnh hưởng về mặt xã hội mà không có ý nghĩa tổng thể trong hệ thống di dân

+ Di dân không phải là quá trình sinh học nên không bị giới hạn độ tuổi hay giới tính mà chỉ giới hạn về mặt xã hội

+ Quá trình di dân không đồng nhất mà mỗi loại có sự khác biệt bởi những đặc điểm riêng

Trang 24

Các nhà nghiên cứu địa lý coi di dân là hình thức chuyển động trong không gian của con người Do dặc thù riêng của di dân nên ngay trong quan niệm cũng có nhiều ý kiến khác nhau

Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: Di dân là một hình thức

di chuyển trong không gian của con người từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn hành chính nhất định

Di cư có thể được tiến hành theo một chương trình, kế hoạch định trước của nhà nước mà trong đó những nội dung của chương trình, kế hoạch như: mục tiêu tiến hành, đối tượng, số lượng, cường độ người di cư, địa điểm nơi đến, thời điểm bắt đầu và khoảng thời gian cần thiết để thực hiện những điều kiện hỗ trợ đều được xây dựng và tính toán trước

Di cư tự do hay tự phát không có sự trợ giúp của nhà nước và là vấn

đề nhạy cảm được xã hội hiện nay rất quan tâm bởi nó đang đặt ra những đòi hỏi mới về phát triển và quản lý chính sách Di cư tự do hoàn toàn do người di cư quyết định, tất cả những chi phí trong quá trình di chuyển, định

cư, tìm kiếm việc làm đều do người di cư tự lo lấy và hầu như không được

sự tài trợ nào Và người di cư phải thực hiện khá nhiều thủ tục hành chính

cả nơi đi và nơi đến

Trong đề tài này, thanh niên LĐTD từ nông thôn ra Hà Nội thuộc hình thức di cư tự do Do nhu cầu cuộc sống mà họ buộc phải ra đi tìm kiếm việc làm, mọi rủi ro họ đều phải tự gánh chịu

1.5 Việc làm

Việc làm là khái niệm dùng để chỉ các hành động của con người trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất hoặc sản xuất tinh thần, nó là điều kiện cần thiết thoả mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội

Trang 25

dung chính trong hoạt động của con người Mọi người muốn tồn tại và phát triển đều cần đến lao động và việc làm

Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình nhưng không nhận tiền công hoặc hiện vật

Tại điều 13 Bộ luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là có việc làm”

Còn trong cuốn “Chính sách giải quyết việc làm” do Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung chủ biên cho rằng việc làm được thể hiện ở một trong ba dạng sau:

- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó

- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm sản xuất nông nghiệp do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ một phần

- Làm việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới mọi hình thức tiền công, tiền thưởng cho công việc đó, bao gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất chủ hộ hoặc một thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ quản lý

Trong XHH người ta coi: “Sự phân biệt đầu tiên trong mọi sự mô tả

về dân cư hoạt động là sự phân biệt giữa người có việc làm và người không

có việc làm”

Trang 26

Trên cơ sở đó, luận văn bao quát toàn bộ các hoạt động việc làm để phân tích một cách sâu sắc, triệt để về tất cả các hoạt động việc làm của thanh niên LĐTD ở Hà Nội

2 Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.1 Lý thuyết di cư của Everett Lee

Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn hành chính nhất định Mô hình di

cư của Everett Lee được xây dựng từ năm 1966 dựa trên ý tưởng của Raverstein trong luật di cư Mặc dù có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau về việc đơn giản hoá sự giải thích một hiện tượng KTXH như di dân, nhưng

mô hình đã đưa ra nhiều yếu tố quyết định tới di cư

Ông đưa ra mô hình lực hút – lực đẩy, trong đó ông phân tích các nhóm, các yếu tố tác động đến di cư như sau: bao gồm các nhân tố gắn liền với nơi đi của người di cư; những nhân tố liên quan đến nơi đến; các yếu tố cản trở; các yếu tố cá nhân

* Yêú tố lực đẩy (các yếu tố liên quan tới nơi đi của người di cư) được ông đề cập đến là các nhân tố:

Lực đẩy chính trị: những người di cư khỏi nơi mình cư trú lực đẩy

chính trị thường là các lí do về chủng tộc hay tôn giáo buộc họ phải rời khỏi nơi mình cư trú

Lực đẩy kinh tế: do nơi ở cũ không có việc làm, thất nghiệp, đói

nghèo nên họ buộc phải di cư đến nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, để cải thiện điều kiện sống của mình

Lực đẩy môi trường: là lực đẩy do thiên nhiên mang lại như: lũ lụt,

hạn hán…Đa phần người dân sống ở các vùng thường xảy ra hạn hán, lũ lụt thường trở thành những người dân di cư Trong các nước đang phát triển,

Trang 27

dòng di cư từ nông thôn ra thành thị, yếu tố thường được các nhà nghiên cứu đề cập trước tiên đó là sự gia tăng dân số Dân số đông thường dẫn đến một loạt các vấn đề như thiếu đất sản xuất, thu nhập thấp, không có việc làm…và đó là động lực thúc đẩy người dân di cư

* Yếu tố lực hút (Các yếu tố liên quan đến nơi đến) đó là:

Cơ hội việc làm mới: trong các thành phố, quá trình CNH, HĐH đòi

hỏi lực lượng lao động lớn, cả lao động lành nghề và lao động giản đơn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế Chính nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các thành phố đã mở ra cơ hội cho những người sống trong các vùng nông thôn hội nhập vào đô thị

Sự chênh lệch về mức sống: quá trình phát triển không đồng đều đã

dẫn đến sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực Kết quả nghiên cứu nhiều công trình di dân ở các nước đang phát triển hiện nay cho thấy: di dân từ nông thôn ra đô thị giảm khi mức thu nhập ở nông thôn tăng lên

Lối sống đô thị: trong nhiều trường hợp mức thu nhập ở đô thị khá

cao, những dòng người di cư vẫn tiếp tục đổ về tham gia vào lực lượng những người nghèo đô thị Michael Tarado đã đưa ra một nghịch lý giữa một bên là nhu cầu lương cao và triển vọng việc làm, một bên là nghèo đói

và thất nghiệp đô thị Tuy nhiên, sự di cư vẫn tăng lên do hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, có khi họ chỉ cần cho con cái của họ ở lại đô thị Như vậy, những đốm sáng ở thành phố nhiều khi là các lý do phi kinh tế Thành phố hấp dẫn họ qua thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình, internet…đặc biệt trong con mắt của người trẻ tuổi lối sống đô thị càng có sức hút mạnh mẽ với họ

Ngoài các yếu tố lực hút và lực đẩy ông còn đề cập đến các yếu tố cá nhân của người di cư như gia đình, cộng đồng, sức khoẻ, tuổi tác, hôn nhân,…là những yếu tố liên quan đến quyết định chuyển cư Mỗi người có

Trang 28

hoàn cảnh khác nhau, nhận thức khác nhau, từ đó có thái độ với quyết định chuyển cư khác nhau Điều này lý giải tại sao trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện mà có người di cư, có người lại không

Vận dụng lý thuyết này vào sự di cư tự do nông thôn - đô thị, đồng thời đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta, có thể thấy nguyên nhân cũng như động lực thúc đẩy người dân nông thôn rời quê hương vào các thành phố để lao động – kiếm sống Lực đẩy là yếu tố tiêu cực khiến các bạn thanh niên phải rời bỏ làng quê, trong khi lực hút lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn họ đến nơi mới và hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai Thực tế cho thấy nguyên nhân kinh tế là chỉ báo quan trọng nhất khiến người ta ra đi Như vậy, với việc vận dụng lý thuyết này cho phép chúng ta

có cơ sở khoa học để xem xét nguyên nhân, động lực thúc đẩy hiện tượng

di cư giai đoạn hiện nay

2.2 Lý thuyết Xã hội học về lao động – việc làm

Các nhà XHH quan tâm nghiên cứu lao động – việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội Họ cho rằng con người lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của sự phát triển cá nhân và phát triển xã hội Lao động tạo ra nền tảng vật chất, tinh thần cho sự tồn tại của xã hội Đến lượt mình, xã hội tổ chức lao động cho các cá nhân Lao động ở xã hội hiện đại khác hẳn với xã hội truyền thống là do những tác động của xã hội, chính trị

và đặc biệt những tiến bộ trong khoa học, công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực lao động sản xuất đem lại

Trong giáo trình “Xã hội học kinh tế”, tác giả Lê Ngọc Hùng đã nói

về quan niệm của XHH Mác xít về lao động đó là: “Lao động trước hết là quá trình thể hiện giữa con người và tự nhiên, trong đó bằng hành động của mình con người tác động, điều tiết, kiểm soát đối với sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên”.[6 - tr.121] Cái quan trọng nhất của lao động là

Trang 29

mục đích, ý thức của hoạt động chế tạo, sử dụng phương tiện lao động để sản xuất và những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của con người Lao động là sự nỗ lực về mặt thể lực, tinh thần và tình cảm định hướng vào việc sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu phát triển năng lực

ở mỗi cá nhân

Lao động được coi là một hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần: mục đích lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động, chủ thể lao động và xu hướng lao động Các yếu tố này

có mối liên hệ hữu cơ với nhau Toàn bộ quá trình lao động thuộc về con người xã hội với tất cả đặc điểm, phẩm chất người được hình thành và phát triển trong cuộc sống[6 - tr.121,122] XHH xem xét lao động với tư cách là

vị trí và tương ứng với nó là vị thế, vai trò trong cơ cấu lao động xã hội Việc làm góp phần giải phóng tiềm năng lao động, phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động trong việc tìm kiếm chỗ làm việc trong các khu vực, các thành phần kinh tế khác nhau của xã hội

Như vậy, giữa lao động và việc làm có mối quan hệ với nhau Việc làm thể hiện mối quan hệ giữa con người với nơi làm việc, lao động thể hiện mối tương quan giữa sức lao động với tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người với yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất

Vận dụng lý thuyết này vào phân tích thực trạng lao động việc làm của thanh niên LĐTD từ nông thôn ra HN kiếm sống ta thấy sự thay đổi điều kiện KTXH mà mỗi người dân nói chung hay lao động thanh niên nông thôn nói riêng phải thực hiện những hoạt động lao động phù hợp để thoả mãn nhu cầu của họ Và hiện tượng lao động việc làm của thanh niên nông thôn nảy sinh, phát triển trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay Việc làm của thanh niên từ nông thôn ra HN thuộc lao động giản đơn, họ cần ít hoặc thậm chí không cần kiến thức chuyên môn và những công việc họ làm

Trang 30

thuộc loại việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức, họ dùng sức lực cơ bắp là chủ yếu, các công việc tạo ra thu nhập của họ rất đa dạng như: bán hàng rong, đánh giày, thu mua phế liệu…Và từ những việc làm tự tạo phi chính thức hình thành khu vực kinh tế phi kết cấu, phi chính quy rất quan trọng của cơ cấu kinh tế xã hội

2.3 Lý thuyết Di động xã hội

Di động xã hội (DĐXH) là một lý thuyết phổ biến trong XHH và là một khái niệm chuyên ngành của XHH DĐXH còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái niệm XHH dùng để chỉ sự chuyển động của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội

Do vậy DĐXH liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội, thực chất DĐXH là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội DĐXH liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan đến điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội

Pareto đã nói về DĐXH: ông cho rằng đó là sự di chuyển của tầng lớp tinh hoa trong xã hội.[7; tr 128]

DĐXH được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác Các nhà XHH đã đưa ra rất nhiều các hình thức DĐXH như: di động dọc, di động ngang, di động giữa các thế hệ – di động trong thế hệ, di động cơ cấu, di động trao đổi,…Tuy nhiên, đặc trưng nhất là DĐXH theo chiều dọc – ngang

DĐXH theo chiều ngang: đó là sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội Theo như A.Gidden thì trong các xã hội hiện đại, DĐXH theo chiều ngang là rất

Trang 31

phổ biến, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, thành phố hoặc các vùng

DĐXH theo chiều dọc: là sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm

xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn Biểu hiện của hình thức này di động là sự thăng tiến, sự đề bạt (di động lên), và miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại (di động xuống)

Như vậy, nhìn theo góc độ của lý thuyết DĐXH thì nhóm lao động thanh niên đề cập trong đề tài nghiên cứu này cũng là một kiểu DĐXH bao gồm cả di động dọc lẫn di động ngang

DĐXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau Theo cách nói của nhà XHH P.Sorokin trong cuốn “Di động xã hội” (1927) thì những nhân tố ảnh hưởng đến sự DĐXH là các “kênh dẫn” và các “cơ chế sàng lọc” liên quan tới hoàn cảnh kinh tế xã hội chung và đặc thù ở mỗi vùng miền cùng với các đặc điẻm cá nhân như: hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính,…cụ thể như sau:

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Tuỳ thuộc vào cơ chế xã hội, điều kiện

xã hội cá nhân đang sống mà DĐXH diễn ra ít hay nhiều Nếu trong một xã hội khép kín thì các cá nhân có sự thay đổi vị trí của mình trong xã hội Còn với xã hội mở thì cơ may đó nhiều hơn và các cá nhân có thể đạt được những địa vị, vị trí cao hay thấp là tuỳ thuộc vào năng lực của mình Trong các xã hội công nghiệp hiện đại sự di động diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn

so với các xã hội khép kín như phong kiến hay chiếm hữu nô lệ Trong xã hội phong kiến, sự thay đổi địa vị xã hội chủ yếu là từ các xã hội trước truyền lại, với sự xác định địa vị một cách vững chắc do đó là những địa vị được gán cho Ngược lại, trong xã hội công nghiệp địa vị xã hội thường được mô tả rất khác nhau Nhưng địa vị xã hội của cá nhân chủ yếu có được là do họ giành được bằng những thành tựu cá nhân hơn là sự kế thừa theo dòng dõi

Trang 32

- Trình độ học vấn: đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng

mạnh nhất đến DĐXH Những cá nhân trong xã hội có trình độ học vấn cao hơn thì năng động hơn, khả năng DĐXH sẽ nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp Những người có trình độ học vấn cao thường nhận được những công việc có chuyên môn cao, đồng thời họ cũng có nhiều điều kiện để đạt tới các loại hình lao động phong phú hơn trong xã hội Vì vậy,

họ có thể đạt được những địa vị cao một cách dễ dàng, đặc biệt trong xã hội công nghiệp

- Yếu tố giới: Trong đời sống xã hội hiện nay vẫn còn có sự phân biệt

về giới giữa nam và nữ Do đó, nhìn chung nữ giới ít di động hơn nam giới

do các quan niệm về giới như: dư luận xã hội, các chuẩn mực xã hội, các thiết chế, các quan niệm truyền thống phân biệt giữa nam và nữ

- Cơ cấu tuổi: tuổi cũng là một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự

di động xã hội Thông thường những người trẻ tuổi có tính cơ động cao, tâm lý thích đổi mới và dễ dàng hoà nhập hơn với cái mới nên sự di động diễn ra mạnh mẽ hơn so với những người trung và cao tuổi

- Nơi cư trú: khu vực con người sinh sống có ảnh hưởng đến di động

xã hội đó là: vị trí, nơi ở, nơi sinh sống tạo ra cho con người khả năng lựa chọn công việc và môi trường làm việc khác nhau ảnh hưởng tới sự thăng tiến của mỗi cá nhân (Ví dụ: những người sống ở đô thị có nhiều cơ may phát triển hơn những người sống ở nông thôn)

Ngoài ra, theo các nhà XHH còn hàng loạt những nhân tố khác ảnh hưởng đến sự DĐXH như: thành phần xuất thân, thâm niên công tác, tôn giáo…

Lý thuyết này được coi là cơ sở lý luận, là nền tảng cơ bản để đi sâu vào nghiên cứu đề tài

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI

2.1 Vài nét về Thành phố Hà Nội và Quận Đống Đa

Hà Nội là đầu mối giao thông của cả nước, từ HN có thể dễ dàng đi tất cả tỉnh trong nước bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không Quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thành phố về mọi mặt Cơ cấu kinh tế của thành phố từng bước thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp giảm đi và tỷ trọng các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng lên (chiếm 90%) trong cơ cấu nền kinh tế Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mở ra với

đủ các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân, liên doanh với nước ngoài, tạo ra sức sống mới cho sự phát triển kinh tế xã hội Các ngành thương nghiệp, dịch vụ xã hội, công nghiệp, xây dựng phát triển khiến cho nhu cầu lao động thuộc các lĩnh vực giản đơn ngày càng tăng mạnh Giờ đây, bên cạnh việc phát triển KTXH thì vấn đề di cư tự do vào HN đang được chính quyền thành phố quan tâm Đây không chỉ là vấn đề riêng của của HN mà còn là vấn đề của nhiều thành phố lớn trong cả nước khi mà điều kiện KTXH ở nông thôn còn tách biệt đáng kể so với các đô thị lớn,

mà vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn xảy ra khá phổ biến

HN với tư cách là trung tâm kinh tế của đất nước luôn trở thành điểm đến của các dòng di cư tự do Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 cho thấy, số người nhập cư vào HN trong năm năm là 156.344 người, trong đó chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng như: Hà Tây(cũ),

Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình…

Trang 34

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, số người di cư tự do vào HN ngày càng tăng nhanh Nếu như năm 1996 có khoảng 25.000 người thì đến năm 1999 là 33.029 Theo số liệu của ngành Công an Hà Nội, riêng

số lao động thời vụ năm 1996 là 25.000 người, hiện nay khoảng hơn 40.000 người Nếu tính cả số lao động làm việc tạm thời thì con số này lên tới 200.000 người (năm 2004)

Cùng với sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội, Quận Đống Đa cũng đã có những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt và là một trong những thị trường rộng lớn thu hút nhiều lao động nông thôn về đây cư trú, tìm kiếm các cơ hội việc làm

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng với diện tích 9,96km2 , dân số 352.000 người, mật độ 35.341 người/ km2 , con số này cao nhất so với các quận, huyện ở Hà Nội (năm 2004)

Quận gồm 21 phường là: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Khâm Thiên, Trung Liệt, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ

Với thế mạnh của mình - nằm ở trung tâm thủ đô, là một trong những quận được thành lập sớm nhất nên ở đây tập trung rất nhiều khu trung tâm thương mại, dịch vụ, buôn bán, khu tập thể, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…và gắn liền với nó là đời sống của người dân không ngừng được nâng cao Nền kinh tế thị trường phát triển mở ra với nhiều thành phần kinh tế tạo ra một thị trường lao động rộng lớn thu hút nhiều nguồn lao động, cả lao động tại chỗ cũng như lao động từ các vùng nông thôn về đây lao động - kiếm sống Và hiện nay, hoà nhập với sự phát triển chung của Thủ đô HN, Đống Đa cũng sẽ là một thị trường đầy hấp dẫn thu

Trang 35

hút lao động từ các vùng nông thôn, đặc biệt là lao động trẻ (thanh, thiếu niên) Họ ra đi tìm miếng cơm, manh áo cho chính mình và gia đình họ Mục đích tuy tốt nhưng do mặt trái của xã hội, của cơ chế thị trường, do thiếu hiểu biết nên họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Đó là vấn đề khó tránh khỏi và nhóm bạn trẻ này đang cần

sự giúp đỡ

Chính vì thực tế như trên tôi quyết định lựa chọn Quận Đống Đa là địa bàn khảo sát, nghiên cứu phục vụ cho luận văn của mình

2.2 Đặc điểm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội

Thông qua nghiên cứu tài liệu cũng như khảo sát thực địa, tác giả có thể khái quát một số đặc điểm chung của nhóm thanh niên LĐTD từ nông thôn ra Hà Nội lao động – kiếm sống như sau:

2.2.1 Về số lượng

Có thể nói việc nắm bắt số lượng thanh niên LĐTD nói riêng cũng như số lao động tự do nói chung ở HN là rất khó khăn và con số chỉ mang tính chất tương đối Bởi lẽ họ làm việc theo tính chất thời vụ, khi nào ở quê rảnh thì họ lên làm một thời gian lại về hoặc họ không mấy khi làm một công việc ổn định mà nay đây mai đó, nay làm việc này, ngày mai làm công việc khác; nay ở chỗ này, mai lại ở chỗ khác Họ luôn bị động và bị cuốn vào vòng xoáy của thị trường lao động đầy khắc nghiệt

Theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội (SLĐTB & XH) mỗi năm có khoảng 3 vạn lao động ngoại tỉnh vào HN kiếm việc làm Còn theo số liệu của Công an Thành phố Hà Nội, đến giữa năm 1997 số lượt người nhập cư vào HN lên tới 110.000 người, gấp 3 lần

so với 41.000 lượt người năm 1994 và nhiều gấp 8 lần so với 14.000 lượt người năm 1988, trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh về tìm việc

Trang 36

2.2.2 Nguồn gốc xuất cư

Số thanh niên LĐTD ở HN được đổ về từ khắp các vùng nông thôn trong cả nước nhưng chủ yếu từ các tỉnh Bắc Trung Bộ đổ ra, điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Hà Nội 16%

Thanh Hóa 13%

Hải Dương 7%

Hưng Yên 10%

Nam Định 11%

Thái Bình 11%

Các tỉnh khác 8%

Biểu đồ 1: Quê quán của thanh niên LĐTD

Số liệu thu được từ bảng trên cho thấy phần đông thanh niên lao động

tự do ở nội thành Hà Nội là từ các tỉnh: Hà Nội (Hà Tây cũ), Thanh Hoá, Nam Định Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và một

số tỉnh khác Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao các tỉnh miền núi, nhất là

ở khu vực Trung du Miền núi phía Bắc còn nghèo khó và kinh tế kém phát triển hơn nhiều so với các tỉnh đồng bằng trên nhưng lại có rất ít, thậm chí không có thanh niên ra HN lao động – kiếm sống? Tại sao HN lại là nơi có đông thanh niên LĐTD vào nội thành làm việc nhất? Điều này có thể giải thích như sau: Tháng 8 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định thực hiện đề án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô HN đó là sáp nhập

Trang 37

toàn bộ Tỉnh Hà Tây, Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và một số xã của Huyện Lương Sơn (Hoà Bình) về Hà Nội, mà Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc là hai tỉnh giáp ranh với Hà Nội Chính vì thế, số thanh niên LĐTD là người Hà Tây (cũ), Mê Linh và một số xã thuộc Lương Sơn giờ đây trở thành người

Hà Nội Ngoài ra, những thanh niên từ các vùng nông thôn ở các huyện như: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm cũng kéo vào nội thành làm việc rất đông

Tiếp đó, các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định có số thanh niên lao động tự do lớn thứ hai sau Hà Nội Đây là ba tỉnh giáp biển, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, chất lượng đất ngày càng xấu đi dưới tác động của quá trình thâm canh tăng vụ, làm nông nghiệp chỉ mang tính chất thời vụ Trong khi đó dân số đông và ngày một tăng khiến diện tích đất nông nghiệp đã thấp lại càng thấp hơn Mặc dù ngoài sản xuất nông nghiệp người dân ở các địa phương này còn có nghề đi biển Tuy vậy, trong những năm gần đây do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lụt xảy ra thường xuyên làm hạn chế nghề đánh bát hải sản của người dân nơi đây Chính vì vậy, người nông dân thiếu việc làm, đời sống gia đình khó khăn, túng thiếu Đây chính là nguyên nhân của tình trạng người dân di cư từ nông thôn ra các vùng đô thị làm ăn nói chung và của nhóm thanh niên ra

HN lao động kiếm sống nói riêng Trong hoàn cảnh như vậy, khi gia đình không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thì việc các bạn trẻ phải xa nhà, đi nơi khác lao động – kiếm sống là điều tất yếu

Những tỉnh cũng có nhiều thanh niên LĐTD đến HN làm việc là: Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên Đây là những tỉnh giáp hoặc rất gần với Hà Nội, giao thông thuận tiện nên việc đi lại, di cư rất dễ dàng

Số còn lại là một số ít thanh niên ở các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…Nhìn chung, các tỉnh càng

Trang 38

`ở gần HN bao nhiêu thì càng có nhiều thanh niên đến làm việc bấy nhiêu

và ngược lại các tỉnh ở xa sẽ có ít hoặc không có

2.2.3 Cơ cấu tuổi

Kết quả nghiên cứu chung những năm gần đây cho thấy đa số những người di cư từ nông thôn ra đô thị tìm kiếm việc làm ở trong độ tuổi lao động, tức là từ 15 – 60 tuổi Trong độ tuổi lao động họ có sức khoẻ, tinh thần hăng hái và ước muốn có cuộc sống đầy đủ hơn, một tương lai tốt đẹp hơn Chính điều đó đã thúc đẩy họ ra đi Theo tài liệu của Sở Cảnh sát Hà Nội, năm 1989 có khoảng 237.300 người buôn bán hàng rong ở khắp thành phố, trong đó có hơn 185.000 người ở độ tuổi từ 16 – 35 chiếm 82.2% Hay như theo số liệu thống kê của Sở LĐTB&XH Hà Nội (1995): Trong số 4.598 người lao động nhập cư tự do vào Thành phố Hà Nội thì số người dưới 16 tuổi và trên 55 tuổi chiếm một phần rất nhỏ (106 người, chiếm 2.2%), còn lại đại đa số là những người trong tuổi lao động: 4.492 người (chiếm 97.8%) Trong số đó, nhiều nhất là những người từ 17 – 25 tuổi (2636 người, chiếm 57%)

Điều này còn được chứng minh từ số liệu thu thập được từ bảng hỏi, thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Cơ cấu tuổi của thanh niên LĐTD

Từ 26-30 22%

Từ 15-25 64%

Từ 31-34 14%

Trang 39

Biểu đồ trên cho ta thấy số thanh niên lao động tự do ở độ tuổi từ

15 – 25 chiếm số lượng rất lớn (64%) Điều này dễ hiểu bởi vì các bạn thanh niên trong độ tuổi này có sức khoẻ sung mãn nhất, khả năng thích nghi với môi trường mới rất nhanh và đây cung là lứa tuổi khao khát với cái mới, thích được đi đây, đi đó, được tìm hiểu mọi thứ Cuộc sống đô thị hiện lên trong mắt họ, hứa hẹn rất nhiều điều thú vị Còn những bạn ở độ tuổi cao hơn (từ 26 – 34), đặc biệt từ 35 – 55 tuổi do sức khoẻ đã giảm sút,

ít nhiều đã có tư tưởng an phận, chấp nhận cuộc sống hiện tại nên số lao động này chiếm bộ phận nhỏ trong số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị

Biểu đồ còn cho thấy sức trẻ gắn liền với sự năng động và hăng hái, cộng với khả năng thích nghi cao nên họ trở thành lực lượng di cư rất lớn

2.2.4 Cơ cấu giới tính

Những năm trước đây, trong số thanh niên ở nông thôn di cư tự do ra lao động ở Hà Nội nói riêng và ở các đô thị trong cả nước nói chung thì nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn vì các bạn có sức khoẻ tốt hơn, khả năng nảy sinh các vấn đề khi xa nhà không phức tạp như các bạn nữ, hơn nữa trong quan niệm của người xưa nam giới là trụ cột gia đình nên phải sốc vác những công to, việc lớn Còn nữ giới chân yếu tay mềm nên công việc chủ yếu là chăm sóc gia đình, tề gia nội trợ Nếu phải đi đâu đó thì nam giới phải là người tiên phong

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây tư tưởng phân biệt giới tính đã không còn nặng nề như trước Hơn nữa dưới tác động của quá trình CNH, HĐH ở đô thị xuất hiện một số công việc phù hợp với các bạn nữ như: giúp việc gia đình, làm thuê cho các cửa hàng (bưng bê, rửa bát đũa), bán hàng rong…từ đó đã thu hút một lực lượng lớn lao động nữ từ các vùng nông thôn

đổ về

Trang 40

Xuất phát từ lí do trên, tác giả quyết định chọn mẫu nghiên cứu là 150 thanh niên, trong đó có 75 nam và 75 nữ Các bạn nam thường làm những công việc đòi hỏi nhiều về sức khoẻ và độ dẻo dai như: bốc vác thuê, phụ hồ, thợ xây, đánh giày Còn các bạn nữ thường làm những công việc nhẹ nhàng hơn, đòi hỏi sự khéo léo như: làm thuê cho cửa hàng, giúp việc, bán hàng rong,…

2.2.5 Trình độ học vấn

Thực tế trong xã hội hiện nay cho thấy, đa số những người sống ở thành phố có trình độ học vấn cao hơn so với những người ở nông thôn do xuất phát từ điều kiện kinh tế Cuộc sống ở nông thôn với những khó khăn, vất vả, sự nghèo đói Vì vậy, họ không có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của các bạn thanh niên lao động tự do ở HN như sau:

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Nguyên Anh (2009), "Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách", Hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 2009
3. An Đình Doanh (2006), “Việc làm của thanh niên nông thôn-thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm của thanh niên nông thôn-thực trạng và giải pháp
Tác giả: An Đình Doanh
Năm: 2006
5. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), "Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
6. Vũ Dũng (2012), “Việc làm, thu nhập của thanh niên hiện nay-Nhìn từ góc độ Tâm lý học”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm, thu nhập của thanh niên hiện nay-Nhìn từ góc độ Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2012
7. Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (2011), “Từ nông thôn ra thành phố. Tác động kinh tế-xã hội của di cư ở Việt Nam. Viện nghiên cứu phát triển xã hội”, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ nông thôn ra thành phố. Tác động kinh tế-xã hội của di cư ở Việt Nam. Viện nghiên cứu phát triển xã hội
Tác giả: Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2011
8. Nguyễn Hoàng Hiệp (2006), “Việc làm cho thanh niên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội 9. Lê Bạch Hồng (2007), “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm cho thanh niên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hiệp (2006), “Việc làm cho thanh niên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội 9. Lê Bạch Hồng
Năm: 2007
13. Lê Thanh Mai (2002), “Thực trạng đời sống của nhóm thanh thiếu niên từ nông thôn ra Hà Nội lao động kiếm sống tại địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đời sống của nhóm thanh thiếu niên từ nông thôn ra Hà Nội lao động kiếm sống tại địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Tác giả: Lê Thanh Mai
Năm: 2002
17. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2000), Dự án “Lớn lên trong Thành phố” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớn lên trong Thành phố
Tác giả: Viện nghiên cứu phát triển xã hội
Năm: 2000
18. Viện nghiên cứu TPHCM (1996), “Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Dự án VIE/93/P02, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Viện nghiên cứu TPHCM
Năm: 1996
19. Viện Xã hội học (1997), “Di dân và sức khoẻ”, dự án quốc tế do quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFDA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và sức khoẻ
Tác giả: Viện Xã hội học
Năm: 1997
20. Tạp chí XHH số 2 (1997), “Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một số vấn đề xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một số vấn đề xã hội
Tác giả: Tạp chí XHH số 2
Năm: 1997
21. Tạp chí XHH 3, 4 (1999), “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới
Tác giả: Tạp chí XHH 3, 4
Năm: 1999
22. Tạp chí XHH số 4 (1997), “Vai trò di dân nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò di dân nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay
Tác giả: Tạp chí XHH số 4
Năm: 1997
1. Dang Nguyen Anh, Nguyen Thanh Liem, 2006, Di cư trong nước và các mối liên hệ với các sự kiện cuộc sống, Tổng cục thống kê Khác
4. Nguyễn Hữu Dung (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Thanh Liêm, 2004, Di cư và sức khỏe ở các khu đô thị tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Thư viện Đại học tổng hợp Brown:Providence, RI Khác
15. Các Mác. Tư bản, quyển 1, tập I, Nxb. Sự thật, HN 1975, tr.320 Khác
16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w