Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra thành phố (qua khảo sát tại quận Đống Đa (Trang 26)

2.1. Lý thuyết di cư của Everett Lee

Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn hành chính nhất định. Mô hình di cư của Everett Lee được xây dựng từ năm 1966 dựa trên ý tưởng của Raverstein trong luật di cư. Mặc dù có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau về việc đơn giản hoá sự giải thích một hiện tượng KTXH như di dân, nhưng mô hình đã đưa ra nhiều yếu tố quyết định tới di cư.

Ông đưa ra mô hình lực hút – lực đẩy, trong đó ông phân tích các nhóm, các yếu tố tác động đến di cư như sau: bao gồm các nhân tố gắn liền với nơi đi của người di cư; những nhân tố liên quan đến nơi đến; các yếu tố cản trở; các yếu tố cá nhân.

* Yêú tố lực đẩy (các yếu tố liên quan tới nơi đi của người di cư) được ông đề cập đến là các nhân tố:

Lực đẩy chính trị: những người di cư khỏi nơi mình cư trú lực đẩy chính trị thường là các lí do về chủng tộc hay tôn giáo buộc họ phải rời khỏi nơi mình cư trú

Lực đẩy kinh tế: do nơi ở cũ không có việc làm, thất nghiệp, đói nghèo nên họ buộc phải di cư đến nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, để cải thiện điều kiện sống của mình.

Lực đẩy môi trường: là lực đẩy do thiên nhiên mang lại như: lũ lụt, hạn hán…Đa phần người dân sống ở các vùng thường xảy ra hạn hán, lũ lụt thường trở thành những người dân di cư. Trong các nước đang phát triển,

dòng di cư từ nông thôn ra thành thị, yếu tố thường được các nhà nghiên cứu đề cập trước tiên đó là sự gia tăng dân số. Dân số đông thường dẫn đến một loạt các vấn đề như thiếu đất sản xuất, thu nhập thấp, không có việc làm…và đó là động lực thúc đẩy người dân di cư.

* Yếu tố lực hút (Các yếu tố liên quan đến nơi đến) đó là:

Cơ hội việc làm mới: trong các thành phố, quá trình CNH, HĐH đòi hỏi lực lượng lao động lớn, cả lao động lành nghề và lao động giản đơn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chính nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các thành phố đã mở ra cơ hội cho những người sống trong các vùng nông thôn hội nhập vào đô thị

Sự chênh lệch về mức sống: quá trình phát triển không đồng đều đã dẫn đến sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực. Kết quả nghiên cứu nhiều công trình di dân ở các nước đang phát triển hiện nay cho thấy: di dân từ nông thôn ra đô thị giảm khi mức thu nhập ở nông thôn tăng lên.

Lối sống đô thị: trong nhiều trường hợp mức thu nhập ở đô thị khá cao, những dòng người di cư vẫn tiếp tục đổ về tham gia vào lực lượng những người nghèo đô thị. Michael Tarado đã đưa ra một nghịch lý giữa một bên là nhu cầu lương cao và triển vọng việc làm, một bên là nghèo đói và thất nghiệp đô thị. Tuy nhiên, sự di cư vẫn tăng lên do hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, có khi họ chỉ cần cho con cái của họ ở lại đô thị. Như vậy, những đốm sáng ở thành phố nhiều khi là các lý do phi kinh tế. Thành phố hấp dẫn họ qua thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình, internet…đặc biệt trong con mắt của người trẻ tuổi lối sống đô thị càng có sức hút mạnh mẽ với họ

Ngoài các yếu tố lực hút và lực đẩy ông còn đề cập đến các yếu tố cá nhân của người di cư như gia đình, cộng đồng, sức khoẻ, tuổi tác, hôn nhân,…là những yếu tố liên quan đến quyết định chuyển cư. Mỗi người có

hoàn cảnh khác nhau, nhận thức khác nhau, từ đó có thái độ với quyết định chuyển cư khác nhau. Điều này lý giải tại sao trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện mà có người di cư, có người lại không.

Vận dụng lý thuyết này vào sự di cư tự do nông thôn - đô thị, đồng thời đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta, có thể thấy nguyên nhân cũng như động lực thúc đẩy người dân nông thôn rời quê hương vào các thành phố để lao động – kiếm sống. Lực đẩy là yếu tố tiêu cực khiến các bạn thanh niên phải rời bỏ làng quê, trong khi lực hút lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn họ đến nơi mới và hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Thực tế cho thấy nguyên nhân kinh tế là chỉ báo quan trọng nhất khiến người ta ra đi. Như vậy, với việc vận dụng lý thuyết này cho phép chúng ta có cơ sở khoa học để xem xét nguyên nhân, động lực thúc đẩy hiện tượng di cư giai đoạn hiện nay.

2.2. Lý thuyết Xã hội học về lao động – việc làm

Các nhà XHH quan tâm nghiên cứu lao động – việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội. Họ cho rằng con người lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của sự phát triển cá nhân và phát triển xã hội. Lao động tạo ra nền tảng vật chất, tinh thần cho sự tồn tại của xã hội. Đến lượt mình, xã hội tổ chức lao động cho các cá nhân. Lao động ở xã hội hiện đại khác hẳn với xã hội truyền thống là do những tác động của xã hội, chính trị và đặc biệt những tiến bộ trong khoa học, công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực lao động sản xuất đem lại.

Trong giáo trình “Xã hội học kinh tế”, tác giả Lê Ngọc Hùng đã nói về quan niệm của XHH Mác xít về lao động đó là: “Lao động trước hết là quá trình thể hiện giữa con người và tự nhiên, trong đó bằng hành động của mình con người tác động, điều tiết, kiểm soát đối với sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên”.[6 - tr.121]. Cái quan trọng nhất của lao động là

mục đích, ý thức của hoạt động chế tạo, sử dụng phương tiện lao động để sản xuất và những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của con người. Lao động là sự nỗ lực về mặt thể lực, tinh thần và tình cảm định hướng vào việc sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu phát triển năng lực ở mỗi cá nhân.

Lao động được coi là một hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần: mục đích lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động, chủ thể lao động và xu hướng lao động. Các yếu tố này có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Toàn bộ quá trình lao động thuộc về con người xã hội với tất cả đặc điểm, phẩm chất người được hình thành và phát triển trong cuộc sống[6 - tr.121,122]. XHH xem xét lao động với tư cách là vị trí và tương ứng với nó là vị thế, vai trò trong cơ cấu lao động xã hội. Việc làm góp phần giải phóng tiềm năng lao động, phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động trong việc tìm kiếm chỗ làm việc trong các khu vực, các thành phần kinh tế khác nhau của xã hội.

Như vậy, giữa lao động và việc làm có mối quan hệ với nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ giữa con người với nơi làm việc, lao động thể hiện mối tương quan giữa sức lao động với tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người với yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất.

Vận dụng lý thuyết này vào phân tích thực trạng lao động việc làm của thanh niên LĐTD từ nông thôn ra HN kiếm sống ta thấy sự thay đổi điều kiện KTXH mà mỗi người dân nói chung hay lao động thanh niên nông thôn nói riêng phải thực hiện những hoạt động lao động phù hợp để thoả mãn nhu cầu của họ. Và hiện tượng lao động việc làm của thanh niên nông thôn nảy sinh, phát triển trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay. Việc làm của thanh niên từ nông thôn ra HN thuộc lao động giản đơn, họ cần ít hoặc thậm chí không cần kiến thức chuyên môn và những công việc họ làm

thuộc loại việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức, họ dùng sức lực cơ bắp là chủ yếu, các công việc tạo ra thu nhập của họ rất đa dạng như: bán hàng rong, đánh giày, thu mua phế liệu…Và từ những việc làm tự tạo phi chính thức hình thành khu vực kinh tế phi kết cấu, phi chính quy rất quan trọng của cơ cấu kinh tế xã hội.

2.3. Lý thuyết Di động xã hội

Di động xã hội (DĐXH) là một lý thuyết phổ biến trong XHH và là một khái niệm chuyên ngành của XHH. DĐXH còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái niệm XHH dùng để chỉ sự chuyển động của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Do vậy DĐXH liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội, thực chất DĐXH là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. DĐXH liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan đến điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội.

Pareto đã nói về DĐXH: ông cho rằng đó là sự di chuyển của tầng lớp tinh hoa trong xã hội.[7; tr 128]

DĐXH được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Các nhà XHH đã đưa ra rất nhiều các hình thức DĐXH như: di động dọc, di động ngang, di động giữa các thế hệ – di động trong thế hệ, di động cơ cấu, di động trao đổi,…Tuy nhiên, đặc trưng nhất là DĐXH theo chiều dọc – ngang.

DĐXH theo chiều ngang: đó là sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội. Theo như A.Gidden thì trong các xã hội hiện đại, DĐXH theo chiều ngang là rất

phổ biến, nó liên quan đến sự di chuyển địa lý giữa các khu vực, các thị trấn, thành phố hoặc các vùng.

DĐXH theo chiều dọc: là sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện của hình thức này di động là sự thăng tiến, sự đề bạt (di động lên), và miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại (di động xuống).

Như vậy, nhìn theo góc độ của lý thuyết DĐXH thì nhóm lao động thanh niên đề cập trong đề tài nghiên cứu này cũng là một kiểu DĐXH bao gồm cả di động dọc lẫn di động ngang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DĐXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Theo cách nói của nhà XHH P.Sorokin trong cuốn “Di động xã hội” (1927) thì những nhân tố ảnh hưởng đến sự DĐXH là các “kênh dẫn” và các “cơ chế sàng lọc” liên quan tới hoàn cảnh kinh tế xã hội chung và đặc thù ở mỗi vùng miền cùng với các đặc điẻm cá nhân như: hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính,…cụ thể như sau:

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Tuỳ thuộc vào cơ chế xã hội, điều kiện xã hội cá nhân đang sống mà DĐXH diễn ra ít hay nhiều. Nếu trong một xã hội khép kín thì các cá nhân có sự thay đổi vị trí của mình trong xã hội. Còn với xã hội mở thì cơ may đó nhiều hơn và các cá nhân có thể đạt được những địa vị, vị trí cao hay thấp là tuỳ thuộc vào năng lực của mình. Trong các xã hội công nghiệp hiện đại sự di động diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn so với các xã hội khép kín như phong kiến hay chiếm hữu nô lệ. Trong xã hội phong kiến, sự thay đổi địa vị xã hội chủ yếu là từ các xã hội trước truyền lại, với sự xác định địa vị một cách vững chắc do đó là những địa vị được gán cho. Ngược lại, trong xã hội công nghiệp địa vị xã hội thường được mô tả rất khác nhau. Nhưng địa vị xã hội của cá nhân chủ yếu có được là do họ giành được bằng những thành tựu cá nhân hơn là sự kế thừa

- Trình độ học vấn: đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến DĐXH. Những cá nhân trong xã hội có trình độ học vấn cao hơn thì năng động hơn, khả năng DĐXH sẽ nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp. Những người có trình độ học vấn cao thường nhận được những công việc có chuyên môn cao, đồng thời họ cũng có nhiều điều kiện để đạt tới các loại hình lao động phong phú hơn trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đạt được những địa vị cao một cách dễ dàng, đặc biệt trong xã hội công nghiệp.

- Yếu tố giới: Trong đời sống xã hội hiện nay vẫn còn có sự phân biệt về giới giữa nam và nữ. Do đó, nhìn chung nữ giới ít di động hơn nam giới do các quan niệm về giới như: dư luận xã hội, các chuẩn mực xã hội, các thiết chế, các quan niệm truyền thống phân biệt giữa nam và nữ.

- Cơ cấu tuổi: tuổi cũng là một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự di động xã hội. Thông thường những người trẻ tuổi có tính cơ động cao, tâm lý thích đổi mới và dễ dàng hoà nhập hơn với cái mới nên sự di động diễn ra mạnh mẽ hơn so với những người trung và cao tuổi.

- Nơi cư trú: khu vực con người sinh sống có ảnh hưởng đến di động xã hội đó là: vị trí, nơi ở, nơi sinh sống tạo ra cho con người khả năng lựa chọn công việc và môi trường làm việc khác nhau ảnh hưởng tới sự thăng tiến của mỗi cá nhân (Ví dụ: những người sống ở đô thị có nhiều cơ may phát triển hơn những người sống ở nông thôn).

Ngoài ra, theo các nhà XHH còn hàng loạt những nhân tố khác ảnh hưởng đến sự DĐXH như: thành phần xuất thân, thâm niên công tác, tôn giáo…

Lý thuyết này được coi là cơ sở lý luận, là nền tảng cơ bản để đi sâu vào nghiên cứu đề tài.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI 2.1. Vài nét về Thành phố Hà Nội và Quận Đống Đa

Hà Nội là đầu mối giao thông của cả nước, từ HN có thể dễ dàng đi tất cả tỉnh trong nước bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. Quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thành phố về mọi mặt. Cơ cấu kinh tế của thành phố từng bước thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp giảm đi và tỷ trọng các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng lên (chiếm 90%) trong cơ cấu nền kinh tế. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mở ra với đủ các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân, liên doanh với nước ngoài, tạo ra sức sống mới cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các ngành thương nghiệp, dịch vụ xã hội, công nghiệp, xây dựng phát triển khiến cho nhu cầu lao động thuộc các lĩnh vực giản đơn ngày càng tăng mạnh. Giờ đây, bên cạnh việc phát triển KTXH thì vấn đề di cư tự do vào HN đang được chính quyền thành phố quan tâm. Đây không chỉ là vấn đề riêng của của HN mà còn là vấn đề của nhiều thành phố lớn trong cả nước khi mà điều kiện KTXH ở nông thôn còn tách biệt đáng kể so với các đô thị lớn, mà vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn xảy ra khá phổ biến.

HN với tư cách là trung tâm kinh tế của đất nước luôn trở thành điểm đến của các dòng di cư tự do. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở

Một phần của tài liệu Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra thành phố (qua khảo sát tại quận Đống Đa (Trang 26)