Hơn thế nữa, Truyện Kiều lại được sáng tạo trên cơ sở vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nên trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, để hiểu sâu sắc những giá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI
THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI
THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC IV
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 2
2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
2.3 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Lịch sử vấn đề 3
4.1 Vấn đề so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện 3
4.2 Vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện 9
5 Đóp góp của luận văn 12
6 Cấu trúc luận văn 13
NỘI DUNG 14
C HƯƠNG 1.TRUYỆN KIỀUVÀKIM VÂN KIỀU TRUYỆNNHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI 14
1.1. Kim Vân Kiều truyện với truyền thống tự sự của tiểu thuyết chương hồi 14 1.2. Truyện Kiều với truyền thống tự sự - trữ tình của truyện thơ Nôm 17
C HƯƠNG 2 THƠ VÀ TỪ TRONGKIM VÂN KIỀU TRUYỆN 25
2.1 Dung hợp văn thể và đặc điểm thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện 25
2.1.1 Hiện tượng dung hợp văn thể trong Kim Vân Kiều truyện 25
2.1.2 Đặc điểm thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện 28
2.2 Thơ từ trong Kim Vân Kiều Truyện với chủ đề tư tưởng tác phẩm 30
Trang 42.3 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nhân vật 33
2.3.1 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều 33 2.3.2 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách, tài năng nhân vật Thúy Kiều 37
2.3.2.1 Nhóm thơ từ thể hiện con người đa sầu đa cảm của Thúy Kiều 38 2.3.2.2 Nhóm thơ từ thể hiện niềm vui trong tình đầu của Thúy Kiều 40 2.3.2.3 Nhóm thơ từ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa về thân phận, nỗi nhớ nhà
và người yêu của Thúy Kiều khi phải trải qua các biến cố, gian truân cuộc đời 41
2.3.2.4 Nhóm thơ từ thể hiện con người quyết đoán, lý chí như trang nam nhi của Thúy Kiều 48 2.3.2.5 Nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài năng thơ ca của Thúy Kiều 52
2.3.3 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh 55 2.3.4 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò bộc lộ ý định của nhân vật 56
C HƯƠNG 3 CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI THƠ VÀ TỪ TRONGKIM VÂN KIỀU TRUYỆN 60
3.1 Quan điểm nghiên cứu nghệ thuật tả nội tâm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu 603.2 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài từ Điệu Nguyệt nhi cao thể hiện tư
tưởng tác phẩm Kim Vân Kiều truyện 67
3.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ khắc họa nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện 75
3.3.1 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ ngầm ẩn số phận Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện 76
Trang 53.3.2 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách, tài năng nhân vật Thúy Kiều 79 3.3.2.1 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện con người
đa sầu đa cảm của Thúy Kiều 79
3.3.2.2 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện niềm vui
trong tình đầu của Thúy Kiều 83
3.3.2.3 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện nỗi đau đớn
và xót xa về thân phận, nỗi nhớ nhà và người yêu của Thúy Kiều khi phải trải qua các biến cố, gian truân cuộc đời 86
3.3.2.4 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện con người
quyết đoán, lý chí như trang nam nhi của Thúy Kiều 98
3.3.2.5 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài
năng thơ ca của Thúy Kiều 110
3.3.3 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh 112 3.3.4 Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ bộc lộ ý định nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện 115
KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO B PHỤ LỤC I
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” của truyện Nôm nói riêng và văn học cổ Việt Nam nói chung Hơn thế nữa, Truyện Kiều lại được sáng tạo trên cơ sở vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nên trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, để hiểu sâu sắc những giá
trị của tác phẩm và những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác phẩm là việc dĩ nhiên Đây là một trong những hướng nghiên cứu tất yếu, đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn cần đi sâu hơn nữa
Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh lớn nhỏ khác nhau về hai tác phẩm này trên rất nhiều phương diện: nghệ thuật tự sự, cách miêu tả xã hội,… nhưng vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ
và từ trong Kim Vân Kiều truyện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thực sự
quan tâm Ta thấy việc đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa Mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng theo chiều hướng từ ít đến nhiều, từ điểm xuyết rời rạc đến
gắn bó chặt chẽ, thống nhất hữu cơ Trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện,
để khắc họa nhân vật và thể hiện tư tưởng tác phẩm, Thanh Tâm tài nhân đã
đan xen lời 92 bài thơ từ với phần văn xuôi (kể cả bài từ Điệu Nguyệt nhi cao của Kim Thánh Thán ở đầu hồi 1) Kim Vân Kiều truyện thừa hưởng kinh
nghiệm xen thơ từ của tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh, lại cũng có ảnh
hưởng đến các tiểu thuyết chương hồi khác, trong đó có Hồng lâu mộng Nhưng khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ hết phần lời của những bài thơ từ đó nhưng nhà
nghiên cứu nào cũng phải ghi nhận nghệ thuật tả nội tâm nhân vật bậc thầy
Trang 7của Nguyễn Du cùng sự thay đổi về tư tưởng của tác phẩm này Vậy ông đã
xử lý thơ từ của Kim Vân Kiều truyện như thế nào? Nghiên cứu để trả lời câu
hỏi ấy rõ ràng có ý nghĩa trong văn học sử Việt Nam nói chung và việc nhận thức tài năng sáng tạo, cụ thể là tài năng tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du
nói riêng Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện nhằm góp phần khiêm tốn bổ sung
cho hướng nghiên cứu này
2 Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thơ, từ trong Kim Vân Kiều truyện
và cách xử lý của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đối với những bài thơ từ đó
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng:
- Bản Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đào Duy Anh hiệu khảo và chú giải, bản in trong Truyện Kiều tác phẩm và lời bình, in theo bản in của NXB Văn
học, 1984
- Bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, người dịch:
Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh, người giới thiệu và hiệu đính:
Nguyễn Đăng Na, NXB Đại học Sư phạm, 2008
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: thơ, từ trong Kim Vân Kiều truyện với các đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, qua đó thấy được cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện
2.3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện giúp độc giả:
Trang 8- Thấy rõ đặc trưng thể loại của hai tác phẩm Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện
- Thấy được nghệ thuật trữ tình, cũng như tả nội tâm nhân vật và sự sáng
tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
3 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu để thống kê, tổng hợp thơ và từ
trong Kim Vân Kiều truyện
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các văn bản và phân tích văn bản để so
sánh, đối chiếu thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện với các đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều để tìm ra cách xử lý của Nguyễn Du đối với các bài
thơ từ đó
4 Lịch sử vấn đề
4.1 Vấn đề so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện
Nghiên cứu trong nước
Các nhà nho Việt Nam thế kỷ XIX cùng thời Nguyễn Du chủ yếu viết
ra những điều tâm đắc của mình với Truyện Kiều, ít chú trọng so sánh với Kim Vân Kiều truyện Sang thế kỷ XX, Truyện Kiều được nghiên cứu ở nhiều
phương diện, việc so sánh hai tác phẩm trở thành vấn đề nghiên cứu khoa học
Lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều đã diễn ra qua ba chặng: từ đầu thế kỷ cho
đến 1945, từ 1945 tới 1975, từ 1975 cho đến nay Mỗi chặng nghiên cứu này
có những đặc trưng riêng, chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, tư tưởng, chính trị và văn hóa lúc bấy giờ
Trang 9 Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX tới 1945
Nhìn chung, việc so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện trong
các thập niên đầu thế kỷ XX chưa thật sự sâu sắc và phong phú Với bài viết
Văn chương và nhân vật trong truyện Thúy Kiều đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1922, có lẽ người đầu tiên so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện
trên báo quốc ngữ là Nguyễn Đôn Phục (năm 1922) Trong bài viết của mình,
ông mới chỉ nhắc tới cái hay về nghệ thuật của Truyện Kiều, việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện chỉ như là nguyên nhân khiến tác phẩm
này nổi tiếng chứ chưa có ý thức so sánh sâu hơn Năm 1924, Phạm Quỳnh đã
công bố một bài viết đề cao Nguyễn Du trên Nam Phong đọc tại lễ kỷ niệm
ngày mất Nguyễn Du Trong bài viết này, tuy Phạm Quỳnh chưa đi sâu so sánh trực tiếp hai tác phẩm nhưng ông là người đầu tiên nhấn mạnh sự đặc biệt của
Truyện Kiều so với nguyên tác và nền văn hóa Trung Quốc Ngô Đức Kế trong bài Luận về chính học cùng tà thuyết Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du
đã nhắc tới Kim Vân Kiều truyện nhưng không nhằm mục đích so sánh mà để phê phán cả Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều
Người mở ra hướng nghiên cứu so sánh hai tác phẩm ở cấp độ chi tiết, hướng thứ nhất trong nghiên cứu so sánh hai tác phẩm, chính là học giả Đào
Duy Anh với công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều truyện (1943) Ông là nhà nghiên cứu đầu tiên khẳng định Truyện Kiều không phải là một bản dịch của Kim Vân Kiều truyện mà là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, nhưng
ta dễ dàng nhận thấy các nhận xét so sánh của ông trong công trình này đều
có lợi cho Truyện Kiều Ông cho rằng những gì Nguyễn Du rút gọn, lược bỏ
hay thay thế đều cần thiết và hợp lý Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do
ông đã không chú ý tới đặc trưng thể loại của Kim Vân Kiều truyện và mục đích sáng tác của tác giả mà chỉ lấy Truyện Kiều làm chuẩn mực để đánh giá
Theo đó, những công trình nghiên cứu theo hướng này sau Đào Duy Anh đều
Trang 10tập trung khẳng định những sáng tạo của Nguyễn Du và đánh giá thấp những
thế mạnh về thể loại của Kim Vân Kiều truyện
Giai đoạn 1945 tới 1975
Giữa thế kỷ XX, nội dung xã hội trong Truyện Kiều bắt đầu được quan
tâm và hướng nghiên cứu so sánh thứ hai được mở ra từ đó Các nhà nghiên cứu đã kết hợp so sánh sự khác biệt giữa hai tác phẩm về từng phương diện cụ thể và vẫn dựa trên những so sánh chi tiết Chúng ta có thể kể tới các nhà nghiên cứu lớn tiêu biểu như: Hoài Thanh, Nguyễn Lộc, Công trình nghiên
cứu sớm nhất về Truyện Kiều theo quan điểm cách mạng là Hoài Thanh với công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
(1949) Điều ông quan tâm so sánh hai tác phẩm là sự khác nhau về cách thể hiện nhân vật và xã hội, cuối cùng ông đã chỉ ra một số đóng góp và sáng tạo mới của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân Nhưng việc so sánh này vẫn
lấy Kim Vân Kiều truyện làm nền để tôn cao Truyện Kiều Nguyễn Lộc khi viết về Truyện Kiều (in trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX) cũng không đi ngoài xu hướng này Cũng như nhiều nhà nghiên
cứu khác, ông đã ghi nhận sáng tạo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân nhưng nhìn chung ông vẫn đi tìm tính hợp lý cho những sáng tạo hay
thay đổi của Nguyễn Du để phê phán Kim Vân Kiều truyện và chủ yếu so sánh
sáng tạo của Nguyễn Du về phương diện lược bỏ chi tiết, việc tả tình chứ chưa đi vào so sánh việc xử lý thơ từ của nguyên tác
Đặng Thanh Lê đã đặt lối đi riêng cho mình trong ngành Kiều học với cuốn
Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm, trong cuốn sách này tác giả đã dành một
số trang so sánh hai tác phẩm nhưng chúng đã bị chìm lấp trong nhiều trang viết
về giá trị độc đáo của Truyện Kiều Ngoài ra, ta phải kể tới: Lê Đình Kỵ với cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970), bài báo
Trang 11Nguyễn Du và đạo đức phong kiến (qua nhân vật Thúy Kiều), Lê Xuân Lít với Truyện Kiều – Kim Vân Kiều truyện nhìn từ góc độ chi tiết,
Từ sau 1975 tới nay
Cuối thế kỷ XX diện mạo nghiên cứu Truyện Kiều thêm phong phú và
khoa học khi có sự xuất hiện của những công trình nghiên cứu chuyên sâu -
hướng nghiên cứu về nghệ thuật của Truyện Kiều
Tiếp tục triển khai ý tưởng của Đào Duy Anh, Phạm Đan Quế giới
thiệu cuốn Truyện Kiều đối chiếu vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX Cuốn
sách này đối chiếu tỉ mỉ từng chi tiết giống và khác giữa hai tác phẩm, sự
thêm bớt cũng được khảo kĩ lưỡng Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ra đời sau đó cũng có nội dung gần giống như Truyện Kiều đối chiếu Những
nhận xét của ông rút ra trong hai cuốn sách này nhìn chung không có gì mới
so với nhận xét của những nhà nghiên cứu đi trước cùng hướng so sánh này
Chúng ta không thể không kể tới hai công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc) và Thi pháp Truyện Kiều (Trần
Đình Sử) Phan Ngọc đã so sánh hai tác phẩm trên hầu hết các phương diện
và cố gắng chứng minh sự khác biệt cũng như tính ưu việt của các giải pháp Nguyễn Du đã lựa chọn so với Thanh Tâm tài nhân nhưng cuốn sách của ông còn bộc lộ không ít sai lầm cần được chỉ rõ Trong công trình của mình, rút được kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu đi trước, Trần Đình Sử thấy
rằng phải so sánh Truyện Kiều trong một tương quan rộng hơn: “Trong bối cảnh ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, Truyện Kiều là một sự lựa chọn về thể loại, và không thể không đề cập tới mối quan hệ giữa Truyện Kiều và tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Với tư cách là một truyện thơ Nôm, Truyện Kiều có nhiều mối quan hệ với thơ ca cổ điển Trung Quốc Đây là điều mà các học giả Trung Quốc, cũng như Việt Nam tiến hành so sánh Truyện Kiều
hầu như chưa đề cập tới” [54, tr 58] Ông cũng chỉ ra những bất đồng trong
Trang 12giới nghiên cứu về hai tác phẩm và bước đầu gợi ra hướng giải quyết, tuy nhiên do chưa đặt vấn đề so sánh hai tác phẩm như một đề tài riêng biệt nên cũng chưa so sánh toàn diện, kỹ lưỡng và cũng còn nhiều vấn đề cần bàn lại Chúng ta cũng không thể không kể tới các bài viết của các nhà nghiên cứu
sau: Nguyễn Hữu Sơn với Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Văn nghệ, số 44 -
1990, sau được in trong Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm), Trần Nho Thìn với Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (in trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa),
Đặc biệt năm 1993, nhóm tác giả Nguyễn Thạch Giang – Triệu Ngọc Lan
– Lô Úy Thu đã tiến hành khảo sát và so sánh chi tiết Truyện Kiều và nguyên
tác để chỉ ra phần nào là sáng tạo của Nguyễn Du, phần nào theo ý của Thanh Tâm tài nhân
Ta cũng không thể không kể tới Luận án tiến sĩ Ngữ văn Đoạn trường tân thanh, cuộc tái tạo nghệ thuật của Nguyễn Du của Nguyễn Thị Bích Hồng, bảo
vệ tại Viện Văn học năm 2007 Luận án này đã đi sâu nghiên cứu những sáng tạo của Nguyễn Du từ nghệ thuật tự sự cho tới phương diện tư tưởng khi vay
mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân để sáng tạo Truyện Kiều và hệ thống
hoá một cách chi tiết lịch sử nghiên cứu so sánh hai tác phẩm này
Nghiên cứu nước ngoài
Bài Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều của ông của Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương chỉ dừng lại mức độ so sánh hai tác phẩm về
phương diện ngôn ngữ
Tháng 8 năm 2004, cuốn chuyên luận Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều của Trần Ích Nguyên - GS văn học chuyên giảng dạy và nghiên
cứu tiểu thuyết cổ Trung Hoa ở Đài Loan - được Phạm Tú Châu dịch ra tiếng
Trang 13Việt Tác giả đã tiến tới định vị một cách đích đáng cho Kim Vân Kiều truyện
cũng như ảnh hưởng của nó trong và ngoài nước từ Minh Thanh về sau nhưng
việc nhắc tới Kim Vân Kiều truyện quan hệ đối sánh với Truyện Kiều còn rất
chừng mực
Công trình So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam của Đổng Văn Thành đăng trên Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng năm 1986 cũng được Phạm Tú Châu dịch sau đó ít lâu Văn bản Đổng Văn Thành dựa vào để
so sánh với Kim Vân Kiều truyện là một bản dịch của giáo sư Hoàng Dật Cầu Qua việc so sánh Kim Vân Kiều truyện và bản dịch này, Đổng Văn Thành đã đưa ra một số ý kiến xoay quanh những vấn đề chung của Kim Vân Kiều truyện nhưng trong việc đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa hai tác phẩm
lại có nhiều điều bất ổn, đó là do tư tưởng của nước lớn pha trộn với việc
thiếu thông tin về Truyện Kiều Những nhà nghiên cứu tên tuổi của Việt Nam
đã không ngần ngại bày tỏ chính kiến với những gì Đổng Văn Thành đưa ra:
Nguyễn Khắc Phi với Nhân đọc bài Kim Vân Kiều truyện của Đổng Văn Thành, Phạm Tú Châu với Sóng gió bất kỳ từ một bản dịch, Hoàng Văn Lâu với Cũng là một kiểu so sánh văn học Nhưng chính bài viết của Đổng Văn Thành đã khơi ra một vấn đề lớn còn tồn tại trong lịch sử so sánh Truyện Kiều, nó khiến các nhà nghiên cứu Việt Nam phải nhìn nhận lại giá trị của Kim Vân Kiều truyện cũng như cách so sánh đúng đắn hai tác phẩm này là
phải dựa trên tiêu chí thể loại
N.I.Niculyn đã nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở
phương diện đề tài, kết cấu, hình tượng nhân vật, hình thức thể loại
K.C.Leung trong Chu trình diễn hóa của Kiều: Lại bàn về kế thừa và sáng tạo bằng sự khảo cứu khá kĩ lưỡng chu trình diễn hóa của Kiều ở Trung Quốc
đã đánh giá lại về Kim Vân Kiều truyện
Trang 144.2 Vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện
Vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện chưa được các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm để coi đây là đề
tài cần nghiên cứu chuyên sâu Ta có thể kể tới các bài báo, công trình nghiên
cứu Truyện Kiều có đề cập tới vấn đề này như sau:
Lê Hoài Nam trong Những sáng tạo của Nguyễn Du qua việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân trong Thông báo khoa học của Đại học Vinh năm 1964 đã bàn tới vấn đề này Theo tác giả, Kim Vân Kiều truyện còn có tới 33 bài thơ từ (không kể bài Chiêu hồn của
Tống Ngọc được chép lại) tả tình, vịnh cảnh của các nhân vật trong truyện Ông coi đây là phương tiện miêu tả tính cách nhân vật và góp phần tăng thêm rất nhiều thành phần trữ tình của tác phẩm nhưng đồng thời ông cũng cho rằng chúng có hạn chế là làm nặng nề cho tác phẩm và nhiều khi làm chậm trễ không cần thiết sự phát triển các tình tiết của truyện Cũng theo tác giả,
Nguyễn Du đã xử lý một cách sáng tạo các bài thơ từ tầm thường này như sau (theo tác giả chỉ có bài Khốc hoàng thiên là có giá trị còn các bài khác rất
xoàng): lược bỏ hết hoặc chuyển ý tình của các bài thơ, từ khúc đó vào độc thoại nhân vật, ngôn ngữ tác giả miêu tả tâm lý nhân vật và thiên nhiên, lời bình luận trữ tình của tác giả
Đổng Văn Thành trong bài nghiên cứu Kim Vân Kiều Trung Quốc - Việt Nam công bố lần đầu trên Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng, số 4 (tháng
6 - 1986) và số 5 (tháng 9 - 1987) do Phạm Tú Châu dịch cũng nhắc tới một
số bài thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện như sau:
- Ông tiến hành phân tích sơ lược bài từ Điệu nguyệt nhi cao và cho rằng bài từ này đã nêu lên chủ đề Kim Vân Kiều truyện là “hồng nhan bạc mệnh, hồng phấn trái thời” Theo ông, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã gộp
Trang 15đoạn miêu tả tâm lý ngắn gọn, nội dung than thở cho thân thế trong tổ khúc
Thập bất hài và trong bài thơ luật của Thúy Kiều trong nguyên tác, làm nên
một tình cảm biểu lộ ra thật cảm động và mẫu mực điển hình cho thành công
về cải biên của Nguyễn Du Như vậy, Đổng Văn Thành đã ghi nhận việc thể
hiện chủ đề tư tưởng của truyện qua bài từ Điệu Nguyệt nhi cao, một phần đã thấy được sự sáng tạo và tính trữ tình của Nguyễn Du khi xử lý tổ khúc Thập bất hài trong Kim Vân Kiều truyện nhưng đáng tiếc lại chưa đi sâu tìm hiểu vấn đề này để đánh giá đúng đắn và đầy đủ hơn về cách xử lý của Nguyễn Du
đối với phần thơ từ này
- Theo ông, về việc mượn những danh cú trong thi từ cổ Trung Quốc,
Nguyễn Du có nhiều chỗ dùng không thỏa đáng làm mất đi tính chân thực: Để
khen một câu thơ hết sức bình thường của Kiều đề trên tranh phong cảnh của Kim Trọng, Nguyễn Du dùng câu thơ có sẵn của Đỗ Phủ tự khen tài thơ của
mình khi ông đã về già là câu “Bút lạc kinh phong vũ” (Tay tiên gió táp mưa sa), khen nét chữ Thúy Kiều “Tinh khéo như thiếp tựa Lan Đình” (So vào với thiếp Lan Đình nào thua), khen tài thơ của Kiều “Quán quân trên thi đàn đâu nhường cho ai” (Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này) Qua đó, ta thấy Đổng
Văn Thành đã không hiểu cách dùng điển cố của Nguyễn Du Thực ra Đổng
Văn Thành không biết tiếng Việt, ông đọc Truyện Kiều qua bản dịch sang
Trung văn của người Trung Quốc nên bị khúc xạ qua quan điểm người dịch nên hiểu sai lệch văn bản là thực tế khó tránh khỏi
Phan Ngọc trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cho
rằng: “Con người trong tiểu thuyết truyền thống là con người hành động, tả xung hữu đột, không một phút ngồi yên Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ở đây đều lăng xăng cả ngày Khi ngồi yên không có việc gì làm thì họ phải làm thơ Họ làm tới 89 bài thơ, một số lượng khá lớn” [37, tr 100] Như vậy, theo ông, việc nhân
Trang 16vật trong truyện làm thơ từ chỉ là hành động bên ngoài, không có vai trò nhiều trong việc thể hiện nội tâm nhân vật
Nhận định của Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều:
- Qua việc phân tích, so sánh bài Khóc trời cao của Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện với đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều, ông đã khẳng
định truyền thống đan xen thơ từ mạnh mẽ trong nền văn học Trung Quốc,
cho rằng thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện tuy có tác dụng tả nội tâm nhân
vật nhưng hiệu quả không cao và khiến mạch văn không liền mạch Ngoài ra, ông còn khẳng định giá trị nghệ thuật hơn hẳn của đoạn thơ tương ứng trong
Truyện Kiều so với bài Khốc hoàng thiên trong Kim Vân Kiều truyện
- Theo ông, Nguyễn Du lược đi thơ từ nhân vật sáng tác là để cái tài của
nhân vật nhạt đi và trừu tượng hơn bởi cái tài của Kiều chủ yếu là cái cớ để nàng bị cuốn vào vòng tai vạ, phù hợp với tư tưởng tài mệnh tương đố
- Ông cho rằng Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân ít khi nhớ nhà, còn Thúy Kiều của Nguyễn Du đã 7 lần nhớ nhà và dù là có nhớ, tính chất cũng
đã khác xa, sau đó ông lấy đoạn thơ Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích làm đối
sánh để chỉ ra chất lượng hơn hẳn của 22 câu thơ tả cảnh của Nguyễn Du
- Ông còn nhận xét về việc xen thơ trong Kim Vân Kiều truyện và lý giải nguyên nhân Nguyễn Du lược thơ từ trong Truyện Kiều như sau: “Ở đây nhân
vật trong hồn thơ lai láng nhưng khép kín, không phải cái chất thơ mà người đọc có thể chia sẻ ngay được bởi nó được diễn đạt theo một kênh thơ riêng Việc để cho nhân vật làm thơ, chép thơ nhân vật vào truyện, có thể chứng tỏ rằng tác giả chỉ thừa nhận chất thơ trong hình thức thơ, mà chưa khai thác chất thơ ngay trong văn tự sự Giữa hai loại văn chưa tạo được sự hòa hợp
Nguyễn Du đã tạo ra được chất thơ trong văn tự sự, và do vậy việc chép thơ
nhân vật trở nên không cần thiết nữa” [54, tr 225]
Trang 17- Ông nhận xét về thơ từ trong hồi 13 của Kim Vân Kiều truyện và đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều như sau: “Thanh Tâm tài nhân đã dành gần
hết một hồi 13 để tả cuộc chia tay hết sức chi tiết Đó thật là cuộc chia tay
của hai người bạn văn nhân, chén tạc chén thù, viện dẫn nào Biệt phú, Hận phú của Giang Yêm, nào Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, chứ đâu chỉ là cuộc chia tay của hai vợ chồng Nguyễn Du đã thuật lại trong 28 dòng đầy lưu
luyến, ai oán, thi vị” [54, tr 227] Như vậy, ông cho rằng việc đan xen thơ từ, bình thơ của Kiều - Thúc Sinh ở hồi 13 chưa hợp lý bởi không phù hợp với hoàn cảnh, mối quan hệ của nhân vật và khẳng định tính hợp lý cũng như giá
trị nghệ thuật hơn hẳn của đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều
Trong Triết lý “Truyện Kiều” trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX in trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của NXB Giáo dục xuất bản năm 2008, Trần Nho Thìn cũng nhắc tới cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện khi sáng tạo Truyện Kiều Theo tác giả, đối với các bài thơ Kiều làm “theo
đơn đặt hàng”, không có cảm xúc mà chỉ mang tính chất phô diễn tài năng thì
Nguyễn Du không miêu tả cụ thể mà chỉ lướt qua Như vậy Trần Nho Thìn đã
đặc biệt chú ý tới nguồn cảm hứng, cảm xúc sáng tác thơ từ của nhân vật
Điều này có quan hệ mật thiết với quan niệm của ông về triết lý Truyện Kiều
là tài sắc và tài tình
5 Đóp góp của luận văn
Luận văn sẽ hệ thống hóa lịch sử so sánh hai tác phẩm theo một hướng
quan tâm chưa được chú ý đúng mức, đó là cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện Những tiêu chí mà luận văn xác lập sẽ:
- Góp phần tìm hiểu những sáng tạo của Nguyễn Du khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện nói chung, nghệ thuật trữ tình cũng như nghệ thuật tả nội tâm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều nói riêng
Trang 18- Kết quả của luận văn có thể ứng dụng cho việc giảng dạy Truyện Kiều
ở bậc THCS và THPT, dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và những
người yêu thích Truyện Kiều
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện nhìn từ phương diện
thể loại
Chương 2: Thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện
Chương 3: Cách xử lý của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đối với thơ
và từ trong Kim Vân Kiều truyện
Trang 19NỘI DUNG
Chương 1 TRUYỆN KIỀU VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI
Ta thấy việc nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện
đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn, đặc biệt nếu so sánh các kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Phan Ngọc, Nguyễn Lộc, với một vài học giả Trung Quốc, đặc biệt là Đổng Văn Thành Nguyên nhân căn bản dẫn tới vấn đề trên là do họ đã lấy một trong hai tác phẩm làm tiêu chí, làm chuẩn mực để so sánh sao cho có lợi cho hướng khai thác của mình Rút kinh
nghiệm của những nhà nghiên cứu đi trước, trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần
Đình Sử nhận định: “Trong bối cảnh ảnh hưởng của văn học Trung Quốc,
Truyện Kiều là một sự lựa chọn thể loại, không thể không đề cập tới mối quan
hệ giữa Truyện Kiều và tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc” [54, tr 59] và
“So sánh Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc đang là một đề tài để ngỏ cho
những tìm tòi mới trong giao lưu tinh thần của hai dân tộc qua một kiệt tác”
[54, tr 57] Vì thế, trước khi tiến hành tìm hiểu cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những
đặc trưng về mặt thể loại của hai tác phẩm này để xác định nguyên tắc đồng cấp giữa hai tác phẩm, từ đó có thể tránh tình trạng so sánh khập khiễng
1.1 Kim Vân Kiều truyện với truyền thống tự sự của tiểu thuyết chương
hồi
Ông Trương Đình Hòe, một học giả người Việt Nam đang sống và làm
việc tại Pháp, đã xác định văn hệ Kim Vân Kiều truyện, kết quả có 20 tác
phẩm cùng đề tài về Vương Thúy Kiều thuộc nhiều thể loại khác nhau: sử, truyện, thơ, Trần Đình Sử viết: “Mãi đến đời Khang Hy nhà Thanh, khoảng
1662 - 1729, Thanh Tâm tài nhân mới mở rộng quy mô truyện thành một pho
tiểu thuyết chương hồi Thanh Tâm tài nhân viết Kim Vân Kiều truyện trước
Trang 20hết theo môtip cặp đôi truyền thống tài tử giai nhân, thư sinh - kỹ nữ” [54, tr
32] Ông cũng cho rằng: “Kim Vân Kiều truyện không còn thuần túy tiểu
thuyết tài tử giai nhân, mà đã chuyển sang loại “tiểu thuyết nhân tình” có khuynh hướng viết những điều mắt thấy tai nghe đời thường, có khuynh
hướng hiện thực” [54, tr 40] Nhưng trước hết, ta thấy Kim Vân Kiều truyện
nằm trong dòng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, là sự minh họa rõ nét các đặc điểm của tự sự chương hồi truyền thống
Tiểu thuyết chương hồi chiếm một vị trí rất quan trọng trong diện mạo tiểu thuyết Trung Quốc Được hình thành từ những người kể chuyện rong với các biến cố lịch sử, truyền thuyết và pho sử thi dân gian nên đặc điểm nổi bật của thể loại này là sự xuất hiện đậm đặc của yếu tố tự sự Trong truyện, người
kể thường dùng bút pháp “bạch miêu”, kể hoàn toàn khách quan, tuyệt nhiên không bày tỏ thái độ chê trách hay tán dương đối với nhân vật hay câu chuyện Trần Đình Sử giải thích: “Thuật ngữ bạch miêu vốn là của hội họa, dùng chỉ bút pháp, chỉ nét vẽ, không tô màu, không tô đậm nhạt Bù lại, bạch miêu đòi hỏi miêu tả đường nét thật chi tiết, cụ thể, đầy đủ, không để đối tượng khuất vào bóng tối Điều này làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Trung Quốc” [54, tr 185]
Ta thấy nhân vật chính là hạt nhân cơ bản cấu thành chất tự sự cho tiểu thuyết chương hồi Trong thể loại này, nhân vật là những con người hành động, tính cách đơn tuyến, sự biến động tâm lý nếu có chỉ là những thay đổi nhất thời và thường nhanh chóng đi vào ổn định Khi miêu tả tính cách nhân vật, người kể là người quan sát và ghi chép lại, trước sau thống nhất thái độ khách quan và cũng không có ý định đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật Muốn diễn tả nội tâm nhân vật, tác giả thường để nhân vật “nói” hay “nghĩ thầm” và xem đó như những sự kiện khách quan, hoặc để nhân vật làm bài thơ, bài ca
Trang 21Nảy sinh từ truyền thống thể loại ấy, Kim Vân Kiều truyện không đi
chệch khỏi quỹ đạo thông thường, tác phẩm là sự minh họa rõ nét các đặc điểm
của tự sự chương hồi truyền thống Với 20 hồi, Kim Vân Kiều truyện giữ
nguyên cấu trúc phổ biến của tiểu thuyết chương hồi truyền thống: kết cấu chương hồi, mỗi hồi là vài sự kiện chính được bao bọc bởi rất nhiều chi tiết sắp
xếp cặn kẽ tỉ mỉ Ngoài bút pháp “bạch miêu”, Kim Vân Kiều truyện còn có
thêm lời bình luận suy lý ở đầu mỗi hồi Đây là lối bình luận đạo đức của người ngoài cuộc, viện dẫn tiền lệ để thuyết minh nhằm đề cao nhân vật Theo Trần
Đình Sử, hình thức tự sự của Kim Vân Kiều truyện là: “Hình thức tự sự ngôi
thứ ba mang tiêu cự bằng không của một người kể biết đánh giá, nhận định nhân vật theo những đạo lý phổ quát” [54, tr 182] và “Thanh Tâm tài nhân cũng thường để cho nhân vật làm thơ như một phương tiện để trang trải nỗi lòng” [54, tr 196] Vì thế, trong tác phẩm của mình, Thanh Tâm tài nhân đã dẫn lời của 92 bài thơ từ vào phần văn xuôi để thể hiện tư tưởng và khắc họa nhân vật
Trần Đình Sử viết: “kế thừa các truyền thống lớn của tiểu thuyết Trung
Quốc từ truyền kỳ đời Đường, tiểu thuyết thế sự Kim Bình Mai, tiểu thuyết anh hùng Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết tài tử giai nhân kết hợp được yếu
tố “kỳ”, “xảo”, yếu tố con người đời thường, yếu tố cơ trí, mưu mẹo với yếu
tố giáo huấn, khuyến thiện, trừng ác chỉ có yếu tố con người đời thường đem lại hai hệ quả mới: tăng cường miêu tả chi tiết cụ thể và đã chú ý miêu tả
tâm lý con người Các yếu tố này biểu hiện đặc biệt trong Kim Vân Kiều truyện Yếu tố giáo huấn thể hiện ở cái chí treo gương bất hủ của Kiều Yếu
tố miêu tả, phân tích tâm lý cũng có chỗ đặc sắc Phân tích tâm lý đòi hỏi phải miêu tả chi tiết cụ thể, nhỏ nhặt, và nhiều chỗ Thanh Tâm tài nhân cũng đạt được việc lấy tâm trạng mà soi sáng hành động” [54, tr 45] Ông cũng ghi
nhận những ưu điểm của Kim Vân Kiều truyện so với các tiểu thuyết tài tử
Trang 22giai nhân khác: “Một là truyện nhấn mạnh tới quy luật tài mệnh tương đố Hai là có một cốt truyện hay, nhiều sự biến giày tía vò hồng, thể hiện tư tưởng may rủi biến ảo khôn lường ở đời Ba là bút pháp miêu tả tâm lý khai thác nội tâm, ngôn ngữ độc thoại mặc dù còn thiếu nhất quán nhưng với tư cách là một thủ pháp thì khá mới mẻ, đáng chú ý” [54, tr 53]
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy nếu xét về yêu cầu của nghệ thuật tự sự, khả năng của người kể chuyện được bộc lộ trong việc nhìn sâu, nhìn kĩ một sự vật rồi tả nó ra một cách tỉ mỉ thì Thanh Tâm tài nhân đã làm tốt công việc này Rõ ràng, ta cần phải công nhận thế mạnh tự sự của nguyên tác là văn
xuôi nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận thế mạnh của Truyện Kiều với
tư cách là truyện thơ mà lối “bạch miêu” không có được
1.2 Truyện Kiều với truyền thống tự sự - trữ tình của truyện thơ Nôm
Trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã tiến hành khảo sát kỹ lưỡng tính tổng hợp về thể loại của Truyện Kiều, ông viết: “Nguyễn Du đã
tổng hợp tài tình các thành tựu nghệ thuật tự sự và trữ tình của thời đại mình để
sáng tạo ra phẩm chất Truyện Kiều” [54, tr 65] Ông đã đặt Truyện Kiều vào tương quan với thể loại ngâm khúc (đặc biệt là sự ảnh hưởng của Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc) và thể loại truyện thơ Nôm của thời đại Nguyễn Du để phân tích nguồn cội các thành công rực rỡ Nguyễn Du đã đạt được trong Truyện Kiều Ông khẳng định: “Trên rất nhiều phương diện, từ tư
tưởng, cảm hứng, các phương thức tu từ, hình thức lời văn các khúc ngâm đã thể hiện vai trò đi trước, đã tạo tiền đề và có ảnh hưởng tích cực tới sự ra đời và
nâng cao chất lượng văn học của Truyện Kiều của Nguyễn Du Đến lượt mình, Truyện Kiều đã tiếp tục truyền thống thi pháp của ngâm khúc và nâng cao vượt
bậc cũng như nó đã phát triển vượt bậc các truyền thống thi pháp của truyện
Nôm” [54, tr 83] Về ảnh hưởng của thể loại ngâm khúc đối với Truyện Kiều,
ông nhấn mạnh: “Điểm quan trọng nhất là các khúc ngâm đã tạo thành một
Trang 23kiểu trữ tình mới, có tính chất tự sự, có thể làm phong phú cho ngôn ngữ tự sự,
đó là lối trữ tình nhập vai Cái vai kép vừa tự sự vừa trữ tình ấy là sự mở đầu
cho lối tự sự nửa trực tiếp trong Truyện Kiều Hình thức đó đặc biệt đắc dụng
trong việc miêu tả trực tiếp ý nghĩ thầm kín của nhân vật” [54, tr 79-80] Về
ảnh hưởng của truyện Nôm đối với Truyện Kiều, cũng trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đặc biệt chú ý các vấn đề sau: Truyện Nôm trước Truyện Kiều đã có những thành tựu quan trọng, trực tiếp là Truyện hoa tiên đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới thi pháp Truyện Kiều Truyện Nôm đã sáng tạo ra
lời kể, lời than, lời bình cố định, lời thoại mang nội dung tư tưởng, tâm lý Nhân vật được khắc họa như là những chủ thể có đời sống nội tâm nhất quán
Xét về nội dung, Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm trước nó, đặc biệt là Truyện hoa tiên để thực sự đạt đỉnh cao của thể loại truyện Nôm Cuối cùng, xét về hình thức, Truyện Kiều đã phát triển những nét
mới trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trình độ cao chưa từng
có Như vậy, trong Thi pháp Truyện Kiều Trần Đình Sử đã chứng minh sự dung hợp thể loại của Truyện Kiều nhưng trước hết, ta thấy Truyện Kiều là một
truyện thơ trường thiên thuộc thể loại thơ lục bát dân tộc, nằm trong truyền thống tự sự - trữ tình độc đáo của Đông Nam Á
Bao năm qua, truyện Nôm vẫn là một vấn đề phức tạp, những vấn đề liên quan tới nó đều trở thành những vấn đề tranh cãi của các nhà nghiên cứu
Về định nghĩa truyện Nôm, Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) đã xác định: “Truyện Nôm là tiểu thuyết viết bằng văn vần” Trần Đình
Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học) xem truyện
Nôm là “truyện thơ viết bằng thể lục bát” Những định nghĩa này mới chỉ đề cập được mặt hình thức mà chưa nói được đặc trưng về thi pháp thể loại truyện Nôm
Trang 24Về đặc điểm truyện Nôm, Nguyễn Tấn Đắc viết: “Truyện thơ là thể loại hàng đầu ở Đông Nam Á Đặc điểm lớn nhất của thể loại này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn học nói và văn học viết, giữa chất dân gian và bác học”
[14, tr 15] Trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, trên cơ sở tìm hiểu sâu
cơ sở xã hội của sự hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm của thể loại này, Đặng Thanh Lê nhận xét: “Sự xuất hiện của truyện Nôm là một bước trưởng thành lớn của phương thức tự sự và thể loại tiểu thuyết bằng thơ trong văn học cổ Việt Nam Với số lượng lớn, với nội dung tư tưởng khá tiến bộ và hình thức nghệ thuật có tính dân tộc và tính nhân dân, truyện Nôm đã biểu hiện một cách độc đáo và sâu sắc truyền thống nhân đạo Việt Nam, một truyền thống bắt nguồn từ tiếng nói sau lũy tre xanh kết hợp với tâm tư tình cảm của người trí thức tiến bộ dưới thời kỳ phong kiến suy tàn Sự ra đời của thể loại truyện Nôm đồng thời là nền móng để chắp cánh cho thiên tài Nguyễn Du, tác
giả Truyện Kiều, ngôi sao số một của truyện Nôm” [34, tr 98] Kiều Thu
Hoạch cho rằng: “Truyện Nôm do chủ yếu lấy truyện xưa tích cũ làm đối tượng miêu tả, diễn ca, nên vô hình trung cũng mang theo luôn vào thể loại của mình một số đặc trưng của truyện cổ tích hoặc truyện kể dân gian trong cách xây dựng nhân vật, trong cách miêu tả thời gian không gian, trong hình thái cấu trúc tác phẩm và trong một số biện pháp nghệ thuật khác” [24, tr 162] Theo ông, truyện Nôm là một thể loại sinh thành và phát triển từ cội nguồn văn hóa dân gian, cốt truyện của truyện Nôm được xây dựng theo phương thức vay mượn cốt truyện, có ba nguồn đề tài chủ yếu: nguồn đề tài từ hiện thực lịch sử, nguồn đề tài từ các truyện cổ dân gian, nguồn đề tài từ các truyện cổ của Trung Quốc Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh: “Còn về nhân vật của truyện Nôm, nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi những khuôn mẫu của nhân vật truyện cổ tích
Về mặt xây dựng cốt truyện, hình thái cấu trúc của truyện Nôm vẫn là hình thái cấu trúc của thể loại cổ tích, tức là cấu trúc theo mô hình “kết thúc có hậu” như
Trang 25giới khoa học lâu nay đã thừa nhận” [24, tr 166-167], và việc sử dụng các yếu
tố thần kỳ là biện pháp nghệ thuật không thể thiếu được để hướng nhân vật chính của truyện Nôm đi tới kết thúc có hậu
Ta đặc biệt chú ý tới quan niệm của Trần Đình Sử về thể loại truyện thơ Nôm, ông viết: “Theo chúng tôi, thì truyện Nôm là thể loại ra đời trên cái nền nhu cầu “diễn âm”, “diễn ca”, “diễn Nôm tức là truyền thống tự sự rất phổ biến của xã hội trên cơ sở chữ Nôm, và rất có thể tên gọi truyện Nôm có cội nguồn từ chữ Nôm của nó, nghĩa là có chữ Nôm rồi mới có truyện Nôm, và
có chữ Nôm rồi mới có tên gọi truyện Nôm” [54, tr 86] Ông cho rằng
“Truyện thơ Nôm là truyện viết ra để đọc, xem hoặc ngâm nga trong thư trai, phòng văn” [54, tr 88] nhưng đồng thời, ông cũng không phủ nhận khả năng truyện Nôm dùng để kể Cho rằng cần dựa vào loại hình nội dung thể loại để xác định thể loại, ông nhấn mạnh truyện Nôm có tính chất tổng hợp về mặt thể loại: “Nếu diễn ca lịch sử hướng tới các sự tích có tính sử thi trong đời sống dân tộc thì truyện thơ Nôm là thể loại có nội dung đạo đức, thế sự và đời
tư, kể chuyện về tính nết, phẩm chất của các loại người trong xã hội cùng mối quan hệ của các loại người ấy, hoặc số phận, hạnh phúc cá nhân của con người Đặc điểm của truyện thơ Nôm như một thể loại văn học thể hiện rõ nhất ở chỗ, nó diễn ca truyện cổ tích nhưng không đồng nhất với truyện cổ tích, nó diễn ca tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa nhưng không phải tiểu thuyết chương hồi!” [54, tr 89-90] Về lời người kể chuyện và nội tâm nhân vật trong truyện Nôm, ông cho rằng: “Truyện Nôm rõ ràng đã sáng tạo ra lời
kể, lời than, lời bình cố định, lời thoại mang nội dung tư tưởng, tâm lý Nhân vật được khắc họa như là những chủ thể có đời sống nội tâm nhất quán” [54,
tr 90-91] Như vậy, bản thân thể loại này có tính chất tổng hợp về mặt thể loại và về phương thức biểu hiện nghệ thuật, truyện thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình
Trang 26Nếu như tiểu thuyết chương hồi hay văn xuôi Việt Nam thế kỷ XVIII hầu như đều được sáng tác bằng chữ Hán thì các truyện thơ Nôm đều được viết bằng chữ Nôm Truyện thơ trước hết là truyện nên nó cũng mang yếu tố tự sự, tuy vậy nó được viết bằng thơ nên tính tự sự của nó chịu sự quy định chặt chẽ của thể thơ Chính vì thế, nó chỉ có thông tin ở dạng tóm lược chứ không ngồn ngộn chất hiện thực, chi tiết như tiểu thuyết Vì vậy, các nhà thơ đã phải sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để khắc phục những hạn chế này Trần Đình Sử nhận xét rất xác đáng rằng: “Việc cắt bớt chi tiết cũng không phải do cá tính của một ai đó, mà là do khuôn khổ cần thiết của thể loại Một là ngôn từ thơ, văn vần không tiện lợi cho việc trần thuật sự việc một cách chi tiết, nhất là văn Nôm thời đó Hai là dung lượng truyện thơ Nôm nói chung là không dài” [54,
tr 98] Do vậy hiện tượng Nguyễn Du đã cắt gọt nhiều chi tiết của Kim Vân Kiều truyện bên cạnh do cảm quan của riêng ông còn là một sự lựa chọn do
khả năng tự sự của thể loại truyện thơ quy định
Về phương diện tự sự, tự sự của Truyện Kiều có nền tảng là đặc trưng
tự sự trong truyện thơ Khi vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du vừa giữ lại mô hình kết cấu cốt truyện cũ, vừa thêm bớt để tạo lập
cốt truyện mới phù hợp ý đồ nghệ thuật mới Đây cũng là thao tác tự sự phổ
biến trong hệ thống thể loại truyện Nôm Việt Nam Kết quả, Nguyễn Du đã
tạo ra một cốt truyện mới phù hợp với mục đích kể chuyện của ông Trần Đình Sử đã khẳng định: “Có thể nói Nguyễn Du đã khai thác cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân ở phương diện tâm lý, biến nó thành một cốt truyện tâm
lý Cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện có cái thế có thể phơi bày một đời
sống nội tâm cực kỳ phong phú của nhân vật chính nhưng Thanh Tâm tài nhân đã bỏ qua, bởi ông chưa xem con người như một hiện tượng tâm lý thực sự” [54, tr 123]
Trang 27Phan Ngọc cũng cho rằng nguồn gốc của ngôn ngữ tác giả như là một
phạm trù mỹ học trong Truyện Kiều lấy từ ngôn ngữ của thể ngâm trong thơ
song thất lục bát và thể song thất lục bát chia khổ cũng có ảnh hưởng tới sự
chia khổ trong Truyện Kiều Ông cũng là người đầu tiên nhận định rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tiếp thu kinh nghiệm phân tích nội tâm và trữ tình của song thất lục bát, ngôn ngữ mang tính chủ quan của Truyện Kiều chịu ảnh hưởng của của thể ngâm song thất lục bát và Truyện Kiều chịu ảnh hưởng
thành tựu của thơ trữ tình nói chung chứ không riêng gì ngâm khúc
Ngoài ra, Phan Ngọc nhấn mạnh nghệ thuật phân tích tâm lý như một
đóng góp nổi bật về thể loại của Truyện Kiều Ông đã quan sát rất tinh tường rằng Nguyễn Du tàn nhẫn với chi tiết bên ngoài Theo ông, để thay thế cho việc tàn nhẫn chi tiết đó, Nguyễn Du đã áp dụng các thao tác: lập hồ sơ cho
nhân vật, thao tác đối lập và để con người ngồi một mình Như trên chúng tôi
đã trình bày, rút gọn là một xu hướng căn bản, một sự lựa chọn căn bản của
Truyện Kiều với tính cách là một truyện thơ và thao tác lập hồ sơ ở đây thực
chất là ngôn ngữ trữ tình của tác giả trước các biến cố và sự kiện liên quan đến số phận nhân vật Trong nhiều truyện thơ Nôm đồng thời, trước hoặc sau Nguyễn Du, ta đều có thể bắt gặp với mức độ đậm nhạt khác nhau ngôn ngữ
tác giả với cảm xúc trữ tình rõ rệt Như vậy, Nguyễn Du đã khai thác thế
mạnh của thể loại truyện thơ, nếu như Thanh Tâm tài nhân luôn đứng bên ngoài, kể một cách khách quan và giấu thái độ cảm xúc của mình ẩn sau các
chi tiết thì trong truyện thơ Nôm mà Truyện Kiều là điển hình, tác giả đã đem
lại sự sống động cho câu chuyện bằng cách tham gia trực tiếp vào câu chuyện
Nguyễn Du đã sử dụng câu văn vừa có tính chất kể việc, vừa lồng vào đó thái
độ, tình cảm, sự đánh giá của mình, đó là lối bình luận trữ tình trong tác phẩm Đây là hiện tượng mang bản chất thể loại của truyện thơ nhưng điều
Trang 28này đã được Nguyễn Du nâng lên một cấp độ mới và đây cũng là yếu tố không thể tìm thấy trong Kim Vân Kiều truyện bởi đặc trưng thể loại của nó
Tiểu kết
Nằm trong dòng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, Kim Vân Kiều truyện là sự minh họa rõ nét các đặc điểm của tự sự chương hồi truyền thống Với 20 hồi, Kim Vân Kiều truyện giữ nguyên cấu trúc phổ biến của thể loại
này: truyện có kết cấu chương hồi, mỗi hồi là vài sự kiện chính được bao bọc bởi rất nhiều chi tiết sắp xếp cặn kẽ tỉ mỉ Ngoài bút pháp “bạch miêu”, truyện còn có thêm lời bình luận suy lý ở đầu mỗi hồi, đây là lối bình luận đạo đức của người ngoài cuộc viện dẫn tiền lệ để thuyết minh nhằm đề cao nhân vật Trong truyện, Thanh Tâm tài nhân đã dẫn lời 92 bài thơ từ vào phần văn xuôi
để thể hiện tư tưởng và khắc họa nhân vật Và nếu xét về yêu cầu của nghệ thuật tự sự, khả năng của người kể chuyện được bộc lộ trong việc nhìn sâu, nhìn kĩ một sự vật rồi tả nó ra một cách tỉ mỉ thì Thanh Tâm tài nhân đã làm tốt công việc này
Truyện Kiều là một truyện thơ trường thiên thuộc thể loại thơ lục bát dân
tộc, nằm trong truyền thống tự sự - trữ tình độc đáo của Đông Nam Á Về
phương diện tự sự, tự sự của Truyện Kiều có nền tảng là đặc trưng tự sự trong truyện thơ, do vậy hiện tượng Nguyễn Du cắt gọt nhiều chi tiết của Kim Vân Kiều truyện bên cạnh do cảm quan của riêng ông còn là một sự lựa chọn do
khả năng tự sự của thể loại truyện thơ quy định Khi vay mượn cốt truyện của
Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du vừa giữ lại mô hình kết cấu cốt truyện cũ,
vừa thêm bớt để tạo lập cốt truyện mới phù hợp ý đồ nghệ thuật mới Đây cũng là thao tác tự sự phổ biến trong hệ thống thể loại truyện Nôm Việt Nam
Về phương diện trữ tình, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khai thác thế
mạnh của thể loại truyện thơ và đem lại sự sống động cho câu chuyện bằng cách tham gia trực tiếp vào câu chuyện Cùng một sự kiện nhưng nếu như
Trang 29trong nguyên tác đưa ra các chi tiết cụ thể thì Nguyễn Du chọn cách thể hiện
khác: vừa nêu được sự kiện chính nhưng quan trọng hơn là lấy đó làm cái cớ
để trữ tình, để bày tỏ thái độ của mình trước sự kiện đó Ông đã sử dụng câu văn vừa có tính chất kể việc, vừa lồng vào đó thái độ, tình cảm, sự đánh giá của mình, đó là lối bình luận trữ tình trong tác phẩm Đây là hiện tượng mang
bản chất thể loại của truyện thơ nhưng điều này đã được Nguyễn Du nâng lên
một cấp độ mới
Trang 30Chương 2 THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN
2.1 Dung hợp văn thể và đặc điểm thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện
2.1.1 Hiện tượng dung hợp văn thể trong Kim Vân Kiều truyện
Việc đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa Thơ từ đã được
sử dụng đan xen trong truyền kỳ và biến văn đời Đường, sau đó lại được sử dụng đan xen trong thoại bản đời Tống - thủy tổ của tiểu thuyết bạch thoại Minh - Thanh Sau này, không chỉ thơ từ, mà các thể vận văn khác cũng thấy xuất hiện trong tiểu thuyết bạch thoại Minh - Thanh Theo thống kê của học giả Trung Quốc, chỉ tính riêng “tứ đại danh tác” thời Minh - Thanh, các tác
giả đã dẫn thơ tổng cộng hơn 1700 bài: Tam Quốc diễn nghĩa dẫn 300 bài, Thủy hử truyện dẫn 576 bài, Tây du kí 714 dẫn bài và Hồng lâu mộng dẫn 268
bài Mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng thể hiện theo chiều hướng diễn tiến từ ít đến nhiều, từ điểm xuyết rời rạc đến gắn bó chặt chẽ, thống nhất hữu cơ Chẳng hạn, số
lượng thơ trong Thủy hử gần gấp đôi Tam Quốc diễn nghĩa, Tây du kí vượt xa Thủy hử; còn thơ từ trong Hồng lâu mộng tuy ít hơn nhưng thể thức lại phong phú đa dạng (đạt tới hơn 20 loại) và đặc biệt hơn, thơ từ trong Hồng lâu mộng
không còn chỉ là “chất phụ gia” mà đã trở thành bộ phận hữu cơ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với tình tiết cốt truyện và hình tượng nhân vật
Ở Việt Nam, trong giai đoạn văn học trung đại, nhiều tác giả cũng đan
xen thơ ca vào văn bản tác phẩm như: Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục), Lê Thánh Tông (Thánh Tông di thảo),… Trong 20 truyện của “thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục, có tới 15 truyện có kết cấu văn xuôi đan xen văn vần
(tổng cộng tác giả đã dẫn 29 bài) Nguyễn Hữu Sơn cũng nhận định: “Nguyễn
Dữ chủ ý gia tăng các bài ca, từ, văn tế, thơ trường thiên, thơ Đường luật và
Trang 31tạo nên hiện tượng hỗn dung thể loại trong Truyền kỳ mạn lục So với truyện
dân gian đôi khi cũng xuất hiện lời ca (chủ yếu là ca dao và đồng dao) thì
Truyền kỳ mạn lục lại đan xen, lưu giữ nhiều tác phẩm thi ca gắn với từng
nhân vật cụ thể Rất khó tách bạch đâu là bài thơ do Nguyễn Dữ sáng tạo rồi đặt vào lời nhân vật và đâu là những bài do ông sưu tập, chỉnh lý rồi gán ghép
cho nhân vật Điều này góp phần tạo nên tính chất đa giọng điệu của Truyền
kỳ mạn lục nói riêng và văn xuôi dưới thời trung đại nói chung” [50] Bước
sang giai đoạn văn học hiện đại, ta có thể thấy kiểu kết cấu này ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
Kết cấu văn xuôi đan xen văn vần không chỉ có ở truyện tài tử giai nhân
mà còn có ở truyện phiêu lưu, lịch sử, chí quái, phong tục như: Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim Bình Mai, Những bài thơ từ đó do tác giả sáng tác nên
tất yếu phụ thuộc vào tài năng sáng tác thơ từ của tác giả Đôi khi, chúng có giá trị nghệ thuật không cao; không ăn nhập với nội dung tác phẩm, nội tâm tính cách nhân vật, Trần Đình Sử đưa ra những hạn chế khi đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm như sau: “Trong các truyện truyền kỳ từ đời Đường trở đi, các
tiểu thuyết chữ Hán đã xen rất nhiều thơ, và tuy ở Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ tân phả sự tham gia của thơ đã đạt tới mức kỷ lục,
tưởng chừng như câu chuyện chỉ là cái giá đỡ để móc lên đấy từng chùm hoa thơ Tuy vậy thơ ở đấy hầu như chỉ ghép vào ở bên ngoài, truyện và thơ “chung sống hoà bình” với nhau mà không hòa hợp làm một chỉnh thể Nếu say mê với truyện thì thấy thơ cản trở mình, ngược lại ai thích thưởng thức thơ thì truyện chỉ là một cái cớ không hơn không kém” [54, tr 215-216] Khi đọc tiểu thuyết chương hồi, người đọc có lẽ có tâm lý chú trọng tới các chi tiết, sự việc ở phần văn xuôi và coi nhẹ phần thơ từ được đan xen vào tác phẩm Chúng tôi
thiết nghĩ bên cạnh lý do vì mục đích, cảm quan về nhân vật của Nguyễn Du
và Thanh Tâm tài nhân khác nhau thì một phần vì lý do này mà nhiều người
Trang 32cho rằng Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân có cảm xúc rất mờ nhạt, hay như Nguyễn Lộc nhận xét là nàng thiếu ý thức “về những đau khổ cũng như về những giá trị tinh thần chân chính” [36, tr 338]
Tuy nhiên, có trường hợp thơ từ lại là bộ phận hữu cơ, là công cụ đắc lực, trở thành một phần không thể thiếu của tác phẩm, tiêu biểu như trường
hợp thơ từ trong Hồng lâu mộng 99 bài thơ từ trong Hồng lâu mộng nằm rải
rác khắp văn bản tự sự với sự phong phú về nội dung và thể tài đã trở thành
bộ phận hữu cơ của tiểu thuyết Bộ phận thơ từ vận văn này mang sắc thái cá tính hóa, phục vụ đắc lực cho việc mở rộng và đi sâu thể hiện chủ đề tư tưởng, đa dạng hóa tình tiết, dự báo và khái quát số phận nhân vật Chúng tuy mượn lời nhân vật làm ra nhưng đều do Tào Tuyết Cần sáng tác Trương Nghi
Tuyền đã nói về thơ Tào như sau “Thơ của ngài không phải là thơ để nhàn ngâm” và Đôn Thành cũng nói “Yêu chất thơ của ngài vì có phong cách lạ”
Hòa mình vào xu thế chung của thời đại, trong Kim Vân Kiều truyện,
Thanh Tâm tài nhân đã đan xen lời 92 bài thơ từ vào văn bản tự sự (kể cả bài
từ Điệu Nguyệt nhi cao ở phần bình luận của Kim Thánh Thán) Hầu hết thơ
từ trong truyện đều do nhân vật sáng tác (Thúy Kiều 85 bài, Thúc Sinh 2 bài, Giác Duyên 1 bài, Sở Khanh 1 bài), chỉ có 2 bài không phải do nhân vật sáng tác (Thúy Kiều mượn 1 bài thơ của người xưa để cổ vũ Thúc Sinh, Kim
Trọng mượn bài ca chiêu hồn của Tống Ngọc để viếng Thúy Kiều) và 1 bài từ của Kim Thánh Thán ở đầu hồi 1 Trong Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan Ngọc cho rằng việc các nhân vật làm thơ
chỉ là hành động bên ngoài, không có vai trò lớn trong việc thể hiện nội tâm nhân vật Trần Đình Sử cũng nhắc tới lời đánh giá về tiểu thuyết tài tử giai nhân của Trương Quân, Lỗ Tấn “Nhân vật được xem là có tài thì chỉ là tài làm thơ hay, nhưng thơ của họ được tác giả giới thiệu lại thường rất dở, như thơ của các ông đồ nhà quê Xem ra về những mặt này Thanh Tâm tài nhân
Trang 33chưa vượt được thông bệnh của thời đại Thơ của Thúy Kiều cũng chẳng trác tuyệt gì!” [54, tr 33] Qua đó, ta thấy Trần Đình Sử cho rằng cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân có kết cấu văn xuôi đan xen văn vần khác, thơ
từ trong Kim Vân Kiều truyện không có giá trị nhiều về mặt nghệ thuật và
Thanh Tâm tài nhân trích thơ của Thúy Kiều vào văn bản nhằm chứng minh tài thơ của nàng nhưng không thành công Chúng tôi nhận thấy nhiều bài thơ
từ trong Kim Vân Kiều truyện tuy có giá trị nghệ thuật không cao nhưng khi
đặt vào tác phẩm, chúng lại có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng, khắc họa nhân vật và Thanh Tâm tài nhân thực sự đã bắt đầu hướng ngòi bút vào việc miêu tả nội tâm nhân vật mặc dù chưa thật tinh tế, chưa đạt chiều sâu Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc, ta cũng thấy mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã diễn tiến theo chiều hướng từ ít đến nhiều, từ điểm xuyết rời rạc đến gắn bó chặt chẽ,
thống nhất hữu cơ và có thể nói tới Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, thơ ca
được đưa vào trong truyện đã đạt đỉnh cao Nó đã trở thành bộ phận hữu cơ, gắn chặt với cốt truyện và trở thành một phần không thể thiếu được của truyện
2.1.2 Đặc điểm thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện
Từ xưa tới nay, mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh Truyện Kiều và trên nhiều phương diện nhưng vì cho rằng thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện mang tính nghệ thuật không cao nên vẫn còn coi nhẹ phần thơ từ này
Nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu bản thân phần thơ từ này, vì:
Thứ nhất, tuy thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện được dẫn không đều, có
bài có ý nghĩa, có bài không có ý nghĩa nhưng vẫn là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm, góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và khắc họa nhân vật
Trang 34Thứ hai, một số thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện có giá trị nghệ thuật,
được sáng tác trong những hoàn cảnh đặc biệt, có tư cách độc lập tương đối,
là những tác phẩm hoàn chỉnh, xứng đáng được tìm hiểu
Cuối cùng, khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, do đặc điểm thể loại và cảm hứng sáng tác, trong số 92 bài thơ
từ của tiểu thuyết này, Nguyễn Du đã lược bỏ hoàn toàn phần lời của 92 bài,
trong đó nội dung 48 bài không được đề cập tới, 44 bài còn lại tuy có nhắc tới nhưng có lúc lướt qua, có lúc lại dựa vào đó để phát triển, diễn lại thành thơ riêng hay sáng tạo thêm lên để phục vụ cho mục đích của ông Mỗi khi để nhân vật làm thơ hay đánh đàn, ông đặc biệt nhấn mạnh hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật Cụ thể, ông đã xử lý 92 bài thơ từ đó như thế nào? Từ việc tìm hiểu bản thân phần thơ từ này, chúng ta sẽ có cơ sở để làm sáng tỏ thêm sự sáng
tạo của Nguyễn Du khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện - tiểu
thuyết chương hồi có cấu trúc văn xuôi đan xen văn vần truyền thống - để
sáng tác Truyện Kiều - tác phẩm có lối tự sự và trữ tình của truyện thơ Nôm
truyền thống - cũng như chủ nghĩa tâm lý, trữ tình của Nguyễn Du, đặc biệt là nghệ thuật tả nội tâm nhân vật của ông
Về thể tài, thể thức của thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện, trong số 92
bài, có 77 bài thơ, 10 bài từ và 5 bài khúc
Về chức năng và nội dung, thơ từ trong truyện có 2 chức năng, nội dung chính như sau:
- Thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: “hồng nhan bạc mệnh”
- Khắc họa nhân vật:
+ Diễn tả nội tâm, tính cách, tài năng và ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều
+ Khắc họa nhân vật Thúc Sinh
+ Bộc lộ ý định các nhân vật: Sở Khanh, Kim Trọng, Giác Duyên
Trang 35Thanh Tâm tài nhân viết Kim Vân Kiều truyện với mục đích đề cao đạo
đức Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo nên điều ông muốn khai thác sâu không phải là tấm bi kịch tài sắc mà là ý chí mạnh mẽ, sự bình tĩnh, quyết đoán và phong cách tiết tháo như bậc trượng phu của nàng Do đó, khía cạnh con người này của nàng được thể hiện nhất quán, đậm nét xuyên suốt tác phẩm Tuy nhiên, qua thơ từ nàng sáng tác, chúng tôi nhận thấy còn có một khía cạnh con người nữa ẩn sau “bậc trượng phu” Thúy Kiều, đó là một cô gái với những cảm xúc hết sức đời thường: biết nhớ quê hương, lo lắng cho người thân, nhớ người yêu da diết, đau khổ khi phải sống tha hương,
Về nghệ thuật, bên cạnh nhiều bài có giá trị nghệ thuật cao là một số bài tuy không có giá trị nhiều về mặt nghệ thuật nhưng đặt vào những tình huống cụ thể lại vô cùng hợp lý, có giá trị to lớn trong việc khắc họa nhân vật Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy đôi khi tác giả đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm chưa thật hợp lý, chẳng hạn bài kệ Thúy Kiều viết lên gác Quan Âm trước khi bỏ trốn Bài kệ này tuy thể hiện ý chí của nàng nhưng đã làm chậm tiết tấu truyện,
2.2 Thơ từ trong Kim Vân Kiều Truyện với chủ đề tư tưởng tác phẩm
Trần Đình Sử nhận định: “Mãi đến đời Khang Hy nhà Thanh, khoảng
1662 - 1729, Thanh Tâm tài nhân mới mở rộng quy mô truyện thành một pho tiểu thuyết chương hồi Tác giả đã sử dụng hư cấu tự do, thêm thắt nhiều tình
tiết và nhân vật mới, kể bằng văn bạch thoại, lấy tên là Kim Vân Kiều truyện
Từ đây Kiều là nhân vật nghệ thuật, sống trong thế giới nghệ thuật Tác giả là người đời Thanh không còn viết truyện ghi công “kỳ nữ triều ta” đã có khoảng cách trên trăm năm để viết một truyện hồng nhan bạc mệnh muôn đời” [54, tr 32] Như vậy, theo Trần Đình Sử, khác những bản viết về Vương Thúy Kiều trước đó, Thanh Tâm tài nhân đã thay đổi về cơ bản con người nàng: yếu tố trung nghĩa bị đưa xuống hàng thứ yếu, nàng được xây dựng là
Trang 36người con gái có cuộc đời bạc mệnh, là minh chứng cho triết luận “hồng nhan bạc mệnh”
Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) đã dẫn câu thơ của Lý Thương Ẩn đời Đường “Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương”, tư
tưởng này đã trở nên phổ biến và quen thuộc trong lịch sử văn hóa xã hội Trung Hoa, đặc biệt trong thời Minh - Thanh Trong phần bình luận của mình,
Kim Thánh Thán cho rằng mục đích, triết lý của Kim Vân Kiều truyện là đề
cao đạo đức của Thúy Kiều: “Ngọc hễ không mài thì không thấy chất rắn Cây gỗ đàn không đốt thì không thấy chất thơm Phàm thân gái ở đời, tài mạo song toàn mà sống chẳng gặp thời, cũng đều thuộc vào hạng Tiểu Thanh, cũng có thể cùng với Tiểu Thanh lưu truyền bất hủ” [57, tr 11] Tóm lại, theo Kim Thánh Thán, mục đích chính của Thanh Tâm tài nhân khi viết tác phẩm này là đề cao các phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, nêu rõ số phận bi kịch của nàng, còn những đau khổ bất hạnh nàng phải trải qua chỉ đóng vai trò như những thử thách và điều kiện cần thiết để làm bộc lộ những phẩm chất cao
đẹp ấy Chúng tôi cũng nhận thấy qua bài từ Điệu Nguyệt nhi cao ở đầu hồi 1,
Kim Thánh Thán đã thở than cho cuộc đời mệnh bạc của Thúy Kiều Bài từ không chỉ diễn tả tâm trạng xót xa của ông về số phận người con gái Thúy Kiều tài hoa, bất hạnh này mà còn đưa ra cách hiểu của ông về triết luận
“hồng nhan bạc mệnh” trong Kim Vân Kiều truyện Ông cho rằng xưa nay
“hồng nhan bạc mệnh” là điều hiển nhiên không có gì đáng oán trách: “Từ xưa tới nay, những bậc giai nhân đệ nhất, ít thấy trên đời, phỏng có mấy ai đã thoát khỏi được vòng tai hại Chẳng qua là tạo hóa ghét sự vẹn toàn, hơn điều nọ tất phải kém điều kia, cho nên sinh được một phận hồng nhan, thì phải chịu mười phần đầy đọa; có được một chút tài tình, lại phải gánh thêm một phần nghiệp chướng” [57, tr 10]
Trang 37Đổng Văn Thành viết: “Rõ ràng Thanh Tâm tài nhân cảm động trước bi kịch của giai nhân, tự nhận mình chung tình như những văn nhân mặc khách khác, cho nên tự xưng là Thanh Tâm tài nhân – Thanh tâm có nghĩa là ẩn
“tình” vậy Mục đích sáng tác của ông đương nhiên là lập truyện cho Thúy Kiều, nêu rõ số phận bi kịch của nàng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, than thở cho nỗi không may, mượn đó để làm cảm động bạn đọc, khiến họ cùng “khen nết đẹp mà sinh lòng thương, nghe tiếng thơm mà cùng than thở, tỏ nỗi bất bình thay cho nàng” [35, tr 1549] Ông cũng thừa nhận: “Thúy Kiều không những có tài, sắc, tình của người đẹp thông thường mà còn có nét đẹp truyền thống về hôn nhân tình ái (trung với tình yêu, quan tâm đến người khác), mà còn có tinh thần tự hy sinh mà người đẹp thông thường chưa biểu hiện ra, chứng tỏ một tình yêu phi phàm, thiên luân, ân oán rạch ròi, vì lợi ích dân tộc, quốc gia mà hy sinh ơn nhỏ của riêng mình Tất cả những điều đó làm cho người đẹp bị ô nhục, tàn hại này có được phong cách tiết tháo cao đẹp của bậc trượng phu trong đám nữ lưu, trở thành một điển hình nữ giàu nội hàm tư tưởng” [35, tr 1550] Trong truyện, Thanh Tâm tài nhân cũng mượn lời nhiều nhân vật khác để khái quát chung về phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều: Tam Hợp đạo cô đưa ra lời tiên tri ca ngợi tài đức của nàng, Lưu Đạm Tiên báo mộng để khái quát về đạo đức của nàng, Và giống như Kim Thánh Thán,
Đổng Văn Thành cũng cho rằng: “Bài từ khúc Nguyệt nhi cao ở đầu Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân đã hé cho thấy chủ đề chung “giai
nhân mệnh bạc, hồng phấn trái thời”, vẽ lên một không khí bi kịch nồng đậm bao trùm cả cuốn sách” [35, tr 1549]
Như vậy, tư tưởng của Kim Vân Kiều truyện là đề cao phẩm chất đạo
đức của Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, còn câu chuyện “tài mệnh tương đố” chỉ được nhắc tới như một thói quen tập cổ và là phương tiện
để tác giả chuyển tải mục đích này
Trang 382.3 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nhân vật
2.3.1 Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều
Mục đích của Thanh Tâm tài nhân khi sáng tạo Kim Vân Kiều là đề cao
đạo đức theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo của Thúy Kiều nên các sự kiện và biến cố chỉ đóng vai trò như những thử thách để làm sáng lên các phẩm chất tốt đẹp ấy của nàng Vì thế, trong văn bản tự sự, mặc dù rất nhiều lần, Thúy Kiều tự nhận mình là kẻ “hồng nhan bạc mệnh” và nhiều nhân vật khác trong truyện cũng đánh giá nàng là người con gái bạc mệnh nhưng rút cuộc cảm xúc
về “tài mệnh tương đố” ở phần này rất mờ nhạt Tuy nhiên, ở phần thơ từ Thúy Kiều sáng tác, có một số bài đã diễn tả sâu sắc nỗi lo lắng, sự ám ảnh về thân phận bạc mệnh của nàng Suy nghĩ ấy, tâm trạng ấy được thể hiện qua
bài ca bạc mệnh, 10 bài thơ Đoạn trường và 8 khúc từ Kinh mộng giác
Bài ca bạc mệnh
Những ngày chưa xảy ra gia biến, mặc dù Thúy Vân ra sức can ngăn việc Thúy Kiều đàn hồ cầm nhưng nàng không cho là phải “thường soạn bài ca bạc mệnh, phổ vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ” [57, tr 12] Với hàng loạt các điển cố (Sâm Thương, Phụng Tiên, chàng Tiêu, Mậu - Lâm), hàng loạt hình ảnh liên tiếp nhau thể hiện nỗi
đau khổ tột cùng của con người (Vì chàng một thác không hờn oán chi/ / Tìm cha đáy nước mò thây/ Vì cha liều mạng chết ngay thân mình, ), cùng lời ca bi
ai hờn oán, bài ca đã tập trung thể hiện chủ đề “hồng nhan bạc mệnh” Kẻ bạc
mệnh phải chịu nỗi đau ly biệt “Sâm Thương trằn trọc”, bị chết yểu “Chị em vinh sủng một nhà/ Thoắt thôi chốc ra ma mới buồn”, chịu cảnh tình duyên dang dở để rồi “Chàng Tiêu hờ hững, còn mong ngóng gì!”, chịu cảnh “vò võ
cô đơn”, phải sống phận chiếc quạt mùa hè được nâng niu để rồi mùa đông lại
bị “hắt hủi như không”, Tới đây ắt hẳn chúng ta sẽ tự hỏi tại sao người con
Trang 39gái còn ít tuổi, lại sống trong một gia đình bình thường “không dồi dào cũng không túng kém”, mẹ là “người hiền năng” lại có thể sáng tác nên những lời ca
ai oán như thế Điều này không chỉ cho thấy tài đàn mà còn cho thấy trong thẳm sâu tâm hồn Thúy Kiều có một sự ám ảnh về ý niệm mệnh bạc Có lẽ chính lời tiên đoán cuộc đời nàng là “tài tình, nghìn thu bạc mệnh, dù có công bình Ngô, không tránh được mối hận Tây Giang” của người thầy tướng số khi
nàng còn nhỏ đã tác động mạnh tới tâm hồn nàng Chính sự ám ảnh ấy đã tạo
nguồn cảm hứng để nàng sáng tác khúc bạc mệnh này - một bài ca chất chứa niềm dự cảm không lành về số phận kẻ hồng nhan nói chung và số phận của
chính bản thân nàng nói riêng “Hồng nhan vẫn xưa nay bạc mệnh/ Thì đoạn trường há tránh được sao?”
Dõi theo cuộc đời Thúy Kiều, ta thấy niềm dự cảm không lành của nàng trong bài ca này về sau đã trở thành sự thật Sau này, khi bị Hồ Tôn Hiến sai gảy đàn hầu rượu giúp vui cho bữa tiệc mừng công, không dám không tuân, rưng rưng châu lệ, nàng cầm lấy cây đàn, nghĩ nay nhớ trước, bèn
gảy khúc Oán mệnh bạc thủa nào Nỗi đau đớn trong lòng đã biểu lộ ra tiếng
đàn khiến tiếng đàn như nghẹn ngào thổn thức, người nghe đều thấy buồn bã Mặc dù cách miêu tả tiếng đàn Thúy Kiều khi gảy hầu Hồ Tôn Hiến vẫn mang tính chất ước lệ, không có gì mới nhưng phù hợp tâm trạng nhân vật và rất logic, nghe tiếng đàn nay mà ngẫm về tiếng đàn thủa ấu thơ, chúng hô ứng với nhau khiến độc giả không khỏi chua xót
10 bài thơ Đoạn trường
Nguyễn Hữu Sơn viết về vai trò của giấc mơ trong Truyền kỳ mạn lục
như sau: “Đối với phần lớn các truyện, ngay sau khi giới thiệu nhân vật thì biến cố liền xảy ra và lôi cuốn nhân vật chính vào dòng xoáy của các sự kiện, tạo nên các tình tiết, chi tiết, hành động, cốt truyện Thông thường, biến cố đóng vai trò quyết định tạo tác, khởi động và vận hành hệ thống cốt truyện
Trang 40chính là những giấc mơ, sự gặp gỡ và lạc bước đến một không gian xa lạ, huyền ảo nào khác Tương đồng với truyện dân gian, mô tip giấc mơ xuất hiện không nhiều nhưng lại rất tiêu biểu cho việc tạo dựng cốt truyện trong
Truyền kỳ mạn lục” [50] Trong Kim Vân Kiều truyện, chúng tôi nhận thấy
cuộc đời Thúy Kiều có 3 giấc mộng rất quan trọng và mang tính dự báo: cuộc đời đầy gian truân khổ ải của Thúy Kiều chính thức bắt đầu với giấc mộng
gặp Đạm Tiên lần đầu và làm 10 bài thơ Đoạn trường, tiếp tục phát triển khi
mộng gặp Đạm Tiên lúc nàng ở lầu xanh của Tú bà, lần cuối cùng mộng gặp người kỹ nữ này khi được Giác Duyên cứu thoát trên sông Tiền Đường
Vào buổi tối ngày gặp và làm thơ viếng Đạm Tiên, Thúy Kiều đã nằm
mơ thấy người kỹ nữ này Trong giấc mơ, Đạm Tiên nói vì Thúy Kiều có tài
thơ và cùng là người trong hội Đoạn trường nên Đoạn trường giáo chủ sai nàng tới đề nghị nàng sáng tác 10 bài thơ Đoạn trường theo các đầu đề sau: Tiếc đa tài, Thương mệnh bạc, Buồn lối rẽ, Nhớ người xưa, Nhục tôi đòi, Tủi thanh xuân, Than lỡ bước, Khổ tha phương, Mộng vườn xưa, Khóc tương tư Thúy Kiều không nghi ngờ gì, rất tự tin bảo nếu đưa vào sách Đoạn trường
đạt giải nhất thì cũng không phụ tiếng tài tình của nàng và viết luôn 10 bài theo lối hồi văn
Với ngôn ngữ đầy bi thương, hờn oán, 10 bài thơ Đoạn trường đã phản
ánh các nỗi khổ khác nhau của kiếp “hồng nhan bạc mệnh”: nỗi nhớ thương
của kẻ đa tài về quá khứ tươi đẹp “Trăm năm hương lửa bao đằm thắm”, nỗi
xót thương cho kiếp hồng nhan bạc mệnh trong cuộc đời đầy biến ảo và gian truân, nỗi nhục nhã của kẻ tôi đòi, Trước khi về, Đạm Tiên còn hẹn gặp nàng sau này trên sông Tiền Đường Tới đây, Thanh Tâm tài nhân đã để nàng nghĩ thầm, tự bộc lộ tâm trạng lo lắng của mình về số phận và duyên phận Như vậy, qua việc để Thúy Kiều sáng tác 10 bài thơ phản ánh các nỗi khổ của kiếp đoạn trường, tác giả đã ngầm ẩn số phận bạc mệnh của nàng Đồng thời, qua đó, ta