1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việ

211 3,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Những lời rào đón còn thể hiện rằng người nói quan tâm đến việc người nghe đánh giá họ là có hợp tác hội thoại hay không.Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã nêu một số ví dụ về sự rào đón các p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ THỊ NGA

KHẢO SÁT HÀNH VI RÀO ĐÓN

TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ THỊ NGA

KHẢO SÁT HÀNH VI RÀO ĐÓN TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

Trang 3

Chương 1: Cơ sơ lí luận về ngữ dụng học của hành vi rào đón 14

2.1.1 Một số cách hiểu về lời rào đón 51 2.1.2 Định nghĩa tác nghiệp về hành vi rào đón 52

2.2 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và chức năng của biểu thức rào đón 69 2.2.1 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của biểu thức rào đón 69 2.2.2 Chức năng ngữ pháp – ngữ dụng của biểu thức rào đón 79

2.3 Vai trò dụng học của hành vi rào đón

2.3.1 Rào đón có vai trò là hành vi phụ thuộc trong tham thoại

82

82

Trang 4

2

2.3.2 Rào đón có vai trò là các tham thoại tiền dẫn nhập trong sự

kiện lời nói

90

2.4.Một số yếu tố tác động đến sự hình thành của hành vi rào

2.4.1 Tác động của các quy tắc hội thoại đến hành vi rào đón 95 2.4.2 Tác động của văn hoá giao tiếp đến hành vi rào đón trong

2.4.3 Tác động của đặc trưng nhận thức của người Việt đến hành

Chương 3: Hành vi rào đón nội dung và cách thức tiếp nhận thông

3.1.1 Hành vi rào đón khi nói lại một tin cũ 107 3.1.2 Hành vi rào đón khi nói lượng tin ít hơn đòi hỏi 111 3.1.3 Hành vi rào đón khi nói lượng tin nhiều hơn đòi hỏi 114

3.2.1 Hành vi rào đón nhấn mạnh độ tin cậy của thông tin 116 3.2.2 Hành vi rào đón giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin 119

3.3 Hành vi rào đón phương châm quan yếu 126

3.3.1 Hành vi rào đón phương châm nhấn mạnh tính quan yếu 127 3.3.2 Hành vi rào đón khi chuyển đề tài 128

3.4 Hành vi rào đón phương châm cách thức 131 3.4.1 Hành vi rào đón khi nhấn mạnh phương châm cách thức 131 3.4.2 Hành vi rào đón khi vi phạm phương châm cách thức 132 3.4.3 Hành vi rào đón nhằm duy trì sự liên tục của cuộc thoại 133

Trang 5

3

3.5 Hành vi rào đón đồng thời một số phương châm hội thoại 135

Chương 4: Hành vi rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn trong

4.1 Rào đón hành vi ở lời của hành vi ngôn ngữ 143

4.1.1 Rào đón các điều kiện sử dụng hành vi ở lời 143

4.1.2 Rào đón cách thực hiện hành vi ở lời 151

4.2.1 Hành vi rào đón vì lịch sự chiến lược 155 4.2.2 Hành vi rào đón vì lịch sự chuẩn mực 162 4.2.3 Hiệu lực rào đón vì phép lịch sự của các HVRĐ về phương

Những công trình của tác giả đã công bố liên quan tới luận án 181

Trang 6

4

1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

FFA (Face Flattering Acts): Hành vi tôn vinh thể diện

FTA (Face Threatening Acts): Hành vi đe doạ thể diện

+ Trong ngoặc vuông [ ], số đầu chỉ thứ tự tài liệu trong danh mục Tài liệu

tham khảo của luận án, số thứ 2 chỉ số trang của tài liệu được trích dẫn;

+ Trong ngoặc đơn ( ) ở cuối các ví dụ, số đầu chỉ thứ tự văn bản trong danh

mục Nguồn tư liệu trích dẫn trong luận án, số thứ 2 chỉ số trang có ví dụ

được trích dẫn của văn bản

Trang 7

Trong giao tiếp hằng ngày của người Việt, yếu tố rào đón có tần số xuất hiện tương đối cao Người ta rào đón mỗi khi thực hiện các hành vi có nguy

cơ đe doạ thể diện đối tác giao tiếp Lời rào đón được sử dụng để ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hoặc những phản ứng không hay về lời nói của chủ ngôn Yếu tố rào đón khiến cho cuộc thoại trở nên uyển chuyển hơn, liên tục hơn, góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp Rào đón là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn tâm lí, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nghiên cứu hành vi rào đón là cần thiết đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

Hành vi rào đón tuy đã được đề cập đến trong một số tài liệu nghiên cứu

về dụng học ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được đề cập đến một cách lẻ tẻ trong một vài bài viết hoặc công trình nghiên cứu, nên hầu

như vẫn còn để ngỏ Vì vậy, luận án của chúng tôi chọn đề tài: Khảo sát hành

vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt để tìm hiểu một cách toàn diện, có hệ

thống và sâu sắc hơn về hành vi rào đón - một hiện tượng văn hoá mang đậm dấu ấn về cách ứng xử ngôn ngữ của người Việt

Trang 8

6

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nghiên cứu về rào đón trong các ngôn ngữ là một vấn đề hấp dẫn đối với ngôn ngữ học

Việc nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón trong tiếng Việt chưa được Việt ngữ học quan tâm Trong ngữ pháp học, các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón thường được gộp chung vào thành phần tình thái của phát ngôn - thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo của phát ngôn, hoặc đối với hoàn cảnh phát ngôn hay với hiện thực Theo Hoàng Tuệ: “Các từ thường gọi là trạng từ hay phó từ và

ngữ tương đương với phó từ, trạng từ như có lẽ, hình như, chắc chắn, theo tôi

được xem là phương tiện từ vựng biểu thị thành phần tình thái nhưng không gắn với vị ngữ mà ở ngoài cấu trúc của vị ngữ” [112, tr 1-5] Cao Xuân Hạo cho rằng “Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng khởi ngữ (ngữ đoạn mở

đầu câu) như có lẽ, tất nhiên ” [41, tr 51]

Nguyễn Quang [86 ] nêu ra các dấu hiệu tình thái sau đây:

- Uyển thanh: Diễn đạt sự không chắc chắn (có lẽ, có thể, có khả

- Thỉnh đồng: Yếu tố dùng để gợi sự phản hồi từ phía người nghe (chứ

nhỉ, đấy, phải không nào )

- Nhã hiệu: Yếu tố dùng để tôn vinh người nghe làm giảm sự đe doạ thể

diện (dạ, thưa, ạ )

- Tăng cường: (Vô cùng, thực sự, thật là )

Trang 9

7

Đúng như Đỗ Hữu Châu đã nhận xét: Ngữ pháp học Việt ngữ chưa quan tâm đến việc nghiên cứu các rào đón Việc gộp chung các yếu tố rào đón vào phạm trù “tình thái” đã xoá mờ mất ranh giới và những chức năng cực kì thú vị của chúng, những chức năng mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc riêng của từng ngôn ngữ [17, tr 273]

Gần đây, dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, hành vi rào đón đã được một số tác giả đề cập đến Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện Giáp có dành một mục để nói về “Những lời rào đón trong giao tiếp”[34, tr.131-135] Theo tác giả, sức mạnh điều chỉnh của nguyên tắc hợp tác mạnh đến mức khi người nói cảm thấy có thể vi phạm nguyên tắc nào đó thì họ dùng lời rào đón để chỉ ra sự vi phạm có thể có Những lời rào đón này giống như những bằng chứng cho phép người nói vi phạm một nguyên tắc nào đó và chúng cũng là tín hiệu đối với người nghe để người nghe có thể hạn chế cách giải thích của mình Những lời rào đón còn thể hiện rằng người nói quan tâm đến việc người nghe đánh giá họ là có hợp tác hội thoại hay không.Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã nêu một số ví dụ về sự rào đón các phương châm hội thoại trong tiếng Việt: để rào đón phương châm về chất có một số cách nói:

Nếu tôi không nhầm thì, tôi nhớ không rõ nhưng, theo như tôi biết, tôi không dám chắc, nghe đồn, hình như, có lẽ ; Rào đón phương châm về lượng: Tôi không được phép tiết lộ, thiên cơ bất khả lộ, như anh đã biết, tôi không muốn làm phiền anh với những chi tiết vụn vặt ; Rào đón phương châm quan yếu: Tôi không biết điều này có quan trọng không, tôi muốn nói thêm là ; Rào

đón về phương châm cách thức: Tôi xin mở ngoặc đơn là Trong giao tiếp,

ngoài nguyên tắc cộng tác còn có nguyên tắc lịch sự Người ta cũng dùng

những lời rào đón để tránh đe doạ thể diện của người nghe: Nói khí vô phép,

nói chị bỏ ngoài tai, tôi hỏi thật

Trang 10

8

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, khi nói về tình thái của phát ngôn, Diệp Quang Ban đã chỉ ra rằng trong việc phân tích mặt dụng học của phát ngôn, các biểu thức tình thái chỉ độ tin cậy và tình thái chỉ ý kiến được xếp vào các yếu tố rào đón Tình thái chỉ độ tin cậy nêu lên mức độ nào đó trong

niềm tin của người nói vào cái được nói đến trong câu (Ví dụ: Chẳng lẽ, hình

như, chắc là ) Tình thái chỉ ý kiến - diễn đạt ý kiến của người nói đối với

điều được nói đến trong câu (đối với nghĩa miêu tả của câu) như: Nói trộm

bóng, nói của đáng tội, theo chỗ tôi biết [2, tr 204]

Yếu tố rào đón tiếp tục được Diệp Quang Ban bàn tới trong bài “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn” Theo tác giả, trong tiếng Việt có những yếu tố “lang thang”

thường có tính chất những quán ngữ loại như anh còn lạ gì, nói khí vô phép

Chúng không thuộc cấu trúc cú pháp của câu và cũng không dễ dàng gia nhập thành phần biệt lập vì chúng có phần khác với các thành phần đó Từ khái niệm công cụ là các phương châm hội thoại của Grice, tác giả viết: “Trong dụng học, những yếu tố trong phát ngôn có quan hệ đến việc người nói ghi nhận việc sử dụng các phương châm nêu trên thì được xếp vào số những lời rào đón” [3, tr.17] Và Diệp Quang Ban đã xếp những yếu tố ngôn ngữ "lang thang" nói trên vào số những lời rào đón Để giải thích các yếu tố này, tác giả gắn chúng với bốn phương châm hội thoại của Grice: Những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm chỉ lượng, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm chỉ chất, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm quan hệ, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm cách thức

Đỗ Hữu Châu (2001) đã xếp yếu tố rào đón vào chiến lược lịch sự âm tính để né tránh những hành vi đe doạ thể diện (FTA) hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các FTA khi không thể không dùng chúng [17, tr 273]

Trang 11

9

Cũng xếp rào đón vào các chiến lược lịch sự âm tính, Nguyễn Quang (2004) đã nghiên cứu rào đón theo hướng xét dấu hiệu rào đón theo lực ngôn trung và theo các nguyên tắc của Grice Xét theo lực ngôn trung, các dấu hiệu rào đón này sẽ được phân loại thành : Các dấu hiệu rào đón được mã hoá trong tiểu từ, các dấu hiệu rào đón trạng ngữ - mệnh đề Xét theo các nguyên tắc hội thoại của Grice, các dấu hiệu rào đón được phân chia theo 4 tiêu chí:

Chất (Quality) – Chân: Các dấu hiệu rào đón là: hình như là, có vẻ là,

tôi đoán là, người ta đồn là

Lượng (Quatity)- Túc: Các dấu hiệu rào đón là: khoảng, khoảng độ,

áng chừng, ở một mức độ nào đó

Hệ (Relevance/Relation) – Trực: Các dấu hiệu rào đón là: à, tiện đây,

nhân đây, rủi quá, tôi rất tiếc phải nói rằng

Thức (Manner) – Minh: Các dấu hiệu rào đón là: Đơn giản là, nó là thế

này, nói thực ra thì, nói cách khác thì [88, tr.108]

Rào đón cũng được một số tác giả khác đề cập tới như một yếu tố của phép lịch sự Chẳng hạn, Nguyễn Thị Hoàng Yến trong bài viết “Thành phần

mở rộng và các yếu tố lịch sự trong phát ngôn chê” [120, tr.14], Chử Thị Bích trong bài “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong trong hành vi cho, tặng.” [5, tr.52]

Yếu tố rào đón cũng đã được chúng tôi nghiên cứu trong luận văn thạc

sĩ của mình có nhan đề: Rào đón trong hội thoại Việt ngữ (2002) Chúng tôi

đã hệ thống những vấn đề lí luận về yếu tố rào đón trong ngôn ngữ, bước đầu khảo sát và phân loại yêú tố rào đón trong giao tiếp tiếng Việt [68]

Lời rào đón cũng đã được đề cập tới trong các nghiên cứu về chiến lược thực hiện những hành vi ngôn ngữ cụ thể như: xin phép, nhờ, từ chối, phản

bác Chẳng hạn, Đào Nguyên Phúc trong bài Biểu thức rào đón trong hành

vi ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại

Trang 12

10

của P Grice [82, tr 24] Tác giả cho rằng đối với hành vi ngôn ngữ xin phép,

các biểu thức rào đón có vai trò khá quan trọng Vì hành vi xin phép có đặc trưng là lợi ích chủ yếu thuộc về chính bản thân người nói nên việc sử dụng các biểu thức rào đón sẽ giúp cho hành vi xin phép được thực hiện dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn

Trần Chi Mai trong bài Cách biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến bằng

các phát ngôn lảng tránh (Trên các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt) [53, tr

41] đã chỉ ra một cách lảng tránh bằng hình thức rào đón Theo tác giả, từ chối bằng rào đón là một hình thức tự vệ nhằm bảo đảm cho phát ngôn từ chối

có độ an toàn cao, bảo đảm cho người có phát ngôn từ chối không phải chịu bất kì trách nhiệm gì trước hậu quả có thể xảy ra Lảng tránh bằng rào đón nhằm tránh sự hiểu lầm về lời từ chối sẽ được người nói đưa ra

Nguyễn Quang Ngoạn trong bài Một số chiến lược phản bác thường dùng

trong tiếng Việt cho rằng rào đón là chiến lược được sử dụng để giảm bớt

mức độ đe doạ thể diện đối với người nghe khi phản bác họ bằng cách tỏ ra

lịch sự hơn qua việc sử dụng các tiểu từ tình thái: kiểu như, đại loại là, nói

chung thì, có lẽ, thật ra, thật sự, hoàn toàn, không nhất thiết, nên chăng ; để

ngụ ý rằng ý kiến của người nói không mang tính áp đặt, hoặc chỉ có tính chất ướm thử hay giãi bày Do đó mà sự phản bác dễ được chấp nhận hơn [75, tr 39]

Trong luận án Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng

tiếng Việt (2007) tác giả Dương Tuyết Hạnh đã dành một phần để nói về rào

đón trong sự kiện lời nói nhờ Theo tác giả, khi nhờ một việc dù nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp thì đã ít nhiều gây phiền toái cho người nghe Vì vậy

để giảm thiểu tổn thất cho người nghe, để duy trì sự cộng tác, người nói phải dùng một số lời rào đón Rào đón trong sự kiện lời nói nhờ bao gồm: các biểu

Trang 13

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1.Mục đích

Mục đích của luận án là nghiên cứu hành vi rào đón nói chung trong tiếng Việt, từ đó khái quát hoá kết quả nghiên cứu thành những luận điểm lí thuyết góp phần phát triển chuyên ngành ngữ dụng học nói chung, lí thuyết lịch sự nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết đề tài đã chọn, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 1.Nhận diện, khảo sát và phân loại hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt

2 Phân tích hiệu quả giao tiếp của các hành vi rào đón

3 Lí giải cơ sở hình thành và giải mã thông điệp của hành vi rào đón

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hành vi rào đón trong giao tiếp của người Việt 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản có xuất hiện lời rào đón thuộc các

phong cách khác nhau(văn học nghệ thuật, khoa học, hành chính)

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1.Phương pháp thống kê

Trang 14

12

Chúng tôi tập hợp những ngữ liệu có chứa hành vi rào đón trong các tình huống giao tiếp thông thường, trong các văn bản hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng Sau đó phân loại và thống kê ngữ liệu để khảo sát

5.2 Phương pháp miêu tả

Từ những ngữ liệu đã thống kê, căn cứ vào các khái niệm cơ bản trong

lí thuyết ngữ dụng học, chúng tôi tiến hành miêu tả cách sử dụng hành vi rào đón cùng với hiệu quả của nó trong phát ngôn để phân tích, lí giải các hành vi rào đón đã được sử dụng Dựa theo sự phân loại, luận án hệ thống hoá hành vi rào đón theo các loại, các nhóm cụ thể

5.3 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Hành vi rào đón xuất hiện trong những tình huống giao tiếp cụ thể Vì vậy, khảo sát hành vi rào đón phải sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn : đặt hành vi rào đón trong mối quan hệ với các nhân tố của diễn ngôn được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội thoại, nội dung hội thoại ) Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện thực ngoài diễn ngôn (yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá ) khi phân tích chức năng hay lí giải

sự hình thành của hành vi rào đón

6 CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án đã xác định được các đặc trưng khu biệt của hành vi rào đón trên cơ

sở phân tích điều kiện sử dụng của nó, các thành phần trong biểu thức ngữ vi

của hành vi rào đón (gọi chung là Biểu thức rào đón- BTRĐ) và những biểu

Trang 15

13

- Luận án phân loại các hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt thành 2 nhóm: Hành vi rào đón về nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin của phát

ngôn; Hành vi rào đón về hiệu quả ngoài lời của phát ngôn Hành vi rào đón

về nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin của phát ngôn chính là hành vi

rào đón nguyên tắc cộng tác hội thoại Hành vi rào đón về hiệu quả ngoài lời

của phát ngôn bao gồm các rào đón về hành vi ở lời và hành vi rào đón vì

phép lịch sự;

- Xác định cơ sở hình thành và lí giải hành vi rào đón trong giao tiếp của người Việt Đó là sự tôn trọng các quy tắc hội thoại, sự tác động của văn hoá giao tiếp và đặc trưng nhận thức của người Việt

7 ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

7.1.Về lí luận

Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp Tuy nhiên, việc nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Việt chưa được Việt ngữ học quan tâm thoả đáng Nghiên cứu về hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt sẽ góp phần phát triển chuyên ngành ngữ dụng học ở Việt Nam nói chung, lí thuyết về lịch sự nói riêng Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hiện tượng này cũng có thể giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lí luận ngôn ngữ như BTRĐ là một kiểu trạng ngữ ngữ dụng (TNND), tác dụng của TNND đối với hiệu lực ở lời của phát ngôn, cấu tạo của TNND, vị trí của nó trong phát ngôn và trong diễn ngôn

7.2.Về thực tiễn

Nghiên cứu hành vi rào đón sẽ giúp hiểu thêm về nét văn hoá truyền thống trong cách ứng xử khi giao tiếp của người Việt Nội dung nghiên cứu của đề tài có thể phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường các cấp Đồng thời nó còn góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp trong đời sống cá nhân và trong các mặt hoạt động xã hội khác

Trang 16

14

8 CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về ngữ dụng học của hành vi ngôn ngữ rào đón

Chương 2: Hành vi rào đón và vai trò dụng học của hành vi rào đón

Chương 3: Hành vi rào đón nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin trong giao tiếp tiếng Việt

Chương 4: Hành vi rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn trong giao tiếp tiếng Việt

Trang 17

15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGŨ DỤNG HỌC

CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ RÀO ĐÓN

Lời rào đón thuộc phạm vi nội dung của phát ngôn, có tác động trực tiếp đến nhiều phương diện của phát ngôn, như hiệu lực ở lời, nội dung liên cá nhân, cách tiếp nhận nội dung mệnh đề Vì vậy, để nghiên cứu hành vi ngôn ngữ rào đón cần phải đề cập đến một số vấn đề lí thuyết ngữ dụng học có liên quan trực tiếp, là cơ sở lí thuyết của đề tài, đó là những vấn đề lí thuyết về giao tiếp và các nhân tố trong giao tiếp, lí thuyết hội thoại (quy tắc hội thoại, tham thoại, sự kiện lời nói ) và lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi), v.v

1.1 GIAO TIẾP VÀ CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP

“Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm cả tri thức, miêu tả, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động ) giữa hai chủ thể giao tiếp (kể cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn

ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định” [15, tr.13]

Nhân tố giao tiếp bao gồm những cái đã có và những cái được sản sinh

ra trong giao tiếp có ảnh hưởng, chi phối hình thức, nội dung, diễn tiến và kết quả của giao tiếp Theo Đỗ Hữu Châu, các nhân tố giao tiếp bao gồm: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn

1.1.1 Ngữ cảnh

1.1.1.1 Nhân vật giao tiếp (thoại nhân)

Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ Giữa các nhân vật có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân

Trang 18

16

a Vai xã hội và vai giao tiếp

Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai Có vai nói và vai nghe Họ là đối ngôn của nhau Trong các cuộc giao tiếp mặt đối mặt thì liên tục có sự luân chuyển vai: vai nói sau khi nói xong thì chuyển thành vai nghe và ngược lại

Bên cạnh đó, con người trong giao tiếp ngôn ngữ là các thành viên của một hệ thống giao tiếp xã hội cụ thể Tâm lí học xã hội gọi vị trí hay chức trách và các quan hệ xã hội ấn định cho một cá nhân nào đó trong một hệ thống xã hội là vai xã hội của người đó Vai xã hội được quy định bởi địa vị của các cá nhân trong mối quan hệ với các thành viên khác Các địa vị ấy làm nên giá trị xã hội của mỗi cá nhân trong nhóm Trong quan hệ vai, mỗi thành viên của nhóm được ấn định cho một bộ hành vi cá nhân thích hợp với vai của mình Bộ hành vi này nói chung là ổn định, lặp đi lặp lại và để lại dấu ấn đậm nét trong ứng xử ngôn ngữ của con người Chẳng hạn, chúng ta vẫn thường hay nhận xét: “nói năng như ông cụ non”, “nói giọng bà chủ”

Trên thực tế, con người luôn ở vào các quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp người, loại người trong xã hội , vì vậy mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội phản ánh quan hệ xã hội của cá nhân đó Mỗi vai được xác lập từ một cặp vai (cha/me - con, anh/chị - em, bác sĩ- bệnh nhân, giáo viên - học sinh, người bán- người mua ) Mỗi cặp vai có một ngôn ngữ riêng trong ứng xử xã hội, tương ứng với một biến thể ngôn ngữ cá nhân của vai đó Trong quan hệ vai, mỗi cá nhân có một số ngôn ngữ cá nhân tương ứng với từng quan

hệ vai Khi cá nhân chuyển từ vai này sang vai khác thì cá nhân cũng chuyển

mã - chuyển sang một biến thể cá nhân khác thích hợp với quan hệ vai mới

Các vai xã hội thường được phân thành hai nhóm: Vai thường xuyên và vai lâm thời hay vai tình huống Vai thường xuyên được đặc trưng bởi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp Vai lâm thời có hai nhóm: lâm thời thể chế và lâm thời tình huống

Trang 19

17

Thuộc vai lâm thời thể chế có thể gặp trong các quan hệ xã hội như thủ trưởng- nhân viên, cha mẹ- con cái, vợ - chồng Còn quan hệ giữa người mua

- người bán sẽ xác lập nên các nhóm vai tình huống

Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong cặp vai có thể chia quan hệ vai thành hai nhóm:

- Vai người nói ngang hàng với người nghe (A=B)

- Vai người nói không ngang bằng với người nghe Trong đó:

+ Vai người nói thấp hơn vai người nghe (A< B)

+ Vai người nói cao hơn vai người nghe (A>B)

Thực tế giao tiếp cho thấy, khi A=B, nếu A và B là hai người đã quen thân, ngôn ngữ của họ thường ít chuẩn mực, sinh động, tự nhiên Còn nếu A

và B không quen nhau, ngôn ngữ của họ mang tính chuẩn mực, lịch sự, cả hai đều cố gắng thể hiện hành vi chuẩn của mình để tránh sự bị đánh giá xấu của người đối thoại

Nếu A<B, ngôn ngữ của A thường mang tính từ tốn, nhũn nhặn, dùng

nhiều từ ở thức giả định: nếu, nếu được, có thể Hành vi rào đón cũng thường

được sử dụng ở những trường hợp giao tiếp này

Còn nếu A>B, ngôn ngữ của A sẽ mang sắc thái mệnh lệnh nhiều hơn Trong trường hợp này, hành vi rào đón xuất hiện ít hơn và hành vi rào đón thường đi kèm với những hành vi đe doạ thể diện (chê, khuyên, xác tín ) nhằm giảm thiểu mức độ đe doạ thể diện của hành vi đó

Ví dụ: Cùng thực hiện một hành vi vay tiền, nhưng nếu đối ngôn là

người đồng quyền, chủ thể giao tiếp có thể nói: Mình đang làm nhà, bí tiền

quá, cậu cho mình vay khoảng 20 triệu được không? Nhưng nếu đối ngôn là

người có quyền lực cao hơn, chủ thể sẽ phải viện đến cách nói gián tiếp hơn:

Anh biết rồi đấy, làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn, cứ tính một đằng đi một nẻo, anh ạ Giờ em còn thiếu 20 triệu để hoàn thiện nốt phần công trình phụ

Trang 20

18

Em cũng ngại lắm nhưng chẳng biết nhờ vả ai Em qua hỏi xem anh có thể thu xếp cho em mượn 20 triệu được không? Chỉ sang tháng em sẽ gửi lại anh thôi ạ

Có thể thấy, chủ thể giao tiếp đã sử dụng khá nhiều kiểu rào đón để

thực hiện hành vi vay mượn của mình như nhắc lại thông tin cũ Anh biết rồi

đấy “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”, tỏ ra miễn cưỡng khi phải làm phiền

“Em cũng ngại lắm nhưng chẳng biết nhờ vả ai “ hay hứa hẹn “Chỉ sang

tháng em sẽ gửi lại anh thôi ạ

b Quan hệ liên cá nhân

Hội thoại là sự tương tác bằng lời Đó là hoạt động tác động (làm tổn hại hay duy trì) những quan hệ giữa người nói và người nghe trong giao tiếp Những quan hệ được hình thành giữa những người hội thoại với nhau thông qua sự giao tiếp bằng lời gọi là quan hệ liên cá nhân

Quan hệ liên cá nhân được thể hiện theo quan hệ dọc và quan hệ ngang Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ này có thể là những yếu tố từ ngữ đã được ổn định, cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được hình thành theo tập tục, có tính quy ước xã hội, trở thành các nghi thức lời nói Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ này cũng có thể là những yếu tố chỉ được cá nhân dùng trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nào đó, sau đó sẽ mất

đi khi cuộc hội thoại chấm dứt Song cũng có khi chúng được nhiều người sử dụng theo, lặp đi lặp lại và trở thành các yếu tố được cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ

* Quan hệ ngang

Quan hệ ngang thể hiện khoảng cách gần hay xa cách giữa những người hội thoại với nhau

Có những dấu hiệu bằng lời, kèm lời và phi lời biểu thị quan hệ ngang:

- Những dấu hiệu bằng lời:

Trang 21

có quan hệ thân thiết, gắn bó;

+ Các phương ngữ, biệt ngữ, đặc ngữ được dùng trong cộng đồng đa tạp nói lên quan hệ gần gũi về dân tộc, địa phương;

- Những dấu hiệu kèm lời và phi lời:

+ Dấu hiệu về khoảng cách: Khoảng cách xa hay gần của người tham gia hội thoại trong không gian hình học phản ánh khoảng cách về tâm lí, xã hội;

+ Những cử chỉ, điệu bộ: những cử chỉ thân mật gần gũi là những chỉ dẫn rõ ràng về quan hệ thân thiết hay suồng sã;

+ Tư thế: hướng của cơ thể, thái độ giao tiếp, độ dài và cường độ của

sự tiếp xúc bằng mắt, nét mặt là những dấu hiệu đánh giá tình trạng quan hệ;

+ Những dấu hiệu kèm lời như: cường độ phát âm, dung lượng các đơn

vị ngôn ngữ, tốc độ nhanh chậm, tốc độ nối tiếp của các lượt lời;

* Quan hệ dọc

Quan hệ dọc là quan hệ tôn ti xã hội tạo thành các vị thế trên dưới xếp thành tầng bậc trên trục dọc Vì vậy quan hệ dọc còn được gọi là quan hệ vị thế

Quan hệ vị thế về cơ bản là phi đối xứng, tức là nếu A ở vị thế trên thì

B ở vị thế dưới và quan hệ đó không thay đổi trong tiến trình hội thoại

Quan hệ vị thế phụ thuộc vào yếu tố khách quan như cương vị xã hội, tuổi tác, giới tính Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong tương tác lời nói như sự nắm vững ngôn ngữ, khẩu khí, âm lượng của cá nhân

Những dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế:

Trang 22

20

- Những dấu hiệu bằng lời:

+ Các cặp từ xưng hô thể hiện vị thế, hệ thống đại từ;

+ Cách tổ chức lượt lời về phương diện số lượng, chất lượng;

+ Cách tổ chức của tương tác như: ai dẫn nhập, ai kết thúc;

+ Các hành vi ngôn ngữ, hành vi hội thoại và sự thể hiện phép lịch sự cũng phản ánh quan hệ vị thế;

- Những dấu hiệu kèm lời và phi lời:

+ Biểu hiện vật lí, y phục;

+ Cách tổ chức không gian giao tiếp;

+ Tư thế;

+ Cường độ, âm lượng giọng nói

Trong các dấu hiệu trên đây, khi nghiên cứu hành vi rào đón, chúng tôi chú ý hơn đến các từ xưng hô vì chúng vừa biểu thị quan hệ ngang (hoặc xa cách hay thân tình) vừa biểu thị quan hệ dọc (thể hiện vị thế của các nhân vật giao tiếp)

c Xây dựng hình ảnh tinh thần của đối ngôn

Trong giao tiếp, để có được một phát ngôn thoả đáng, người giao tiếp phải nhận thức được chính bản thân mình trong quan hệ với người đối thoại, đồng thời phải đoán nhận đúng hình ảnh của người đối thoại với tất cả thuộc tính về động cơ, mục đích, nhân cách, địa vị xã hội, học vấn, lối sống, cá tính

và hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra Theo Như Ý[116, tr 1-5] , giả sử có cuộc giao tiếp giữa X và Y, trước khi và cả trong quá trình giao tiếp, X và Y đều tự xác định mình là ai trong quan hệ với đối ngôn Khái niệm của X về bản thân

là X’, của Y về Y là Y’

Đồng thời, ở X có hình thành trong quan niệm của mình hình ảnh về Y

là Y’’ và ở Y hình thành trong quan niệm của mình hình ảnh của X là X’’ Tâm lí học xã hội gọi đó là “hình ảnh của người khác trong mình” Như vậy,

Trang 23

21

khi giao tiếp cặp thoại X-Y thì không phải X nói chuyện với Y mà là X’ nói chuyện với Y’’ và Y’ nói chuyện với X’’ Nếu X’, Y’ và X’’, Y’’ không hoàn toàn trùng làm một với bản thân X, Y như nó có trong thực tế thì giữa X và Y không xác lập được kênh giao lưu nhận thức - tức là người nói không thể hình dung được người nghe quan niệm về mình như thế nào hoặc không thể xây dựng lên hình ảnh tinh thần của người nghe để lựa chọn phát ngôn hoặc điều chỉnh chiến lược giao tiếp

Tóm lại, để giao tiếp đạt hiệu quả, những yêu cầu nhận thức cần đạt đến gồm: (1) Bản thân mình thực có trong đời sống

(2)Mình tự nhận thức về bản thân

(3) Hình ảnh bản thân trong cách nghĩ của người khác

(4) Hình ảnh người khác trong ý nghĩ bản thân

Đối với hành vi rào đón, thực chất là người nói “đón “ trước những suy nghĩ hay phản ứng của người nghe khi tiếp nhận thông tin để “rào” - ngăn chặn sự hiểu lầm, hướng người nghe đến đích chính xác của phát ngôn Vì vậy, để hành vi rào đón có hiệu lực, khả năng nhận diện trúng mình và hình dung trúng cách người đối thoại nghĩ về mình là hết sức quan trọng

Trở về với ví dụ trên, tuỳ thuộc vào “hình ảnh tinh thần” của A, B có

thể từ chối lời đề nghị mượn tiền của A bằng cách nói thẳng : mình không có hoặc sử dụng hành vi rào đón: Không phải mình không muốn giúp cậu nhưng

mình vừa dồn tiền để lấy lô đất trong khu đô thị mới nên cũng kẹt Cậu thông cảm nhé

1.1.1.2 Hoàn cảnh giao tiếp

a Định nghĩa

Bất cứ cuộc giao tiếp nào bằng lời cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định Tất cả những hiện thực nằm ngoài diễn ngôn, tạo nên môi trường cho cuộc giao tiếp được gọi là hoàn cảnh giao tiếp

Trang 24

22

Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm cả những hiện thực có thể cảm nhận được bằng các giác quan hướng ngoại của thoại nhân, cả những cái phi vật chất hiện hành trong xã hội như tín ngưỡng, lập trường chính trị Hoàn cảnh giao tiếp là những hiểu biết về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tâm lí, tôn giáo, khoa học… mà người giao tiếp nắm được Chúng hợp thành tiền giả định bách khoa của các thoại nhân trong giao tiếp

Tiền giả định bách khoa của các thoại nhân có độ chênh nhất định tuy nhiên họ vẫn phải có chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đấy Lượng tiền giả định chung này là cơ sở để lựa chọn và lí giải các hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi rào đón nói riêng Chẳng hạn như người Việt Nam, biết những điều kiêng cữ (có tính mê tín) đối với trẻ nhỏ nên khi muốn khen

một đứa trẻ nhỏ phải rào đón: Trộm vía, trông cháu bé kháu khỉnh quá

c Hiện thực được nói tới

Khi giao tiếp, các nhân vật nói với nhau về một sự vật, hiện tượng hay một nguyện vọng tâm tư nào đó Những cái đó là đề tài của cuộc hội thoại Đề tài của hội thoại là một bộ phận của ngữ cảnh

Đề tài của cuộc hội thoại không phải chỉ do người nói quyết định Phải

có sự thoả thuận của người nghe thì một bộ phận nào đó của hiện thực mới trở thành đề tài của giao tiếp Vì thế trước khi nói, người nói phải tính đến khả

Trang 25

người nói phải “lựa lời” hoặc rào đón: Lẽ ra mình không nên hỏi chuyện

riêng tư của cậu nhưng cậu là người bạn tốt nhất của mình, chúng mình coi nhau như chị em, cậu nói cho mình biết đi, cậu đang có nỗi khổ tâm gì thế?

là biến thể liên quan tới cách dùng

Các biến thể ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn ngôn của mỗi người Ngôn ngữ cá nhân trong một cuộc giao tiếp cụ thể ở một ngữ cảnh cụ thể là hợp thể của các biến thể nói trên cộng với nhưng sáng tạo riêng của từng người Biến thể mà người giao tiếp phải lựa chọn trước hết là ngữ vực (căn cứ vào thoại trường và quan hệ liên cá nhân) sau đó mới lựa chọn các biến thể khác cho thích hợp

1.1.3 Diễn ngôn

Theo Đỗ Hữu Châu [17, tr.34] có thể quan niệm về diễn ngôn như sau:

- Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp Cũng có những diễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (như trường hợp hội thoại tay ba, hai người liên kết để chống lại người thứ ba);

Trang 26

24

- Tổng những lời nói của một người trong một cuộc hội thoại có thể là một diễn ngôn liên tục hay ngắt quãng (cài răng lược với diễn ngôn của nhân vật kia) ;

- Diễn ngôn là thuật ngữ chung cho tất cả những đơn vị lời nói phù hợp với những tiêu chuẩn trên Tuỳ theo đường kênh hay dạng ngôn ngữ sử dụng mà

ta có diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết Diễn ngôn viết được gọi là văn bản

Có thể phân tích đối thoại của Kim Trọng và Thuý Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được điều này:

- Kim Trọng: Sinh rằng: Gió mát trăng trong

Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam Chầy sương chưa nện cầu Lam

Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?

- Kiều: Nàng rằng : Hồng diệp xích thằng,

Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri

Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai

- Kim Trọng: Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài,

Nước non luống những lắng tai Chung Kì

- Kiều: Thưa rằng: Tiện kĩ xá chi

Đã lòng dạy đến dạy thì phải vâng

Đoạn đối thoại Kim - Kiều trên có hai diễn ngôn: Diễn ngôn thỉnh cầu Kiều đánh đàn của Kim Trọng và diễn ngôn chấp thuận của Thuý Kiều Cả hai diễn ngôn này đều là diễn ngôn cách quãng gồm phần mở và phần trung tâm Phần mở trong diễn ngôn của Kim Trọng là lời ướm, phần trung tâm là hành động và nội dung thỉnh cầu Phần mở trong diễn ngôn của Thuý Kiều là lời rào đón và phần trung tâm là lời chấp thuận [15, tr 20]

1.2 LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

Trang 27

25

“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,

nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [17, tr 201] Vì vậy, hội thoại là một vấn đề quan trọng của dụng học, là đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm

Lí thuyết về hội thoại bao gồm nhiều nội dung: vận động hội thoại, quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại…Nhưng để phục vụ cho mục đích xác định cơ sở hình thành, chức năng ngữ dụng và phân loại hành vi rào đón, luận án chỉ trình bày những nội dung có liên quan trực tiếp,

đó là các quy tắc hội thoại và đơn vị của hội thoại gồm tham thoại và sự kiện lời nói

1.2.1 Các quy tắc hội thoại

Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định Những quy tắc này tuy không bắt buộc chặt chẽ như những quy tắc ngữ pháp, nhưng bất cứ người nào muốn trò chuyện bằng lời một cách thành thực cũng đều phải tôn trọng chúng Luận án đề cập tới quy tắc điều hành nội dung của hội thoại (Nguyên

tắc cộng tác) và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự)

1.2.1.1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice nêu ra từ năm 1967 Nguyên tắc này được phát biểu một cách tổng quát: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội thoại - Đỗ Hữu Châu) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại - Đỗ Hữu Châu) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào.” [17, tr.229]

Nguyên tắc này bao gồm 4 phạm trù: phạm trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức Mỗi phạm trù ứng với một

Trang 28

26

nguyên tắc mà Grice gọi là phương châm Mỗi phương châm gồm một số tiểu phương châm

1 Phương châm về lượng

a Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại);

b Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi

2 Phương châm về chất

a Đừng nói điều mà anh tin rằng không đúng;

b Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực

3 Phương châm quan yếu

Hãy quan yếu có nghĩa là hãy nói cho đúng chỗ

4 Phương châm cách thức

a Tránh lối nói tối nghĩa;

b Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa);

c Hãy ngắn gọn (tránh dài dòng);

d Hãy nói có trật tự

Bốn phương châm mà Grice nêu trên có mức độ quan trọng khác nhau Theo Grice, tiểu phương châm (a) của phương châm về chất quan trọng đến mức một số phương châm khác chỉ phát huy tác dụng nếu nó được tôn trọng

D Sperber và D.Wilson lại cho rằng nguyên tắc bao quát cả giao tiếp và sự tri nhận của con người là nguyên tắc quan yếu

Theo J.Thomas, các phương châm khác nhau về bản chất Phương châm về chất nhìn chung là thuần hơn cả Bất cứ lượt lời nào do hành vi ở lời

nào tạo ra đều có thể trả lời dứt khoát là có hay không phù hợp với nó Bởi vì

bất cứ phát ngôn nào do một hành vi ngôn ngữ nào thực hiện đều có thể nhận biết tính chân thành của chúng (ít ra là bởi người nói) nên phát ngôn mà nó

tạo ra có thể trả lời có/không theo phương châm chất Phương châm quan yếu

Trang 29

27

phải tuỳ thuộc vào đích của người nói, người nghe, ngôn cảnh Phương châm

về lượng và cách thức lại được đánh giá theo những mức độ khác nhau chứ

không thể trả lời dứt khoát theo một trong hai khả năng có/không được

Ranh giới giữa các phương châm trong nguyên tắc cộng tác của Grice không thật rõ rệt Bốn phương châm này có quan hệ với nhau Trên thực tế khó lòng có thể kết luận là phương châm nào đang không được tôn trọng J

Thomas dẫn thí dụ lời đối thoại giữa Polonius và Hămlet trong bi kịch Hăm

let của Sheakespear:

Polonius: - Ngài đọc gì vậy, thưa điện hạ?

Hămlet: - Câu chữ, câu chữ, câu chữ

Trong đoạn thoại này, Hamlet cung cấp thông tin ít hơn đòi hỏi của Polonius, do đó vi phạm phương châm về lượng Mặt khác, lời đáp của Hămlet cũng không thoả mãn được đích của Polonius do đó cũng vi phạm phương châm quan yếu Vấn đề là ở chỗ các phương châm đó bị vi phạm là đối với đích của ai Rõ ràng là đối với đích dò xét Hămlet của Polonius thì lời đáp của Hămlet là vi phạm tiểu phương châm lượng và quan yếu như đã phân tích, nhưng đối với đích của Hămlet thì nó lại quan yếu và có khi quá thừa xét về lượng tin (không cần đến ba lần từ "câu chữ", chỉ một lần thôi cũng đủ) [17, tr 242]

1.2.1.2 Phép lịch sự

a Các phương diện của phép lịch sự

Phép lịch sự là khái niệm bao trùm tất cả các phương diện của diễn ngôn, bị chi phối bởi những quy tắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà của quan hệ liên cá nhân Tương ứng với hai lĩnh vực trong quan hệ liên cá nhân (quan hệ liên cá nhân hình thành ngay trong cuộc hội thoại và quan hệ liên cá nhân gồm những yếu tố cố định hình thành do tập tục, mang tính quy

Trang 30

- Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff [17, tr 257-258]

Theo Lakoff, lịch sự là sự tôn trọng lẫn nhau Nó bao gồm các biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân Lakoff đưa ra ba quy tắc lịch sự :

+ Quy tắc lịch sự quy thức: Đó là quy tắc không được áp đặt Theo quy tắc này, người nói sẽ tránh hoặc giảm nhẹ khi yêu cầu người nghe làm một việc

gì đó mà người nghe không muốn làm

+ Quy tắc lịch sự phi quy thức: Dành cho người đối thoại sự lựa chọn Quy tắc này hoạt động khi những người đối thoại cần bình đẳng với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội Dành cho người nghe sự lựa chọn có nghĩa

là nói làm sao cho quan điểm hay yêu cầu của mình có thể được biết đến mà không bị chống lại hay từ chối

+ Quy tắc về phép lịch sự bạn bè: Trong phép lịch sự bạn bè hầu như những

đề tài cấm kị, những nỗi niềm riêng tư đều được nói tới

- Quan điểm về lịch sự của G.N Leech [17, tr 262]

G.N Leech nêu các phương châm lịch sự được xây dựng trên khái niệm tổn thất và lợi ích:

+ Phương châm khéo léo: Giảm thiểu tổn thất và tăng tối đa lợi ích cho người + Phương châm rộng rãi: Giảm thiểu lợi ích cho ta và tăng tối đa tổn thất cho ta

Trang 31

29

+ Phương châm tán thưởng: Giảm thiểu sự chê bai đối với người, tăng đối đa

khen ngợi người

+ Phương châm khiêm tốn: Giảm thiểu khen ngợi ta, tăng tối đa sự chê bai ta

+ Phương châm tán đồng: Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người, tăng tối

đa sự đồng ý giữa ta và người

+ Phương châm thiện cảm: Giảm thiểu cái ác giữa ta và người, tăng tối đa

thiện cảm giữa ta và người

- Quan điểm về lịch sự của P Brown và S Levinson

P Brown và S Levinson là hai tác giả nổi tiếng có nhiều đóng góp

trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự Theo Brown và Levinson, phép lịch sự

trong giao tiếp hội thoại liên quan đến thể diện của người nói và người nghe

trong giao tiếp Thể diện được Brown và Levinson định nghĩa là “Hình ảnh về

ta công cộng mà mỗi thành viên (trong xã hội - ĐHC) mong muốn mình có

được.” [17, tr.264]

Brown và Levinson đã phân biệt hai loại thể diện: thể diện dương tính

và thể diện âm tính hay còn gọi là thể diện tích cực, thể diện tiêu cực

Thể diện tích cực là những điều mà mỗi người mong muốn mình được

khẳng định, được người khác tôn trọng

Thể diện tiêu cực là mong muốn không bị can thiệp, được hành động

một cách tự do theo cách mà mình đã lựa chọn

Phép lịch sự chính là tổng thể những cách thức mà người tham gia hội

thoại dùng để giữ gìn thể diện cho nhau: “Đó là một sự đòi hỏi những người

trong cuộc hội thoại phải khéo léo tránh những xúc phạm tàn nhẫn đến thể

diện người đối thoại với mình cũng như cố gắng giữ gìn thể diện của mình.” [17, tr 280]

Trang 32

30

Thực tế các hành vi ngôn ngữ tự thân đã có tính tác động đến thể diện tích cực hay tiêu cực của người tham gia hội thoại Theo P Brown và S Levinson có hai nhóm hành vi:

+ Nhóm hành vi ngôn ngữ đe doạ thể diện tích cực hay tiêu cực của người hội thoại (FTA) Chẳng hạn: xin lỗi, phê bình, ra lệnh

+ Nhóm hành vi ngôn ngữ tôn vinh thể diện tích cực hoặc tiêu cực (FFA) như: cảm ơn, khen ngợi, tán đồng

Sự gia tăng thể diện và sự mất thể diện luôn đi đôi với nhau như hình với bóng cho nên sự đe doạ thể diện cũng luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện Đe doạ và tôn vinh thể diện là hai mặt tác động của hành vi ngôn ngữ đối với thể diện của các đối tác trong giao tiếp

Tương ứng với hai nhóm hành vi ngôn ngữ trên là phép lịch sự tích cực

và phép lịch sự tiêu cực

+ Phép lịch sự tích cực

Phép lịch sự tích cực chủ yếu tạo ra những hành vi phản đe doạ đối với người nghe như mời, khen, biểu thị sự tán đồng Phép lịch sự tích cực

thường dùng những yếu tố tăng cường các FFA (VD: Bác dạy chí phải; Cảm

ơn chị đã quan tâm )

Trang 33

31

+ Phép lịch sự tiêu cực

Phép lịch sự tiêu cực nhìn chung có tính chất né tránh hay bù đắp Đó

là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ hiệu lực của các FTA khi không thể không dùng chúng Một số biện pháp như:

Sử dụng các từ xưng hô lịch sự (VD: chúng tôi thay cho tôi)

Các biện pháp tu từ như nói giảm, nói vòng (VD: Khi chê ngưòi ta

thường dùng biện pháp nói giảm: Bức ảnh không được đẹp lắm (bức ảnh xấu)

Các biện pháp đi kèm: Các công thức đi kèm thường dùng trong câu

cầu khiến như: làm ơn, giúp cho, hộ… (VD: Làm ơn xem giúp tôi mấy giờ

rồi); Các biện pháp để giảm sốc một FTA; Dùng phát ngôn tiền dẫn nhập

(VD: Dùng hành vi hỏi: Lan ơi, chiều nay em nghỉ học phải không? để tiền dẫn nhập vào hành vi thỉnh cầu: Ra ga đón anh An hộ chị); Dùng các hành vi sửa chữa như xin lỗi, thanh minh… (VD: Xin lỗi, cho tôi hỏi chị Ngọc có nhà không?); Dùng các yếu tố tối thiểu hoá một chút, một lát, tí ti… (VD: Cho tớ mượn cái kéo một tí!); Những yếu tố tình thái đi kèm với một phát ngôn xác tín, khẳng định, đánh giá: tôi nghĩ rằng, tôi tin rằng… (VD: Con tin rằng ông

Nhu chưa đụng đến Phát Diệm ta); Những yếu tố “tháo ngòi nổ” là yếu tố đề cập đến một phản hồi tiêu cực mà người nghe có thể thực hiện khi tiếp nhận thông tin, từ đó ngăn chặn trước những phản hồi tiêu cực đó không để nó xảy

ra (VD: Yếu tố Con biết bẩm ông câu ấy là con hỗn trong phát ngôn: Con

biết bẩm ông câu ấy là con hỗn nhưng chính con thấy ông mở khăn gói của

con); Những yếu tố vuốt ve: Là cách nói nêu ra những ưu điểm của người

nhận trước khi đưa ra các FTA (VD: Người yêu của cậu trông cũng được đấy

nhưng phải cái giọng nói chua quá)

Các biện pháp để dịu hoá FTA nói trên có thể được thực hiện đồng thời

Trang 34

32

VD: Xin lỗi vì đã làm phiền anh, anh có thể dành cho tôi một ít phút

được không? Tôi có câu chuyện này muốn nói với anh (hành vi sửa chữa +

tiền dẫn nhập)

Các quy tắc lịch sự có tính chất chung phổ quát trong hoạt động giao tiếp của nhiều dân tộc, nhưng ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá chúng lại có những nét đặc thù Đối với việc nghiên cứu hiện tượng lịch sự trong tiếng Nhật, xuất phát từ quan điểm nhận thức xã hội, Ide (1989), Matsumoto(1989) khẳng định khái niệm thể diện do Brown và Levinson đề ra không thích hợp với văn hoá Nhật và có lẽ cả với những nước châu Á khác Họ xác nhận hướng nghiên cứu của Brown và Levison phản ánh thiên hướng cá nhân trong nhận thức về thể diện và chỉ thích hợp với những nền văn hoá đề cao tính cá nhân mà không phù hợp với những nền văn hoá mang tính tập thể.Việc phân tích của Brown và Levinson về thể diện hàm ý tách rời mối quan hệ giữa các

cá nhân trong giao tiếp, không xem xét một cách triệt để cương vị các cá nhân vốn chằng chịt các mối quan hệ [78, tr 16]

Theo tác giả Võ Đại Quang [89, tr.30], các nhà nghiên cứu từ các nền văn hoá thiên phương Đông cho rằng lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ là

sự tuân thủ các chuẩn dụng ngôn ngữ của xã hội Phạm trù cái tôi như một thực thể xã hội được người phương Đông và phương Tây nhìn nhận khác nhau Văn hoá phương Tây thừa nhận đề cao cái tôi độc lập không gắn kết với các mối quan hệ xung quanh cá thể Mọi ứng xử ngôn ngữ và mọi loại hình ứng xử khác đều hướng tới khẳng định cái tôi độc lập Văn hoá phương Đông quan niệm cái tôi gắn với cộng đồng bị quy định và chịu sự tác động của các mối quan hệ liên nhân trong cộng đồng Quan niệm về cái tôi như trên là cơ

sở để giải thích quan niệm về thể diện và lịch sự ở các nước không phải phương Tây

Trang 35

33

Có thể định danh lịch sự theo quan niệm của người Nhật và người Trung Quốc bằng tên gọi lịch sự chuẩn mực xã hội Lịch sự chuẩn mực xã hội trong ứng xử ngôn ngữ thường gắn với các nghi thức lời nói - những khuôn mẫu mang đặc thù văn hoá dân tộc - nhằm xác lập mối quan hệ giữa các thành viên giao tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể Lịch sự chuẩn mực xã hội là sự ứng xử ngôn ngữ phù hợp với các chuẩn mực giao tiếp xã hội nhằm tôn trọng các giá trị xã hội của người tham gia giao tiếp Nói cách khác, lịch sự chuẩn mực xã hội là sự ứng xử theo sự áp đặt của các chuẩn mực xã hội chứ không phải là chiến lược giao tiếp do cá nhân lựa chọn và sử dụng

b Lịch sự trong văn hoá Việt

Theo Phan Ngọc và Phạm Đức Dương (1983) “Văn hoá Việt Nam là văn hoá nhân cách luận đối lập với văn hoá phương Tây là văn hoá cá nhân luận” (Dẫn theo [78, tr.16]) Theo quan điểm này, vị thế của mỗi thành viên trong cộng đồng người Việt được xét theo cương vị trong mối quan hệ đa chiều và đa dạng với những thành viên khác, trong khi đó mỗi thành viên trong xã hội phương Tây lại thích thu mình trong những lãnh địa cá nhân, không muốn người khác can thiệp vào việc riêng tư của mình Những quan điểm khác nhau này về thể diện làm cơ sở cho hai kiểu lịch sự khác nhau: lịch sự duy lí ở phương Tây(volitional politeness) coi trọng khoảng cách cá nhân và sự riêng tư trong giao tiếp; và lịch sự duy cảm ở phương Đông (discernment politeness) nhấn mạnh mối quan hệ liên nhân, quan tâm đến nhau trong xử thế

Lịch sự trong văn hoá Việt, theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, “Lịch sự được coi là một chuẩn mực xã hội” [34, tr.100] Có thể quan niệm lịch sự là những nguyên tắc chung trong sự tương tác xã hội của mỗi nền văn hoá Ở Việt Nam, những nguyên tắc đó bao gồm: sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với người khác Gọi tránh tên sự vật hiện tượng, không

Trang 36

34

nói thẳng mà bóng gió xa xôi, “vòng vo tam quốc” hoặc “ lửng lơ con cá vàng” là những cách nói tế nhị Người Việt Nam nói riêng, người phương Đông nói chung, trong giao tiếp thường theo phương châm dĩ hoà vi quý, tránh cọ xát lẫn nhau, cố tạo ra sự hoà đồng giữa mọi người Đó là sự khoan dung Khi chính kiến hoàn toàn khác nhau người ta vẫn cố tìm ra những nét khả thủ trong suy nghĩ của đối phương, tránh phủ định sạch trơn gây mâu thuẫn căng thẳng Đó chính là nguyên tắc cảm thông với người khác Nhún nhường và khiêm tốn cũng là một nguyên tắc giao tiếp của người Việt và nhiều dân tộc khác Sự tâng bốc mình trước mặt người khác là trái với nguyên tắcgiao tiếp truyền thống của phương Đông

Tuy nhiên, cũng theo tác giả, còn có một kiểu lịch sự nữa được thực hiện Đó là phép lịch sự “có thể được định nghĩa là phương tiện được dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác” [34, tr.105] Theo cách phân tích của tác giả về thể diện thì đó cũng chính là lịch sự chiến lược theo kiểu của Brown và Levinson

Theo tác giả Vũ Thị Thanh Hương [49, tr.8-14], khái niệm lịch sự

trong tiếng Việt có liên quan với ít nhất bốn khái niệm cơ bản là lễ phép, đúng

mực, tế nhị, khéo léo Giữa lịch sự và bốn khái niệm này có mối quan hệ phức

tạp, đan xen, bao hàm nhau, nhưng không đồng nhất Lễ phép và đúng mực là

những ứng xử ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực giao tiếp xã hội thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc, địa vị, tuổi tác của người đối thoại, được coi thuộc phạm

trù lịch sự lễ độ hay chuẩn mực Khéo léo, tế nhị là những ứng xử ngôn ngữ

giảm bớt mức áp đặt, né tránh sự xúc phạm, làm tăng sự hài lòng của người đối thoại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giao tiếp, được coi là thuộc phạm trù lịch sự xã giao hay chiến lược Như vậy, khái niệm lịch sự trong tiếng Việt bao gồm cả hai bình diện lịch sự chiến lược theo kiểu phương Tây (theo Brown và Levinson) và lịch sự chuẩn mực theo kiểu phương Đông

Trang 37

thể diện Mặt là từ thuần Việt có nghĩa gốc chỉ “bộ phận cơ thể từ cằm đến

trán”, nhưng cũng có nghĩa “thể diện” biểu hiện trong các kết hợp : đẹp mặt,

xấu mặt, nể mặt, mất mặt Khái niệm thể diện của người Việt được xác định

như là sự thống nhất giữa mặt riêng biệt là thể diện cá nhân và thể diện xã hội Thể diện cá nhân là mong muốn được tôn trọng các thuộc tính bên trong vốn

có của con người cá nhân như mong muốn suy nghĩ, hành động độc lập, tình cảm riêng tư… Thể diện xã hội của một người là mong muốn những giá trị xã hội (tuổi tác, giới tính, thứ bậc trong gia đình, địa vị trong xã hội…) của mình được tôn trọng Người Việt nhạy cảm với những đặc trưng phản ánh sự khác biệt xã hội, có ý thức tuân theo những quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận

để tránh gây nên sự tổn hại cho thể diện xã hội của người khác, đồng thời

sử dụng nhiều chiến lược lịch sự để giảm thiểu mức độ áp đặt, tính gay cấn, mức thiệt hại có thể gây ra cho người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp

Cũng theo tác giả Vũ Thị Thanh Hương, lịch sự chiến lược (hay lịch sự

xã giao, quy thức) là cách ứng xử ngôn ngữ khéo léo, tế nhị, nhằm tránh xúc phạm hay áp đặt, làm tăng sự vừa lòng đối với người đối thoại để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất Lịch sự chuẩn mực (hay lịch sự lễ độ) là cách ứng

xử ngôn ngữ phù hợp với những chuẩn mực giao tiếp xã hội thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc cạnh tranh, tôn ti, địa vị, tuổi tác, giới tính… của người đối thoại Cả hai bình diện lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực kết hợp hài hoà với nhau hình thành nên nội dung khái niệm lịch sự trong tiếng Việt

Trang 38

Cấu trúc nòng cốt của tham thoại gồm có hành vi chủ hướng (CH) và hành vi phụ thuộc (PT) Hành vi CH có chức năng trụ cột quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại, còn hành vi PT thường có chức năng củng cố, biện minh, đánh giá nhằm hỗ trợ cho hành vi chủ hướng Ngoài cấu trúc nòng cốt, tham thoại còn có thành phần mở rộng

Ví dụ: Hà ơi, tớ nói cậu đừng giận, mai thi rồi, cậu đừng đi chơi nữa

Ở tham thoại này hành vi CH là khuyên can cậu đừng đi chơi nữa, hành vi PT mai thi rồi giải thích lí do, Hà ơi, tớ nói cậu đừng giận là yếu tố

rào đón thuộc thành phần mở rộng của tham thoại

1.2.3 Sự kiện lời nói

Theo George Yule: “Một sự kiện lời nói là một hoạt động trong đó có những người tham gia tương tác lẫn nhau thông qua ngôn ngữ theo một cách thức có tính quy ước nhất định để đạt tới một hiệu quả nào đó.” [124, tr 57]

Mỗi sự kiện lời nói được đánh dấu và gọi tên bằng hành vi ngôn ngữ trung tâm Hành vi ngôn ngữ trung tâm là hành vi chủ hướng trong tham thoại trung tâm, nó quyết định tính chất của sự kiện lời nói đó

Trang 39

vi trung tâm, làm cho hành vi trung tâm phát huy tận lực hiệu quả của mình

Vì vậy, trong sự kiện lời nói không chỉ có cặp thoại trung tâm mà còn có các cặp thoại tiền dẫn nhập, cặp thoại kết thúc Tuỳ theo hành vi ngôn ngữ trung tâm là hành vi gì mà chúng ta sử dụng các tham thoại tiền dẫn nhập khác nhau, như: tham thoại tiền thỉnh cầu, tham thoại tiền nghi vấn, tham thoại tiền điều khiển.Tuy nhiên, không phải tất cả các tham thoại trước tham thoại trung tâm đều là tham thoại tiền dẫn nhập Có những tham thoại chỉ có tính chất mở

thoại (VD: Anh có khoẻ không? hay Bác ăn cơm chưa? ) Chỉ tính là tham

thoại tiền dẫn nhập những tham thoại có ít nhiều quan hệ với những yếu tố trong biểu thức ngữ vi của tham thoại trung tâm

Ví dụ:

Hoa: Lan ơi, chiều nay em nghỉ học phải không?

Lan: Vâng ạ!

Hoa: Phiền em ra ga đón anh An hộ chị, cu Tí nhà chị bị ốm

Lan: Được ạ, lát nữa em đi

Đây là sự kiện lời nói thỉnh cầu Cặp thoại hỏi - đáp tiền dẫn nhập vào cặp thoại trung tâm

1.3 LÍ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ

Trang 40

38

Hoạt động lời nói là một phần, một dạng trong toàn bộ các hoạt động sống của con người Hêghen đã từng viết: “Lời nói thực chất là những hành động diễn ra giữa những con người, cho nên nó không phải là trống rỗng”

(Dẫn theo [34, tr.131-135]) Tư tưởng này của Hêghen được cụ thể hoá trong công trình “How to do things with words”(Nói là hành động) của nhà triết học

người Anh, John L.Austin Austin đã đề xuất lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech act theory) Theo ông, ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà thường được dùng để làm cái gì đó, thể hiện các hành động Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn: Hành vi tạo lời, hành vi ở lời, hành vi mượn lời [17, tr 88]

Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin còn được các nhà Việt ngữ học

dịch là lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hành vi nói năng, lí thuyết hành

động lời nói Ba loại hành động ngôn ngữ còn được dịch là hành động tạo lời, hành động ở lời (tại lời, trong lời, ngôn trung), hành động mượn lời (hành động xuyên ngôn, ngoài lời, sau lời) Để nhất quán , luận án sử dụng các

thuật ngữ: Hành vi ngôn ngữ, hành vi ở lời và hiệu lực ở lời

1.3.1 Động từ nói năng và động từ ngữ vi (perfomative verbs)

“Động từ nói năng là những động từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn

ngữ” [17, tr 95] Có những động từ nói năng chỉ các hành vi tạo lời như: nói,

viết, phát âm, sao chép, ầm ừ, xì xèo, thầm thì Có những động từ chỉ hành vi

ở lời như: hỏi, xin, trả lời, hứa, cảnh cáo, chê Trong tiếng Việt, hầu như

không có động từ chuyên chỉ các hành vi mượn lời Vì trong thực tế giao tiếp,

ba loại hành vi ngôn ngữ thường được thực hiện theo lối thống hợp cho nên

có khá nhiều động từ vừa có ý nghĩa biểu thị hành vi ở lời, vừa có ý nghĩa hành vi mượn lời

Trong các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức là thực hiện trong

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Thị Vân Anh (2002), “Tham thoại tiền dẫn nhập trong sự kiện lời nói xin”, Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr 21-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham thoại tiền dẫn nhập trong sự kiện lời nói xin”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2002
2. Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
3. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr 17-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2001
4. Nguyễn Trọng Báu (2006), “Đặc trưng văn hoá và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (4), tr 22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hoá và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt”, Tạp chí "Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Năm: 2006
5. Chử Thị Bích (2002), “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong hành vi cho, tặng”, Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr 52-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong hành vi cho, tặng”, Tạp chí" Ngôn ngữ
Tác giả: Chử Thị Bích
Năm: 2002
6. Brown G.- Yuie G. (2002), Phân tích diễn ngôn (người dịch: Trần Thuần), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Tác giả: Brown G.- Yuie G
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
7. Nguyễn Huy Cẩn- Chủ biên (2002), Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp, Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn- Chủ biên
Năm: 2002
8. Nguyễn Huy Cẩn- Chủ biên (2005), Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết hiện đại
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn- Chủ biên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
9. Nguyễn Tài Cẩn(1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
10. Chafe W. L (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (người dịch: Nguyễn Văn Lai), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: Chafe W. L
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Đỗ Hữu Châu (1979), “Cách xử lí hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr 20-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xử lí hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ”, Tạp chí" Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1979
12. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ ( 2), tr 6-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1992
13. Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
15. Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
16. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
17. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học Tập 2 (phần Ngữ dụng học), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
18. Nguyễn Phương Chi (2004), “Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr 22-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt”, Tạp chí" Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 2004
19. Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 2004
20. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt (nghiên cứu dụng học và dân tộc học giao tiếp), Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt (nghiên cứu dụng học và dân tộc học giao tiếp)
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w