Chọn vật liệu và xác định ứng suất cho phép sơ bộ cho bánh răng cấp nhanh 5.. Xác định khoảng cách trục cho cặp bánh răng cấp nhanh 6.. Xác định số răng của cặp bánh răng cấp nhanh không
Trang 14
3
2 n2
Hình 1
2
3’
4 6
5
4’
+
.
TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG Bài 1:
Cho hộp giảm tốc khai triển như hình 1.Công suất trên
trục I là P1 = 25kW, số vòng quay n1 = 905 vg/ph; n3=40 vg/ph
Tải trọng làm việc không đổi; quay một chiều Thời gian làm
việc 8000 giờ
1 Với chiều nghiêng cặp bánh răng 3,4 đã cho phân
tích lực và chọn chiều nghiêng hợp lý cho cặp bánh
răng còn lại
2 Phân phối tỉ số truyền cho từng cấp bánh răng
3 Tính công suất, mô men, số vòng quay trên các trục
4 Chọn vật liệu và xác định ứng suất cho phép sơ bộ
cho bánh răng cấp nhanh
5 Xác định khoảng cách trục cho cặp bánh răng cấp
nhanh
6 Xác định mô đun cho cặp bánh răng cấp nhanh
7 Xác định số răng của cặp bánh răng cấp nhanh (không dùng bánh răng dịch chỉnh) từ đó xác định tỉ số truyền thực tế
8 Xác định góc nghiêng của cặp bánh răng cấp nhanh
9 Tính ứng suất tiếp xúc trên mặt răng cấp nhanh
10 Xác định chính xác ứng suất tiếp xúc cho phép cho cặp bánh răng cấp nhanh từ
đó kiểm nhiệm răng về sức bền tiếp xúc
11 Tính ứng suất uốn của bánh răng cấp nhanh
12 Tính chính xác ứng suất uốn cho phép của bánh răng cấp nhanh từ đó kiểm tra sức bền uốn cho bánh răng
Bài 2:
Cho hệ thống như hình vẽ.Cặp bánh răng côn răng thẳng làm bằng thép C45 có bánh nhỏ HB1=245; HB2=230; Mô men xoắn bánh chủ động T1=60000 Nmm, tỉ số truyền u=4,75; số vòng quay bánh chủ độngn1 = 905 vg/ph; bộ truyền quay một chiều; chế độ làm việc ở tải thay đổi như hình vẽ; tổng thời gian làm việc t=12000 giờ
Trang 21 Phân tích lực và chọn chiều nhiêng hợp lý cho hệ thống
2 Nêu chỉ tiêu tính và tính thiết kế cho các cặp bánh răng trong hệ Giải thích tại sao
3 Xác định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép sơ bộ của bánh răng côn dùng để kiểm nghiệm
4 Xác định mô đun của bộ truyền bánh răng côn
Bài 3: Cho bộ truyền bánh răng côn răng thẳng như bài 2 làm việc trong hộp bôi trơn tốt.
1 Nêu chỉ tiêu tính thiết kế bộ truyền và xác định chiều dài côn ngoài của bánh răng côn
2 Xác định thông số ăn khớp của bánh răng côn
Bài 4
Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng có môđun m=5mm, số răng Z1=20 và Z2=80 Theo tiêu chuẩn cần dịch chỉnh với hệ số dịch chỉnh x1=+0,3 và x2=-0,3
1 Các bánhtrên có xảy ra hiện tượng cắt chân răng không ?
2 Tính xác kích thước bộ truyền trong trường hợp các bánh răng ăn khớp trong (góc ăn khớp, aw, dw, da,df,ha, hf,)
3 Tính xác kích thước bộ truyền trong trường hợp các bánh răng ăn khớp ngoài
Bài 5
Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng có số răng Z1=39; Z2=136; mô đun pháp tuyến mn=3, góc nghiêng Hệ số trùng khớp ngang α=1,2 Bề rộng vành răng có giá trị bằng bao nhiêu để bộ truyền có ít nhất 3 đôi răng cùng ăn khớp trong vùng ăn khớp
Trang 3II
I III
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC VÍT BÁNH VÍT Bài 1
Cho bộ truyền trục vít bánh vít có
công suất p=7kW, số vòng quay bánh vít
n2=63vg/ph; số vòng quay trục vít n1=1440
vg/ph Bộ truyền làm việc với tải không đổi
quay một chiều Thời gian phục vụ t=7500
giờ.Phân tích lực và chọn chiều nghiêng
hợp lý cho trục vít bánh vít
Bài 2: Với thông số như bài 1, hãy xác định
số đầu mối ren trục vít; số răng bánh vít và chọn hệ số đường kính với các thông số đã cho
Bài 3:
Hãy chọn vật liệu phù hợp của trục vít, bánh vít vàxác định ứng suât tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép để tính toán bộ truyền trục vít bánh vít có số liệu đã cho ở bài 1
Bài 4:
Với các thông số tính toán được của bộ truyền trục vít bánh vít như ở bài 2 và 3; biết hệ số tải trọng K=1,3 Hãy xác định khoảng cách trục và mô đun của bộ truyền
Bài 5
Cho bộ truyền trục vít- bánh vít có: khoảng cách trục aw = 210mm; trục vít 2 đầu mối; số răng bánh vít Z2 = 41; mô đun dọc trục vít m = 8 Tính chọn hệ số dịch chỉnh
Bài 6: Xác định góc nâng của trục vít với các thông số đã cho ở bài 5
Bài 7: Bộ truyền trục vít- bánh vít có số mối ren trục vít Z1=2, số răng bánh vít Z2=50,
môđun m=8, hệ số đường kính q=12,5 Tính toán các kích thước chủ yếu của bộ truyền
Bài 8: Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít trong hệ thống nâng là: Z1=3,
Z2=60, q=10, m=6 Công suất truyền P1=7,5kW Số vòng quay trục vít n1 =1500 vg/ph
Hệ số ma sát f=0,13 và góc biên dạng ren =20o Xác định các lực tác dụng lên trục vít
và bánh vít
Bài 9: Hãy kiểm tra xem bộ truyền đã cho ở bài 8 có an toàn khi mất điện không
Bài 10: Cho bộ truyền trục vít- bánh vít bôi trơn bằng ngâm trong dầu, biết: góc vít =
8,90; góc ma sát tra bảng φ=2,870 ; bộ truyền chịu tải trọng không đổi ; số vòng quay
n1=750 vg/ph;mô men xoắn của trục vít T1 = 2530600 Nmm; khoảng cách trục
aw=140mm; hệ số tản nhiệt Kt =17; nhiệt độ cao nhất cho phép của dầu bôi trơn [td] = 900.
Tính hiệu suất của bộ truyền
Bài 11: Tính nhiệt cho bộ truyền trục vít bánh vít đã cho ở bài 10
Trang 4TRUYỀN ĐỘNG XÍCH Bài 1
Cho bộ truyền xích ống con lăn làm việc hở biết: Công suất P1 = 2,5KW; n1 = 150 vòng/phút ; u =3; đường tâm của
đĩa xích hợp với phương ngang một góc 300 ; hệ số sử dụng k = 1,8
1 Tính chọn số răng đĩa xích?
2 Xác định công suất tính toán và chọn bước xích?
3 Xác định khoảng cách trục và tính số mắt xích?
4 Tính đường kính đĩa xích?
Bài 2
Cho bộ truyền xích ống con lăn 1 dãy làm việc 3 ca bôi trơn định kỳ có các thông
số sau: bước xích p = 25,4mm; số răng đĩa xích dẫn Z1 = 19; tỷ số truyền u = 4; số vòng quay bánh dẫn n1 = 350 vòng/phút; bộ truyền đặt nằm ngang; khoảng cách trục a = 1020
mm không điều chỉnh được.Kiểm tra số lần va đập của xích trong mỗi giây
Bài 3
Bộ truyền xích con lăn thẳng đứng có bước xích p=25,4 mm, số răng đĩa xích dẫn
Z1=25; tỉ số truyền u=2; số vòng quay bánh dẫn n1=600 vg/ph Bộ truyền làm việc có va đập nhẹ; khoảng cách trục a=1000mm; bôi trơn định kì; trục đĩa xích điều chỉnh được; làm việc 1 ca, xích 1 dãy
1 Hãy xác định khả năng tải của bộ truyền xích đã cho
2 Với khả năng tải lớn nhất của bộ truyền xích đã cho xác định lực căng trên mỗi nhánh xích
3 Kiểm tra điều kiện quá tải của bộ truyền xích