Mục đích nghiên cứu: Qua việc phân tích, thẩm định và đánh giá tính hiệu quả khả thi của phương án kinhdoanh ngắn hạn giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro về tín dụng.. Cho vay theo
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 2
I Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng 2
II Phân tích và thẩm định cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng 5
1 Quy trình cho vay 5
2.Phân tích, thẩm định và cho vay 6
I Giới thiệu chung về công ty CPSG Intimex và Vietcombank 8
1.Giới thiệu công ty cổ phần Sài Gòn Intimex 8
2 Giới thiệu Vietcombank 9
2.1 Sơ lược về Vietcombank 9
2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng của Vietcombank 10
II Thẩm định năng lực pháp lý của công ty CPSG Intimex 14
1 Hồ sơ pháp lý công ty cung cấp cho ngân hàng 14
2.Hồ sơ tài chính 15
3.Hồ sơ vay vốn 15
4.Hồ sơ về tài sản thế chấp 15
III Phân tích năng lực tài chính của công ty CPSG Intimex 16
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 16
Trang 2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty 17
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 18 Nhóm chỉ tiêu sinh lời của công ty 18
Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng và phát triển 20
IV Phân tích phương án sản xuất kinh doanh và thị trường của Cty CPSG Intimex năm 2008 20
Đánh giá phương án kinh doanh: 23
Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của Cty CPSG Intimex 24
V Quyết định phê duyệt cấp hạn mức tín dụng 24
KẾT LUẬN 26
PHỤ LỤC 1 27
PHỤ LỤC 2 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Một ngân hàng có thể không bao giờ hiểu biết một cách đầy đủ về người vay, bởivậy để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra và kiểm soát được nó trongphạm vi có thể, ngân hàng cần thiết phải tiến hành phân tích và thẩm định cho vay Việcthẩm định được tiến hành dựa trên các yếu tố cơ bản trong cho vay, đó là: uy tín, khảnăng hoàn trả, vốn và tài sản thế chấp
Quá trình phân tích, thẩm định được thực hiện kể từ khi ngân hàng nhận bộ hồ sơxin vay vốn của khách hàng Mục đích là phát hiện những điểm sai sót, những điểm đángnghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của một phương án sản xuất/ dự án đầu tư từ đóđánh giá tính chính xác, trung thực, khả thi của phương án/ dự án và khả năng trả nợ của
khách hàng Trước thực trạng đó nhóm 6 đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thẩm định và đánh giá tính hiệu quả khả thi phương án kinh doanh ngắn hạn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex năm 2008”.
1 Mục đích nghiên cứu:
Qua việc phân tích, thẩm định và đánh giá tính hiệu quả khả thi của phương án kinhdoanh ngắn hạn giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro về tín dụng
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Quá trình phân tích, thẩm định và đánh giá tính hiệu quả khả thi của phương án sảnxuất kinh doanh ngắn hạn Từ đó vận dụng vào thẩm định phương án sản xuất kinh doanhngắn hạn của Công ty Cổ phần Sài Gòn Intimex năm 2008
3.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Phần II: Vận dụng vào phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn của Công ty Cổ phần SàiGòn Intimex năm 2008 để thẩm định và đánh giá tính hiệu quả khả thi của phương ánkinh doanh đó
Trang 4CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
I Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng
1 Khái niệm
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng Mục đích của
loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn áp
dụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại, phương thức cho vay mà ngânhàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất định, thông thường không quá 12 tháng Điểm cơ bản của loại chovay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay
Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một
thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay
mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợvay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiềnvay cho khách hàng
Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả kỳ hạn có thể làquý hoặc năm Đến cuối kỳ hạn, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu kỳ sau,khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới
2.Phạm vi áp dụng :
Áp dụng cho khách hàng truyền thống (có nhu cầu vay vốn thường xuyên) đượcngân hàng tín nhiệm và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phùhợp với phương thức cho vay từng lần Thường khi cho vay loại này, ngân hàng khôngyêu cầu đảm bảo tín dụng
3.Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm: Thủ tục cho vay đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn
vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp
Trang 5 Nhược điểm: Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp,
ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay
4.Cách xác định hạn mức tín dụng
Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sảnlưu động Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu độngcủa doanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác Có nhưvậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cầnthiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ Mặt khác, không vì thế mà xác định quá khắtkhe dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp
Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của kháchhàng, tài sản bảo đảm tiền vay, NH và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mứctín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh Về bản
chất, xác định hạn mức tín dụng là trả lời các câu hỏi : Khách hàng cần gì? Cần bao nhiêu tiền? Ngân hàng có đáp ứng được không? Tài sản thế chấp có đủ không? …
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong
đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính
có thể liệt kê ở bảng dưới đây:
Trang 6Bảng 2.1 Bảng minh họa liệt kê kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
Nguồn: Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng – TS Nguyễn Minh Kiều
Ngoài cách xác định nhu cầu vay vốn như trên, nhu cầu hạn mức tín dụng có thể xác
định theo công thức sau :
Trong đó:
(2) Bao gồm : Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Phải trả khác.
(3) Là giá trị tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn dài hạn (vốn chủ, nợ dài hạn nếu có)
Khả năng nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng
Giá trị tái sản thế chấp cầm cố (nếu phải là tài sản thế chấp)
Giới hạn mức cho vay tối đa theo từng phương án, dự án là giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản tín dụng đó
- Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng - Nợ ngắn hạn
- Chứng khoán ngắn hạn - Phải trả người bán
- Khoản phải thu - Phải trả công nhân viên
-Nợ ngắn hạn phi ngân hàng (2)
- Nguồn dài hạn có
thể sử dụng (3)
Trang 7II Phân tích và thẩm định cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng
1 Quy trình cho vay.
Ngân hàng luôn tìm kiếm và khai thác tối đa các thông tin về khách hàng, để có thểlàm rõ năng lực sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả để đưa ra quyết định cho vay.Việc ngân hàng không nắm vững các thông tin về khách hàng là nguyên nhân chính dẫnđến những rủi ro trong hoạt động cho vay của mình Do đó để có thể giảm thiểu nhữngrủi ro này, các ngân hàng thường xây dựng cho mình một quy trình cho vay chặt chẽ,gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định kể từ khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn của khách hàng đến khi giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Mỗi ngân hàng sẽ có những quy trình cho vay khác nhau, với nội dung cụ thể nhưsau:
1.1 Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay.
Đây là giai đoạn quan trọng để xác định thông tin và đánh giá về khách hàng Tùytheo mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại vay khách hàng yêu cầu và quy
mô vay vốn mà cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo những thông tinyêu cầu bộ hồ sơ thường yêu cầu những thông tin sau:
- Thông tin về năng lực pháp lý và hành vi dân sự của khách hàng
- Thông tin về năng lực sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng
- Thông tin về đảm bảo tín dụng
Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng lập và nộp những loại giấy tờ:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy chững minh tư cách pháp nhân của khách hàng,
- Phương án SXKD hoặc dự án đầu tư và kế hoạch trả nợ
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất
- Các giấy tờ kiên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp
- Giấy tờ liên quan khác nếu cần
1.2 Tiếp nhận, phân tích và thẩm định hồ sơ.
Phân tích và thẩm định cho vay là phân tích tình hình thực tế và tiềm năng tài chínhcủa khách hàng, từ đó xem xét được những rủi ro và dự kiến được các biện pháp phòngngừa
Thông thường có 2 cách phân tích và thẩm định hồ sơ:
Thứ nhất, giao cho một hoặc một nhóm người thực hiện toàn bộ quá trình thẩm
định Cách này chỉ phù hợp với những món vay nhỏ, yêu cầu về chất lượng và tính phứctạp của quá trình thẩm định không cao
Trang 8Thứ hai, quá trình phân tích tín dụng được chuyên môn hóa theo đó sẽ có những
bộ phận chuyên môn cụ thể thực hiện các khâu trong quá trình phân tích tín dụng
- Nên trao quyền tín dụng cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lựcphân tích và phán quyết theo quy mô vốn vay
Sau khi ra quyết định tín dụng, nếu chấp nhận cho vay, khách hàng ký kết hợp đồng tíndụng Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời Hồ sơ vay vốn là cơ sở pháp
lý quan trọng chứng minh sự hình thành, tồn tại và kết thúc quan hệ tín dụng với kháchhàng
1.4 Giải ngân.
Đây là hình thức cấp pháp tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức hạn tín dụng đãcam kết trong hợp đồng Tùy theo hình thức và quy mô mà ngân hàng sẽ áp dụng hìnhthức giải ngân phù hợp Có 2 cách giải ngân:
- Giải ngân một lần: tiền vay được phát cho khách hàng vào đầu kỳ hạn vay tiền.Cách này áp dụng cho những món vay nhỏ, thời hạn ngắn
- Giải ngân nhiều lần: tiền vay được phát nhiều lần cho khách hàng thành nhiều đợt.Phương pháp này áp dụng món vay lớn, thời hạn dài hoặc khách hàng sử dụng vốn vaycho hoạt động kinh doanh có tính phức tạp
1.5 Tổ chức kiểm tra giám sát thu nợ gốc và lãi
1.6 Thanh lý hợp đồng
2.Phân tích, thẩm định và cho vay.
Việc phân tích được thực hiện từ khi ngân hàng nhận hồ sơ vay vốn của kháchhàng Mục đích là phát hiện các sai sót, những điểm đáng nghi ngờ của dự án Từ đóđánh giá tính chính xác, trung thực, khả thi của dự án và khả năng trả nợ của khách
Trang 9hàng Xét về nội dung, quá trình phân tích và thẩm định cho vay tập trung vào nhữngvấn đề sau:
2.1Đánh giá năng lực pháp lý và năng lực hoạt động của người vay.
Năng lực pháp lý và năng lực hoạt động của người vay là tiêu chí quan trọng đầutiên khi thiết lập quan hệ tín dụng
Năng lực pháp lý và năng lực hoạt động của người vay được thể hiện qua năng lực hành
vi dân sự hay tư cách cá nhân, các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
Năng lực hoạt động khách hàng được thể hiện qua:
- Mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động
- Khả năng nắm bắt, tiếp cận thị trường và uy tín của người đi vay
- Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, thương hiệu sản phẩm trên thị trường…
- Uy tín của người vay với ngân hàng cho vay và các tổ chức tín dụng khác
2.2Đánh giá năng lực tài chính của người vay.
Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có nghĩa là hiệu quả sử dụngvốn cao, thì việc hoàn trả nợ vay sẽ đúng hạn Để có thể đánh giá được đầy đủ và chínhxác về năng lực tài chính của khách hàng, ngân hàng nên lựa chọn các chỉ tiêu đánh giácho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển
2.3Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn
Phương án sản xuất kinh doanh nằm trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Do đó ngân hàng cần tìm hiểu kỹ những vấn đề sau:
- Cung cầu sản phẩm trên thị trường, uy tín, danh tiếng, chu kỳ sống của sản phẩm
- Khả năng cung cấp đầu vào của khách hàng: giá cả, phương thức thanh toán, thờigian giao hàng…
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: trình độ lao đông, dây truyên công nghệ…
- Khả năng tiêu thụ: số lượng hợp đồng của doanh nghiệp, hệ thống bán hàng, giábán, phương thức thanh toán…
Trang 10CHƯƠNG II VẬN DỤNG VÀO PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CPSG INTIMEX NĂM 2008 ĐỂ PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ, KHẢ THI CỦA PHƯƠNG ÁN TẠI VIETCOMBANK
Sơ đồ tóm lược công tác thẩm định vay vốn của công ty CPSG Intimex tại
Vietcombank
I Giới thiệu chung về công ty CPSG Intimex và Vietcombank
1.Giới thiệu công ty cổ phần Sài Gòn Intimex
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX
- Tên tiếng Anh: INTIMEX SAIGON JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: INTIMEX SAIGON JSC
- Địa chỉ: Số 1 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại: 8.438286 Fax: 8.439366
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Tổ chức, sản xuất gia công hàng xuất nhập khẩu
+Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, lâm sản, hải sản
+Kinh doanh vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng, giao nhận kho vận
Thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex
Phân tích năng lực
pháp lý khách hàng
Phân tích tình hình tài chính
Thẩm định phương
án sản xuất kinh doanh
Quyết định phê duyệt cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng
Phân tích kết cấu nguồn vốn và tài sản
Phân tích các chỉ số tài chính
Trang 11+ Kinh doanh nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, mặt hàng điện, điện tử
+Kinh doanh các loại rượu, hoá chất (theo quy định của Nhà nước), phân bón, nhựa và các sản phẩm bằng nhựa, cao su và các sản phẩm bằng cao su
- Vốn điều lệ : 2.800.000.000 VNĐ
- Vốn kinh doanh hiện tại: 2.800.000.000 VNĐ
- Người đại diện pháp luật:
2 Giới thiệu Vietcombank.
2.1 Sơ lược về Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiệnthí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàngTMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thôngqua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếuVietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứngkhoán TPHCM
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay
đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy
đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt độngtruyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảngdịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trongviệc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ: VCBInternet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tụcthu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thóiquen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán
bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành
Trang 12viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâmĐào tạo, 79 chi nhánh và hơn 330 phòng giao dịch trên toàn quốc,2 công ty con tại ViệtNam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liênkết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 2.000 máyATM và trên 43.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt độngngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.700 ngân hàng đại lý tại trên 120 quốcgia và vùng lãnh thổ.
2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng của Vietcombank
2.2.1 Hạn mức tín dụng (hạn mức tín dụng ngắn hạn):
Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng).Đặc điểm của sản phẩm:
Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình
Chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ
Lợi ích:
Thủ tục vay đơn giản, tiện lợi có thể rút vốn vay nhiều lần với 01 bộ hồ sơ vay Doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn vay khi đã được cấp hạn mức tín dụng
Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với Vietcombank
2.2.2 Quy trình cho vay
1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
• Hồ sơ pháp lý
• Hồ sơ khoản vay
• Hồ sơ bảo đảm tiền vay
2 Thẩm định các điều kiện tín dụng.
• Đánh giá chung năng lực pháp lý của khách hàng
• Tình hình tài chính của khách hàng Cụ thể là: đánh giá về tính trung thực, sự chính xác của “Báo cáo tài chính”, phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phân tích các tồn tại nguyên nhân
• Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ
• Bảo đảm tiền vay
• Xác định phương thức nhu cầu vay (trong trường hợp cho vay theo hạn mức)
• Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay
• Xem xét điều kiện thanh toán (hình thức thanh toán)
3 Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng.
Trang 13• Cán bộ tín dụng lập tờ trình cho vay sau khi đã nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.
• Trưởng phòng tín dụng thẩm định lại, ghi lại ý kiến vào Tờ trình rồi trình Lãnh đạo ngân hàng xem xét
• Lãnh đạo Ngân hàng xem xét lại rồi quyết định Lãnh đạo ngân hàng có thể đưa ra quyết định: duyệt đồng cho vay ; duyệt cho vay có điều kiện ; không đồng ý; đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp; trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh (nội
dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải ghi rõ: số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn vay, và các điều kiện khác (nếu có)
• Hoàn chỉnh lại các thủ tục khác theo quy định Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào quyết định của lãnh đạo để tiến hành: yêu cầu bổ sung giấy tờ còn thiếu; hoặc thẩm định lại, bổ sung tờ trình chưa đạt yêu cầu; hoặc soạn thảo văn bản báo cho khách hàng đối với các khoản vay bị từ chối Sau đó, trưởng phòng tín dụng sẽ kiểm tra lại, ghi ý kiến của mình vào và nộp lại cho lãnh đạo
• Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Đầu tiên, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm, trưởng phòng tín dụng sẽ kiểm tra, nếu đúng thì kí trình lãnh đạo, lãnh đạo thấy đúng thì kí duyệt; nếu sai sẽ yêu cầu chỉnh sửa lại cho phù hợp
• Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay
• Thời gian thẩm định xét duyệt cho vay: tính từ khi khách hàng hoàn
tất hồ sơ
4 Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
A - Giải ngân :
** Chứng từ của khách hàng :
• Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ
• Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm
thu
• Đối với hóa đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể Chi nhánh có thể yêu cầuxuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và chịu trách nhiệm về tính trung thực của bản liệt kê ) để đối chiếu trong quá trình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân
• Thông báo nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài (đã xác định trong hợp đồng tín dụng)
** Chứng từ của ngân hàng :
• Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp Bước 3 chưa hoàn thành thủ tục đảm bảo tiền vay
• Bảng kê rút vốn ( Nhận nợ vay )
Trang 14• Giấy lĩnh tiền mặt, Ủy nhiệm chi.
** Trình duyệt giải ngân :
** Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ:
• CBTD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay, hạch toán theo chứng từ nhận nợ qua mạng máy tính
• CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phòng nghiệp vụ có liênquan như : Phòng Kế toán, Phòng Quản trị vốn, Phòng Kinh doanh ngoại tệ (nếu có ), Phòng Thanh toán quốc tế (đối với trường hợp thanh toán với nước ngoài )
B - Theo dõi, kiểm tra các khoản vay: theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay do Tổng Giám Đốc ban hành
5 Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng:
- Theo dõi trả nợ gốc
- Theo dõi trả lãi
- Theo dõi trả phí đối với các khoản có phí
- Theo dõi những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng
6 Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay
Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản
- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố
- Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố
Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên này trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng xem như hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng
Trường hợp bên vay yêu cầu CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý
7 Hoàn thiện và lưu hồ sơ
* Quy trình cấp tín dụng:
Hình 1 - Lưu đồ quy trình tín dụng của Vietcombank
Trang 16
II Thẩm định năng lực pháp lý của công ty CPSG Intimex
1 Hồ sơ pháp lý công ty cung cấp cho ngân hàng
Bảng hồ sơ pháp lý của công ty
hành Nội dung Loại văn bản
số BTM
Bản sao có con dấu của BTM
26/04/2006 Hội đồng
quản trị Cty CPSG Intimex
Bầu chon chủ tịch HĐQT, giám đốc, phó chủ tịch HĐQT
Bản sao có con dấu của công ty
nhận đăng kíkinh doanh số:
4103004821
30/05/2006 Sở kế
hoạch- Đầu
tư TP.HCM
Bản sao công chứng
nhận đăng kíthuế số:
0304422525
30/06/2006 Thủ trưởng
cơ quan thuế
Bản sao công chứng
số 01/INTSG-HĐQT
01/07/2006 Hội đồng
quản trị
Bổ nhiệm ông Đào Văn Lân giữchức vụ giám đốc
Bản gốc
số 02/INTSG-HĐQT
01/07/2006 Chủ tịch
hôi đồng quản trị
Bổ nhiệm ông Đinh Ngọc Trường giữ chức vụ kế toán trưởng
Bản gốc
Trang 179 Bản đăng ký
mẫu dấu và chữ ký giao dịch
Mẫu dấu của công ty CPSG Intimex và chữ ký mẫu của Giám đốc và kế toán trưởng
Bản gốc
Nguồn: Bộ hồ sơ vay vốn của công ty CPSG Intimex cung cấp cho Vietcombank
Đánh giá:
- Trước ngày 01/07/2006 Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex trực thuộc Cty
Xuất nhập khẩu Intimex (Bộ Thương Mại) có đầy đủ tính pháp lý của một doanh nghiệpnhà nước
- Sau ngày 01/07/2006 Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex chuyển đổi thànhCÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX Công ty đã bổ sung đầy đủ các văn bảnpháp lý để chứng minh được tư cách pháp nhân mới của mình Bao gồm các hồ sơ liệt kêbên trên
Như vậy sau khi cổ phần hoá Cty CPSG Intimex xét về mặt pháp lý bảo đảm đượcnhững yêu cầu của bên cho vay
2.Hồ sơ tài chính
Báo cáo tài chính năm 2006 và 2007gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.Hồ sơ vay vốn
- Đơn xin vay vốn với hạn mức là 25.000 trđ
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Phương án sử dụng vốn vay
4.Hồ sơ về tài sản thế chấp
Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của công ty Intimex