1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

89 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Ý nghĩa của Luận cương - Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu + Đánh giá không đúng v

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHNNHN)

THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

I MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

1 Kiến thức

(1) Nắm vững được điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của

Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.

(2.) Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách củaĐảng trong quá trình cách mạng Việt Nam

(3) Đánh giá đường lối và hiệu quả thực hiện đường lối

Trang 2

hình thành tình cảm, niềm tin vào con đường cách mạng mà dân tộc ta đãlựa chọn

II THỜI LƯỢNG VÀ CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

1 Thời lượng

Gồm 45 tiết (03 tín chỉ), thực hiện theo nguyên tắc chia tổng số tiết nhưsau:

- Giảng lý thuyết: 35 tiết

- Thảo luận trên lớp: 10 tiết

2 Môn học tiên quyết

- Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Tư tưởng Hồ Chí Minh

III TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học bao gồm 8 chương, là một hệ thống tri thức về quá trìnhhoạch định đường lối của Đảng, gắn liền với những hoạt động đa dạng,phong phú, nhằm thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời (1930) cho đến nay

Môn học trình bày một cách khách quan, có hệ thống quá trình ra đờicủa Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam và đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ củacách mạng Việt Nam, các biện pháp, giải pháp trong tổ chức thực hiện Trên

cơ sở đó, so sánh với yêu cầu thực tiễn, thông qua sự kiểm nghiệm của thựctiễn để đánh giá đường lối của Đảng; khẳng định những thành công, chỉ ranhững hạn chế trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối, từ đó làm rõnhững nguyên tắc, những quy luật khách quan chi phối quá trình Đảng hoạchđịnh, thực hiện đường lối

Trang 3

III NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Bài mở đầu NHẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”

- Là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục

tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam và cácbiện pháp, giải pháp trong tổ chức thực hiện

- Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị

quyết, chỉ thị của Đảng

Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiếntrình cách mạng Việt Nam, từ CMDTDCND đến CMXHCN

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN - chủ thể hoạch định đường lốicách mạng Việt Nam

- Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối cáchmạng của Đảng

- Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trên một

số lĩnh vực cơ bản trong tiến trình cách mạng Việt Nam

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC

1 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận

- Thế giới quan, Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cácquan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh và các quan điểmcủa Đảng

Các phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phươngpháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổnghợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa

2 Ý nghĩa của việc học tập môn học

- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng,

về đường lối của Đảng trong CMDTDCND và CMXHCN, chú trọng một sốđường lối, chủ trương quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới

- Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, địnhhướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ýthức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước

- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động,tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… theo đường lối,chính sách của Đảng

Trang 5

Chương I

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG

LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG (6 tiết)

I HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (SV tự

nghiên cứu tài liệu)

1 Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

2 Hoàn cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam

- Kìm hãm, nô dịch về văn hoá Sử dụng chính sách “Ngu dân dễ trị”

Sự phân hóa xã hội và các mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa Việt Nam

Sự phân hóa xã hội

Xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, kết cấu giai cấp thayđổi, xuất hiện nhiều giai tầng mới; đồng thời ở một số giai tầng lại tiếp tục có sựphân hóa:

- Giai cấp nông dân.

- Giai cấp địa chủ, phong kiến (chia làm hai bộ phận:Tầng lớp trên vàđịa chủ vừa và nhỏ)

- Giai cấp tư sản (phân hóa thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản).

- Tiểu tư sản

- Giai cấp công nhân.

Tính chất và mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam

Trang 6

- Tính chất xã hội thay đổi:

+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm thay đổi tính chất xãhội Việt Nam

+ Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xãhội thuộc địa nửa phong kiến

- Mâu thuẫn xã hội thay đổi:

+ Mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt Nam phong kiến làmâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến không mất đi mà vẫn tiếptục tồn tại

+ Hình thành mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với thực dân Pháp xâm lược

+ Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó mâu thuẫn bao trùm,gay gắt, cơ bản, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dânPháp và tay sai Thái độ, vị trí các giai cấp ở Việt Nam đều bị mâu thuẫn nàychi phối

II NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG

1 Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước (SV tự nghiên cứu tài

liệu)

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

Phong trào Cần Vương (1885-1896):

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913):

- Kết luận: Mặc dù chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng các

phong trào đều bị dập tắt Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiếnkhông thể giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ và hoàn toàn bất lực trước

nhiệm vụ của lịch sử đề ra

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

- Xu hướng bạo động:

+ Phong trào Đông Du (1906-1908):

Do Phan Bội Châu (1867-1940) khởi xướng và lãnh đạo

Trang 7

Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, chẳngkhác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

+ Việt Nam Quang phục Hội (1912):

Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơnảnh hưởng đến Phan Bội Châu Ông chuyển sang lập trường dân chủ tư sản,lập ra Việt Nam Quang phục hội (5-1912) để chống Pháp

- Xu hướng cải lương:

+ Phong trào Duy Tân (1906-1908):

Do Phan Châu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đứng đầu,giương cao ngọn cờ, dân chủ và cải cách văn hoá - xã hội, phản đối vũ trangbạo động chống Pháp

Hạn chế của ông là dựa vào Pháp chống chính quyền tay sai, kêu gọiPháp cho phép thực hiện những cải cách dân chủ, “chẳng khác nào xin giặc

rủ lòng thương”

+ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907):

Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo

Phong trào diễn ra khá sôi nổi, dưới các hình thức tuyên truyền cảicách văn hoá - xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, tuyên truyền cho việc học chữquốc ngữ

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1930)

- Phong trào quốc gia cải lương của tầng lớp tiểu tư sản thành thị vàđịa chủ lớp trên:

+ Năm 1919, phong trào tẩy chay Hoa kiều, bài trừ hàng hoá ngoại,chấn hưng hàng nội hoá, với khẩu hiệu: “Người Việt Nam không mang vàng

đi đổ sông Ngô”, “ Người Việt Nam mua hàng Việt Nam”

+ Năm 1923, phong trào chống độc quyền xuất khẩu gạo ở cảng SàiGòn của Pháp

+ Cuộc đấu tranh chống độc quyền nước mắm (1920-1926)

+ Cuộc đấu tranh đòi mở rộng các quyền tự do, dân chủ, tham gia cáchoạt động chính trị Tiêu biểu là Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu

Trang 8

- Phong trào yêu nước dân chủ công khai:

+ Những phần tử tiểu tư sản yêu nước khác tập trung trong những tổchức như “Tâm Tâm xã” (1923), “ Việt Nam nghĩa hoà Đoàn” (1925), “Hộiphục Việt” (1925), “Đảng Thanh niên” ( 1926)

+ Họ xuất bản một số tờ báo tiến bộ như “Chuông rè” “ L’ Annam”, “Nước Annam trẻ”, với một loạt các nhà xuất bản như: Nam đồng thư xã,Cường học thư xã…

- Phong trào cách mạng quốc gia tư sản:

+ Gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

+ Ra đời ngày 25-12-1927 Tiền thân là Nam đồng thư xã

+ Lãnh tụ : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài

+ Thành phần: Công chức, hào lý, địa chủ, binh lính trong quân đội + Tư tưởng chính: Đánh đổ thực dân Pháp, phá bỏ ngôi vua, thành lập

chính quyền của người Việt Nam.

+ Địa bàn hoạt động: Đồng bằng, trung du Bắc Bộ

+ Tiến hành các hoạt động ám sát và bị thực dân Pháp đàn áp

+ Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9-2-1930 và nhanh chóng bịthực dân Pháp đàn áp Phong trào thất bại, chấm dứt vai trò của giai cấp tưsản

Ý nghĩa của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

và dân chủ tư sản

2 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước

Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

- 1911-1916: Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước, qua nhiều thuộcđịa, với các châu lục khác nhau, khảo nghiệm cách mạng trên hai phươngdiện lý luận và thực tiễn

- 1917- 1920: Hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, chịu ảnh

hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của

Trang 9

Lênin và lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đườngcách mạng vô sản.

Những bước phát triển nhận thức trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

- 1911- 1916: Ra đi với xuất phát điểm là chủ nghĩa yêu nước, quanghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc rút ra những kếtluận mang tính nền tảng cho nhận thức và hành động:

+ Nhận thức rõ bạn – thù

+ Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam.+ Tìm ra hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cáchmạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động

- 1917-1920: Dưới tác động của hàng loạt sự kiện (Cách mạng tháng

Mười Nga thắng lợi, Bản yêu sách 8 điểm bị từ chối, đọc được Luận cương

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin…), Nguyễn Ái Quốc tiếp

tục rút ra hàng loạt những kết luận quan trọng, mang tính đột phá về chất:

+ Cách mạng vô sản là là cuộc cách mạng triệt để nhất (1917)

+ Các dân tộc muốn được độc lập tự do thực sự phải trông cậy trướchết vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng mình (1919)

+ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác, ngoài con đường cách mạng vô sản (7-1920)

- 12-1920, khi bỏ phiếu tán thành thành lập ĐCS Pháp và gia nhậpQuốc tế III, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộcViệt Nam

3 Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối giải phóng dân tộc vào Việt Nam

Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 (XX)(SV tự xem lại môn Tư

tưởng HCM)

Hệ thống quan điểm và lý luận về “Đường cách mệnh” thể hiện kháhoàn chỉnh qua các tác phẩm, bài viết của Người trong chặng đường hoạtđộng từ năm 1921 đến 1927 Nội dung hệ thống quan điểm đó là:

Trang 10

- Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân Từ đó xác định,chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp của nhân dân các nước thuộc địa

- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thờiđại cách mạng vô sản Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhândân lao động và giai cấp công nhân

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng ở

“chính quốc” có quan hệ khăng khít với nhau Phải thực hiện liên minhchiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và “chính quốc” Cáchmạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”, mà

có tính chủ động, độc lập và nó có thể thành công trước cách mạng ở “chínhquốc”

- Cách mạng ở thuộc địa trước hết là giải phóng dân tộc, sau đó mởđường tiến lên giải phóng hoàn toàn lao động, giải phóng con người, tức làlàm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN

- Về lực lượng cách mạng: “công nông là người chủ cách mệnh”, “làgốc cách mệnh”; công nhân là giai cấp lãnh đạo, tiểu tư sản trí thức là bạnđồng minh của cách mạng

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Quần chúng cần được giácngộ và tổ chức lại thành đội ngũ vững bền; hiểu biết tình thế, “có mưuchước”

- Phải thực hiện liên minh, đoàn kết với các lực lượng cách mạngquốc tế; phải nêu cao tính chủ động cách mạng, ý thức tự lực, tự cường

- Cách mạng muốn thắng lợi phải có đảng lãnh đạo Đảng muốn vữngphải có học thuyết cách mạng, đó là học thuyết Mác - Lênin, phải biết vậndụng đúng đắn học thuyết đó vào cách mạng Việt Nam

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) và phong trào “vô sản hóa” (1928)

- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận.

Trang 11

- Hội tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng và xây dựng hệthống tổ chức trong nước, chuẩn bị tích cực cho việc thành lập ĐCS ở ViệtNam

- Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương "vô sản hoá" đưa hội viên củamình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước cùng sống và làm việcvới công nhân, truyền bá lý luận, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giảiphóng dân tộc

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhanh chóng phát triển (năm

1928 có 300 hội viên, năm 1929 đã tăng tới 1.700 hội viên) và phát triển ởnhiều trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng

- Hoạt động truyền bá chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởngcách mạng Hồ Chí Minh của Hội đã có tác dụng tích cực, làm dấy lên mộtphong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt là phong tràocông nhân

4 Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

Phong trào công nhân chuyển sang tự giác

- Từ năm 1920-1925, đã nổ ra 25 cuộc bãi công của công nhân, tiêubiểu nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn- 8-1925)

- Trong hai năm 1926-1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhân trong

cả nước Tiêu biểu là bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định 1926), đồn điền Cam Tiên (12-1926), đồn điền Phú Riềng (tháng 8, 9-1927)

(7 Năm 1928(7 1929, các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tinh thần đoànkết giai cấp, ý thức tổ chức của công nhân

- Phong trào nông dân đến năm 1927 đã phát triển khá mạnh ở nhiềuvùng trong cả nước

- Phong trào công nhân và phong trào nông dân đã có tác dụng hỗ trợ lẫnnhau

Sự ra đời của các tổ chức cộng sản

Trang 12

Phong trào công nhân cuối những năm 20 phát triển không đồng đều,mạnh nhất là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ Nắm bắt được đòi hỏi củaphong trào, những người lãnh đạo trong kỳ bộ Bắc Kỳ nhận ra sự cấp thiếtphải thành lập một ĐCS thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đểtiếp tục đưa phong trào giải phóng dân tộc tiến lên Xu thế thành lập mộtĐCS đã chín muồi.

- Tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cáchmạng thanh niên họp tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) quyết định thành lậpchi bộ cộng sản đầu tiên bao gồm 7 đồng chí

- Đầu tháng 5-1929, tại Đại hội I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đưa ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam cách

mạng Thanh niên và thành lập ĐCS Nhưng đề nghị đó không được chấp

nhận, nên Đoàn đã bỏ đại hội ra về

- Đêm 17-6-1929, một số đại biểu của Kỳ bộ Bắc Kỳ đã họp tại 312

phố Khâm Thiên tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản đảng Hội nghị

đã thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm

cơ quan ngôn luận của Đảng

- Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng sản đảng, Tổng

bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam kỳ đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng vào tháng 8-1929, xuất bản báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận của mình

- Tháng 1-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời từ trong phái

cấp tiến của Đảng Tân Việt

III HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1 Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

a.Hội nghị thành lập Đảng

- Thời gian : Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-19301 đến 7-2-1930

- Địa điểm: Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc

- Nội dung:

1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị

Trang 13

+ Hội nghị thảo luận và nhất trí với năm điểm lớn theo đề nghị củaNguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản lấy tên làĐCSVN.

+ Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt,sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và chương trình tóm tắt của Đảng doNguyễn Ái Quốc soạn thảo Những văn kiện này hợp thành cương lĩnh cáchmạng đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh Hồ Chí Minh

- Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gianhập ĐCSVN ĐCSVN đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở ViệtNam

b.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng bao gồm: Chính cươngvắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt; được thông qua tại Hộinghị thành lập Đảng

- Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:+ Phương hướng chiến lược: “Làm tư sản dân quyền cách mạng vàthổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

+ Về nhiệm vụ cách mạng, Cương lĩnh xác định trên những lĩnh vực

chính trị, kinh tế, văn hóa Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc,dân chủ và XHCN Song, nổi bật là nhiệm vụ ''đánh đổ đế quốc chủ nghĩaPháp và bọn phong kiến Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập''

+ Lực lượng cách mạng: đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, cáclực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thùchủ yếu của dân tộc là CNĐQ Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạngphát triển đến thắng lợi hoàn toàn

+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạngthếgiới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứngtrong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhânthế giới, mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô

+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cáchmạng Việt Nam ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản và là nhân tố

Trang 14

2 Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng (SV tự nghiên cứu tài

Năm 1930, ĐCSVN ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc dân Đảng tan

rã Cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh lịch sử củagiai cấp tư sản kết thúc Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển qua tay giaicấp công nhân

- ĐCS ra đời là sản phẩm của lịch sử đấu tranh dân tộc và giải quyếtyêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kếthợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân, phong trào yêu nướcViệt Nam

- ĐCS ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quátrình phát triển của lịch sử Việt Nam Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo duy nhất của ĐCSVN - một Đảng mác-xít kiên cường, có đường lốicách mạng khoa học và sáng tạo, đủ sức đương đầu với mọi kẻ thù và sẽ dẫndắt dân tộc giành những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử dân tộc

HỌC LIỆU

1 Nguyễn Đình Bài (2003), “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quy

luật hình thành ĐCSVN”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 1, tháng 1-2,

tr 5-6

2 Lê Mậu Hãn (2006), ĐCSVN, các Đại hội và Hội nghị Trung ương,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 9-28

3 Lê Mậu Hãn (1990), “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc

trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tr 18.

Trang 15

4 Đinh Xuân Lâm (2001), “Về con đường cứu nước Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 7, tr 10-13.

5 Trịnh Nhu (2000), “Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập

ĐCSVN”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, tháng 3, tr 30-34.

6 Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 2,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 21-128

7 Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Đường cách mệnh, Tập 2, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 257-318

8 Lê Ngọc (1997), “Đường cách mệnh”- tác phẩm đặt nền móng

đường lối cứu nước mới”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 6, tr 10-13.

9 Song Thành (2000), “Những cống hiến lịch sử của Nguyễn Ái

Quốc vào quá trình thành lập ĐCSVN”, Tạp chí Cộng sản, số 3, tháng 2, tr.

22-25

10 Phạm Xanh (1990), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-1930), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội

Trang 16

Chương II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

(1930-1945) (4 tiết)

I CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939

1 Trong những năm1930-1935

a Luận cương chính trị tháng 10-1930

Nội dung của Luận cương

- Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở ĐôngDương

- Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương:

+ Lúc đầu cách mạng Đông Dương là một cuộc cách mạng tư sản dânquyền, có tính chất thổ địa và phản đế, tư sản dân quyền cách mạng là thời

kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng

+ Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển,

bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Đánh đổ phong kiến,thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp,làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

Trong hai nhiệm vụ này, Luận cương xác định: “Vấn đề thổ địa là cáicốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnhđạo dân cày

- Về lực lượng cách mạng:

+ Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dânquyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Dân cày (nông dân) là lực lượngđông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng

+ Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lạicách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương vàkhi cách mạng phát triển cao thì họ theo đế quốc

+ Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ dodự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thứcthì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đếquốc trong thời kỳ đầu

Trang 17

+ Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị mới đi theo cách mạng mà thôi.

- Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng vềcon đường “võ trang bạo động” Võ trang bạo động để giành chính quyền làmột nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”

- Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cáchmạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giaicấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới,trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong tràocách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăngcường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản làđiều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lốichính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làmnền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở ĐôngDương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản

Ý nghĩa của Luận cương

- Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về

chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu

+ Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản,phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phânhoá, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóngdân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minhdân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược vàtay sai

- Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau:

Trang 18

+ Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của

xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam

+ Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấptrong cách mạng ở thuộc địa, và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng

“tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó.Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã khôngchấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn ÁiQuốc được nêu trong Đường Cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và Sách lượcvắn tắt

b Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng (SV tự

nghiên cứu tài liệu)

- Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạngrộng lớn, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh Giữa lúc phong trào cách mạngcủa quần chúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp,khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt ĐảngCộng sản Đông Dương

- Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bịbắt, bị giết hoặc bị tù đầy Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương vàcác địa phương lần lượt bị phá vỡ Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương bịbắt Toà án của chính quyền thực dân Pháp mở các phiên toà đặc biệt để xét

xử những người cách mạng

- Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng ởCao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá,Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫnđược duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động Nhiều đảng viên vượt tù

đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

- Các Xứ uỷ Bắc-Trung-Nam Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần,

đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933 Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ,chi bộ lần lượt được phục hồi Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức củaĐảng được thành lập

- Đầu năm 1932, trước tình hình các Uỷ viên Ban Chấp hành Trungương Đảng và hầu hết Uỷ viên các Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bịđịch bắt và nhiều người đã hy sinh, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng

Trang 19

chí Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổchức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng Tháng 6-1932, Ban lãnh đạoTrung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản ĐôngDương.

- Chương trình hành động của Đảng khẳng định: công nông ĐôngDương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo độngthực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thựchiện chủ nghĩa xã hội Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này,Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợithiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho nhữngyêu cầu chính trị cao hơn Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảoquần chúng được nêu lên trong Chương trình hành động:

Thứ nhất, đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lạitrong nước và ra nước ngoài

Thứ hai, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự docho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình

Thứ ba, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác

Thứ tư, bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối

Ngoài ra Chương trình hành động của Đảng còn đề ra những yêu cầu

cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân

Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức

và đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phùhợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Nhờ vậy, phong trào cách mạng củaquần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục

- Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao(Trung Quốc) Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phụcphong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng Đại hội đề ra ba nhiệm vụtrước mắt là: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động thu phụcquần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộLiên bang Xô viết, ủng hộ cách mạng Trung Quốc…

2 Trong những năm 1936-1939

a Hoàn cảnh lịch sử (SV tự nghiên cứu tài liệu)

Trang 20

- Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm1929-1933 và tình trạng tiêu điều tiếp theo trong các nước thuộc hệ thống tưbản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gaygắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao

- Chủ nghĩa phátxít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi đã và đang đedoạ nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế

- Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tạiMátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp Đoàn đại biểuĐảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu

+ Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giớichưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít

+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao độngthế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủnghĩa xã hội, mà là chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dânchủ và hòa bình

+ Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nướctrên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộngrãi chống phátxít và chiến tranh phátxít

Đại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lậpmặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt

b Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

Chủ trương đấu tranh dân sinh, dân chủ:

- Xuất phát từ đặc điểm tình hình Đông Dương và thế giới, vận dụng Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị 7/1936 của Đảng ta xác định:

+ Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dânchủ, cải thiện đời sống Đảng phải nắm lấy những yêu cầu đó để phát độngquần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn saunày

+ Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương lúc này

là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

+ Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa

Trang 21

bình; "lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giaicấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau,các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dânchủ đơn sơ"

+ Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức

tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp,nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức

và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thíchhợp

+ Phải nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ,phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương

Nhận thức mới của Đảng về nhiệm vụ dân tộc, dân chủ:

Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng" Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà

ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn

mà giải quyết trước Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tậptrung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng Đó là nhậnthức mới phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên củaĐảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930

- Tiếp theo Hội nghị 7/1936, các Hội nghị của Ban Chấp hành Trungương Đảng họp trong năm 1937, 1938 và 1939 đã tiếp tục giải quyết mốiquan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể trước mắt của cáchmạng, đã đặt ra nhiệm vụ chính trị cụ thể của cách mạng trong một hoàncảnh cụ thể, biết tập hợp rộng rãi những lực lượng chính trị dù là bé nhỏ, bấpbênh, tạm thời, sử dụng các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, phùhợp với mục tiêu cụ thể nhằm động viên hàng triệu quần chúng lên trậntuyến đấu tranh cách mạng, chuẩn bị tiến lên những trận chiến đấu cao hơn,thực hiện mục tiêu chiến lược của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ

Trang 22

Có thể nói rằng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong

thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng,thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của đảng, mở ra mộtcao trào mới trong cả nước

II CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945

1 Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

a Tình hình thế giới và trong nước

- Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh vàPháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ

- Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp Chính phủ Pháp đầu hàng Đức

- Ngày 22-6-1941, phát xít Đức xâm lược Liên Xô

- Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyêntruyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sảnĐông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn

và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản,cấm hội họp và tụ tập đông người

- Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, một số quyền tự do, dân chủcủa người dân đã bị thủ tiêu, thực dân Pháp đã ban bố lệnh tổng động viên,

ra sức vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc.Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm “bia đỡ đạn”

- Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940, phát xít Nhật đã tiếnvào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp

ký hiệp định đầu hàng Nhật, đặt nhân dân ta dưới cảnh một cổ hai tròng.Điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp-Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

b Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

- Căn cứ vào tính chất cách mạng Đông Dương đã có sự thay đổi, BanChấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (11-1939), Hộinghị lần thứ bảy (11-1940), và Hội nghị lần thứ tám (5-1941) Trên cơ sởnhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứvào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đãquyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:

Trang 23

+ Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Tạm gác lại

vấn đề “ruộng đất dân cày”

+ Hai là, tăng cường đoàn kết các lực lượng cho cuộc đấu tranh giải

phóng

+ Ba là, thay đổi hình thức đấu tranh, quyết định xúc tiến chuẩn bị

khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta tronggiai đoạn hiện tại

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng tớicông tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo củaĐảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộcông vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quầnchúng

c Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Đường lối gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giảiphóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nướctrong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cảnông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũtrang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong

sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do chonhân dân

2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

a Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần

Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước

- Vào cuối 1944, đầu 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào

giai đoạn kết thúc Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnhthổ của mình và tiến như vũ bão về Béclin Phát xít Nhật lâm vào tình trạngnguy khốn Tại Đông Dương, mâu thuẫn Nhật-Pháp ngày càng diễn ra gaygắt Đêm ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.Quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật

- Ngay đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội

nghị mở rộng ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) Ngày 12-3-1945, Ban

Trang 24

Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành độngcủa chúng ta”.

+ Chỉ thị nhận định: sự biến vào đêm 9-3-1945 đã tạo ra một cuộckhủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chínmuồi Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện tổngkhởi nghĩa nhanh chóng chin muồi

+ Chỉ thị xác định: sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính,

kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phảithay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổiphát xít nhật”

+ Chỉ thị chủ trương: phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nướcmạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Mọi hình thức tuyêntruyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp vớithời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành,bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói,đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc…

+ Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiếntranh du kích, giải phóng từng phần, mở rộng căn cứ địa

+ Chỉ thị dự kiến những điều kiện thuận lợi để thực hiện tổng khởinghĩa như khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhậtkéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở Cũng có thể làcách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhậtđược thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễnchinh Nhật mất tinh thần

Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận (SV

tự nghiên cứu)

- Từ giữa tháng 3-1945 trở đi, Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn

ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú cả về nội dung và hình thức

+ Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ratrong nhiều nơi ở vùng thượng du và trung du Bắc Kỳ Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trịcủa quần chúng nhân dân giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc cáctỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang

Trang 25

+ Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giảiphóng ở nhiều làng Đội du kích Bắc Giang được thành lập Ở Quảng Ngãi,cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tơ Đội du kích Ba Tơ được thành lập.

- Giữa lúc Cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng lên mạnh mẽ,ngày 15-4-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân

sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang) Hội nghị nhận định: tìnhthế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cầnkíp trong lúc này Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gâydựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời

cơ Hội nghị đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ tranh sẵn có thànhViệt Nam giải phóng quân; quyết định xây dựng bảy chiến khu trong cảnước và chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang…

- Trong tháng 5, 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra

và nhiều chiến khu được thành lập ở cả ba miền Ở khu giải phóng và một sốđịa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song vớichính quyền tay sai của phát xít Nhật

- Ngày 4-6-1945, khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầuhết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, HàGiang và một số vùng lân cận thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái,Vĩnh Yên

- Giữa lúc phong trào quần chúng trong cả nước đang phát triển mạnh

mẽ ở cả nông thôn và thành thị, nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnhBắc Bộ và Bắc Trung Bộ do Nhật, Pháp đã vơ vét hàng triệu tấn lúa gạo củanhân dân Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói Xuất phát từ lợi ích sốngcòn trước mắt của quần chúng, Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc,giải quyết nạn đói” Chủ trương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng cấp báchcủa nhân dân ta, vì vậy trong một thời gian ngắn, Đảng đã động viên đượchàng triệu quần chúng tiến lên trận tuyến cách mạng

b Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa (SV tự nghiên cứu)

- Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc Ngày 5-1945, Hồng quân Liên Xô chiếm Béclin, tiêu diệt phát xít Đức tận hang ổcủa chúng Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện Ở Châu

2-Á, phát xít Nhật đang đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn

Trang 26

- Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình hình, Trung ươngquyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) từngày 13 đến ngày 15-8-1945 Hội nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giànhchính quyền độc lập đã tới và quyết định phát động toàn dân Tổng khởinghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân đồngminh vào Đông Dương.

+ Hội nghị chỉ rõ khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: “Phản đối xâmlược ! Hoàn toàn độc lập ! Chính quyền nhân dân !”

+ Những nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất vàkịp thời, phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phốhay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thầnquân địch trước khi đánh… Bên cạnh đó, Hội nghị còn quyết định nhữngvấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoại trong tình hình mới

- Ngay đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổngkhởi nghĩa

- Ngày 16-8-1945, cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp Đại hộinhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Mười chínhsách của Việt Minh, quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc ViệtNam

- Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồngbào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề nổidậy khởi nghĩa giành chính quyền

Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8-1945) cuộc Tổng khởi nghĩa

đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân

Ngày 2-9-1945, tại cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, HàNội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọcbản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào, với toàn thể thếgiới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

c Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của

cuộc Cách mạng Tháng Tám (SV tự nghiên cứu)

Kết quả và ý nghĩa

Trang 27

- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đãđập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đấtnước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìnnăm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân laođộng làm chủ

- Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập,

tự do, người làm chủ vận mệnh của mình Nước ta từ một nước thuộc địa trởthành một nước độc lập và tự do Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạtđộng bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt độngcông khai

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảyvọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới củalịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do

- Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng mộtkhâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầuthời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ,góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giảiphóng dân tộc trên thế giới

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong tràogiải phóng dân tộc

Nguyên nhân thắng lợi

- Cách mạng Tháng Tám là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranhcủa toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là phong trào giảiphóng dân tộc 1939-1945

- Đảng Cộng sản Đông Dương có đường lối cách mạng đúng đắn, dàydạn kinh nghiệm đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết và thốngnhất, quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền Sự lãnhđạo của Đảng là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạngTháng Tám

Bài học kinh nghiệm

- Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai

nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

- Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông

Trang 28

- Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù

- Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực

cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân

- Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng

thời cơ

- Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi

nghĩa giành chính quyền

HỌC LIỆU

1 Tô Bửu Giám (2005), “Bàn về nguyên nhân trực tiếp đưa đến thắng

lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1, tr 50-51.

2 Lê Mậu Hãn (2002), “Trí tuệ và sức mạnh của Đảng, của dân

tộc-cội nguồn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Cộng sản, số 23,

tháng 8, tr 18-24

3 Vũ Quang Hiển (2002), “Bàn thêm về tính chất của Cách mạng

tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tháng 7- 8, tr 60-62.

4 Phan Văn Hoàng (1998), “Tình hình chính trị ở Việt Nam từ Nhật

đảo chính Pháp đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (299), tr 10-17.

5 Trình Mưu, “Về Đại hội lần thứ I của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 2001, số 4 (125), tr 50.

6 Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên, 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb Lao

động, tr 83-87; 103-109; 121-126; 161-166; 167-170; 203-210;

7 Văn Tạo (2005), “Cách mạng tháng Tám - Thắng lợi của đường lối

chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số

16, tr 13-17

8 Song Thành (2001), “Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) và

bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tháng

5, tr 9-42

Trang 29

10 Hoàng Minh Thảo (2000), “Nghệ thuật thế và thời trong Tổng

khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1954 của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự, số 4, tr 1-3.

Trang 30

Chương III ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ

ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975) (7 tiết)

I ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸ (1945-1954) (4 tiết)

1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

a Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám ( SV tự nghiên

cứu

)

- Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới đượcthành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêmtrọng Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống pháquyết liệt

+ Phía Bắc vĩ tuyến 16, có gần 20 vạn quân Tưởng, Việt quốc, Việtcách

+ Phía Nam vĩ tuyến 16, hơn 1 vạn quân Anh Được sự hậu thuẫn củaquân Anh, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mởđầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai

+ Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giảigiáp Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng vớiquân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miềnNam

- Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng

về kinh tế, xã hội

+ Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục.Nhiều ruộng đất bị bỏ hoang Sản xuất công nghiệp đình đốn Hàng hóakhan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ

+ Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng,trong đó quá nửa là tiền rách Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư

Trang 31

bản Pháp Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thịtrường

+ 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hếtsức nặng nề

- Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt NamDân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giaovới Chính phủ ta Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như

"ngàn cân treo sợi tóc" Tổ quốc lâm nguy!

b Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng

- Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Chỉ thị xác định:

+ Tính chất của "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc

cách mạng dân tộc giải phóng" Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết".

+ Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập

trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng

+ Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước ta lúc nay là "củng cốchính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đờisống cho nhân dân"

Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể:

+ Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ

chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân

+ Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ

chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài

+ Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn

bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội TưởngGiới Thạch và chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đốivới Pháp

Trang 32

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề

quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trongtình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà

c Kết quả, ý nghĩa và bài học lịch sử (SV tự nghiên cứu)

- Cũng trong thời gian này, Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng,đưa đến sự ra đời của các đoàn thể yêu nước như: Hội Liên hiệp quốc dânViệt Nam (tháng 5-1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm đoànkết những trí thức yêu nước Việt Nam

- Với tinh thần coi trọng việc xây dựng và phát triển công cụ bảo vệchính quyền cách mạng như quân đội, công an Cuối năm 1946, lực lượngquân đội thường trực mang tên Quân đội quốc gia Việt Nam có 8 vạn người.Việc vũ trang quần chúng cách mạng, quân sự hoá toàn dân được thực hiệnrộng khắp

Về kinh tế, văn hoá

- Đảng và Chính phủ phát động thi đua sản xuất; động viên nhân dântiết kiệm giúp nhau chống giặc đói; thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứthuế vô lý khác của chế độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng đất của đếquốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách

Trang 33

thiên tai; chủ trương cho mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khaithác mỏ, khuyến khích kinh doanh Đảng đã động viên nhân dân tự nguyệnđóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng và hàng trăm kilôgam vàng,nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng

- Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệnạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triểnphong trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt" Một nămsau Cách mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết

Về bảo vệ chính quyền cách mạng

- Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộngtiến công ra các tỉnh Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng đã nhất trí vớiquyết tâm kháng chiến của Xứ uỷ Nam Bộ và kịp thời lãnh đạo nhân dânđứng lên kháng chiến

Đảng đã phát động phong trào cả nước hướng về Nam Bộ Hàng vạnthanh niên nô nức lên đường Nam tiến Nhân dân miền Nam "thành đồng Tổquốc" chiến đấu với sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của cảdân tộc đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

- Cùng với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chế

độ mới và tổ chức kháng chiến ở miền Nam, Đảng ta đã thực hiện sách lượclợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thếđương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù

+ Từ 9/1945 đến 3/1946, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lượchoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc

để tập trung chống Pháp ở miền Nam

+ Từ 3/1946 đến 12/1946, Đảng và Chính phủ ta đã chọn giải phápthương lượng với Pháp, nhằm mục đích buộc quân Tưởng rút ngay về nước.Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô,Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để

Trang 34

Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là đã bảo vệ được

nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng đượcnhững nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt NamDân chủ Cộng hoà; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp chocuộc kháng chiến toàn quốc sau đó

Nguyên nhân thắng lợi: Có được những thắng lợi quan trọng đó là

Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịpthời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn; xây dựng và pháthuy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lợi dụng được mâuthuẫn trong hàng ngũ kẻ thù…

Bài học trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến

kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng Triệt để lợidụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sựnhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranhcách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể Tận dụng khả năng hoà hoãn đểxây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnhgiác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địchbội ước

2 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954)

a Hoàn cảnh lịch sử (SV tự nghiên cứu)

- Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện

chí, cố gắng làm những việc có thể nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dãtâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đãrồi, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm

+ Ngày 20-11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thànhphố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng

+ Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đãhọp tại Hải Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vựcBắc vĩ tuyến 16

Trang 35

+ Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốcđồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún Chúng ngang ngược đòi tước

vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô

- Trong thời điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyếttâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiếnlịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở HàNội vào ngày 20-12-1946 như chúng đã nêu lên trong tối hậu thư gửi choChính phủ ta trong những ngày 18, 19 Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946,Mệnh lệnh kháng chiến đã được phát đi, tất cả các chiến trường trong cảnước đồng loạt nổ súng

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

b Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoànchỉnh qua thực tiễn:

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn đầu được thể hiện tập trung trong ba văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (12/12/1946)+ Lời Kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch hồ Chí Minh(19/12/1946)

+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư TrườngChinh (3/1947)

Trang 36

+ Triển vọng của cuộc kháng chiến: kháng chiến lâu dài, gian khổ

nhưng nhất định thắng lợi

Về đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:

Tháng 2-1951,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã thông

qua nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam:

-Tính chất xã hội: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến

- Đối tượng của cách mạng Việt Nam: có hai đối tượng, đối tượng chínhhiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp vàbọn can thiệp Mỹ Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này làphong kiến phản động

- Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đếquốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏnhững di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng,phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội"

Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau Nhiệm vụ chính lúc này là hoànthành giải phóng dân tộc Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc khángchiến để quyết thắng quân xâm lược

-Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có: giai cấp công nhân, giai cấpnông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc Ngoài ra, còn có những thân

sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họplại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí thức Giai cấpcông nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng

-Tính chất của cách mạng Việt Nam là: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất

định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trảiqua ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dântộc

Trang 37

Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phongkiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹnghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân

Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa

xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn vớinhau Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm

Đường lối, chính sách của Đại hội hai đã được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương tiếp theo: Hội nghị Trung ương lần

thứ nhất (tháng 3-1951); Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 1951); Hội nghị Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952); Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953); Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953)

9-3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch

sử (SV tự nghiên cứu)

a Kết quả và ý nghĩa lịch sử

Kết quả của việc thực hiện đường lối

Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ

chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến Bộ máy chínhquyền năm cấp được củng cố, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (LiênViệt) được thành lập Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bướcmới Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệungười cày có ruộng

Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có 6 đại đoàn

bộ binh, 1 đại đoàn công binh – pháo binh Thắng lợi của các chiến dịchTrung Du, Đường 18, Hà – Nam – Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…

đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân

cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào, chiến

Trang 38

Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch

sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhândân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân

Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự

và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với tangày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “Lập trường của nhân dânViệt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng Xong nhân dân

và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyếthoàn bình vấn đề Việt Nam” Ngày 8-5-1954, Hội nghị Quốc tế về chấm dứtchiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ) Ngày20-7-1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc thắng lợi

Ý nghĩa lịch sử

- Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộcchiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độcao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước

- Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan áchthống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương

- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủnghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

b Nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử

Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựavào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh

Trang 39

- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộcthống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khốiliên minh công nông và trí thức vững chắc

- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạongày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượngquyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch,giải phóng đất đai của Tổ quốc

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân đượcgiữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân khángchiến và xây dựng chế độ mới

- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào,Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ củaTrung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêuchuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp

Kinh nghiệm

1 Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàndiện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toànquân

2 Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm

vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc

3 Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phươngngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến

4 Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủđộng đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuậtquân sự sáng tạo

5 Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu vànăng lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh

II ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC,

Trang 40

1 Đường lối trong giai đoạn 1954-1964

a Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954 (SV tự

nghiên cứu)

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ doĐảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộcdân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành Miền Bắc được hoàntoàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân vàtay sai Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền

+ Sau ngày 16-5-1955, miền Bắc đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ

của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

+ Ở miền Nam, sau tháng 7/1954, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của

thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miềnNam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ

b Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

Quá trình hình thành và nội dung đường lối

- Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt chocách mạng hai miền là:

+ Cách mạng miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh

tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh

+ Cách mạng miền Nam: đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập

- Hội nghị lần thứ bảy tháng 3-1955 và lần thứ tám tháng 8-1955 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã nhận định: Mỹ và tay sai đã hất cẳng Pháp ở miền Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định

Ngày đăng: 19/03/2015, 15:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w