biệt thự nước
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2. Ý NGHĨA – GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 1.5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC 2.1. BẢN CHẤT CỦA NƯỚC 2.1.1. Cấu tạo và tính chất của phân tử nước 2.1.1.1. Hình học của phân tử nước 2.1.1.2. Tính lưỡng cực 2.1.1.3. Liên kết hiđrô 2.1.2. Các tính chất hóa lý của nước 2.1.3. Vòng tuần hoàn nước 2.1.3.1. Nước đại dương 2.1.3.2. Bốc hơi 2.1.3.3. Nước khí quyển 2.1.3.4. Sự ngưng tụ nước 2.1.3.5. Giáng thủy 2.1.3.6. Nước băng và tuyết 2.1.3.7. Dòng chảy tuyết tan 2.1.3.8. Dòng chảy mặt 2.1.3.9. Dòng chảy sông ngòi 2.1.3.10. Lượng trữ nước ngọt 2.1.3.11. Thấm 2.2.3.12. Lưu lượng nước ngầm 2.1.3.13. Suối 2.1.3.14. Sự thoát hơi 2.1.3.15. Lượng trữ nước ngầm 2.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG 2.2.1. Vai trò của nước đối với sự sống 2.2.2. Nước và môi trường 2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 2.3.1. Tác dụng của nước đối với mọi người 2.3.2. Tác dụng của nước đối với người cao tuổi 2.4. NƯỚC TRONG Y HỌC 2.4.1. Thủy liệu pháp 2.4.2. Nước ozon tiêu diệt virut H5N1 2.4.3. Chữa bệnh với nước đá 2.4.4. Nước biển đối với bệnh tật CHƯƠNG 3: NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC VÀ PHONG THỦY 3.1. NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC 3.2. NƯỚC TRONG PHONG THỦY CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔNG GIAN SỐNG ĐIỂN HÌNH 4.1. TỔNG QUÁT 4.2. PHÒNG KHÁCH 4.3. PHÒNG NGỦ CHÍNH 4.4. PHÒNG BẾP 4.5. PHÒNG ĂN 4.6. PHÒNG TẮM 4.7. PHÒNG NGỦ TRẺ CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, chúng ta ngày càng có nhiều của cải vật chất hơn, tầm hiểu biết của con người đã vượt qua khỏi phạm vi của trái đất, thành tựu của loài người là vô cùng to lớn. Tuy nhiên mặt trái của nó là thiên nhiên ngày càng bị tàn phá một cách nghiêm trọng, và con người ngày đang tàn phá chính môi trường sống của mình, họ quên rằng thiên nhiên là một phần của sự sống trên thế giới này. Nước là khởi nguồn của sự sống, đưa con người trở về với một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên là mong muốn không những của tôi mà còn là mong muốn của rất nhiều người trên thế giới này. Đề tài “Biệt Thự Nước” là một ý tưởng nằm trong khuôn khổ mong ước to lớn đó. 1.2. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Thực tế đã chứng minh, Trang Trí Nội Thất cũng là một ngành nghệ thuật chuyên biệt, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ là công năng, mà còn là bản chất thẩm mỹ của chúng, tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người, thoã mãn nhu cầu cái đẹp của con người. Để đáp ứng những yêu cầu này, các ngành kiến trúc mỹ thuật chuyên sâu vào nghiên cứu thiết kế nhiều kiểu công trình độc đáo và trang trí nội thất thẩm mỹ đa dạng. Song, chúng ta đã biết Trang trí nội thất là một việc không đơn giản, lắm công phu, nó đòi hỏi nhà thiết kế nhiều khía cạnh sâu sắc, phải hiểu biết về tâm lý cũng như trình độ thẩm mỹ cần thiết để phục vụ cho công việc thiết kế của mình. Với sự tìm tòi, sáng tạo, và mới lạ trong phong cách thiết kế, tôi mong muốn sẽ tạo được một cái nhìn mới trong không gian sống. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên,đặc biệt là nước trong không gian nội thất cũng như yếu tố con người trong không gian nội thất ở khía cạnh tâm lý. Có kiến thức tổng quát về các yếu tố tác động đến con người trong không gian nội thất. Tạo lập thói quen tìm hiểu và nghiên cứu về tâm sinh lý của con người trước khi thiết kế không gian nội thất cho con người sử dụng. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Tìm hiểu sơ lược về nước để làm cơ sở cho việc thiết kế không gian nội thất nhà ở biệt thự. Phần ứng dụng nhằm vào đối tượng là một gia đình trẻ cần một không gian rộng rãi để nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Công trình biệt thự chỉ chọn 6 không gian để thể hiện đó là phòng khách, phòng ngủ bố mẹ, phòng bếp, phòng ăn, phòng tắm và phòng ngủ trẻ. 1.5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC 2.1. BẢN CHẤT CỦA NƯỚC Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H 2 O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường. 2.1.1. Cấu tạo và tính chất của phân tử nước 2.1.1.1. Hình học của phân tử nước Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét. Hình 2-1 2.1.1.2. Tính lưỡng cực Ôxy có độ âm điện cao hơn hiđrô. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự lưỡng cực. Dựa trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử ôxy, lý thuyết VSEPR đã giải thích sự sắp xếp thành góc của hai nguyên tử hiđrô, việc tạo thành moment lưỡng cực và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng. Hình 2-2 2.1.1.3. Liên kết hiđrô Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác. Đường kính nhỏ của nguyên tử hiđrô đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành các liên kết hiđrô, bởi vì chỉ có như vậy nguyên tử hiđrô mới có thể đến gần nguyên tử ôxy một chừng mực đầy đủ. Các chất tương đương của nước, thí dụ như đihiđrô sulfua (H 2 S), không tạo thành các liên kết tương tự vì hiệu số điện tính quá nhỏ giữa các phần liên kết. Việc tạo chuỗi của các phân tử nước thông qua liên kết cầu nối hiđrô là nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của nước, thí dụ như nước mặc dù có khối lượng mol nhỏ vào khoảng 18 g/mol vẫn ở thể lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Ngược lại, H 2 S tồn tại ở dạng khí cùng ở trong những điều kiện này. Nước có khối lượng riêng nhỏ nhất ở 4 độ Celcius và nhờ vào đó mà băng đá có thể nổi lên trên mặt nước; hiện tượng này được giải thích nhờ vào liên kết cầu nối hiđrô. Hình 2-3 2.1.2. Các tính chất hóa lý của nước Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrô Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4°C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4°C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4°C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4°C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. [1] Hình 2-4 Khi đông lạnh dưới 4°C, các phân tử nước phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xẩy ra trong dung dịch nước. Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua. Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxyt (OH - ) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H 3 O + ). Khi phản ứng với một axit mạnh hơn thí dụ như HCl, nước phản ứng như một chất kiềm: HCl + H 2 O ↔ H 3 O + + Cl - Với ammoniac nước lại phản ứng như một axit: NH 3 + H 2 O ↔ NH 4 + + OH - 2.1.3. Vòng tuần hoàn nước Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước. Sơ đồ tuần hoàn nước do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ Hình 2-5 Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại [...]... lượng nước (mặt hoặc ngầm) Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống Nước ngầm tồn tại thơng qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất Nước ngọt trên bề mặt trái đất tương đối khan hiếm Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm (nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, hồ BaiKal ở Châu Á chiếm 20% tổng lượng nước. .. người Nước mặt duy trì sự sống Cuộc sống có thể sinh sơi tại những vùng sa mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt hoặc ngầm) Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống Nước ngầm tồn tại thơng qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất Nước ngọt trên bề mặt trái đất tương đối khan hiếm Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm (nước) ... thấm diễn ra vừa đủ để còn giữ lại nước Mực nước trong hố là mực nước ngầm Biển ở phía phải của hố, mực nước trong hố bằng với mực nước biển Tất nhiên, mực nước trong hố đào cũng lên xuống từng phút theo sự lên xuống của thuỷ triều 2.2 VAI TRỊ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG VÀ MƠI TRƯỜNG 2.2.1 Vai trò của nước đối với sự sống Nước là tài nguyên tối cần thiết cho sự sống Nước là một nguồn lợi thiên nhiên quan... nước lên 2.1.3.12 Lưu lượng nước ngầm Lượng nước mà ta khơng thể nhìn thấy được - nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất) - chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước ta có thể nhình thấy được Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sơng ngòi của nhiều con sơng Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước. .. Điều cần chú ý là chúng ta nên uống nước gì, uống bao nhiêu và uống như thế nào để bảo vệ sức khỏe, bảo đảm năng suất lao động? Khi khát, nhiều người gặp nước gì cũng uống cốt để dã khát Có người chạy ra máy nước hoặc bể nước mưa uống một lúc cả gáo nước vẫn thấy khát Trong lúc đó, nước lã, dù là nước máy, nước giếng khơi, nước mưa múc trong bể, tuy chúng ta thấy nước trong nhưng mất vệ sinh, có nguy... nhỏ, mực nước sơng có thể lên xuống tính theo phút và giờ Những sơng rộng có thể mất vài ngày để biến đổi mực nước lên xuống và thời gian lũ lên có thể kéo dài vài ngày 2.1.3.10 Lượng trữ nước ngọt Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất Nước mặt bao gồm nước trong các dòng sơng, ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm lầy nước ngọt Lượng nước trong... tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày 2.1.3.3 Nước khí quyển Mặc dù khí quyển khơng là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để ln chuyển nước khắp tồn cầu Trong khí quyển ln ln có nước: những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong khơng khí trong cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này q nhỏ để có thể nhìn thấy được Thể tích nước. .. động và thực vật nước Sơng ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sơng, và tất nhiên cả đại dương Nước mưa thường được sử dụng ở những nơi có nguồn nước hạn chế, thiếu nước như hải đảo xa xôi, miền núi Người ta phải sử dụng bể chứa để dự trữ nước mưa sử dụng trong năm Thể tích bể chứa phụ thuộc vào lượng mưa, thông thường lấy bằng 1/3 đến ½ nhu cầu dùng nước trong năm 2.2.2 Nước và... bốc hơi nước Sự ngưng tụ hơi nước cũng là ngun nhân của hiện tượng sương, hoặc nước trên mắt kính khi ta đi từ một phòng lạnh đi ra ngồi trong một ngày nóng, ẩm ướt, còn trong một ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngồi cốc uống nước hay có nước ở phía bên trong cửa sổ 2.1.3.4 Sự ngưng tụ nước Thậm chí trên những bầu trời trong xanh khơng một gợn mây, thì nước vẫn tồn tại dưới hình thức hơi nước và... uống trong ngày Nước uống chỉ cần là nước đun sơi để nguội, các dạng nước khác nhau cung cấp hằng ngày cho cơ thể: như nước trà, nước hoa quả (ngồi nước còn cung cấp vitamin, khống chất), nước canh (trong bữa ăn), sữa (ngồi nước còn cung cấp chất đạm, chất béo, đường, còn có cả can-xi phòng chống lỗng xương ở người già) Tốt hơn hết ở trong nhà có những người cao tuổi, cần có sẵn vài chai nước đun sơi . chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có. ngầm). Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước