1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân tích nhiệm vụ dân tộc và dân chủ giai đoạn 1930 1945

14 37K 207

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 41,79 KB

Nội dung

Phân tích quá trình Đảng giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc và chống phong kiến giành dân chủ cho nông dân trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)Đó là nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của cách mạng Việt Nam nhưng không phải lúc nao cũng diễn ra cùng một lúc. Tuỳ vào từng thời kì, từng giai đoạn mà có sự vận dụng hợp lý. Vậy hai nhiệm vụ đó đã được giải quyết như thế nào trong thời kì từ khi thành lập Đảng 1930 đến năm 1945.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC : ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÁO CÁO ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Phân tích quá trình Đảng giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc và chống phong kiến giành dân chủ cho nông dân trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)

Bài làm Sau khi xâm lược Việt Nam năm 1858, thực dân Pháp tiến hành đầu tư vào Việt Nam để kinh doanh lấy lợi, chủ nghĩa tư bản phát sinh Chúng ra sức bóc lột nhân dân Việt Nam, thuê nguồn nhân công rẻ mạt để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa Chúng đặt ra

đủ loại thuế để bóc lột như: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm loại thuế khác… Chính điều đó đã làm cho nhân dân ta ngày càng khốn đốn, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp ngày càng quyết liệt Sự bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc; giai cấp nông dân chiếm 90% dân số bị bóc lột nặng nề bằng thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch… lâm vào cảnh mất ruộng đất phải đi làm công – giai cấp công nhân ra đời sớm nhưng cũng bị Pháp đàn áp Giai cấp tư sản bị Pháp chèn ép đến mức không ngóc đầu lên được Giữa Pháp và phong kiến Việt Nam có sự câu kết chặt chẽ với nhau Pháp dựa vào phong kiến lấy cớ bóc lột nhân dân, phong kiến dựa vào thực dân Pháp để duy trì địa vị của mình Những hình thức áp bức bóc lột dã man tàn nhẫn của phong kiến không những không xoá bỏ mà còn bị thực dân Pháp lợi dụng gây nặng nề thêm Thực trạng Việt Nam

Trang 2

lúc này vô cùng khó khăn Trong xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản cần được giải quyết:

1 Mâu thuẫn dân tộc của nhân dân Việt Nam với đế quốc thực dân Pháp

2 Mâu thuẫn giai cấp giữa quần chúng nhân dân với địa chủ phong kiến

Giải quyết được hai mâu thuẫn trên, chính là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ ở Việt Nam Hai nhiệm vụ đó không phải đến khi Đảng ra đời mới xuất hiện mà nó

đã bắt đầu có từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, bằng chứng là hàng loạt các phong trào yêu nước đã nổ ra và phát triển mạnh mẽ Nhưng các phong trào ấy đều đi đến thất bại Nguyên nhân thất bại là do họ chưa xác định được kẻ thù ( Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, Phan Châu Trinh lại chủ trương đổi mới theo Pháp) Từ đó không thể nhìn rõ được nhiệm vụ cần thiết Đến tận thế kỉ XX nước ta vẫn trong tình trạng khủng hoảng đường lối Cho đến khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tìm ra con đường cứu nước, nhờ quá trình tìm tòi, học hỏi và khảo cứu tình trạng nước ngoài kết hợp với việc phân tích tình hình trong nước Vào ngày 03.02.1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, Người đã chủ trì buổi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đề ra “cương lĩnh vắn tắt và sách lược vắn tắt”, trong đó người nêu ra cách mạng Việt Nam phải trải qua các giai đoạn : “ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” như vậy người đã chỉ ra con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta là con đường kết hợp độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa Đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân- một cuộc cách mạng của nhân dân cả nước, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên

cơ sở liên minh công nông, nhằm mục đích đánh đổ đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc, thực hiện người cài có ruộng, thành lập nhà nước do nhân dân làm chủ, tạo điều kiện cho nhà nước Việt Nam không qua thời kì tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa Trong đó, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ chính là tiến tới đánh đuổi đế quốc thực dân làm cho nước nhà hoàn toàn độc lập còn giải quyết nhiệm vụ dân chủ là đánh

đổ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nhân dâ Đó là nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của cách mạng Việt Nam nhưng không phải lúc nao cũng diễn ra cùng một lúc Tuỳ vào từng

Trang 3

thời kì, từng giai đoạn mà có sự vận dụng hợp lý Vậy hai nhiệm vụ đó đã được giải quyết như thế nào trong thời kì từ khi thành lập Đảng 1930 đến năm 1945

1 GIAI ĐOẠN 1930 - 1935

a Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: trên 3 phương diện chính:

+ Về chính trị: đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông, tổ chức

ra quân đội công nông

+ Về kinh tế: thủ tiêu hết quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp, tư bản giao cho chính phủ công nông; tịch thu hết ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; miễn thuế cho dân nghèo, thực thi luật ngày làm

8 giờ…

+Về văn hoá, xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá

Những nhiệm vụ trên đây thể hiện đầy đủ yếu tố dân tộc và dân chủ Trong đó, chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hang đầu

- Về lực lượng cách mạng: Công nhân: Đảng phải vận động và thu phục được đông đảo công nhân làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được dân chúng Nông dân: Đảng phải thu phục được đông đảo nông dân, dựa vững vào nông dânnghèo để lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất Đảng phải lôi kéo được tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi về phía giai cấp vô sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt nam Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ… Trong khi liên lạc với các giai cấp phải thận trọng, không đi vào con đường thoả hiệp

Như vậy, lực lượng cách mạng theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là rất lớn

Trang 4

- Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc trước, sau đó mới tiến hành giải quyết mâu thuẫn giữa phong kiến và nông dân

b Luận cương chính trị tháng 10-1930

- Nhiệm vụ cách mạng: Luận cương khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ

đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ này luôn có quan hệ khăng khít với nhau trong hai nhiệm vụ này, luận cương xác định: "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền", là cơ sở lãnh đạo dân cày

- Lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe

đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng; còn tư sản công nghiệp thì đứng về phe quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì chỉ hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu Chỉ có những phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi

- Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Giải phóng hoàn toàn cho Đông Dương, khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới

c Đại hội lần I (3/1935) Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc)

- Nội dung đại hội: Đại hội đánh giá cao những thắng lợi của Đảng trong việc khôi phục hệ thống tổ chức Đảng Đại hội thừa nhận: Luận cương chính trị tháng

10/1930 Kiểm điểm phong trào cách mạng, tổ chức lãnh đạo cách mạng (1932-1935)

Trang 5

- Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể:

1 Xây dựng và phát triển Đảng : Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại các thành thị Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng

2 Thâu phục quảng đại quần chúng: Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất

3 Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc

d Tiểu kết:

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân, làm cho Đảng nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn ngay từ đầu năm 1930 Chủ trương tập hợp lực lượng trên đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi lực lượng dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc Cương lĩnh cũng xác định đúng trong mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ thì chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu và để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó thì lực lượng cách mạng phải hết sức rộng mở Đây là sự sáng tạo lớn của Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ sự thấu hiểu yêu cầu và đặc điểm của một xã hội thuộc địa- phong kiến

- Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu ra Luận cương đã

cụ thể hóa một số vấn đề của cách mạng Việt nam như phần chiến lược và

phương pháp cách mạng Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản giữa Luận cương chính trị với Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt có mặt khác nhau: Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai

Trang 6

- Nguyên nhân hạn chế: Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam là vấn đề độc lập dân tộc là trên hết Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa và chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc

tế Cộng sản và một số đảng cộng sản khi đó chưa coi trọng vấn đề dân tộc, quá nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh giai cấp

- Đại hội lần I (3/1935) Tuy đã phát triển trong vấn đề tập hợp lực lượng nhưng Đại hội vẫn chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh của Đảng từ khi thành lập, đặc biệt chưa rút ra được bài học sau cao trào cách mạng

1930-1931 Đại hội không nhạy cảm với thời cuộc nên “chính sách của Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ Đại hội chưa khắc phục được tư tưởng “tả khuynh”, vẫn đứng trên lập trường của

“Luận cương” để phê phán “Chính cương”, vẫn coi cương lĩnh chính trị đầu tiên là “sai lầm chánh trị rất lớn và nguy hiểm”

- Nhận xét: Như vậy trong những năm đầu thành lập đến đại hội I (3/1935) do ảnh hưởng của Quốc tế cộng sản và hạn chế về tầm nhìn chiến lược Đảng đã mắc không ít sai lầm Tuy nhiên Đảng vẫn đứng vững, cơ sở Đảng và cơ sở chính trị quần chúng vẫn tồn tại cũng như mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng luôn luôn được duy trì Trải qua cuộc đấu tranh sống mái với kẻ thù, Đảng nhanh chóng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh quý báu Đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện và sàng lọc Với bản lĩnh chính trị vững vàng và ý chí chiến đấu kiên cường, không những Đảng đã khắc phục được những khó khăn trước mắt, hàn gắn nhanh những vết thương, chuẩn bị lực lượng tốt cho cuộc đấu tranh trong giai đoạn tiếp theo Đồng thời đã khẳng định được sự đúng đắn của cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

2 GIAI ĐOẠN 1936 - 1939

Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 của các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư

Trang 7

bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao Chủ nghĩa phátxít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi, như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản Đây là chế độ độc tài có nền chuyên chế phản động, tàn bạo và dã man nhất Chúng liên kết với nhau thành khối “Trục” ráo tiết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và tiêu diệt Liên Xô – thành trì cách mạng thế giới nhằm đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế Còn ở trong nước, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân kể cả tư sản, địa chủ vừa và nhỏ Trong khi đó bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét , bóc lột, bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ, thi hành chính sách khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta Chính điều này đã làm cho các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong cả nươc đều căm thù thực dân Pháp và có nguyện vọng đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, dân củ, dân sinh Hệ thống Đảng và các cơ

sở cách mạng quần chúng đã được khôi phục Ngoài ra chính phut mặt trận Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các nước thuộc địa Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chủ trương đấu tranh của cách mạng ta.

a CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN DÂN CHỦ DÂN SINH (7/1936)

Nhiệm vụ

- Ban Chấp hành Trung ương xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa"

- Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ

là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

- Do đó nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình

Tập trung lực lượng

Trang 8

- Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau với nòng cốt là liên minh công – nông Sau đó mặt trận nhân dân phản đế đã được đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông Dương

- Để cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh, không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "Ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp", mà còn đề ra khẩu hiệu "Ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phátxít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa

- Hoàn cảnh mới, chủ trương mới đòi hỏi phải có một đường lối tổ chức mới Vì vậy, phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp Tuy nhiên không sa ngã vào chủ nghĩa công khai và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp

Phạm vi : khắp cả nước và liên kết với cộng sản Pháp

b CHUNG QUANH VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH MỚI

Nhiệm vụ

Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt

với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc thực dân phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng” Vì rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực

bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước hết tập trung đánh đổ

đế quốc, rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của

Trang 9

cuộc vận động Nghĩa là cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc

mà đánh cho được toàn thắng

Tập trung lực lượng và phạm vi: giống với chủ trương đấu tranh đòi quyền dân

chủ dân sinh, tạo sự liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai

Đây là nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930

TIỂU KẾT

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời kì 1936-1939 phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, thông qua cao trào cách mạng khẳng định đường lối đánh đế quốc và người cày có ruộng tiến lên chủ nghĩa xã hội là chính xác Vận dụng trong thời kì 1936-1939 là chống bọn phản động thuộc đĩa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi quyền dân chủ dân sinh, đó là những mục tiêu trước mắt phù hợp với tình hình so sánh lực lượng, trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của quần chúng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi mới để tiến lên đấu tranh cho mục tiêu lâu dài

- Do có đường lối đúng đắn, mục tiêu sát hợp, đáp ứng nguyện vọng cấp thiết của quần chúng nên phong trào đấu tranh rộng khắp, sôi nổi trong phạm vi cả nước

- Trên cơ sở khối liên minh công-nông vững chắc, Đảng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng

- Đảng đã khéo léo kết hợp các hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh công khai và nửa công khai, hơp pháp và bất hợp pháp để xây dựng lực lượng cách mạng Thông qua thực hiện đấu tranh Đảng đã xây dựng được đội quân chính trị đông đảo có giác ngộ, có

Trang 10

tổ chức Đây là thành quả lớn nhất Đảng có được trong thời kì 1936-1939, đồng thời là nhân tố, điều kiện chuẩn bị cho thắng lợi cao trào cách mạng 1939-1945

- Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sự là một cuộc cách mạng sâu rộng, hiếm có ở một xứ thuộc địa, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới

NHẬN XÉT

Những chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1936-1939 hết sức đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và mở ra một cao trào mới trong cả nước :

- Về nhiệm vụ: Kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu

cụ thể trước mắt của cách mạng mà nhiệm vụ dân tộc là trên hết, bước phát triển mới về nhận thức đã tạo điều kiện để giành thắng lợi hoàn toàn

- Về tập hợp lục lượng cách mạng: Đảng đã xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi tạo điều kiện cho quần chúng đấu tranh, hình thức tổ chức và hoạt động phong phú linh hoạt, động viên kịp thời trong đấu tranh

- Về phạm vi: Không những phát triển mạnh khắp cả nước, mà còn tranh thủ được sức mạnh giữa phong trào cách mạng ở Đông Dương, phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới

3 GIAI ĐOẠN 1939 – 1945

a Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng:

 Sự phát triển trong tư duy của Đảng:

- Giai đoạn 1930 – 1935:

+ Trong cương lĩnh tháng 2 xác định mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với đế quốc => đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên trên nhiệm vụ chống phong kiến

Ngày đăng: 16/03/2015, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w