417 Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 1
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI CẤP NHÀ NƯỚC KX.02
ĐỀ TÀI KX 02.06
BAO CAO TONG HOP DE TAI PHAT TRIEN KINH TE VUNG
TRONG QUA TRINH
CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA
Trang 2DANH SACH NHUNG NGUOI THAM GIA
TS Nguyén Xuan Thu TS Nguyễn Văn Phú TS Cao Ngọc Lân TS Hoàng Ngọc Phong TS Nguyễn Bá Ân PGS.TS Bùi Tất Thắng TS Định Đức Sinh TS Vũ Đăng Hải TS Trần Văn Thanh TS Trần Kim Đồng ThS Trần Sinh
TS Trương Văn Tuyên
ThS Mai Thi Dan
TS Lé Van Nap
CN Pham Dinh Han CN.Nguyén Hoang Ha
CN Thai Bai Hai An
Viện Chiến lược phát trién, Bo KH&DT
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&T
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH & ĐT
Trường Cao đẳng kinh tế- kế hoạch Đà Nẵng
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
Vụ Tổng hợp, Tổng cục Thống kê
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Vụ Tài khoản Quốc gia, Tổng cục Thống kê Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Trang 3MUC LUC
TOM 6yvá7 (0G 005 1
12801710075 .Ô.Ô.ÔỎ 4 CHƯƠNGI - KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VÙNG 9
4.1 - MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VÙNG cu2 Eee.iirrrrree 9
1.1.1- Quan niệm về vùng, vùng kinh tế và phân vùng kinh tế 9 1.1.2 Quan niệm về phát triển bền vững theo vùng Lt 1.1.3 Quan niệm vé CNH, HDH rút ngắn theo vùng 12
1.1.4 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu - c -cs <ee 13 1.1.5 Vấn đề xử lý liên vùng trong quá trình phát triển kinh tế vùng .24
4.2 PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH
bc l3 e san) mm 26
1.2.1 Lựa chọn địa bàn động lực để phát triển và lôi kéo vòng kém phát n0 26
1.2.2 Giải quyết chênh lệch vùng ở một số quốc gia «- 31 1.2.3 Lựa chọn ưu tiên và phân định tiến trình phát triển vùng lãnh thổ của "c9 33 1.2.4 Những vấn để rút ra từ phát triển vùng ở một số nước và kinh
h4 0009: VÀ 8à Tố 37
1.3 HỆ THONG CAC VUNG KINH TE 6 VIET NAM VA LUA CHON VUNG DE
NGHIEN CUU CNH,HDH .ccccccscsessssscsescesscsessasscssssesnsescesteanssessessessnesassaseseaseaseees 38
1.3.1 Hệ thống các vùng kinh tế ở Việt Nam - cv 38
1.3.2 Lựa chọn vùng để nghiên cứu CNH,HĐH 41
CHUONG Il - DIEU KIEN, YEU TO VA THUC TRANG PHAT TRIEN VUNG
TRONG QUA TRINH CONG NGHIEP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 45
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN VÙNG 45 2.1.1 Bối cảnh quốc tẾ cv HE 1411011111211 1111 11x 45 2.1.2 Các yếu tố nguồn lựC - «LH n1 kxee 59 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA cu H2 nnHrrrtrrresrreerkee 73
2.2.1 Cơ chế chính sách phát triển vùng ccccccccc.ee 73
Trang 42.2.2 Thực trạng phát triển trên 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng
TT 77
2.2.3 Thực trạng phát triển trên các vùng khó khăn -
2.2.4 Thực trạng phát triển khu vực đô thị và nông thôn 2.2.5 Phát triển các lãnh thổ đặc biệt các 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC VUNG KHI BƯỚC VÀO QUÁ TRÌNH RÚT NGẮN TIẾN TRÌNH CNH, HĐH 119
2.3.1 MOt $6 dic didi CHUNG 0 cess ceccescesseesnesesseesecatesecesseeesesateaeeeeesees 119 2.3.2 Những hạn chế, yếu kém của các vùng khi bước vào cơng nghiệp hố, hiện đại hoá -22st c2 212111172.2112112111 212.0 120
CHƯƠNG HI - QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VUNG TRONG QUA TRINH CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA DEN NAM 2020 ¬- ,ƠỎ 131 SN 8n ố ố ốốẽố.ẽ 431
3.2 LUẬN GIẢI CÁC KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU CÁC VÙNG ĐẾN 2020 ĐỂ LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG 435
3.2.1 Các khả năng tăng trưởng các vùng từ nay đến 2020 135
3.2.2 Giả định chọn khả năng 1 cho phát triển vùng đến 2020 139
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN CNH,HĐH THEO VÙNG 142
3.3.1- Tăng trưởng vượt trước ở một số vùng lãnh thổ 142
3.3.2- Phát triển các lãnh thổ đặc biệt và các trung tâm đô thị làm hạt nhân đột phá trên các Vùng cà HH“ HH TH Hy HH Hàn TH Hy 153 3.3.3- Khả năng bứt phá của vùng Duyên hải miền Trung 158
3.3.4- Giải quyết chênh lệch các vùng và vấn đề bảo đảm ổn định cho tăng 3.3.5 Điều chính cơ cấu ngành công nghiệp trên các vùng phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng 174
3.4 XÁC ĐỊNH BƯỚC ĐI CỦA QUÁ TRÌNH CNH,HĐH RÚT NGẮN ĐỐI VỚI CÁC MB c4 177 3.4.1 Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 ccserererirrrrieersre 177 3.4.2 Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 con 180
Trang 53.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VIEC THUC HIEN CNH,HDH RUT NGAN CAC VUNG TU
0 š2- r0 ố 182
3.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN RÚT NGẮN TIẾN TRÌNH CNH,HĐH THEO VÙNG LÃNH THỔ ĐẾN NĂM 2020 <cccseecerre 185
3.6.1 Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng thống nhất quốc gia nối các
vùng với nhau, đặc biệt là nối vùng KTTĐ với các khó khăn 185
3.6.2 Phát triển khoa học- công nghệ (KHCN) cho các vùng 188
3.6.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực các vùng 193
3.6.4 Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các vùng 195
3.6.5 Đẩy mạnh giao lưu vùng, tạo ra không gian thống nhất, tăng cường liên kết có hiệu quả theo vùng lãnh thổ -.-. 5-55cscxvrererrrtsrrrrrkrree 201 3.6.6 Xây dựng quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch của các cấp n0) 203
Trang 6MỤC LỤC CÁC BIỂU, CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ a- Các biểu:
Biểu 1 Phân bố nguồn nước mặt - + ccnsreestvrrrkerterrrkrrrreerrsrerree 66 Biểu 2 Trữ lượng nước ngầm tại một số điểm có điều tra . ‹- 67 Biểu 3 Cơ cấu một số loại tài nguyén theo Minh thé eee eseeceesteeteeeeeeneees 69
Biểu 4 Dự báo giá trị khoáng sản đóng góp vào GDP của các vùng (với giả thiết sử dụng KH-CN phù hợp khả năng ) ác, 70
Biểu 5 Những đặc điểm nổi bật của từng vùng KTTĐ -.ccce 102
Biểu 6 Tình hình các vùng khó khăn (số liệu 2005) ceee- 105 Biểu 7 Qui mô, điện tích và dân số các vùng khó khăn tính đến năm 2005 105
Biểu § Ước tính quy mô và tỷ lệ nghèo đói theo tiêu chuẩn nghèo mới giai đoạn
2001-2005 theo vùng LH HH HH HH HH 02 108
Biểu 9 Tỷ lệ hàng hố nơng sản các vùng -. c-ss+csrvererrsrsrrrsree 112
Biểu 10 Tình trạng không có đất ở nông thôn các vùng 113 Biểu 11 Chênh lệch về chi phí cá nhân cho giáo dục giữa nhóm nghèo và nhóm
giàu (điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002) cscccccecsseree 114
Biểu 12 Chênh lệch thành thị và nông thôn Việt Nam từ 1995 đến 2005 115 Biểu 13 Các KCN đã thành lập và hoạt động (tháng 12/2005) 116
Biểu 14 Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu của các
vùng cho cả nước năm 2OÓ5 cuc HH 1101111111211 xe 119
Biểu 15 Cơ cấu lãnh thổ các vùng kinh tế lớn và ba vùng KTTĐ 121 Biểu 16 Chỉ số bất bình đẳng của Việt Nam và một số nước trên thế giới 122 Biểu 17 Chênh lệch và thứ hạng các vùng về trình độ phát triển kinh tế-xã hội
(tinh Gn nm 2005) 0 4 ,ÓÔ 123
Biểu 18 Năng suất lao động theo vùng -. - o5 0222x222 srcrrrrrerree 125 Biểu 19 Các khả năng tăng trưởng thời kỳ 2011-2020 cccrse- 137 Biểu 20 Cơ cấu lãnh thé dén 2020 cia cdc Vang ceeseeseesseeseecsesseesseesessnessneeees 140 Biểu 21 Dự báo khả năng thay đổi vị thế các vùng - 141 Biểu 22 Thay đổi cơ cấu ngành cả nước và của các vùng kinh tế lớn 141 Biểu 23 Chuyển đổi cơ cấu ngành trong ba vùng KTTĐ 150
Trang 7
Biểu 25 Quy mô kinh tế (theo GDP gía so sánh) của các vùng 182 Biểu 26 Ước tính mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đến năm 2020 (theo GDP/người) - c‹ sec ch n1 TT HH 00 tơ 184
b- Các hình và sơ đồ:
Hình 1: Sơ đồ mô phỏng mô hình chữ “Ứ” ngược của TG.Wiliamson 15
Hinh 2: Dé thi ham cobb-Daouglas biéu thi trong quan y va k sete LT
Hình 3: Đồ thị ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật đến tăng sản lượng theo L2Ð 20
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa vùng phát triển và chậm phát triển ở nước ta 162
MỤC LỤC CÁC HỘP
Hộp 1:Sự cần thiết quan tâm đến đặc trưng vùng - ccccec saseeeaeees 42
Hộp 2: Hệ thống các cửa khẩu biên giới của Việt Nam sstceteeeree 106 Hộp 3: Vị trí kinh tế của các cửa khẩu đối với vùng KKMN Nam Bộ 107
Hộp 4: Kết qủa điều tra vùng KKVP TH 21012111 1rrer 109 Hop 5: Kdc dimh c0 0n 109 Hộp 6: Hiệu quả phát trién cdc KCN GO nuGc ta eeeecsecseecscsessessteesseesssseeseesseeeeene 117 Hộp 7: Tác động của “khu kinh tế ” đảo Phú Quý với vùng VB Binh Thuan 118
;000.8:( 6i 8Nnn ,Ô 122
Hộp 9: Sự cần thiết phát triển có trọng điểm -ccoc Site 131
Hộp10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta TK 1991-2005 và 2006-2010 136
Hộp 11: Những trung tâm vùng từ nay đến 2020 Ặ-cc.crsssreseexer 157
Hộp 12: Hình thành các đô thị mới ở các vùng như thế nào là hợp lý 157
Hộp 13: Phát triển mạng thông tin cao cấp - 22c sn 2 222cc 188 Hộp 14: Tình hình trang bị điện thoại ở các nước trong khu vực và VN 188 Hộp 15: Những nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến năng lực ra quyết định
VE KHCN 0.0 12011 194 Hộp 16: Vai trò tỉnh thân doanh nghiệp - tt snrrrrrrkrrre 194 Hộp L7: Những kiến nghị chính sách ưu đãi đặc biệt của Côn Đảo 198
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
AFTA: Asia Free Trade Agreement - Hiép dinh Thuong mai tự do Châu Á APEC: Asia Pacific Economic Cooperation - Din dan Hợp tác Kinh té Chau A ASEAN: Association of Shoutheast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Dong
Nam A
EU: European Union - Lién minh Chau Au
WTO: World Trade Organization - Té chttc Thuong mại Thế giới
UNIDO: United Nation Industrial Development Organization- Té.chitc phat
triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc
ODA: Offcial Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức FDI: Foreign Trade Investment- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
USD: United States Dollar- Đô la Mỹ VNĐ: Đồng Việt Nam CNH,HĐH: Cơng nghiệp hố, Hiện đại hoá KTTĐ: Kinh tế trọng điểm TDMN: Trung Du-Mién Nui DBSH: Déng bang song Héng DHMT: Duyén hai Mién Trung DNB: Dong Nam Bo
ĐBCL: Đồng bằng sông Cửu Long KKMN: Khó khăn miền núi
Trang 9TOM TAT BAO CAO ĐỀ TÀI
"Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa” (mã số KX.02.06) là đề tài thuộc Chương trình khoa hoc cấp Nhà nước “Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi
(mã số KX.02) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích một cách
tổng hợp lợi thế so sánh của các kiểu, loại vùng khác nhau, chọn lựa hướng phát triển thích hợp cho các vùng; đề xuất các giải pháp nhầm thúc đẩy phát triển
vùng trong thực hiện rút ngắn tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH,
HDH) đến 2020
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích vùng và kinh tế học, phân tích vùng và địa
lý học, sử dụng ma trận SWOT với vấn đề xác định lợi thế so sánh, hạn chế, thách
thức của mỗi vùng, mô hình chữ U ngược với vấn đề xác định chênh lệch vùng Ngoài ra, các phương pháp truyền thống như phân tích thống kê, điều tra khảo sát,
phương pháp chuyên gia; các phương pháp dự báo cũng được đề tài sử dụng rộng rãi để nghiên cứu Các mơ hình tốn học trong nghiên cứu vùng tuy chưa có điều kiện ứng dụng, song đề tài giới thiệu một số các mô hình toán đang được ứng
dụng ở một số nước phát triển để thấy rõ yêu cầu của việc áp dụng các phương
pháp này trong thời gián tới
Báo cáo tổng hợp của đề tài được đúc rút từ các báo cáo chuyên đề của các để tài nhánh nghiên cứu các vấn đề lý luận, kinh nghiệm nước ngoài, thực tiễn phát triển trong nước, v.v Dưới đây là tóm tất những nội dung chính của đề tài:
1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo sự chuyển biến cơ bản cả về mặt kinh tế - kỹ thuật và về kinh tế - xã hội trong tất cả các mặt của đời sống
xã hội Quá trình công nghiệp hóa rút ngắn có thể hiểu là sự phát triển rút ngắn thời gian của tiến trình CNH, HĐH, không di theo con đường tuần tự cổ điển mà
có thể "bát kịp", "vượt trước” các nước về một số khâu, một số mặt cơ bản của
tiến trình CNH, HĐH Phát triển vùng trong quá trình đó chính là sự phát triển
theo hướng lựa chọn các vùng có lợi thế để đi trước, tạo những bước đột phá, nhảy
vot về tăng trưởng để lôi kéo các vùng khác phát triển và không để các vùng khác
này chịu chênh lệch quá xa với các vùng phát triển, nhất là về các mặt xã hội Trên cơ sở tổng quan về một số quan niệm về vùng, kinh nghiệm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước, đề tài đã lựa chọn các vùng
để phân tích sự phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa, biện đại hóa,
gồm: (1)- Nghiên cứu theo 6 vùng kinh tế lớn; (2)- Nghiên cứu theo các vùng
kinh tế trọng điểm và các vùng khó khăn; (3)- Nghiên cứu theo khu vực đô thị và
nông thôn; (4)- Nghiên cứu các lãnh thổ đặc biệt
Trang 102 Dù nghiên cứu vùng dưới góc cạnh nào, theo các loại vùng nào, đề tài cũng nhận thấy: Do tính đa dạng và phân dị của lãnh thổ Việt Nam, các điều kiện và yếu tố phát triển vùng có sự khác nhau, mức độ và khả năng khai thác các
nguồn lực của từng vùng lãnh thổ khác nhau và như vậy, các vùng sẽ có vai trò, ý
nghĩa khác nhau khi tiến hành CNH,HĐH Yếu tố này cũng cho ta thấy khả năng và sự nắm bắt vận dụng khoa học công nghệ cũng như đường hướng bước đi theo hướng CNH,HĐH khác nhau Những vùng kinh tế lớn như Đồng bảng sông Hồng, Đông Nam Bộ, 3 vùng kinh tế trọng điểm có nhiều điều kiện, yếu tố bứt
phá nhanh hơn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thuận lợi hơn so với các
vùng Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu
Long, các lãnh thổ ngoài vùng kính tế trọng điểm, vùng nông thôn và các vùng
khó khăn
3 Với nhiều chủ trương, chính sách phát triển vùng trong thời kỳ đổi mới,
đặc biệt trong 5 năm qua, cả vùng phát triển và vùng chậm phát triển, vùng khó
khăn đã khơi dậy các tiểm năng, thế mạnh của các vùng Các vũng dù theo các
vùng lớn, các vùng trọng điểm hay ngồi trọng điểm, đơ thị hay nông thôn, vùng phát triển và khó khăn đều có sự tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội có sự chuyển biến.Trong tiến trình phát triển đó, thấy rằng: cơ cấu lãnh thổ thay đổi theo hướng ngày càng tập trung vào các vùng đã phát triển như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, 3
vùng kinh tế trọng điểm, khu vực đô thị; chênh lệch vùng ngày càng "doãng ra" theo hướng vùng có thu nhập cao thì mức chênh lệch và sự bất bình đẳng càng
lớn; kết hợp cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trên các vùng chưa hợp lý; làn sóng di dân từ nông thôn vào đô thị: thách thức việc làm ở các vùng và tiểm ẩn những khó khăn trong quá trình phát triển ở thành thị và nông thôn; tồn tại nguy cơ bất ổn về chính trị ở một số vùng; ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên vùng; mối quan hệ liên vùng còn manh mún, hiệu quả thấp
4 Đề tài đã xác định các quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020
Các quan điểm cơ bản trong phát triển vùng đến năm 2020 là: (1)- Phát
triển có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan, dàn trải Trước hết tạo ra sự phát
triển nhanh của một số vùng lãnh thổ làm động lực, đột phá cho sự phát triển chung của cả nước (2)- Mỗi vùng luôn chú ý phát hiện những nhân tố mới, nổi trội để hình thành các hạt nhân vùng, các ngành mũi nhọn trong vùng để bứt phá đi trước, trở thành động lực trong tiến trình CNH,HĐH của cả nước (3)- Bên cạnh
phát triển có trọng điểm, luôn chú ý đến sự phát triển ở các vùng kém phát triển ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo ổn định và phát huy tiểm năng thế mạnh của tất
Trang 11mỗi vùng và hiệu quả kinh tế xã hội cao (5)- Phát triển vùng phải đảm bảo "giữ
được bản sắc vùng", mỗi vùng phải thể hiện được đặc thù của mình cả về kinh tế và văn hóa (6)- Phát triển kinh tế vùng phải đảm bảo bền vững cho mỗi vùng và cho cả nền kinh tế
Các phương hướng cơ bản: (1)- Tăng trưởng vượt trước ở một số vùng như Đông bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, ba vùng kinh tế trọng điểm; (2)- Phát triển
các lãnh thổ đặc biệt và các trung tâm đô thị làm hạt nhân đột phá trên các vùng;
(3)- Tạo khả năng bứt phá đối với vùng Duyên hải Miền Trung; (4)- Giải quyết chênh lệch các vùng và vấn để bảo đảm ổn định cho tăng trưởng; (5)- Điều chỉnh
cơ cấu ngành công nghiệp trên các vùng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội vùng, tạo sự liên kết chặt chế giữa các vùng
Các giải pháp chủ yếu: (1)- Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng thống
nhất; (2)- Phát triển khoa học công nghệ; (3)- Chính sách phát triển nguồn nhân
lực; (4)- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các vùng; (5)- Đẩy mạnh giao lưu vùng, tạo ra không gian thống nhất, tăng cường liên kết có hiệu quả theo
vùng lãnh thổ ; (6)- Xây dựng quy hoạch và điểu hành thực hiện theo quy hoạch ;
(7)- Quản lý vùng và tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trong
Trang 12LOI NOI DAU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Những nhận biết về vùng đã có từ lâu trong lịch sử Việt Nam Ngay từ giữa thế ký XV, khi khoa học địa lý thế giới mới phát triển, ở nước ta đã xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm dân
tộc, độc lập và tự chủ của từng vùng hành chính kinh tế như “Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi; Địa lý địa phương vùng Thuận Hoá, Quảng Nam của Lê Quý Đôn;
Lịch triều hiến chương; Đại Nam nhất thống chí v.v Thời Hai Bà Trưng, các
vùng với tư cách là cấp vị để quản lý hành chính với các quận, huyện và 65 thành trì được xác lập Đời Lý, Trần, Hồ, các bộ phận của lãnh thổ mang tên là Lộ Đời
Lê các Lộ đổi thành Trấn, cả nước có 5 Đạo Mỗi Đạo lại bao gồm nhiều Phủ, Châu, Huyện Đến đời Nguyễn, các Trấn đổi thành Tỉnh Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh là Đàng trong, Đàng ngoài; thời thực dân Pháp đô hộ là Bắc kỳ, Trung
kỳ, Nam kỳ?; các Liên khu thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954); các khu tự trị như khu tự trị Việt Bắc (1956), khu tự trị Thái - Mèo năm 1955, năm 1962
thành khu tự trị Tây Bắc
Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX đến nay, để tổ chức và quản lý lãnh
thổ, ngoài các cấp hành chính quốc gia như: quốc gia, tỉnh, huyện, xã, có một cấp
không trong các cấp được quy định trong Hiến pháp- cấp vùng luôn thu hút được
sự chú ý và quan tâm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính
sách Các vùng kinh tế - xã hội lớn (trên cơ sở nhóm gộp các tỉnh) được phân
chia đựa trên những nguyên tắc, tiêu chí phù hợp với điều kiện lịch sử của từng
thời kỳ nhất định
Thời kỳ trước năm 1975, đất nước tạm chia cắt thành hai miền, miền Bắc là hậu phương của miền Nam, đồng thời phải trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của địch Thời kỳ này, miền Bắc phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mặc dù có chiến tranh, kinh tế vùng vẫn được chú ý, nổi
! La Bá Thảo: Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý - NXB Thế giới, Hà Nội năm 1998,
? Theo cuốn Việt Nam- những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính (1945-1947) của Nguyễn Quang Ân (1997) thì đến cuối thời kỳ thuộc Pháp, ở Việt Nam có 69 tỉnh lộ, trong đó Bắc Kỳ gồm 29 tỉnh, Trung kỳ 19 tinh, Nam Ky có 21 tỉnh và khu Sài Gòn, Chợ lớn Sau cách mạng, Chính phủ lâm thời VNDCCH vẫn tạm thời duy trì cấp kỳ, sau đổi thành bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
Trang 13bat là các vùng nông- lâm- ngư nghiệp Giai đoạn 1960-1970, Miền Bắc được
phân ra thành 7 vùng (khi đó gọi là vùng kinh tế) là Tay Bắc, Đông Bác, Vùng
giữa, Bắc Đồng bằng sông Hồng, Nam Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ
Thanh Hoá đến Vĩnh Linh) Giai đoạn 1970-1975, cùng với những nghiên cứu khoa học và giảng dạy về phân vùng trong các trường đại học với hệ thống 4 vùng kinh tế lớn của miền Bắc, xuất hiện các vùng ngành như vùng giấy sợi, vùng gỗ trụ mỏ trong lâm nghiệp, các vàng đô thị trong xây dựng
Thời kỳ 1975-1980, sau khi cả nước thống nhất, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung được tiếp tục thực hiện trên quy mô cả nước Các vùng kinh tế - xã hội mà chủ đạo là các vùng nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản được hình thành Trên cơ sở 40 tỉnh, thành phố, đặc khu, đất nước được phân chia thành 7 vùng nông nghiệp lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ (10 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (6 tỉnh), Khu 4 cũ nay gọi là Bắc Trung Bộ (3 tỉnh), Duyên hải Nam Trung Bộ (4 tỉnh), Tây Nguyên (3 tỉnh); Đông Nam Bộ (5 tỉnh, thành phố, đặc khu); Đồng bằng “sông Cửu Long (9 tỉnh)
Thời kỳ 1980-1986, theo quan điểm phát triển kinh tế tổng hợp, đồng bộ và
cân đối, được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), năm 1982 lần đầu tiên nước ta tiến
hành nghiên cứu xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986- 2000 Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 4 vùng kinh tế cơ bản và các tiểu vùng
như 7 vùng kinh tế - xã hội của thời kỳ 1975-1980
Từ năm 1986 đến năm 2000, nền kinh tế - xã hội Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cơ cấu kinh tế quốc đân có những chuyển biến cả về chất và lượng Nhiều
yếu tố và cơ hội mới xuất hiện, đồng thời nhiều khó khăn và thách thức mới cũng
nảy sinh Hệ thống vùng trong giai đoạn này gồm có 8 vùng (được nhóm gộp 61
tỉnh, thành phố cả nước) và 3 vùng kinh tế trọng điểm
Từ năm 2000 đến nay, khi nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đất nước thời kỳ 2001-2010, vấn đề Chiến lược phát triển vùng lãnh thổ
đã được chú ý và thành một chương trong văn bản quan trọng này Theo nguyên
tắc tổng quát về phân vùng kinh tế - xã hội, các nhà khoa học - những người tham gia xây dựng văn kiện đã kiến nghị phương án 6 vùng lớn trên cơ sở nhóm gộp hệ
thống 8 vùng và 3 vùng kinh tế trọng điểm và có sự thay đổi ranh giới của vùng
Hệ thống 6 vùng lớn này nhóm gộp 64 tỉnh, thành phố cả nước
Điểm lại tình hình phân vùng và nghiên cứu vùng ở Việt Nam suốt một
chặng đường dài đã cho thấy, mỗi thời kỳ khác nhau đều có một hệ thống vùng, dù là phân vùng theo kiểu loại nào đều dựa trên một hệ tiêu chí nhất định và phục vụ cho một mục đích nghiên cứu nhất định trong một giai đoạn nhất định Địa lý
Trang 14học coi nghiên cứu vùng là hoạt động nghiên cứu quan hệ giữa lồi người với mơi
trường tự nhiên trên bể mặt trái đất, tức là khoa học về quan hệ người và đất Khoa học vùng (là khoa học mới hưng thịnh, phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX trở lại đây) lấy vàng làm đối tượng nghiên cứu và vùng là đối
tượng nghiên cứu chung của địa lý học, kinh tế học, luật pháp học, quy hoạch học
Như vậy, từ lịch sử phát triển đất nước, đặc biệt trong quá trình CNH, HĐH
ở nước ta trong các thập kỷ qua và từ kinh nghiệm thế giới có thể rút ra nhận định
là: CNH, HĐH theo vùng lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng, nhiều khi nó quyết định những bước phái triển nhảy vọt cho một quốc gia (đặc biệt đối với một quốc gia có sự đa dạng về các điều kiện tài nguyên, nhân văn, bản sắc văn hóa như nước ta) Muốn nghiên cứu sự phát triển kinh tế xã hội cả nước trong tiến trình CNH,HĐH, không thể không nghiên cứu sự phát triển có tính đặc thù của mỗi vùng Cùng với sự gia tăng về phát triển xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ và dân số, vàng đã trở thành thực thể kinh tế - xã hội ngày càng phổn vinh, phức tạp và đa dạng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu thoả đáng trong bước đường
CNH,HDH
Nghiên cứu phát triển vùng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình rút ngắn tiến trình CNH,HĐH Trong đó công tác phân vùng được đi trước với việc xác lập ra các hệ thống vùng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một thời kỳ nhất định, bảo đảm cho việc nghiên cứu phân bố sản xuất theo vùng được hợp lý, tạo điều kiện khai thác tốt tiém năng và thế mạnh của mỗi vùng Đó cũng là điều kiện tốt nhất để kết hợp phát triển kinh tế ngành và kinh tế lãnh thổ; phối hợp liên ngành, liên vùng một cách hài hoà và hiệu quả
Cho đến nay, ngoài các công trình nghiên cứu vùng của các tỉnh, huyện
(chủ yếu là các vùng ngành), đã có các nghiên cứu phát triển vùng kinh tế, trong đó phải kế đến các nghiên cứu quy hoạch các vùng kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm của một số Bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hàng loạt các quy
hoạch tỉnh và huyện Các nghiên cứu nêu trên đã thu được những kết quả quan
trọng, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển ngành và địa phương Tuy
Trang 15Chính vì vậy, Đề tài “Phái triển kinh tế vàng trong quá trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hóa” (mã số KX.02.06) được đặt ra nghiên cứu trong khuôn khổ của để tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước "Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước di (mã số
KX.02)
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: trên cơ sở phân tích một cách tổng hợp lợi thế so sánh của các
kiểu, loại vùng khác nhau, chọn lựa phương hướng phát triển thích hợp cho các
vùng; để xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển vùng trong thực hiện rút
ngắn tiến trình CNH, HĐH đến 2020 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chọn lựa vùng lãnh thổ hợp lý để thực hiện CNH, HĐH
- Đánh giá, dự báo, những yếu tố và điều kiện đặc thù của mỗi kiểu, loại
vùng để thực hiện rút ngắn tiến trình CNH,HĐH đối với từng vùng lãnh thổ
- Chọn lựa phương hướng phát triển và bước đi cho các vùng lãnh thổ khác nhau để vừa phát triển trọng tâm, trọng điểm vừa phát triển toàn điện và khi tổ hợp lại có thể rút ngắn tiến trình CNH,HĐH của cả nước
- Các giải pháp cơ bản và hữu hiệu cho phát triển rút ngắn tiến trình
CNH,HĐH phù hợp với phát triển các vùng
3 Tiếp cận, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài
đã sử dụng các phương pháp phân tích vùng và kinh tế học, phân tích vùng và địa
lý học, sử dụng ma trận SWOT với vấn đề xác định lợi thế so sánh, hạn chế, thách
thức của mỗi vùng, mô hình chữ U ngược với vấn đề xác định chênh lệch vùng Ngoài ra, các phương pháp truyền thống như phân tích thống kê, điều tra khảo sát,
phương pháp chuyên gia; các phương pháp dự báo cũng được đề tài sử dụng rộng
rãi để nghiên cứu
Khi bước vào nghiên cứu vùng có những khó khăn phức tạp phải khắc phục, đó là:
+ Việc chọn vùng và xác định ranh giới vùng bao gồm ranh giới cứng (vị trí
Trang 16+ Dự báo, đánh giá những yếu tố, điều kiện để thực hiện rút ngắn tiến trình
công nghiệp hoá đối với các vùng cũng có những khó khăn do thiếu nguồn tài liệu, mà còn là sự phức tạp của vấn đẻ, chẳng hạn như:
- Khó khăn về đánh giá những yếu tố bên trong vùng Do phạm vì lãnh thổ vùng được xác định bởi các tỉnh, khi tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo vùng được tổng hợp từng tỉnh lên, song các chỉ tiêu tổng hợp (như GDP, GO, giá trị
xuất khẩu, lao động ) thường trùng lặp giữa các tỉnh, không phản ảnh chính xác
thực trạng kinh tế vùng
- Khó khăn về đánh giá những yếu tố ngoài nước tác động vào vùng Những đánh giá tác động có tính "toàn cục" về bối cảnh quốc tế như toàn cầu hóa, hội
nhập, phát triển khoa học công nghệ vào cả nước thì rõ, song thể hiện vào từng
vùng thì không rõ, trong khi đó có những yếu tố quốc tế không có tính "bao trùm” lại tác động đến các vùng rất cụ thể, chẳng hạn chính sách "biên mậu” của Trung Quốc tác động đến vùng Miền núi biên giới phía Bắc; các kết quả hợp tác "Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng" và "Hợp tác ba biên giới" có tác động nhiều đến
Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề lượng hóa các kết quả chọn lựa hướng phát triển và bước đi cho
các vùng lãnh thổ khác nhau là rất phức tạp
Từ những đặc điểm nêu trên, để giải quyết các mục tiêu và ý tưởng đặt ra
cho nghiên cứu CNH, HĐH theo vùng, Đề tài đi vào phân tích từng điều kiện và yếu tố tác động trên các vùng lãnh thổ, rút ra những nhận định, dé ra hướng phát
triển các kiểu, loại vùng cho phù hợp
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung báo cáo đề tài được trình bầy theo 3 chương sau:
Chương I: Khung khổ lý thuyết phát triển vùng
Chương II: Diéu kiện, yếu tố và thực trạng phát triển vùng trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương III: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển vùng trong
Trang 17CHUONG I
KHUNG KH6 LY THUYET PHAT TRIEN VUNG
1.1 - MỘT SỐ LY LUAN CO BAN VE VUNG
1.1.1- Quan niệm về vùng, vùng kinh tế và phân vùng kinh tế
1.1.1.1- Vùng
"Vùng" là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia "Vùng là một phần của bề mặt trái đất, nó dựa vào một hoặc nhiều loại tiêu chí phân biệt với phần lân cận", "vùng là một
phạm vi xác định nào đó của bề mặt trái đất, "vùng là không gian, là một trong
các hình thức tồn tại của vật chất"!
Trên giác độ quản lý đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh, vùng bao gồm một số tỉnh và một quốc gia có một số vùng Đôi
khi người ta còn sử dụng thêm một cấp trung gian lãnh thổ quốc gia và lãnh thổ
vùng gọi là "miền" Trong lịch sử Việt Nam, khái niệm "miền" (Miền Bắc, Miền Trung, Miễn Nam) là những khu vực đất đai rộng lớn có những đặc điểm địa lý
chung nào đó
Các quan niệm và nhận biết vùng tuy khác nhan về mục đích, song về bản
chất đều có một nét chung: vùng là một khái niệm không gian, là hình thức kết cấu của vùng đất chiếm một không gian nhất định trên mặt trái đất, dựa vào điều kiện vật chất khác nhau làm đối tượng Vùng có các thuộc tính cơ bản như sau:
- Một phần của bề mặt trái đất, chiếm không gian nhất định (không gian ba
chiều) Một số không gian này có thể là không gian tự nhiên, không gian kinh tế, không gian xã hội
- Có phạm vi và ranh giới nhất định Phạm vi của nó có thể lớn, có thể nhỏ
do căn cứ vào các yêu cầu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu khác nhau để phân chia
Ranh giới của vùng thường có đặc trưng mang tính quá độ, là một "giải đất" biến
đổi cả vẻ lượng và chất; ranh giới vùng theo tự nhiên có lúc là đứt đoạn (còn gọi
là không liền khoảnh), nhưng phần lớn có tính tính liên tục (liền khoảnh)
- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định Tính phân cấp hoặc tính nhiều
cấp, tính phân tầng Do vậy, vùng có mối quan hệ giữa trên với dưới, dọc và ngang Mỗi một vùng nhỏ là một phần hợp thành để tạo nên một vùng lớn hơn
Trang 181.1.1.2-Vùng kinh tế
“Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nên kinh tế quốc
dân cả nước, có những dấu hiệu sau: chun mơn hố những chức năng kinh tế
quốc dân cơ bản; tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ
qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lãnh thổ của vàng , coi vùng như là hệ thống toần vẹn, một đơn vị có tổ chức
trong bộ máy quản lý lãnh thổ nên kinh tế quốc dân""
Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là phân công lao động theo lãnh thổ Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo quá trình phân công lao động theo lãnh thổ Yếu tố phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng Vùng là nơi tụ cư của loài người với các hoạt động kinh tế đa dạng, đòi hỏi phải tìm biểu và tiến hành nghiên cứu sâu sắc, hệ thống và toàn điện đối với vùng
Vùng kinh tế- xã hội là: “một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế - xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ
cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước"?
1.1:1.3-Phân vùng kinh tế
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp,
phục vụ cho một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, nên
khó có thể có một sự phân vùng khách quan "tuyệt đối và vĩnh viễn" Nếu ta hiểu "vùng" là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa
học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý
lựa chọn để phân định vùng
Phân vùng là một loại hệ thống hoá theo lãnh thổ, nó cùng với phân vị,
phân loại, phân nhóm, phân kiểu giúp người nghiên cứu khái quát được một số nét
về một không gian nào đó, từ đó có những dự báo cho không gian đó
Khi tiến hành phân vùng kinh tế, phải nghiên cứu sự xuất hiện và quy luật vận động của các yếu tố tạo vùng khách quan Trên cơ cở đó, thông qua những
nguyên tắc, quan điểm nhất định vạch ra hệ thống các vùng với cơ cấu sản xuất và cơ cấu lãnh thổ nhất định
' Địa lý kinh tế-xã hội.Từ điển thuật ngữ, khái niệm của Alaev,1983, MOSCOW
Trang 19Trong sự đổi mới về kế hoạch hoá ở bối cảnh của một nước đang phát triển, cộng với những biến đổi về kinh tế, khoa học kỹ thuật của thế giới có ảnh hưởng đến phân vùng kinh tế; việc xác định cấp vùng cùng với những lý luận về phân vùng và thực tiễn tồn tại các vùng đã và đang bổ sung hoàn thiện thêm về nhận
thức vấn đề vùng Việc xác định cấp vùng để nghiên cứu cơ cấu lãnh thổ kinh tế
quốc dân ở mỗi quốc gia trong bối cảnh kinh tế thị trường, cần có tính thực tiễn hơn để có phù hợp với những đặc thù vùng và trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Có 2 cách phân vùng để xác định các vùng cho phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức lãnh thổ:
Cách thứ nhất: Phân ngang theo lưu vực sông, theo ranh giới các vùng hành chính kinh tế Cách phân vùng này gần phù hợp với phương pháp phân vùng
tổng hợp kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay Mỗi vùng bao gồm cả tiểu vùng núi cao, tiểu vùng trung du, tiểu vùng đồng bằng và ven biển
Cách thứ hai: Phân theo các đải lãnh thổ có địa hình giống nhau như dải đồng bằng và ven biển, dải trung du và cao nguyên, đải núi cao và biên giới
1.1.2 Quan niệm về phát triển bền vững theo vùng
Phát triển bền vững là sự phát triển mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ
ràng là vì con người, không chỉ là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho thế hệ hôm nay mà còn không được làm tốn hại đến những cơ hội lựa chọn của các thế hệ mai sau Sự bển vững của phát triển được thể hiện cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội và
môi trường Đó là quá trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản con người, tài
sản môi trường (nước sạch, không khí sạch, bãi cá, rừng cây, đất đai ) và tài sản
xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an ninh cho người và
tài sản )
Trong thực tiễn, mỗi quốc gia để đảm bảo phát triển bền vững phải giải quyết 3 môi quan hệ: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo các vấn xã hội;
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo môi trường trong sạch; Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo quốc phòng, an ninh an toàn xã hội Phát triển bên vững
trong phát triển vùng bao gồm:
- Phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng quy mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mé cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
- Phát triển bền vững về xã hội: biểu hiện ở đời sống tỉnh thần được nâng lên không ngừng về bảo đảm dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, bình đẳng
cơ hội việc làm, bình đẳng thu nhập hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của các
vùng lãnh thổ
Trang 20- Phát triển bền vững môi trường: Bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý,
giảm thiểu lãng phí tài nguyên gây suy thoái; phát triển kinh tế-xã hội luôn gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái
Phát triển bền vững bao hàm cả phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sức chứa hợp lý của lãnh thổ, nếu không sẽ dẫn đến sự quá tải trong phát triển, phát triển "nóng", phá vỡ hệ thống lãnh thổ về môi trường - bố trí sản xuất - bố trí dân
cư Yêu cầu về đảm bảo sức chứa vùng là khi đưa các hoạt động sản xuất, địch vụ,
lao động dân cư vào vùng phải được tính toán khổ năng sức chứa hợp lý về các
điều kiện: cấp nước, đất đai cho xây đựng, môi trường, sinh thái Bố trí sản xuất
phải được chọn lựa, cân nhắc nhằm tạo ra sự hài hoà, thơng thống Một lãnh thé phát triển quá dày đặc sẽ bị kìm hãm phái triển
4.1.3 Quan niệm về CNH, HĐH rút ngắn theo vùng
Văn kiện Đại hội Đảng IX, có đưa ra khái niệm về cơng nghiệp hố rút
ngắn Về bản chất của vấn đề này có thể hiểu là sự phát triển rút ngắn thời gian
của tiến trình CNH,HPH, không đi theo con đường tuần tự cổ điển mà có thể "bắt
kịp", "vượt trước" các nước về một số khâu, một số mặt cơ bản của tiến trình
CNH,HĐH; từ "rút ngắn" ở đây đồng nghĩa với phát triển nhanh để giảm thiểu thời gian đạt tới mục tiêu của CNH,HĐH Nếu cách hiểu chung về CNH,HĐH rút
ngắn như trên là đúng thì sự rút ngắn tiến trình CNH,HĐH theo vùng lãnh thổ
chính là sự phát triển không đàn đều, không tuần tự các vùng mà mỗi lãnh thổ
theo đặc điểm và thế mạnh riêng của mình, có thể có những bước đột phá, nhảy
vọt về tăng trưởng và tổng hoà lại, cả nước có một sự phát triển nhanh nhất, rút ngắn tiến trình CNH,HĐH
Phát triển nhanh, phát triển nhảy vọt theo một hay một số vùng, xét về các
điểu kiện và khả năng thì có thể ít khó khăn hơn việc phát triển nhanh, nhảy vọt cả một quốc gia, nhất là các quốc gia lớn, có sự phân đị rất nhiều về điều kiện tự
nhiên, lịch sử kinh tế-xã hội thì càng khó khăn hơn Trong một quốc gia dù đang
ở giai đoạn kém phát triển, vẫn có những khu vực lãnh thổ phát triển thuận lợi
hơn, có nhiều tiềm năng thế mạnh hơn để tăng trưởng nhanh hơn và nếu lãnh thổ
này được chú ý tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách thì có thể bứt phá Đến nay
có lẽ chưa có nước nào phát triển đồng đều các vùng để có được những bứt phá
ngoạn mục mà trong quá trình phát triển của mình, các nước đều có sự "vượt
trước” ở một số vùng lãnh thổ nhất định, cũng giống như toàn cẩu có nước đi
trước, có nước đi sau
Vậy ở nước ta, quan niệm thế nào về sự vượt trước theo vùng lãnh thổ? Có
Trang 21trưởng nhanh, bền vững nhất cho cả quốc gia Chính vì thế, quá trình nghiên cứu vùng cần thiết phải đi vào từng vùng và sau đó nhìn một cách tổng thể các vàng
trong cả nước đề có được bước đi thích hợp
Như vậy, rút ngắn tiến trình CNH,HĐH của cả nước không phải là sự rút ngắn tương ứng tiến trình CNH,HĐH của tất cả các vùng (điều này không thể làm
được) Trong quá trình này, có vùng phát triển với tốc độ khá cao, là động lực của
rút ngắn, có vùng vẫn phải hỗ trợ để phát triển, làm sao không phải là "vật cản"
của quá trình rút ngắn, có vùng phải có những chính sách và đầu tư thoả đáng để
có thể trở thành động lực rút ngắn cho giai đoạn sau Điểu quan trọng là khi tổng
hoà lại, đạt được sự rút ngắn tốt nhất
1.1.4 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu
1.1.4.1 Phương pháp SWOT với vấn đề xác định lợi thế so sánh, hạn chế, thách thức của vùng
Phương pháp SWOT là phân tích Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu
(Weakness), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro (nguy cơ-Threats) Một phân tích SWOT giúp ta hiểu rõ hơn về những điểm tích cực và tiêu cực trong và ngoài của
một tổ chức (ngành, doanh nghiệp, lãnh thổ ); giúp ý thức một cách đầy đủ về
hiện trạng để phục vụ tốt hơn cho công tác hoạch định chiến lược và ra quyết
định
Phương pháp phân tích SWOT (thỉnh thoảng được gọi là TOWS) lần đầu
tiên xuất hiện và được xây dựng, ứng dụng cho hoạt động của lực lượng cảnh sát;
sau đó được mở rộng ứng dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế; sau nữa được ứng đụng một cách rộng rãi và trở nên rất hữu ích trong
lĩnh vực y tế cộng đồng, các nghiên cứu phát triển, lĩnh vực giáo dục, và thậm chí
là cá lĩnh vực phát triển con người Một phân tích SWOT tập trung vào bốn yếu tố chủ yếu: - Điểm mạnh: điểm mạnh của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tô chức, là gì? - Điểm yếu: Điểm yếu của một nền kinh tế, một vùng, một địa phương, một tô chức, là gì? - Cơ hội: Cơ hội của một nên kinh tế, một vùng, một địa phương, một tổ chức, là gì?
- Rủi ro (hoặc nguy cơ): Rủi ro, thách thức của một nền kinh tế, một vùng,
một địa phương, một tô chức, là gì?
Trang 22Bén trong Điểm mạnh Bên ngoài Thách thức (rủi ro) Điểm yếu Cơ hội Hoặc có thể phân loại theo bảng sau đây:
Các yếu tô tích cực Các yêu tô tiêu cực
- Điểm mạnh - Điểm yêu
- Tài sản, tiềm năng - Hạn chế - Nguồn lực - Rủi ro,
- Cơ hội - Thách thức
- Triển vọng
Một bản phân tích SWOT thường được xây dựng làm cơ sở cho việc hoạch
định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng, của một lãnh thổ nhất định, cho một ngành nhất định; lập để đánh giá môi trường kinh doanh cho một doanh nghiệp hoặc lập cho một tổ chức,
Ví dụ, một phân tích SWOT của nền kinh tế Việt Nam (David O Dapice, Harvard University, nam 2003):
Điểm mạnh Điểm yếu Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao, xuất | Tốc độ tăng trưởng xuât khâu có xu hướng thâp
khẩu tăng nhanh, tăng trưởng các ngành đạt | dần đến 2002
khá trong giai đoạn 1991-2002
Công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả Ôn định kinh tê vĩ mô
Các chỉ tiêu xã hội có chuyên biên tích cực
FDI có xu hướng giảm giai đoạn 1998-2002
ICOR có xu hướng tăng nhanh
Đâu tư phát triên công nghiệp cơ bản kém Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị gia tăng Cơ hậi Rúi ro (nguy cơ) Các chính sách phát triển ở cấp tỉnh có khả năng cải thiện Quá tập trung vào Đâu tư trực tiếp
Tăng trường của các doanh nghiệp tư nhân
một cách bên vững Chất lượng giáo dục kém Nhiều khả năng thu hút được nguôn vén FDI Cần nhiều tiến bộ hơn trong ngành công nghệ thông tin Rủi ro của hội nhập và việc gia nhập WTO có thể bị trì hoãn Success Story or Weird Dualism? A SWOT Analysis”
Nguôn: David O Dapice: “Vietnam's Economy: Havard University, thang 5/2005
1.1.4.2 Mô hình chữ U ngược và vấn đề xác định chênh lệch vùng "Mô hình phát triển hình chữ U ngược" của nhà kinh tế học người Mỹ T.G
Wiliamson đề ra năm 1965 Lý luận cho rằng, nhà nước chú trọng hiệu ích kinh
Trang 23tế giữa các vùng không ngừng mở rộng, nhưng trải qua một thời kỳ nhất định, sức can bằng sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch của vùng giữ được ổn định Sau khi
kinh tế đi vào “giai đoạn chín muồi”, theo sự tăng trưởng tổng thể khoảng cách
chênh lệch của vùng sẽ dần đi xuống
Mô hình chữ "U” ngược của nhà kinh tế học Mỹ, T.G.Williamson đã chứng minh va điễn giải về thời gian cần thiết dé giải quyết sự chênh lệch vùng Khi tiến hành phân tích hồi quy đổi với số liệu của 24 nước như Ôxtraylia, Newzilân, Canada, Mỹ, Pháp, Braxim theo thời gian dài, đã phát hiện xu thế biến động về chênh lệch thu nhập của các vùng trong một số nước kể trên Về đại thể là hình chữ "U" ngược, có nghĩa là, ở thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, cùng với việc nâng cao mức thu nhập, chênh lệch giữa các vùng sẽ dần dần mở rộng và duy trì ổn định cho đến khi nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng “chín muổi”, chênh
lệch giữa các vùng có xu thế thu hẹp lại Từ mô hình chữ "U" ngược này, có thể
ứng dụng để lý giải vấn để chênh lệch vùng của nước ta và đề ra các chính sách
thích hợp cho việc giảm chênh lệch vùng một cách hợp lý, không nôn nóng, song
cũng không buông lỏng
Hình 1: Sơ đồ mô phỏng mô hình chữ “Ú” ngược của T.G.Wiliamson
Quá trình tăng trưởng kinh tế
1.1.4.3- Mơ hình tốn học trong nghiên cứu vùng
Các mô hình toán học được các nước phát triển như Mỹ và một số nước
Tay Âu ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu vùng Điều kiện để có thể ứng dụng
mô hình toán học trong nghiên cứu vùng là có một chuỗi số liệu đầy đủ và các
vùng phải ổn định Ở nước ta việc ứng dụng các mô hình vào nghiên cứu vùng chưa nhiều, song để thấy rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu này, xin gíơi thiệu một
số mô hình các nước đang ứng dụng
1.1.4.3.1- Mô hình nghiên cứu tăng trưởng vùng
Trang 24a- Sự khác biệt về tăng trưởng vùng:
Cần phải phân biệt rõ sự tăng trưởng vùng với tăng trưởng của cả quốc gia khi ứng dụng các mô hình toán học vào nghiên cứu tăng trưởng vùng
Về bản chất của tăng trưởng vùng và tăng trưởng quốc gia là giống nhau, đều là kết quả tạo ra năng lực tăng lên của sản xuất và dịch vụ nhờ tác động của
khoa hoc- công nghệ và cơ chế chính sách Tuy nhiên khi xét đến tăng trưởng
vùng phải chú ý đến sự khác nhau về quy mô, mức độ và khả năng tăng trưởng Có thể thấy ở các khía cạnh sau đây:
(1)- Khi phân tích quy luật tăng trưởng vùng, không thể lấy quy luật chung
của một quốc gia làm căn cứ Do vùng là một phần của lãnh thổ của quốc gia nên
quy luật về tăng trưởng không đồng nhất với quốc gia Chẳng hạn mức độ tăng trưởng GDP của rất nhiều quốc gia trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá thời gian
qua, quốc gia nào đạt được mức tăng 8-9%/năm trong nhiều năm là một hiện
tượng hiếm thấy, song đối với một vùng trong một quốc gia, tốc độ tăng trưởng
GDP có thể lớn tới 10-12%/năm trong nhiều năm là hiện tượng bình thường Ví dụ Đặc khu kinh tế Thâm Quyên (Trung Quốc) đã có tốc độ tăng trưởng 19%/năm trong vòng 20 năm, trong khi Trung Quốc trong vòng 15 năm qua đạt
tăng trưởng hàng đầu thế giới cũng chỉ khoảng là 8-9%/năm
(2)- Có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng về quy mô và chất lượng tăng trưởng Các giáo sư kinh tế trường đai học Sheffied và Lancaster (Vương Quốc
Anh) có lời cảnh báo là chúng ta nên cẩn trọng khi xem xét về tăng trưởng kinh tế vùng, bởi lẽ do sự khác nhau về điều kiện tư nhiên và kinh tế-xã hội nên vùng có
nhiều kết quả khác nhau về tăng trưởng Thông thường khi xác định kết quả tăng
trưởng được căn cứ vào: mức tăng sản lượng đầu ra; mức tăng sản lượng đầu ra theo lao động; mức tăng sản lượng đầu ra theo vốn; mức tăng trưởng đầu ra theo kỹ thuật Một vùng nào đó có thể có mức tăng sản lượng đầu ra thấp nhưng lại có mức tăng sản lượng đầu ra theo vốn cao, hoặc mức tăng sản lượng đầu ra theo lao động cao Hoặc giả ở một vùng nào đó mức lao động và vốn không tăng, song tốc độ tăng tiến bộ kỹ thuật tăng thì sản lượng đầu ra vẫn tăng Vì vậy, không chỉ xét theo mức tăng GDP làm thược đo chung, mà phải xét đến sự khác biệt của vùng về vốn, lao động và kỹ thuật Vẫn đề khác biệt tăng trưởng vùng này cũng sẽ thấy rõ khi xem xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng vùng dưới đây
b-Mô hình tăng trưởng kinh tế vùng
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã chứng minh, mức gia tăng sản lượng
Trang 25tác động của các yếu tố này, chúng ta đi vào phân tích các phương trình tăng
trưởng:
1.1-Phương trình tăng trưởng vùng không có sự thay đổi về kỹ thuật:
Giả định sản xuất vùng không có sự thay đổi về mặt kỹ thuật, khi đó sản
lượng đầu ra được xác định được dựa trên hai yếu tố: đầu vào vốn và đầu vào lao
động Phương trình tổng quát phản ảnh mối quan hệ này là:
Y=F(KL) (1.1) Trong đó Y: Sản lượng đầu ra
K: Khối lượng vốn
L: Lượng lao động
Công thức phổ biến biểu thị mối quan hệ chung này là hàm sản xuất Cobb
~— Douglas Giả sử rằng mức thu lợi không đổi theo qui mô sản xuất, có công thức:
Y= AK°L™! (1.24) ~
Trong đó A và œ là các tham số được dự đoán (dựa vào các phân tích hồi qui trong giai đoạn phát triển nhất định) Nếu ta chia công thức (2.2a) cho L, ta được công thức:
y= A.k# (1.2b)
Trong đó: y=Y/L và k=K/L
Sử dụng cả hai công thức (1.2a) và (1.2b) của hàm sản xuất, có thể thấy:
- Hàm sản xuất theo vốn (1.2b) chỉ rõ lượng đầu ra theo lao động sẽ chỉ
tăng lên khi vốn theo lao động (k) tăng, nói cách khác là vốn cần tăng nhanh hon so với cung về lao động để sản lượng đầu ra theo lao động có thể tăng lên
Hình 2: Đồ thị hàm Cobb-Daouglas biểu thị tương quan y và k
Sản lượng / Lao động (y= Y/L)
Y/L=f(Y/L)
YF [rrnrnrz
> Von /Lao dong (k= K/L)
Trang 26Hình 2, biểu thị tương quan tỷ lệ thuận giữa vốn theo lao động và sản lượng đầu ra theo lao động Sản lượng đầu ra theo lao động(y=Y/L) sẽ tăng lên nếu mỗi lao động được cấp nhiều thiết bị sản xuất- đây là một quá trình được coi là đầu tư chiều sâu Nhưng cần chú ý là mức tăng sản lượng này sẽ theo tỷ lên giảm dân do lợi nhuận biên giảm dân Hơn nữa khi các sản phẩm theo lao động biên giảm
xuống mức thấp đáng kể thì đầu tư ròng giảm xuống tới o (không) và tổng đầu tư chỉ đủ để đuy trì sự tồn tại của khối lượng vốn Sau đó trong đài hạn, tỷ lệ vốn /lao
động sẽ được cân bằng (tại điểm k* trên hình 1.3) Tỷ lệ cân bằng này được kết hợp với mức sản lượng đầu ra cân bằng theo lao động tương ứng y* Khi cân bằng đã đạt được thì không còn động cơ nào cho người sản xuất tăng tỷ lệ vốn/lao động
lên thêm nữa Như vậy, khi mà cả tỷ lệ vốn/ao động và tỷ lệ sản lượng đầu ra/lao
động đều không đổi và ở trạng thái cân bằng thì có nghĩa nền kinh tế đã được cân
bằng trong đài hạn
Để giải quyết hồn chỉnh hơn mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, năm 1998
nhà kinh tế học Jones đã chỉ ra rằng tỷ lệ vốn/lao động sẽ tiếp tục tăng khi tổng đầu tư theo lao động vượt quá yêu cầu để tiến hành:
- Thay thế thiết bị sản xuất đã hao mòn
- Cung cấp thêm vốn theo yêu cầu của sự gia tăng lực lượng lao động
Một hàm khác của mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng có thể không
có mức gia tăng thu nhập theo vốn trong một thời kỳ dài hạn, bởi lế cân bằng được định nghĩa là trạng thái mà sản lượng đầu ra, vốn và lao động có mức tăng
như nhau, song ở thời kỳ trung hạn vẫn có thể có mức gia tăng sản lượng đầu ra
theo lao động Để thấy vấn dé này, có thể biến déi cong thite Y= AK*L™ (2.2a), bằng cách ứng dụng một số quy tắc toán học (lấy loga và lấy vi phân theo thời
gian), chúng ta được phương trình sau:
Y/Y = a K/K + (1- @).L/L (12c)
Trong đó: Y/Y : là mức tăng sản lượng đầu ra
K/K : là mức tăng vốn L/L: là mức tăng lao động
Các hệ số œ và (1-œ) là các phần đóng góp dự kiến của các yếu tố đầu vào
của vốn và lao động để tạo thành sản lượng đầu ra
Từ công thức (1.2c) cho thấy Nếu hệ số œ= 0,4 thì nếu vốn tăng thêm
Trang 27Nếu trừ cả hai về phương trình (1.2c) cho L/L, ta có được một phương
trình mới biểu thị mức tăng trưởng theo lao động:
Y/Y-L/L = œ (K/K - L/L) (1.2d)
Từ phương trình (1.2đ), nếu œ= 0,4 và mức tăng thêm vốn là 5%/năm (K=5%) và lao động 1% thì mức tăng sản lượng theo lao động sẽ tăng 1,6%:
Y/Y-L/L= 0,4 x (5-1) = 1,6%
Với những phương trình tăng trưởng tân cổ điển, trong điều kiện không có
thay đổi kỹ thuật, chúng ta có thể rút ra nhứng kết luận là:
(1-Mức tăng sản lượng đầu ra không giới hạn khi mức cung về vốn và lao
động tăng
(2)-Sản lượng đầu ra theo lao động chỉ có thể tăng lên khi có sự đầu tư theo chiều sâu (tức là tăng tỷ lệ vốn/lao động)
(3>-Khi mà tỷ lệ vốn /lao động (cũng biểu thị là đầu tư chiều sâu) đạt tới
mức cân bằng trong dài hạn thì sản lượng đầu ra theo lao động sẽ không tăng được nữa Mức tăng sản lượng đầu ra theo lao động đạt tới điểm giới hạn
1.2-Phương trình tăng trưởng vùng trong điêu kiện có sự thay đổi về kỹ
thuật:
Chúng ta lại xét đến trường hợp có ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật đến tăng
sản lượng đầu ra trong mô hình lý thuyết tân cổ điển Trong phương trình này
trình độ kỹ thuật được xem xét như là một yếu tố bổ sung, riêng rẽ với hàm san
xuất Giả sử các yếu tố tiến bộ kỹ thuật đem lại lợi ích cho vốn và lao động là như
nhau, có thể biểu hiện bằng phương trình sau:
Y=E(A,K,L) (1.3)
Trong đó A là trình độ kỹ thuật Khái niệm tiến bộ kỹ thuật được nói đến ở
đây không gắn với mô hình bởi vì nó độc lập với các yếu tố đầu vào là vốn và lao động Nếu giả sử là sự tiến bộ kỹ thuật tăng từ từ theo thời gian ở một tý lệ tăng
trưởng cố định, thì có thể mở rộng hàm Cobb — Douglas bằng cách thêm vào một
số tham số thời gian để phản ảnh những ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật:
Y= Ae*K°L™! (1.4)
Trong đó “g” là tham số không đổi của sự tiến bộ kỹ thuật theo thời gian Phương trình mô tả ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật đến mức tăng sản lượng đầu ra này là đơn giản bởi vì nó đã bỏ qua khả năng tiến bộ kỹ thuật có thể được tạo ra nhờ bổ sung vốn thông qua đầu tư vào máy móc mới nhất Lực lượng lao động đòi hỏi phải có kiến thức mới, có yêu cầu mới về trình độ tay nghề để tăng
“op?
Trang 28hiệu quả lao động theo thời gian Trong trường hợp này, cần điều chỉnh lao động và vốn cho phù hợp với chất lượng
Mặc dù không biểu hiện được trong phương trình các ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật tới sản lượng đầu ra và sản lượng đầu ra theo lao động Song điêu này cũng không làm chúng ta nghỉ ngờ về tầm quan trọng của tiến bộ kỹ thuật trong
quá trình tăng trưởng kinh tế
Hình 3: Đồ thị ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật đến tăng sản lượng theo lao động Sản lượng / Lao động (Y/L) A (Y/L)2 =f (A, K, L) (/L)I ° Su chuyén dich lén trén cha san lượng / LÐ do tiếnbộ KHKT -+>_ Vốn/Lao động (K/L)
Theo đồ thi ở hình 3, ở mỗi giá trị vốn/lao động (trên trục hoành) thì đường
sản lượng đầu ra /lao động (trên trục tung) được nâng lên do tiến bộ kỹ thuật đã
làm tăng sản lượng đầu ra/lao động Giả sử mức thu lợi không đổi theo qui mô thì
bằng phương pháp biến đổi toán học, ta có thể tạo ra một phương trình hàm số
tăng trưởng khác từ phương trình hàm số (1.4) như sau: Y/Y= g+ ơK/K + (1- a) L/L (1.5)
Trong đó g là tốc độ phát triển tiến bộ kỹ thuật hàng năm Từ phương trình trên, giả sử œ=0,4, nếu tiến bộ kỹ thuật tăng 2% còn vốn và lao động giữ nguyên
không tăng thì sản lượng đầu ra cũng tăng 2%:
Y/Y=2+(0,4x0) + (1-0,4)x0=2
Sự hấp dẫn của phương trình mở rộng tân cổ điển này là nó cho phép sản
lượng đầu ra có khả năng tăng trưởng đều đặn trong thời gian dài hạn
Trừ cả hai vế của phương trình (1.5) cho L/L, ta được phương trình sau: Y/Y-UL=g+ơ(K/K-UL) (16)
Từ phương trình (1.6) cho thấy, ngay cả khi vốn và lực lượng lao động có tăng cùng một tỷ lệ thi san lượng đầu ra theo lao động vẫn tăng lên miễn là mức
Trang 29tăng tiến bộ kỹ thuật lớn hơn không (0) Ở trạng thái cân bằng dài hạn, giả sử mức tăng sản lượng đầu ra và mức tăng vốn đầu tư là bằng nhau (Y/Y=K/K) ; bằng cách thay thế Y/Y cho K/K trong phương trình (1.6), chúng ta có được phương trình biểu thị trạng thái cân bằng dài hạn của tỷ lệ tăng trưởng sản lượng đầu ra theo lao động như sau:
Y/Y-L/L=g/d-s) (2)
Từ phương trình trên, nếu mức tăng tiến bộ kỹ thuật tăng 2% (g=2%) và hệ
số œ=0,6 thì mức tăng sản lượng đầu ra theo lao động sẽ đạt đến mức 5% ở trạng
thái cân bằng đài hạn:
Y/Y-L/L= 2 /(1-0,6 = 5
Từ phương trình (1.5) có thể chuyển thành phương trình hàm số cho mô
hình tăng trưởng kinh tế vùng tân cổ điển:
Y,/Y,=g,+œ(K,/K+(-œ(L./L) (1.8)
Trong đó: Y,/ Y, là mức tăng sản lượng đầu ra theo vùng r ; K,/K, mức tăng vốn theo vùng r ; L./ L mức tăng lao động theo vùng r; g tỷ lệ thay đổi kỹ thuật
Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng, yếu tố tiến bộ kỹ thuật rất quan
trọng và nó sẽ rất khác nhau giữa các vùng Biến đổi công thức bằng cách trừ hai vế của phương trình (1.8) cho mức tăng lao động L/L, ta có phương trình sau:
Y./Y, -L/L/ =g.+ơ(K/K, L/L) (1.9)
Từ phương trình (1.8) và (1.9), chúng ta có thể thấy các nhân tố tác động đến tăng trưởng và từ đó có thể thấy nguyên nhân gây ra sự khác biệt vùng, bao gồm:
Một là, tiến bộ kỹ thuật tác động đến tăng trưởng và do có sự khác nhau về tến bộ kỹ thuật giữa các vùng dẫn đến tăng trưởng khác nhau giữa các vùng
Hai là, khối lượng vốn đầu tư tác động đến tăng trưởng và do có sự khác nhau về đầu tư dẫn đến khác nhau về tăng trưởng giữa các vùng
Ba là, lực lượng lao động tác động đến tăng trưởng và do có sự khác nhau
về lực lượng lao động dân đến khác nhau về tăng trưởng giữa các vùng 1.1.4.3.2- Mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu vùng
Mục đích ban đầu của mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu là tạo ra những
kích thích đối với vùng để khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của vùng
đó Chính vì vậy, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vị trí địa lý
Trang 30khác nhau Tuy nhiên, các phân tích tăng trưởng ngày nay không thể chỉ dừng lai
nghiên cứu mô hình xuất khẩu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, vì nó không thể
giải thich được mô hình tăng trưởng bền vững và sự suy giảm của một vùng Mục
tiêu của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu phải thể hiện hai vấn đề:
Một là, cần giải thích rõ tại sao phải chuyên môn hố vùng,
Hai là, những hồn cảnh nào thì kinh tế vùng tiếp tục tăng trưởng, hoàn cảnh nào thì kinh tế vùng suy thoái
Chúng ta lần lượt xem xét hai vấn đề nêu trên:
(1)- Các lý giải về sự tập trung chun mơn hố vào các mặt hàng xuất
khẩu của vùng
Vấn để này được giải thích trong lý thuyết lợi thế so sánh, chẳng hạn mô
hình Heckscher-Ohlin đã chỉ ra là các vùng chun mơn hố sản xuất và xuất
khẩu những mặt hàng sử đụng tương đối nhiều các yếu tố có sẵn và đổi ào của
vùng nên giá rẻ hơn vùng khác Ví thế, các vùng giàu nguyên liệu thô sẽ chun
mơn hố sản xuất những mặt hàng nguyên liệu thô (mặt hàng chế biên sơ cấp, hoặc nửa chế biến nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản hoặc khoáng sản); những vùng nhiều lao động thì chun mơn hố vào mặt hàng cần nhiều lao động; những vùng dồi dào về vốn thì chun mơn hố sản xuất mặt hàng cần nhiều vốn
Phải hết sức chú ý là, mô hình Heckscher-Ohlin về sự chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu nếu trên là quá đơn giản và đến nay không còn nguyên dạng như nêu trên, hiện nay đã có rất nhiều lý thuyết khác Sự không phù hợp thực tiễn
hiện nay của mô hình Heckscher-Ohlin thể biện qua những nội dung sau đây:
- Trong mô hình Heckscher-Ohlin giả định rằng các yếu tố sản xuất "không
thể di chuyển" từ vùng nay qua vùng khác được, đây là giả thiết không tồn tại
trong thực tế, bợi lẽ nếu không di chuyển được thi sự đồi dào các yếu tố sản xuất
không có ý nghĩa
- Giả sử là các yếu tố taì nguyên thuộc dạng nguyên liệu thô (cây cơng
nghiệp, khống sản ) "khơng thể di chuyển được" là hợp lý, song không thể hợp
lý với yếu tố lao động (nhất là trong đài hạn) và nó càng không hợp lý với yếu tố vốn - một yếu tố có tính di chuyển rất cao giữa các vùng Như vậy, khi một vùng
chuyên môn hoá sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của các yếu tố, đặc biệt là vốn sẽ
"chảy” vào các vùng này để khai thác các thế mạnh của vùng
Về phía cầu: khi chun mơn hố vùng được thiết lập, thì nhu cầu bên ngoài vùng đối với các sản lượng đầu ra (ký hiệu X”) của vùng sẽ ảnh hưởng
mạnh và quyết định đối với tốc độ tăng trưởng của vùng Tuy nhiên ảnh hưởng
Trang 31(P,); mức thu nhập của vùng còn lại (Z); giá các mặt hàng thay thế trên thị trường
bên ngoài (P¿) Hàm tăng trưởng theo các yếu tố này như sau: X°=fŒ,.,Z, Ps)
Ngoài ra các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng cũng ảnh hưởng đến cầu sản phẩm; tính cạnh tranh của khu vực xuất khẩu của một vùng trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng tới sự gia tăng của khu vực xuất khẩu thông qua ảnh hưởng của nó không những đến giá cả mà còn đến cả chất lượng sản phẩm sẽ được sản xuất ra nên cần tính tới và bổ sung vào hàm cầu xuất
khẩu
Về phía cung: tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất đều có ảnh hưởng vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới Các yếu tố này bao gồm:
-_ Chỉ phí về lương: W - Chi phi vé von P,
- Chi nguyén liéu thô R
-_ Các chỉ phí đầu vào công nghệ khác và tình trạng công nghệ T
Hàm cung xuất khẩu XŠ theo các yếu tố ảnh hưởng này được viết như sau:
=f PW, PROT
Nếu các yếu tố cung và cầu nêu trên đều giúp cho sự tăng trưởng kinh tế
của một vùng thuận lợi thì điều này sẽ dẫn tới việc mở rộng nhu cầu cho các yếu tố thuộc phía cung, trong đó giá của các yếu tố này sẽ được nâng lên tương đối so với các vùng khác Việc này dẫn tới việc thu hút các nguồn lực từ các vùng khác
chảy vào và làm xuất hiện sự chênh lệch về tăng trưởng giữ các vùng Sự khác biệt
này tồn tại trong thời gian dài bao lâu là phụ thuộc vào một loạt nhân tố Hai
trong số các nhân tố quan trọng là sự thiếu hụt yếu tố sản xuất (dẫn tới làm tăng chi phí sản xuất) và xuất hiện cạnh tranh giữa các vùng Về phía cung, vùng này sẽ phải đối mặt với xu hướng tăng chỉ phí làm giảm khả năng cạnh tranh của mình; về phía cầu, có thể các vùng sẽ m đến các nhà cung cấp từ các vùng khác Điều này không có nghĩa là kinh tế các vùng bị suy thoái, bởi lẽ không phải là do các vùng không thể cung ứng nguồn đến mức phải tìm nguồn cung từ bên ngoài
Tuy nhiên chính sự xuất hiện cạnh tranh từ phía các vùng khác đã buộc các vùng
phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông quan việc cắt giảm chi phí hoặc tăng năng suất lao động, đưa ra một dây chuyển sản xuất mới nhằm phát
triển thị trường mới
(2)- Các lý giải về điều kiện kinh tế vùng tiếp tục tăng trưởng và điều kiện kinh tế vàng suy thoái
Trang 32Một vùng có thể tồn tại được trong cạnh tranh với các vùng khác chính là quá trình tăng trưởng đã mang trong nó yếu tố của tích luỹ Kích cầu xuất khẩu
vừa có ảnh hưởng toàn diện và nhân bội tới thu nhập vùng do đó có thể tạo ra ảnh
hưởng đến đầu tư (theo Hartman và Seckler năm 1997) Thêm vào đó, giá yếu tố
sản xuất cao hơn sẽ thu hút lao động và vốn từ các vùng khác "chảy" vào Khi
dòng lao động di chuyển vào sẽ làm tăng cầu đối với các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong nội vùng như là vận chuyển, dịch vụ tư nhân, địch vụ chính
phủ Các ngành sản xuất hàng thay thế cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho khu vực
xuất khẩu cũng sẽ xuất hiện khi bắt đầu có tăng trưởng Những ngành này cũng sẽ
tạo ra một loạt các lợi ích kinh tế nhờ lợi ích theo quy mô của các ngành sản xuất
hàng xuất khẩu đang có và càng kích thích hơn nữa khu vực xuất khẩu thông qua
việc giảm chỉ phí sản xuất và phân phối
Cũng phải chú ý là, trong thực tế các hoạt động xuất khẩu không phải lúc
nào cũng tạo ra tăng trưởng ổn định, bởi lẽ nhiều vùng do các nguyên nhân khác
nhau (về khả năng cung ứng nguyên liêu, lao động, vốn) mà có thể từ chỉ phí thấp dân đần lại có chí phí cao kéo theo tăng trưởng chậm lại Đồng thời các dạng nhu
cầu hàng hoá xuất khẩn sẽ thay đổi về mẫu mã, nếu không đáp ứng sẽ bị đảo
ngược về khả năng xuất khẩn từ làm giảm quy mô sản xuất và tích luỹ Tuy nhiên,
các tố sản xuất rất linh hoạt có thể tự do di chuyển giữa các ngành theo quy luật
của lợi thế so sánh, sẽ cho phép các vùng tồn tại thông qua việc phân bố các yếu tố sản xuất phù hợp cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Trong quá trình phân phối lại giữa các vùng, có vùng có thể bị mất bớt lao động và vốn vì chung đi chuyển sang
các vùng khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
1.1.5- Vấn để xử lý liên vùng trong qúa trình phát triển kinh tế
vùng
Xử lý liên vùng là một trong những vấn đề lớn và phức tạp của phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH,HĐH Xử lý liên vùng nhằm tạo ra sự hài hoà giữa các vùng trong phạm vị cả nước, phạm vi khu vực và quốc tế; giữa các tinh,
thành phố trong phạm vì một vùng lớn Nhờ có xử lý liên liên vùng mà tránh được
sự chồng chéo, cản trở gây tổn hạn đến phát triển giữa các vùng lãnh thổ Xử lý môi quan hệ liên vùng thường đi đôi với xử lý liên ngành giữa các vùng và trong
mỗi vùng
Trang 33này mà vùng khác không có - chuyên mơn hố sản xuất của vùng Tiền đề tất yếu
của phân công lao động theo ngành, theo lãnh thổ là sự trao đổi và buôn bán giữa
các vùng sản xuất sản phẩm và dịch vụ, Tính chất này quyết định quy mô của nó cùng với sự mở rộng của việc trao đổi và buôn bán liên vùng Từ phân công lao
động theo vùng lãnh thổ mang tính cục bộ trong nước đến phân cơng mang tính
tồn quốc giữa các vùng trong thị trường thống nhất toàn quốc, từ phân công lao
động theo lãnh thổ trong nước đến phân công lao động quốc tế Đó là một quá trình diễn biến từ hình thái cấp thấp đến hình thái cấp cao
N.N Baransky là nhà địa lý kinh tế của Liên xô cũ, cho rằng phân công lao động theo lãnh thổ là hình thức không gian của phân công xã hội Điều kiện tất yếu của phân công địa lý và một quốc gia (hoặc vùng) là: một quốc gia (hoặc
vùng) lao động cho một quốc gia (hoặc vùng) khác Thành quả lao động làm ra là
từ nơi này chuyển đến nơi khác, làm cho nơi sản xuất và nơi tiêu dùng không ở
cùng một địa phương
Phân công địa lý có thể mội là, một quốc gia hoặc vùng nào đó, do liên quan với điểu kiện tự nhiên, hồn tồn khơng thể sản xuất được một loại sản phẩm nào đó mà phải nhập từ một quốc gia hoặc vùng khác; hai là, một quốc gia hoặc một vùng, tuy sản xuất được một loại sản phẩm nào đó, nhưng giá sản xuất tương đối đắt, do vậy phải nhập loại sản phẩm này Baransky gọi tĩnh trạng thứ nhất là phân công địa lý tuyệt đối, gọi tình trạng sau là phân công địa lý tương đối Hiển nhiên, hai loại phân công địa lý của Baransky đã khái quát học thuyết buôn bán quốc tế, trao đổi liên ngành liên vùng và phân công lao động theo lãnh
thổ của Adam Smith và David Ricado
Bransky cho rằng, lợi ích kinh tế là động lực phát triển phân công địa lý Cơ sở phân công theo vùng và buôn bán quốc tế là sự sai khác tuyệt đối về hiệu quả lao động sản xuất hoặc giá gốc sản xuất của hai địa phương ông dùng c„ biểu thị giá hàng hoá nơi tiêu thụ, lấy c, biểu thị giá hàng hoá nơi sản xuất, ? biểu thị phí vận chuyển, sẽ có công thức dưới đây:
ce, ee, tt
Trị số khác nhau này, trở thành tiền đề tất yếu phân công địa lý hiện thực Giao thông vận tải được cải thiện đã giảm thấp phí vận tải, mở rộng bề rộng và chiều sâu của phân công địa lý
Trang 34Nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia là một hệ thống lớn, kinh tế của các
vùng trong quốc gia là hệ thống con, dưới nó còn có thể từng bước phân thành
nhiều tầng nấc Làm thế nào để cho các vùng phát huy ưu thế và phát triển với tốc độ nhanh, đó phải chăng là tăng cường trao đổi liên ngành, liên vùng Vấn đề là xác định được các mô hình đó để phát huy tính tích cực trên hai mặt trung ương
và địa phương
(2)- Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta đòi hỏi phải chú trọng nhiều hơn những quan bệ liên vùng trong nước và quốc tế
Bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp phải giải quyết, vấn đề lớn nhất là làm thế nào nâng cao sức cạnh tranh Vấn đề đó tác động đến nghiên cứu vùng Với tác động của xu thế hội nhập, nhu cầu và sự cần thiết phải tăng cường những quan hệ liên vùng giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước
- Đối với phát triển kinh tế - xã hội các vùng lớn, các nội dung nghiên cứu
vùng, đặc biệt là qui hoạch vùng cần tập trung chủ yếu vào giải quyết các vấn đề lớn có tính chất liên vùng, liên tỉnh và quốc tế (đặc biệt các vùng có biển giới, đất liền với các nước) như vấn đề phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, về qui hoạch môi trường, về mạng lưới các khu công nghiệp, khu chế xuất; hình thành các
trung tâm vùng về phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; các trung tâm văn hoá - xã hội của vùng và định hướng không gian phát triển vùng
- Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố, trước hết
phải tuân thủ các quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của vùng lớn và cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu của cả nước (bao gồm cả phát triển của các ngành) và của vùng trên lãnh thổ tỉnh, thành phố Đồng thời phải
tuân thủ các định hướng của vùng về phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, môi trường, các trung tâm của vùng,
1.2 PHAT TRIEN VUNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.2.1 Lua chon địa bàn động lực để phát triển và lôi kéo vùng kém phát triển
1.2.1.1- Phát triển vùng trong quá trình cơng nghiệp hố ở Hàn Quốc
Con đường công nghiệp hoá nhanh của Hàn Quốc có vai trò quan trọng
Trang 35Quốc đã hết sức chú ý đến phát triển hài hoa vùng, song giai đoạn đầu là tập trung
vào thủ đô Seoul Chính sách công nghiệp trong thập kỷ 60 và 70, thúc đẩy một
số hãng kinh doanh công nghiệp nặng được lựa chọn phát triển dọc theo hành
lang Seoul-Busan, dẫn đến sự phân cực mạnh, đòng người đồ vào dọc theo hành
lang này hơn 70% dân số của quốc gia, trong đó hơn 46% dân số tập trung xung
quanh thủ đô Seoul và khu vực đô thị của nó
Theo các chuyên gia Hàn Quốc, để phát triển vùng cần phải xác định rõ
được đúng mục tiêu chiến lược từng giai đoạn để giải quyết Các mục tiêu đề ra
trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 80 là:
- Trước hết là giảm chênh lệch về bố trí dân cư và các hoạt động kinh tế
giữa các vùng
- Giảm nhẹ tình trạng kém hiệu quả kinh tế của thành phố chính và các đô thị lớn khác, bao gồm các dịch vụ yếu kém về giáo dục và y tế, tắc nghẽn giao thông, thiếu nhà ở, ô nhiễm, sốt giá đất, tang chi phí “biên” của việc cung cấp các
dịch vụ công cộng v.v
- Tập trung đầu tư cung cấp hợp lý cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày của
cư dân các địa phương, đặc biệt vùng nông thôn về nước sạch, đường xá, điện
thoại và các cơ sở y tế
- Phát huy hết tiềm năng của kinh tế địa phương - Đảm bảo an ninh quốc gia đối với các mối đe doa
Sau khi hoàn thành về cơ bản các mục tiêu trên, đến những năm 1990,
Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào:
- Làm cân bằng những khác biệt giữa các vùng về chất lượng cuộc sống thông qua việc cải thiện các tiện nghi về nhà ở và kinh doanh
- Tăng cường tiềm năng phát triển dọc theo vùng duyên hải khi nền kinh tế
quốc dân dân dần được mở mang
- Sẵn sàng cho việc thống nhất Bắc - Nam như một động lực mới đối với sự
tồn cầu hố và quốc tế hoá về kinh tế
- Chuẩn bị cho bán đảo Hàn Quốc này trở thành một trung tâm vận chuyển,
hậu cần, thương mại và tài chính trong kỷ nguyên của Đông Á
- Tiếp thêm sức mạnh cho các vùng lạc hậu thông qua việc đẩy mạnh du
lịch và kinh doanh công nghệ cao, được thiết lập theo bản sắc vùng, người dân và nền văn hoá bản địa
Trang 36- Tăng cường khả năng cạnh tranh của những trung tâm đô thị khi cạnh tranh với các trung tâm đô thị của các nước khác trong thời đại “nối mạng toàn cầu giữa các thành phố”
- Khuyến khích các ngành công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao, và
muốn thế, phải đầu tư thêm cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đào tạo
những người có kỹ năng chuyên môn
- Kết hợp các mạng lưới giao thông tiên tiến và hệ thống viễn thông tốc độ cao trong cả nước để cho người dân có thể sống và làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn
Như vậy, qua mục tiêu của hai thời kỳ cho thấy, mức độ phát triển "hài hoà” các vùng được nâng dần lên, từ chỗ giảm nhẹ chênh lệch các vùng đến đầu
tư phát triển nâng cao tiềm lực vùng kém phát triển và cân bằng tiểm lực phát triển giữa các vùng
Để phát triển các vùng một cách hài hoà, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành quy hoạch phát triển lãnh thổ quốc gia Quy hoạch phát triển lãnh thổ quốc gia
khởi xướng và giám sát các quy hoạch của từng vùng, tập trung vào những vùng còn lạc hậu hoặc có tiểm năng, sao cho những vùng này có thể đóng góp vào sự
phát triển nền kinh tế quốc đân tốt nhất (chẳng hạn như phát triển vùng Duyên hải
Đông Nam hoặc di rời vùng khai thác than trong tỉnh Kangwon ở Hàn Quốc)
Các chính sách phát triển vùng cho các giai đoạn phát triển bao gồm:
+ Quy hoạch phát triển lãnh thổ quốc gia đầu tiên cho giai đoạn 1972-
1981, được lập năm 1972 có ý định làm đảo ngược xu hướng của người dân
chuyển đến Seoul, và chia đất nước làm 5 vùng theo các đặc tính về không gian, không tương ứng với các ranh giới về hành chính hoặc chính trị Quy hoạch này
đặt ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho các địa phương phải tuân theo khi có yêu
cầu sử dụng vốn ngân sách của chính phủ và hạn chế sự gia tăng dân số của Thủ đô Seoul - SMA Quy hoạch này đã đề cập đến việc “giảm các cực”, hạn chế các ngành "tràn" vào Seoul, phải phát triển các ngành công nghiệp ở thật xa thành phố này
+ Quy hoạch phát triển lãnh thổ lần thứ hai cho giai đoạn 1982-1991 thi
hành chiến lược “cực tăng trưởng” Theo chiến lược này, 4 thành phố được ấn
định như “các nam châm” thu hút đân cư và các ngành ở xa thủ đô và cũng như
“những trạm cân” đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị Chính phủ
đã đầu tư một khoản vốn lớn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị và chất lượng
Trang 37+ Quy hoạch phát triển lãnh thổ lần thứ ba cho giai đoạn 1992-2001 được
dự thảo theo sự chỉ đạo của Chính phủ dân sự mới năm 1992, nhấn mạnh vào việc
tăng cường các vùng phi đô thị thông qua việc cải cách kết cấu không gian; thiết kế các hệ thống sản xuất và khai thác sử dụng đất của quốc gia có hiệu quả, cai thiện chất lượng đời sống nhân dân trong khấp đất nước và bảo tồn môi trường thiên nhiên, sắn sàng cho việc thống nhất Bắc Nam Quy hoạch này để xuất vành
đai công nghiệp Tây - Nam đối diện với vành đai công nghiệp Đông - Nam dọc
theo vùng Duyên Hải như trong quy hoạch phát triển lãnh thổ lần thứ hai, và giúp
các thành phố nằm trong vành đai này có các ngành công nghệ cao Chủ yếu là đầu tư những khoản vốn lớn vào kết cấu hạ tầng, bao gồm các cơ sở vận tải, cảng biển, sân bay, các cơ sở viễn thông, các dự án cung cấp nước, xử lý nước thải và
ngành năng lượng Một số vùng được chỉ định là “các vùng quy hoạch đặc biệt”
vì các lý do về lịch sử và môi trường, như là quy hoạch của vùng Baikje để bảo tồn các đi sản lịch sử, văn hoá và quy hoạch phát triển vùng đảo Teiju để thúc đẩy
du lịch và thương mại quốc gia
+ Quy hoạch phát triển lãnh thổ quốc gia lần thứ tư, cho giai đoạn 2002-
2011 Quy hoạch này định hướng cho tương lai nhằm xây dựng Hàn Quốc trở
thành một “quốc gia thượng hạng” về kinh tế, môi trường, xã hội cũng như văn
hoá Nội dung cơ bản của Quy hoạch tập trung vào các định hướng lớn "mang
tính thời đại " là:
- Nhấn mạnh xu hướng "toàn cầu hoá" cũng như "địa phương hố” và cơng
bố cho thế giới chính sách "lãnh thổ mở” của Hàn Quốc để thúc đẩy thương mại
quốc tế và lập ra các chính sách nhằm làm cho bán đảo Hàn Quốc trở thành “cửa
ngõ” trong nền kinh tế toàn cầu của Dong A
- Xác định quyền tự trị của địa phương về chính trị cũng như về thuế quan
và tài chính, trong đó nhấn mạnh là trong thời đại “toàn cầu hoá” này, các vùng không thể tổn tại trừ phi các vùng tích luỹ và giữ vững được bản sắc riêng của mình cả về kinh tế và văn hoá
Như vậy, trong giai đoạn đến 2011 vấn để phát triển vùng của Hàn quốc
không chỉ là "giám chênh lệch vùng", "hài hòa lãnh thổ” mà đi vào những nội
dung "mang tính thời đại", đó là vấn để “tự chủ lãnh thổ”, vấn đề "giữ gìn bản sắc vàng” trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và lãnh thổ mở
1.2.1.2- Về tập trung phát triển các vùng động lực và chính sách giảm
chênh lệch giữa các vùng ở một số nước Đông Nam Á
Một số nước ASEAN như Thái Lan, Philippin và Malaysia đã theo một
chiến lược vùng "tăng trưởng trước, phân phối sau" bằng cách tập trung nguồn lực bứt phá đi trước những lãnh thổ có khả năng tăng trưởng nhanh, sau đó từng bước chú ý đến giảm chênh lệch với vùng nghèo
Trang 38Bắt đầu từ Thái Lan, từ những năm 70, Thái Lan tập trung nguồn lực đầu tư vào Bang Kốk và hình thành các khu công nghiệp tập trung ở những lãnh thổ lân
cận, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển Điểm nổi bật của chính sách vùng ở Thái Lan là tạo cơ hội tốt nhất cho một số lãnh thổ có điều kiện phát triển để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ mục tiêu CNH, trở thành một nước NIC Châu
Á Để thu hút đầu tư nước ngoài, người Thái Lan đã tập trung vào các nhiệm vụ
cơ bản là:
- Hình thành các khu công nghiệp (KCN) để tập trung đầu tư, tạo thuận lợi
về kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư nước ngoài như cấp điện, cấp, thoát nước,
bưu chính viễn thông, xử lý chất phế thải; cung cấp nguồn nhân lực để làm sao có được các điều kiện tốt nhất, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
phát triển
- Tạo điều kiện tốt nhất về địch vụ (thương mại, tài chính, ngân hàng), tạo
mọi điều kiện để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực : "
Bên cạnh phát triển các KCN trên các vùng lãnh thổ, Thái Lan cũng tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung ở khu vực Băng Kốc và các tỉnh lân
cận, tạo ra một vùng thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Có thể nói, trong suốt hai thập kỷ, từ 1970-1990, với chính sách phát triển theo "cực tăng trưởng" đã đưa công nghiệp nước này phát triển nhanh chóng, tăng rất nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, GDP/người từ 500-600 USD/người năm 1970 lên trên 2.000 USD/ người vào năm 1990
Đối với Malaysia, từ những năm 70 bắt đầu lựa chọn các trọng điểm phát triển bằng cách đầu tư vào các KCN và khu chế xuất (KCX), khu thương mại tư do gắn với biển Trong những năm này, hàng loạt các KCN ra đời (tổng điện tích
khoảng trên 1.700ha) Chính việc phát triển các KCN tập trung đã tạo cho nước
này tốc độ tăng trưởng khá nhanh
Philippin cũng tiến hành chương trình CNH và thực hiện chiến lược hướng
vào xuất khẩu từ những năm 60 Ngoài việc thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất
khẩn, đi từ sản phẩm truyền thống nhiều lao động đến các sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao Chính phủ đã tạo khung khổ pháp lý và môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng khu mậu dịch tự do, các KCN và KCX;
đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nằm trong KCN bằng chính sách miễn thuế đối
với hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp bán hoặc sử dụng trong các khu này, được miễn nghĩa vụ nộp thuế cho chính quyền địa phương trong khi xây dựng, hoạt động sản xuất
Hai nước Thái Lan và Malaysia đều có những thành quả rất quan trọng
Trang 39là tạo ra sự chênh lệch vùng lớn, “nguy cơ” nhất chính là sự đi đân ô ạt từ các
vùng kém phát triển còn lại của đất nước đến vùng phát trên, đặc biệt là đến thủ đô Ví dụ, vùng BangKốk của Thái Lan đã trở thành vị trí hấp dẫn cho sự phát triển, song đã hình thành hai khu vực chênh lệch khá lớn, đó là Bang Kốk và ngồi Bang Kơk Vùng Bang Kôk chỉ chiếm 16% dân số nhưng chiếm gần 60% GDP của cả nước, thu nhập GDP/người gấp trên 6 lần so với các vùng còn lại (gấp 12 lần so với vùng Đông Bắc Thái Lan), làn sóng di dân lớn, Chính phủ rất khó quản lý
Điểm cần lưu ý là hai nước Philippin và Malaysia đã sớm nhận ra "mật trái"
của sự phát triển quá tập trung, đã có những chính sách giảm thiểu sự chênh lệch,
ví dụ Philippin đã thành lập "Cơ quan phát triển vùng" tại các vùng, từ năm 1972
Chính phủ đã thực hiện kế hoạch "tổ chức hòa nhập” nhằm giảm sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng Tuy vậy, mức độ chênh lệch vùng ở Philippin vẫn lớn; vùng tập trung lớn công nghiệp gấp 2 lần tỷ trọng trung bình của 13 vùng còn lại và gấp 6 lần vùng tập trung nông nghiệp Điều này cho thấy sự phát triển tập trung và sự chênh lệch các vùng khó có thể tránh khỏi trong bước đường CNH
Thái Lan thực hiện quá trình "giảm chênh lệch vùng" muộn hơn Năm
1990, Chính phủ Thái Lan mới có những biện pháp điều chỉnh sự mất cân đối các vùng, trong đó là phân phối lại thu nhập và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ
các vùng kém phát triển Chính phủ thực hiên chương trình phát triển các cơ sở công nghiệp tại vùng kém phát triển, đặc biệt là chương trình phát triển công
nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan, đồng thời thực hiện các chính sách dãn các cơ
sở công nghiệp ở Bang Kôk ra các vùng xung quanh (xây dựng các KCN tập trung xa Bang Kôk, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng thủ đô di dời đến) và có nhiều chính sách hạn chế sự phát triển các cơ sở công nghiệp mới vào Bang Kôk
1.2.2 Giải quyết chênh lệch vùng ở một số quốc gia
1.2.2.1 Thúc đẩy phát triển vùng nông thôn để giảm bớt chênh vùng
với đô thị của một số nước Đông Á và Đông Nam Á
Chênh lệch lớn giữa đô thị và nông thôn đến lúc nào đó đã kìm hãm bước
đường CNH, tuy nhiên muốn "vực dậy” vùng nông thôn rộng lớn phải có tiểm lực nhất định Sự phát triển thời gian qua của một số nước ở khu vực Đông Á (Đài Loan, Hàn Quốc) và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia) cho thấy, khu vực nông
thôn có khả năng biến đổi nhanh khi có đầu tư thoả đáng Quá trình biến đổi bộ
mặt nông thôn này liên quan đến một loạt các yếu tố như đầu tư thiết bị và khoa
học - công nghệ để tăng năng suất lao động nông nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn và phát triển kết cấu hạ tầng, đưa lực lượng lao động trẻ đến những nơi có cơ hội tìm việc làm, cải thiện y tế, trường học và cung cấp
Trang 40nước sạch Điều đáng chú ý là phải tạo được động lực để biến đổi nông thôn, đó
chính là sự thích ứng của các hộ gia đình với những cơ hội của quá trình CNH
Để làm "bật đậy” khu vực nông thôn, Chính phủ một số nước Dong A va
Đông Nam Á đều có điểm chung thống nhất là tập trung phát triển đồng thời hai
quá trình:
- Đầu tư vào kết cấu hạ tầng "cứng" ở nông thôn (đường xá, cầu cống, điện
lực, nước và công trình vệ sinh)
- Đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng "mềm", đó là con người (nâng cao dân trí
và sự hiểu biết của người dân nông thôn) ở khắp các vùng nông thôn
Sự đầu tư phát triển kết hợp giữa kết cấu hạ tầng “cứng” và “mềm” đã cải
thiện năng suất lao động và các hoạt động nông nghiệp, tăng cường các cơ hội phát triển phi nông nghiệp và hình thành những mối liên hệ thành thị - nông thôn rộng lớn hơn và thực hiện CNH nông thôn mạnh hơn Do tăng năng suất nông
nghiệp được diễn ra trên những vùng địa lý rộng lớn và Chính phủ cung cấp được
các địch vụ cơ bản không mất tiền hoặc được trợ cấp rất nhiều, số việc làm phi nông nghiệp cho người nghèo đã gia tăng mạnh mẽ Kết quả là các nước này -
không những đạt được thành tựu tăng trưởng nhanh và bền vững trong khoảng 30
năm qua, mà còn giảm bớt đói nghèo một cách nhanh chóng (Ví dụ ở Indonesia, số dân nghèo đã giảm từ 40% xuống 17% trong vòng một thập kỷ 1976-1987)
1.2.2.2- Giải quyết chênh lệch vùng bằng việc phát triển các thành phố
cân bằng của Pháp
Giống như phần lớn các nước Tây Âu khác, Pháp thực biện một sự tập
trung hoá mạnh mẽ nền kinh tế của mình vào vùng Thủ đô Song một thời gian đài thực hiện chủ trương này, nước Pháp đã phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội
gay gắt Đầu những năm 60, Chính phú Pháp đã thực hiện rộng khắp chương trình
"phi tập trung hố cơng nghiệp” nhằm mục đích giãn bớt sự tập trung quá lớn, gây
bất lợi cho các thành phố lớn
Bên cạnh đó, do áp lực ngày càng tăng của cạnh tranh quốc tế, sau khi hợp
nhất thị trường chung Châu Âu, Chính phủ Pháp đã cải cách bệ thống vùng hành chính Họ phân chia đất nước thành ba vùng: vùng Parisien, vùng Tây và vùng Đông Tuy nhiên, do việc phân chia thành ba vùng đã làm gay gat hon sw mau
thuẫn giữa vùng phía Đông và vùng phía Tây của đất nước, nên sự phân chia này đã được bãi bỏ vào năm 1970
Chính phủ Pháp đã thông qua luật quản lý lãnh thổ, thực hiện chính sách
không quá tập trung vào một số thành phố lớn mà khuyến khích phát triển 8 -10