1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Khi hoạch định các chương trình phát triển, Liên hợp quốc đã luôn nhắc nhở các quốc gia về việc phải nâng cao nguồn lực con người. Theo tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực trẻ đứng hàng đầu thế giới. Để phát huy và phát triển nguồn nhân lực này cần phải quan tâm đến các mặt sau: Tăng cường các hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; chăm lo sự phát triển về sức khoẻ, thể chất; đảm bảo môi trường sống tốt đẹp; giải phóng mọi sự trói buộc khả năng sáng tạo của con người. Bà TS.Matis Sadik – Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc, Tổng giám đốc điều hành quỹ dân số Liêp hiệp quốc đã khuyến cáo rằng: “ Việt Nam đang là nước ở khu vực bước vào giai đoạn có dân số trẻ, đông chưa từng có với 60% dân số dưới 25 tuổi. Dân số dưới 25 tuổi là nguồn nhân lực lớn, dồi dào cho sự phát triển, mở ra cho Việt Nam một “cửa sổ cơ hội” do có “dư lợi dân số”. Sự thành công còn phụ thuộc vào sự đầu tư cho giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, biến lực lượng này thành lực lượng tăng trưởng kinh tế – xã hội, nhưng ngược lại nếu không có đầu tư và để nạn thất nghiệp tồn tại thì chính lực lượng này sẽ là gánh nặng cho sự phát triển quốc gia, gây bất ổn định xã hội” và do vậy Việt Nam cần “đầu tư để biến dư lợi dân số thành cơ hội xây dựng nguồn nhân lực” [83, Tr.3]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và chiến lược phát triển đất nước 2010 -2020 khẳng định: Con người là yếu tố trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước; con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quan điểm này cho thấy, nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển của mọi xã hội không chỉ là kinh tế, là công nghệ, là vốn liếng mà còn chính là con người. Những khuyến nghị của Liên hợp quốc cũng như những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta cho thấy sự thừa nhận vai trò to lớn, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực con người trong sự phát triển đất nước và nhân loại, là nhân tố hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Thế giới hiện nay đang phải đối diện với nhiều nguy cơ trên con đường phát triển: Môi trường sinh thái cả về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đang bị suy thoái; sự tăng trưởng kinh tế không tương thích với sự phát triển xã hội. Trong những nguy cơ đó, nổi lên ngày càng rõ rệt là sự bất bình đẳng giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc. Sự nghèo khó, đói kém, lạc hậu sống chen vai bên cạnh sự giàu sang, xa hoa lãng phí; vấn đề môi trường tự nhiên bị phá huỷ, ô nhiễm; vấn đề mâu thuẫn, thù hằn dân tộc, tôn giáo đang là những con đường đi đến “tự huỷ diệt” loài người nhanh chóng nhất. Ở nước ta, một quốc gia đa dân tộc, nhất là ở vùng núi Tây Bắc có 23 dân tộc sinh sống, với số dân là người dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Trong sự vận động và phát triển đất nước, vấn đề dân tộc miền núi luôn được sự quan tâm, đầu tư, xây dựng và phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực bằng nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và phát huy sức mạnh của các dân tộc miền núi nói chung và vùng núi Tây Bắc nói riêng: Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Quyết định 72 – HĐBT ngày 03/3/1990 cụ thể hoá Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị; các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương đã giúp cho vùng Tây Bắc có nhiều khởi sắc mới về mọi mặt. Tuy nhiên, Tây Bắc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong quá trình CNH, HĐH. Đó là một loạt các vấn đề đang đặt ra như: trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp còn lạc hậu, tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng làm nương, độc canh và quảng canh vẫn phổ biến ở các xã vùng cao, vùng sâu. Cán bộ thiếu về số lượng, bất cập về cơ cấu, thấp về trình độ, nhất là cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lí kinh tế, giáo viên các trường phổ thông các cấp từ tiểu học đến trung học và cao đẳng, đại học. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là con em các dân tộc thiểu số còn quá ít, trong khi đó đội ngũ cán bộ miền xuôi lên công tác ở vùng Tây Bắc chưa yên tâm gắn bó lâu dài. Những chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dành cho Tây Bắc tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chưa bền vững, chưa ổn định và còn cách xa so với mục tiêu đề ra. Đầu tư của Nhà nước cho vùng Tây Bắc chưa tương xứng cả về vốn ngân sách và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề. Tóm lại, một trong những khó khăn, yếu kém làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng Tây Bắc đó chính là nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực trẻ còn kém phát triển cả về thể lực, trí lực, tâm lực và đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn trên con đường phát triển hoàn thiện. Thực tế, để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng cho vùng Tây Bắc, về trước mắt và lâu dài khu vực này khó có thể tự đáp ứng được yêu cầu phát triển chung với nguồn nhân lực của cả nước. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước tăng cường ban hành các chính sách về phát triển nguồn nhân lực, nhất là phát triển nguồn nhân lực trẻ một cách có hiệu quả hơn đem lại lợi ích cao nhất cho vùng Tây Bắc và cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực trẻ quốc gia, chiếm 63% dân số và chiếm 78% lực lượng lao động Tây Bắc [64, Tr.28]. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc thù về địa lí, kinh tế - xã hội và lịch sử nhất định, nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc có những đặc trưng riêng, đòi hỏi có sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng, giáo dục đặc biệt. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ quốc gia, chúng ta cần phải quan tâm đến hai nhóm đối tượng đặc thù: Nhóm đối tượng những nhân khẩu trẻ tuổi với tính chất là nguồn lực để hướng tới tương lai, và nhóm những nhân khẩu ở khu vực dân tộc thiểu số, miền núi, với tính chất là nhóm người còn chưa có điều kiện phát triển ngang bằng với những nhóm khác trong xã hội hay nhóm nhân lực yếu thế. Trên thực tế, cả hai nhóm này cộng lại, đều hiện diện trong một nhóm đặc thù: nhóm nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc Việt Nam. Vừa mang những nét đặc thù của tuổi trẻ, vừa mang dấu ấn riêng biệt của người dân tộc thiểu số, nhóm nhân lực trẻ vùng Tây Bắc chính là đối tượng cần được quan tâm hàng đầu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Trên góc độ khoa học, vấn đề nhân lực phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Mặt khác, phát trển nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nhân tố bảo đảm cho sự thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong các mối quan hệ mật thiết của nguồn nhân lực vùng Tây Bắc trong đó nguồn nhân lực trẻ là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng Tây Bắc mới theo qui hoạch là căn bản; phát triển toàn diện về mọi mặt vùng Tây Bắc là then chốt. Do vậy suy cho cùng muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH vùng Tây Bắc thì trước tiên và đồng thời phải phát triển nguồn nhân