Ứng dụng 1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá: Đối với người tiêu dùng, khi giá cả xăng dầu trên thị trường thay đổi và các yếu tố khác không đổi thì hành vi tiêu dùng của họ sẽ thay đổ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học là việc nghiên cứu xem xét xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai Vấn đề cơ bản là dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu hầu như vô hạn của con người và khả năng hạn chế của xã hội Dầu mỏ là một trong những mặt hàng điển hình cho sự mâu thuẫn đó Dầu mỏ hiện nay là một trong những nhiên liệu chủ yếu của thế giới Tuy nhiên, dầu mỏ không tồn tại mãi mãi, nó là một nguồn lực khan hiếm Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cú sốc giá dầu diễn ra và điều đó minh họa cho cách mà xã hội phân bổ các nguồn lực khan hiếm như thế nào Trong giới hạn của tiểu luận của nhóm sinh viên đại học, chúng tôi mong muốn trình bày các vấn đề điển hình của thị trường dầu mỏ (xăng dầu) thế giới qua góc nhìn của môn Kinh tế học Vi mô
MỤC LỤC
I DẦU MỎ VÀ HỆ SỐ CO GIÃN 2
1 Lý thuyết 2
1.1 Độ co giãn của cầu theo giá 2
1.2 Độ co giãn của cung theo giá 2
2 Ứng dụng 3
1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá: 3
1.2 Hệ số co giãn của cung theo giá: 4
II XĂNG DẦU VÀ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 6
1 Lý thuyết 6
2 Ứng dụng 7
Bảng 1: Bảng chỉ số ED của các quốc gia trên Thế giới 4
Bảng 2: Bảng giá xăng dầu bán lẻ ở Việt Nam áp dụng từ 18h ngày 28/12/2012 7
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa sản lượng và giá cả dầu giai đoạn 1960-1974 3
Biểu đồ 2: Giá dầu trung bình 1960-2008 (Đơn vị tính: USD – Nguồn: EIA) 5
Biểu đồ 3: Giá xăng dầu trong nước năm 2012 8
Trang 2I DẦU MỎ VÀ HỆ SỐ CO GIÃN
1 Lý thuyết
1.1 Độ co giãn của cầu theo giá
Người tiêu dùng mua số lượng hàng hoá và dịch vụ là bao nhiêu phụ thuộc vào giá
cả của hàng hoá, dịch vụ đó, vào thu nhập của họ cũng như giá cả của các hàng hoá liên quan Sự phản ứng của khách hàng về giá đối với một mặt hàng là điều rất quan trọng mà các nhà lập kế hoạch cần phải nắm vững Đo lường sự co giãn của cầu về giá
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra các kế hoạch cung ứng hàng hoá thích hợp
1.1.1 Định nghĩa: Hệ số co giãn của cầu theo giá là % biến đổi của lượng cầu khi giá cả hàng hóa đó thay đổi 1%
Ed = =
Với Ed theo từng giá trị thì độ co giãn có 1 ý nghĩa riêng:
| Ed | >1, cầu sẽ co giãn mạnh khi giá thay đổi, người tiêu dùng phản ứng mạnh với sự thay đổi về giá và những hàng hóa này có tính thay thế cao
| Ed | <1, cầu co giãn yếu khi giá thay đổi hay người tiêu dùng phản ứng yếu khi giá có sự thay đổi, những hàng hóa này là hàng thiết yếu khả năng bị thay thế nhỏ
| Ed | = 1 đây là trường hợp chỉ xảy ra trong lý thuyết
| Ed | = 0 cầu hoàn toàn không co giãn , người tiêu dùng luôn mua một số lượng
cụ thể với mọi mức giá
| Ed | = cầu co giãn hoàn toàn Đây là mặt hàng trong thị trường hoàn hảo rất
dễ bị thay thế
Ví dụ: nếu một công ty tăng giá sản phẩm từ 100 USD lên 120 USD, giá sẽ tăng lên 20% Nếu mức tăng này khiến lượng hàng bán được giảm từ 600 đơn vị xuống 550 đơn vị, thì tỷ lệ giảm sẽ là 8,3% Theo công thức trên thì mức co giãn nhu cầu theo giá
sẽ là: cho thấy người tiêu dùng phản ứng mạnh mẽ khi có sự thay đổi về giá
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng:
Tính thay thế của sản phẩm
Thời gian
Tỉ trọng thu nhập dành cho chi tiêu hàng hóa
Tính chất của sản phẩm
Vị trí của mức giá trên đường cầu
1.2 Độ co giãn của cung theo giá
Ngoài độ co giãn của cầu theo giá, chúng ta còn biết đến độ co giãn của cung theo giá nhằm đánh giá phản ứng của người bán trước sự thay đổi của giá cả hàng hoá
1.2.1 Định nghĩa: Hệ số co giãn của cung theo giá là % biến đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%:
Es>1, phản ứng của người bán mạnh đối với sự thay đổi của giá
Es<1, phản ứng của người bán yếu đối với sự thay đổi của giá
Es= 1, cung co giãn đơn vị
Trang 3 Es= 0, cung hoàn toàn không co giãn
Es= , cung co giãn hoàn toàn
Ví dụ: khi giá sữa tăng từ 1,9$ lên 2$/1lít làm tăng lượng bán ra của các hộ sản xuất sữa từ 9000 lên 11000 lít/tháng Thay đổi lượng giá sữa là 10%, thay đổi trong lượng cung sữa là 20%, do đó Es=
cho thấy lượng cung phản ứng mạnh trước sự thay đổi của giá hàng hoá
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cung
- Thời gian
- Khả năng dự trữ hàng hóa và khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất
2 Ứng dụng
1.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá:
Đối với người tiêu dùng, khi giá cả xăng dầu trên thị trường thay đổi và các yếu tố khác không đổi thì hành vi tiêu dùng của họ sẽ thay đổi theo Giá cả hàng hóa tỉ lệ nghịch với lượng cầu về hàng hóa đó Điều này có nghĩa là với một sản phẩm, khi giá của nó giảm xuống, số người muốn sở hữu nó càng nhiều Tuy nhiên, vì xăng dầu là mặt hàng thiết yếu (| | ) nên khi giá cả tăng lên hay giảm xuống thì mức chi tiêu dành cho mặt hàng này biến động không đáng kể
Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa sản lượng và giá cả dầu giai đoạn 1960-1974
Từ Biểu đồ 1 trên ta thấy, giá dầu và nhu cầu của người dân biến động liên tục và
có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong giai đoạn 1960-1974, giá dầu có xu hướng giảm với tốc độ không đều
Sản lượng dầu (triệu barrel/ngày)
Trang 4Giai đoạn 1960-1965: Giá dầu giảm 6USD/ lít, lượng cầu tăng 7 triệu thùng/ngày
Giai đoạn 1966-1971: giá dầu giảm 9.5USD/ lít còn lượng cầu lại tăng 17 triệu thùng/ngày
Từ năm 1960 xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu sử dụng nguồn nguyên nhiên vật liệu ngày càng tăng lên làm cho lượng cầu tăng Nhưng sau một khoảng thời gian, kinh tế dần ổn định, nhu cầu tiêu thụ dầu của người dân dần đi vào ổn định Hơn thế nữa, dầu còn là mặt hàng thiết yếu (| | ) nên sau khi lượng cầu về dầu đi vào ổn định, dù giá cả có biến động nhiều thì sản lượng dầu dùng cho việc vận chuyển, đi lai, vận hành máy móc,… cũng không giảm đi nên đường cầu cũng không co giãn nhiều
Trên đây là chỉ số ED của một số quốc gia trên thế giới Ta thấy rằng, ED của các nước
có giá trị âm và | | Điều này cho thấy rằng, dầu luôn là mặt hàng thiết yếu của đời sống Vì thế, khi giá cả của mặt hàng này thay đổi, lượng cầu của nó ít chịu ảnh hưởng
1.2 Hệ số co giãn của cung theo giá:
Đối với một số mặt hàng, sự thay đổi của giá sẽ ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung
từ các doanh nghiệp sản xuất Tuy nhiên, đối với thị trường dầu mỏ, nguồn cung lại là yếu tố chính tác động mạnh đến giá Với những chính sách chiến lược cùng hơn 70% thị phần thế giới, OPEC gần như điều khiển toàn bộ thị trường dầu mỏ
Trang 5OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) Đây là một tổ chức đa chính phủ, được thành lập với mục tiêu ổn định thị tường dầu thô, điều tiết giá xăng dầu thế giới Hiện nay OPEC đang khai thác khoảng 40% tổng sản lượng và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới
Biểu đồ 2: Giá dầu trung bình 1960-2008 (Đơn vị tính: USD – Nguồn: EIA) Thực tế, phân tích từ Biểu đồ 2, ta có thể thấy, từ những năm 70 của thế kỉ hai
mươi, giá dầu thế giới ổn định ở mức thấp Vì vậy, lợi nhuận của OPEC sẽ tăng trưởng nhiều Nhận thấy khả năng nắm giữ thị trường, OPEC đã bắt đầu cắt giảm sản lượng một cách đột ngột, gây ra tình trạng khan hiếm năng lượng diễn ra trên thị trường thế giới (Bởi các hàng hóa cạnh tranh với nó còn ít tại thời điểm đó) Điều này
đã đẩy giá dầu lên cao một cách chóng mặt và đỉnh điểm của sự tăng giá là giá dầu thế giới tăng lên xấp xỉ 400 USD/thùng vào năm 1980 Những người sử dụng không thể ngay lập tức ngừng việc sử dụng dầu, việc này rất có lợi cho các thành viên OPEC Điều này được chứng tỏ qua việc lợi nhuận thu được của các nước thành viên OPEC tăng gấp 3 lần so với giai đoạn đầu những năm 70 Tuy nhiên, việc này không kéo dài lâu, người tiêu dùng bắt đầu cắt giảm lượng dầu tiêu thụ và những thành viên ngoài OPEC có những chính sách đặc biệt kéo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về phía mình Từ những tác động này, giá dầu thế giới đã giảm mạnh xuống còn khoảng
100 USD/thùng vào năm 1985 Trước tình hình đó, OPEC đã bắt đầu có những điều chỉnh hợp lí hơn về mặt sản lượng, cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào những năm 90 của thế kỉ XX , đã đẩy giá dầu tăng cao trở lại trong những năm tiếp theo
Từ đầu năm 2012, giá xăng dầu có xu hướng giảm Trải qua 3 lần họp, ngày 11/07/2012, OPEC quyết định giảm 4.2 triệu thùng dầu/ngày Mục đích của OPEC là ngăn chặn tình trạng sụt giảm giá dẫn đến sụt giảm trong tổng doanh thu Kinh tế học
Vi Mô đã giải thích nguyên nhân của tình trạng này là do: xăng dầu là mặt hàng thiết
Trang 6yếu, có độ co giãn của cung theo giá nhỏ hơn 1 (ES <1), dẫn đến nếu giá dầu giảm sẽ kéo theo doanh thu của OPEC cũng giảm theo Vì lý do đó, OPEC quyết định cắt giảm sản lượng nhằm tăng doanh thu
Thông qua 2 trường hợp trên, dễ thấy sản lượng xăng dầu thường xuyên thay đổi và chịu sự chi phối mạnh mẽ của OPEC Nhưng những thay đổi này đều có chừng mực
và hợp lý, có lẽ do bài học kinh nghiệm vào những năm 80 của thế kỷ XX đã khiến cho OPEC có những quyết định đúng đắn và mang tính chừng mực hơn
1 Lý thuyết
Có những thời điểm, giá cân bằng được hình thành do quy luật cung - cầu trên thị trường là quá cao so với khả năng của đại đa số người tiêu dùng (nhất là giá xăng dầu) hoặc quá thấp so với lợi ích của đại đa số nhà sản xuất (đặc biệt là là những mặt hàng nông sản như lúa gạo, thực phẩm ) Để bảo vệ quyền lợi của nhà cung cấp và người tiêu dùng, nhà nước sẽ thực hiện biện pháp kiểm soát giá, cụ thể là việc quy định mức giá trần và giá sàn, hoặc chính sách thuế, hay trợ cấp Việc làm này dựa trên 2 chức năng tự nhiên của giá là:
Phân bổ lượng cầu hạn chế trong số những người mua có khả năng
Khuyến khích nhà sản xuất cung cấp đúng lượng cung kỳ vọng
1.1 Giá trần: là mức giá cao nhất mà hàng hóa dịch vụ được cho phép bán
Giá trần nhỏ hơn giá cân bằng trên thị trường Mục đích là Chính phủ muốn bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng để hạn chế trường hợp giá cả hàng hóa tăng bất ổn định trên thị trường Giá trần làm tăng thặng dư của người tiêu dùng và giảm thặng dư của người sản xuất Vì vậy sẽ làm cho cầu của người tiêu dùng tăng lên và quy mô sản xuất của người sản xuất bị hạn chế, thu hẹp lại Điều này sẽ tạo ra việc sốt hàng hóa, gây ra các tệ nạn chợ đen, bán giá cắt cổ, lúc này chính phủ phải xuất kho hàng hóa hoặc nhập từ nước ngoài
về để ổn định thị trường
1.2 Giá sàn: là mức giá thấp nhất mà hàng hóa dịch vụ được phép bán Giá
sàn lớn hơn giá cân bằng trên thị trường Vì vậy người tiêu dùng phải trả thêm một khoảng so với mức giá họ sẵn lòng trả làm thâm hụt thặng dư người tiêu dùng Còn người sản xuất cũng lời thêm một khoảng nên kích thích họ tiếp tục sản xuất làm cho hàng hóa ngày càng dư thừa trên thị trường Để ổn định thị trường chính phủ cần mua những hàng hóa dư thừa trên thị trường về dự trữ, để tránh gây khủng hoảng thừa hàng hóa
1.3 Thuế: Chính phủ thực hiện chính sách đánh thuế để phân phối lại thu
nhập hoặc hạn chế sản xuất một mặt hàng nào đó Khi có thuế thì mức điều tiết của thuế bao hàm trong giá cả hàng hóa, làm tăng chi phí đầu vào của các yếu tố sản xuất và tất yếu phải tăng giá cả bán ra trên thị trường Bằng công
cụ này, chính phủ có thể điều chỉnh việc phân bố nguồn lực sản xuất, lựa
Trang 7chọn quyết định sản xuất hay khuyến khích sản xuất một mặt hàng nào đó, khuyến khích đầu tư trong cũng như ngoài nước Từ đó, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, điều tiết việc tiêu dùng, thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
1.4 Trợ cấp: là chuyển giao của chính phủ tạo ra một khoản đệm giữa giá mà
người tiêu dùng phải trả và chi phí sản xuất khiến giá thấp hơn chi phí biên Trợ cấp được chính phủ thực hiện khi giá cả của hàng hóa trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân Trợ cấp có nhiều hình thức: trợ cấp trực tiếp vào thu nhập, trợ cấp cho đầu vào sản xuất, trợ cấp làm tăng khả năng cung ứng của người sản xuất Với những hình thức này, trợ cấp làm thay đổi cung cầu, dẫn đến làm tăng giảm giá và sản lượng trên thị trường Với người mua, trợ cấp làm giảm giá giúp
họ mua được nhiều hàng hóa cần thiết đồng thời khuyến khích việc tăng khối lượng sản xuất hàng hóa, góp phần làm cân đối cung cầu Nếu giá hàng hóa giảm xuống quá thấp thì trợ cấp sẽ giúp cho người sản xuất giảm mức thiệt hại, bù lỗ trong kinh doanh
2 Ứng dụng
Trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để góp phần vào việc bình ổn giá cũng như kiểm soát lạm phát Thực tế, việc trích quỹ bình ổn giá nhằm tạo ra một nguồn lực tài chính để bình ổn giá thị trường trong nước trong khi giá tăng cao Tuy nhiên, những mặt tích cực và tiêu cực của quỹ vẫn là vấn đề nóng đang được quan tâm
Việc xây dựng quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng chính là một trong những hình thức trợ giá mà Chính Phủ hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp Khi giá xăng dầu thế giới tăng lên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ nhận từ liên bộ Tài Chính – Công Thương về việc trích, sử dụng quỹ bình ổn giá Theo đó chúng ta có thể tham khảo
Bảng 2:
Bảng 2: Bảng giá xăng dầu bán lẻ ở Việt Nam áp dụng từ 18h ngày 28/12/2012
Trang 8Theo bảng thống kê giá xăng dầu ở trên, Chính Phủ đã chi cho mỗi lít xăng dầu là 300-500 đồng (khi tăng) và -300 đến -500 đồng (khi giảm) Quỹ ở đây được thiết lập với đầu vào là khi giá xăng giảm thì người dân vẫn phải chịu mức phí là 300 đồng/lít, trong trường hợp giá xăng tăng, nhà nước sẽ chịu bù lỗ để ổn định giá thị trường Tuy nhiên quỹ bình ổn giá này cũng có những mặt bất cập Chính Phủ vẫn cho phép doanh nghiệp tăng giá dầu,trong khi người chịu lỗ lại là người dân và Chính Phủ, điều này đã giải thích cho lí do trong một năm kinh tế khó khăn, lạm phát cao thì các doanh nghiệp xăng dầu vẫn ăn nên làm ra, đạt được các khoảng lợi nhuận cao Ví dụ điển hình là Petrolimex, năm 2012 đạt 165.000 tỷ đồng, lãi từ xăng dầu là gần 20 tỷ
Biểu đồ 3: Giá xăng dầu trong nước năm 2012
Biểu đồ cung cấp thông tin về tình hình giá xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam và giá xăng dầu bán lẻ tại thị trường này Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể nhận ra sự chênh lệch đáng kể giữa giá nhập và giá bán Có thể chia giá nhập khẩu thế giới ra làm hai giai đoạn Từ đầu tháng 1/2012 đến ngày 7/3/2012, có một sự tăng mạnh giá xăng nhập khẩu từ 120,69 USD/thùng đến đỉnh của năm là 132 USD/thùng Tuy nhiên, sau giai đoạn này,giá xăng dầu nhập khẩu từ thế giới vào thị trường Việt Nam
có xu hướng giảm mạnh, đến tháng 6/2012, giá nhập chỉ còn lại 106 USD/thùng Nguợc lại với xu hướng của giá nhập khẩu vào, giá xăng dầu bán lẻ tại thị trường Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao trong suốt giai đoạn này từ 20800 VND/lít đến 22700 VND/lít Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy tại sao lại có sự chênh lệch như vậy giữa giá bán xăng dầu trong nước với lượng nhập khẩu Tại sao giá thế giới giảm mạnh mà giá bán lẻ trong nước không những giữ nguyên mà còn tăng lên Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Việt Nam
Như chúng ta đã biết, xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các quá trình sản xuất Giá xăng dầu tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho doanh nghiệp Lương của người dân không tăng, mà ngược lại giá xăng dầu, giá điện lại tăng mạnh như vậy sẽ làm giảm mức sống của người dân Nguyên nhân được cho là do các quy định cứng của chính phủ phải theo dõi giá xăng trong 30 ngày Ngoài ra cũng là
do sự chậm trễ của chính phủ trong việc chỉ đạo Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương thực hiện chặt chẽ việc giám sát giá nhập khẩu và bán ra của các doanh nghiệp tư
Trang 9nhân Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Nghịch lí này đã tồn tại từ lâu, nhưng thật sự vẫn chưa có biện pháp khắc phục, giá thế giới tăng thì ngay lập tức giá xăng bán lẻ trong nước tăng, ngược lại, giá xăng thế giới giảm thì giá bán lẻ trong nước vẫn tăng, có giảm thì cũng chỉ giảm 1 lượng nhỏ, không thấm vào đâu so với mức giảm của của xăng dầu thế giới.” Cuối năm 2012, giá xăng dầu trong nước chỉ giảm được
500 đồng/lít, trong khi đó các doanh nghiệp xăng dầu lại đang có món hời lớn khi chênh lệch giá cao, cứ mối lít dầu, doanh nghiệp lời đến 1900 đồng Điều đáng nói là không chỉ có người dân chịu thiệt thòi, mà ngay cả bản than chính phủ cũng đứng ra chịu phần lỗ mỗi khi giá xăng tăng
Ngoài ra, khi giá xăng dầu thế giới tăng lên, để đảm bảo cho giá xăng dầu trong nước được bình ổn, Chính Phủ đã chấp nhận mức thuế nhập khẩu xăng dầu là 0% Năm 2011, Chính phủ đã cho giảm thuế nhập khẩu xăng từ 6% xuống 0%, dầu hỏa từ 6% xuống 2%, dầu diesel giảm từ 2% xuống 0% Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay việc giảm thuế xăng dầu là rất khó Nguyên nhân là do nhà nước ta đang có xu hướng
cơ chế hóa thị trường xăng dầu, mặt khác, do tình trạng suy giảm kinh tế ngày càng leo thang, nguồn ngân sách của nhà nước đang giảm, vì vậy việc giảm thuế sẽ gây ra những khó khắn nhất định và cần được cân nhắc kĩ lưỡng
Hiện nay, Chính Phủ đang có dự tính quy định một mức giá trần thấp hơn giá thị trường để nâng cao sức cạnh tranh đối với thị trường trong nước Ngoài ra, mức giá trần thấp sẽ làm kiềm chế lạm phát ở mức thấp, đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quy định một mức giá trần thấp sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực Thứ nhất, như đã nói ở trên, khi đề ra mức giá trần thấp, phần lỗ do nhập và bán xăng dầu do Nhà Nước bù đắp vào Phần bù đắp vào đấy lại là nguồn dầu thô nước ta xuất khẩu Do điều kiện khoa học kĩ thuật chưa phát triển, việc xuất khẩu dầu thô gần như là 100% đã làm giảm mức doanh thu của ngành dầu mỏ nước ta Vì vậy việc bù lỗ của Chính Phủ do các doanh nghiệp sẽ dễ gây thâm hụt ngân sách nhà nước Thứ hai, như chúng ta đã biết, việc đễ mức giá trần thấp sẽ làm cho doanh nghiệp giảm cung, trong khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao Vì vậy, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường Điều này sẽ tự động đẩy giá xăng dầu tăng lên, và người chịu lỗ sẽ lại là Chính Phủ Ngoài ra, trong thời
cơ này, nhiều doanh nghiệp còn có khả năng đầu cơ tích trữ
Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng Chính Phủ đã đề ra rất nhiều chính sách nhằm ổn định, bình ổn giá xăng dầu trên thị trường Từ đó, chính phủ đảm bảo quyền lợi của cả người tiêu dùng và nhà phân phối nhưng vẫn dựa trên vấn đề cơ bản của kinh tế học là phân bổ các nguồn lực khan hiếm trong xã hội
Trang 10TỔNG KẾT
Trong giới hạn của bài tiểu luận khoảng 10 trang, nhóm nghiên cứu mong muốn giải thích một số vấn đề trong thị trường xăng dầu thế giới trong những năm qua Bằng cách kết hợp các sự kiện có thật trong lịch sử, số liệu và biểu đồ, nhóm khai thác hai vấn đề cơ bản: hệ số co giãn và sự điều tiết của Chính phủ trong xăng dầu (dầu mỏ) Tuy nhiên, trong thực tế trong diễn ra hoàn toàn như các công thức, quy tắc lý thuyết trong mô hình của Kinh tế học Vi mô mà thay đổi linh hoạt bởi các yếu tố ảnh hưởng như lạm phát, sự phát triển của khoa học công nghệ, …
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://sites.google.com/site/sociologysystemsresearch/home/energy-and-limits-to-growth
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_c%C3%A1c_n%C6
%B0%E1%BB%9Bc_xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_d%E1%BA%A7u_l%E
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu
David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Doernbusch – Kinh tế học Vi mô (2007)
Ths Nguyễn Trần Sỹ, TS Hạ Thị Thiều Dao, ThS Nguyễn Thị Mai, ThS Nguyễn Thúy Phương, ThS Trương Bích Phương, CN Nguyễn Thị Huỳnh Giao – Kinh tế Vi
mô (2012)