1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bảo hiểm thương mại

22 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 52,05 KB

Nội dung

Khái niệm: Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghi

Trang 1

BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm:

Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro

đã thỏa thuận trước trên hợp đồng

2. Nội dung của bảo hiểm thương mại:

Ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là Người mua bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý Nhà bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận trong việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình

3. Lợi ích của bảo hiểm thương mại:

Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho kinh tế và xã hội Cụ thể là:

- Đối với người dân: bảo hiểm đảm bảo cho họ về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả

khi bất ngờ gặp rủi ro tai nạn hay bệnh tật như chi phí điều trị, viện phí, thu nhập mất giảm…Bảo hiểm nhân thọ còn cung cấp những chương trình tiết kiệm và là người đại diện đầu tư mang lại lợi tức cho khách hàng

- Đối với các doanh nghiệp: tham gia bảo hiểm giúp các doanh nghiệp với việc bỏ ra một

khoản phí bảo hiểm ổn định và nhỏ có thể hoán chuyển rủi ro - những yếu tố không ổn định và tổn thất không lường trước được sang cho nhà bảo hiểm Nhờ vậy, các doanh nghiệp an tâm sản xuất và khi có những tổn thất xảy ra, bồi thường bảo hiểm sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục quá trình kinh doanh

- Đối với ngân hàng thương mại: bảo hiểm đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay của

doanh nghiệp – người đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro tổn thất Mặt khác, các loại hình bảo hiểm nhân thọ còn giúp các ngân hàng an tâm triển khai các loại hình tín dụng tiêu dùng cho người dân

Trang 2

- Đối với nền kinh tế: hoạt động bảo hiểm phát triển, góp phần cải thiện môi trường đầu

tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế,

kỹ thuật, thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Mặt khác hoạt động bảo hiểm còn mang về cho kinh tế quốc dân một khoản ngoại tệ đáng kể

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: với việc nắm giữ quỹ tiền tệ bảo hiểm rất lớn nhưng

tạm thời nhàn rỗi đã trở thành những nhà đầu tư lớn Bảo hiểm vì vậy còn có vai trò trung gian tài chính là một kênh huy động và cấp vốn có hiệu cho nền kinh tế Đặc biệt,

ở nhiều nước phát triển, các nhà bảo hiểm còn bảo hiểm cho trái phiếu nhất là trái phiếu đô thị Điều nầy làm tăng tính an toàn của trái phiếu đô thi, giúp cho chính quyền trung ương và địa phương thu hút vốn từ dân cư, đầu tư cho các dự án y tế, giáo dục, công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng

4. Đối tượng của bảo hiểm thương mại:

- Con người

- Tài sản

- Trách nhiệm dân sự

5. Cơ quan quản lý nhà nước của bảo hiểm thương mại:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản

lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật

6. Đặc điểm của bảo hiểm thương mại:

- Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo hiểm

tự nguyện)

- Sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm đóng"

Trang 3

- Bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm dân sự.

7. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại:

- Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít

Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận các khoản tiền gọi là phí bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm Xét trên khía cạnh với một người tham gia bảo hiểm, khoản tiền chi trả hoặc bồi thường này lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí đóng bảo hiểm Chính vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất đó là hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc: SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT – tức là rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy

Trang 4

- Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm

Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bù đắp thiệt hại tài chính cho người tham gia bảo hiểm và luôn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy không phải với bất kì loại rủi ro nào, doanh nghiệp bảo hiểm cũng chấp nhận các yêu cầu bảo đảm

Người ta phân chia ra làm 2 loại rủi ro dựa trên tính chất, nguyên nhân gây ra rủi

ro và tính chất đồng nhất của rủi ro

- Rủi ro có thể được bảo hiểm: là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được bảo hiểm là nguyên nhân khách quan và không cố ý

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn xảy ra như hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử Nguyên nhân gây ra những rủi ro không được Bảo hiểm là nguyên nhân chủ quan và do sự cố ý của người được Bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chấp nhận bồi thường các rủi ro có thể bảo hiểm và từ chối bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro không được bảo hiểm

Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các rủi ro loại trừ tùy thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau Đối với các rủi ro được bảo hiểm lại được sắp xếp, phân loại và áp dụng các mức phí thích hợp Thông thường đối với các rủi

ro có mức xác suất lớn hơn, mức phí đóng sẽ là lớn hơn

Nguyên tắc rủi ro có thể bảo hiểm:

- Tránh cho doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản

- Giúp các doanh nghiệp tính được các mức phí chính xác, trên cơ sở đó giúp cho hoạt động bảo hiểm diễn ra dễ dàng hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng

- Đảm bảo công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm

a. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro

Điều quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đó là khả năng chi trả bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra Trên thực tế việc thu phí bảo hiểm trên nguyên tắc số đông bù số ít và chỉ áp dụng đối với các loại rủi ro được bảo hiểm đôi khi vẫn không đảm bảo được khả năng này của doanh nghiệp bảo hiểm trong các trường hợp sau:

Trang 5

- Giá trị bảo hiểm là rất lớn trong khi quy mô doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ hoặc mới thành lập nên quỹ bảo hiểm chưa huy động được nhiều

- Các rủi ro liên tiếp, đồng loạt cùng xảy ra khiến cho doanh nghiệp

- Bảo hiểm phải chi trả nhiều cho người tham gia bảo hiểm

Một điều thận trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đó là không nhận những rủi ro quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty Tuy nhiên tránh tình trạng từ chối các hợp đồng bảo hiểm này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ sử dụng nguyên tắc phân tán rủi ro theo 2 cách

- Đồng bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một hợp đồng bảo hiểm

- Tái bảo hiểm: Một doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng lại một phần rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác

b. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối

Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau Hợp đồng bảo hiểm

sẽ không còn hiệu lực nếu chỉ cần một trong hai bên vi phạm Hai bên trong hợp đồng bảo hiểm có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo Yếu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Trang 6

c. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm

Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm Đó là nếu đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro, người tham gia bảo hiểm phải có tổn thất về mặt tài chính

Cụ thể: người tham gia bảo hiểm phải có quan hệ với đối tượng được bảo hiểm

và được pháp luật công nhận về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hay cấp dưỡng

Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác hoặc

cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ đơn bảo hiểm

8. Mức phí:

- Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ quan trọng của rủi ro, ) và khả năng của người được bảo hiểm, thông thường nghĩa vụ và quyền lợi trên Hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhau

- Được xác định là số tuyệt đối, trên cơ sở xác suất rủi ro của đối tượng tham gia, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Trang 7

2. Lợi ích của bảo hiểm xã hội:

- Bảo hiểm xã hội bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở mà họ đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với người lao động

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản

lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ

a Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ

có thời hạn;

- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

b Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước,

đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

Trang 8

cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

c Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp

đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này

d Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy

định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên

e Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động,

không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này

f Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động

5 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội:

- Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội

- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm Bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bảo hiểm xã hội

- Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào các yếu tố

- Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội

6. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội:

- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH

- Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người LĐ Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người LĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung

- Người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH

Trang 9

- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH

tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp

- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH

Trang 10

7. Mức phí:

a. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2%

để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với

tổ chức bảo hiểm xã hội;

- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%

b. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ) khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%

c. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần

Trang 11

BẢO HIỂM Y TẾ

1. Khái niệm:

Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực

từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau

2. Nội dung:

BHXH bảo đảm cho các rủi ro về tình trạng sức khoẻ của con người Thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

3. Lợi ích của bảo hiểm y tế:

- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Bảo hiểm y tế mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia

- Từ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí BHYT đối với người nghèo đã góp phần giúp các đối tượng này có cơ hội được khám-chữa bệnh bằng thẻ BHYT, làm giảm bớt gánh nặng kinh tế lên những bệnh nhân vốn đã không có khả năng tự chi trả chi phí khám-chữa bệnh Người nghèo và cận nghèo thường chịu nhiều rủi ro, yếu thế và dễ có nguy cơ lâm bệnh nặng hơn so với người có điều kiện kinh tế tốt hơn Khi lâm bệnh, người nghèo thường tự chạy chữa, chỉ vào bệnh viện khi bệnh đã nặng hoặc thậm chí nằm nhà chờ chết… Vì thế, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo của Nhà nước đã giúp họ tiếp cận đến các dịch vụ y tế có chất lượng

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w