1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân đến năm 2015

22 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 421,07 KB

Nội dung

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy An Giang, Huyện ủy Phú Tân về công tác xóa đói, giảm nghèo; căn cứ vào thực trạng của địa p

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là một trong những mối

lo toan lớn nhất đối với mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới, nếu vấn đề nghèo đói

không giải quyết được thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc

gia đặt ra như hoà bình, ổn định, công bằng, xã hội… có thể giải quyết được

Ở nước ta, xoá đói giảm nghèo là một chủ trương chiến lược của Đảng và

Nhà nước trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

Trong những năm qua; công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã đạt được thành

tựu đáng kể có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng,

góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước Tình trạng đói kinh niên cơ bản

không còn diễn ra Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ sản

xuất và đời sống dân sinh

Qua công cuộc đổi mới tình hình kinh tế của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ

đã có những thay đổi hết sức mạnh mẽ và tình trạng đói nghèo đã giảm đáng kể

Nếu như năm 1993 tình trạng đói nghèo là 58% các hộ có thu nhập dưới 1 USD

một ngày thì vào năm 2012, theo thống kê của Chính phủ mà chưa có một nguồn

điều tra thống kê độc lập nào xác minh thì con số đó đã giảm xuống 10% Và tình

trạng đói nghèo hiện nay còn khó khăn vì thứ nhất tốc độ giảm nghèo ngày càng

chậm lại và thứ hai tỷ lệ đói nghèo ở những vùng sâu vùng xa và những vùng

đồng bào dân tộc còn cao Việc giảm tỷ lệ đó không phải dễ dàng Chính vì thế

mà trong nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng, Đảng ta đã chỉ

đạo “Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo”

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng và

Nghị quyết của Tỉnh ủy An Giang, Huyện ủy Phú Tân về công tác xóa đói, giảm

nghèo; căn cứ vào thực trạng của địa phương trong thời gian qua Đại hội Đảng

viên xã Tân Hòa khóa XI nhiệm kỳ 2011-2015 cũng đã đề ra trong nghị quyết

những chỉ tiêu cụ thể về công tác xóa đói, giảm nghèo

Bản thân là một cán bộ, đảng viên, em xét thấy mình cần phải có trách

nhiệm và hành động cụ thể, thiết thực để góp phần thực hiện thắng lợi những chỉ

tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng viên xã Tân Hòa nói riêng và nghị quyết của

Trang 2

Đại hội Đảng các cấp nói chung đã đề ra về công tác xóa đói, giảm nghèo Xuất

phát từ nhận thức trên và qua quá trình học tập, được thầy cô truyền đạt những

kiến thức cơ bản về lý luận lẫn thực tiễn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn

hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trong đó có vấn đề về xóa đói, giảm nghèo nên

bản thân quyết định chọn đề tài viết về “Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở xã

Tân Hòa, huyện Phú Tân đến năm 2015” với hy vọng được góp một phần kiến

thức vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương

Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nắm lại những kiến thức lý luận cơ bản về

xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là những diễn biến tình hình đói nghèo của bà con

trong xã thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm góp phần cùng với

Đảng ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm

nghèo để giúp bà con nhân dân trong xã có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp

hơn, tạo tiền đề cho việc phát triển mạnh kinh tế, xã hội của địa phương

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH

CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HIỆN NAY

1.1 Quan niệm về đói nghèo và chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo:

1.1.1 Quan niệm về đói nghèo:

Nghèo: “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và

thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu càu ấy phụ thuộc

vào độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những

phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban

kinh tế - xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băngkok

Thái Lan 9/1993] Ngoài ra Liên hiệp quốc cũng phân nghèo thành 2 loại:

+ Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới

mức trung bình của cộng đồng địa phương Đây là cách tiếp cận nghiên cứu

nghèo khổ tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ dân số nghèo nhất, có tính mức phân

phối phúc lợi cho toàn xã hội Nghèo tương đối có nghĩa là: Sự thỏa mãn chưa

đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: Cơm ăn chưa đầy đủ ngon, quần áo

mặc chưa đủ đẹp, nhà ở chưa được khang trang…

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa

mãn các nhu cầu tối thiểu thiết yếu về ăn, ở, mặc và những nhu cầu sinh hoạt

hằng ngày, là sự bất lực không có khả năng đạt tới mức tăng trưởng tối thiểu, con

người không có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống Nghèo tuyệt

đối có nghĩa là: Sự thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì

cuộc sống như: Cơm ăn chưa đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa không che được

mưa nắng…

Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức sống tối

thiểu của con người, thu nhập của họ không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy

trì cuộc sống

Trang 4

Hộ nghèo: giới hạn nghèo đói đươc biểu hiện dưới dạng thu nhập bình quân

tính theo đầu người, các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới

giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo

Các quan niệm trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo:

+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con

người

+ Có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng dân cư

+ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng

Vì vậy, xóa đói, giảm nghèo có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và

công bằng xã hội ở mỗi quốc gia

1.1.2 Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo của nước ta hiện nay:

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2012

như sau:

+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000

đồng/người/tháng ( từ 4.800.000 đồng/người/năm ) trở xuống

+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000

đồng/người/tháng ( từ 6.000.000 đồng/người/năm ) trở xuống

+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng

+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng

đến 650.000 đồng/người/tháng

Chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác

định mức độ nghèo đói Ngoài ra khi xác định hộ nghèo cần xem xét thêm về nhà

ở, đồ dùng sinh hoạt … nhằm làm rõ thêm chỉ tiêu thu nhập

Tóm lại: Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo thì trước tiên chúng ta

cần phải quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà

nước về công tác xóa đói giảm nghèo; đó là cơ sở trang bị lý luận cho ta trong

suốt quá trình thực hiện công tác

Trang 5

1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm

nghèo:

1.2.1 Quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo:

Ngay từ khi nước ta giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định

đói nghèo như là một thứ giặc, người nói: “ Giặc đói và giặc dốt là bạn đồng

minh của giặc ngoại xâm”, sau này Bác đã khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn : “

Chống giặc đói, Chống giặc dốt, Chống giặc ngoại xâm”, qua đó người kêu gọi

mọi người hãy: “ Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!” Người cũng

đã phát động phong trào tiết kiệm “ Cứ 10 ngày nhịn ăn một bửa, mỗi tháng nhịn

ăn 3 bửa” mang gạo đó gửi đến đồng bào đang bị đói

Năm 1946, khi trả lời các nhà báo, có đoạn người đã nói: “ … Tôi chỉ có

một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc

lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng

được học hành” Bác còn dạy rằng: “ Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho

nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,

được ấm no và sống một đời hạnh phúc” Người cũng chủ trương khuyến khích

mọi người làm giàu với mục tiêu: Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn

thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm

Tư tưởng trên của chủ tịch Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo, nhất là

trong thời kỳ đổi mới và hội nhập như hiện nay

Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách

xã hội cơ bản, nhằm giảm sự phân hóa giàu nghèo, đem đến ấm no hạnh phúc

cho mọi người, để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã xác định lấy chủ

nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ

nam cho mọi hành động Để hiện thực hoá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh về giải quyết vấn đề đói nghèo, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ

trương, quan điểm cụ thể như:

Trang 6

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng khẳng định: “Tập trung triển khai

các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói giảm nghèo gắn với

phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết

việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người

đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”

Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX nhiệm kỳ

2010-2015 đã nêu:

- Giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo

nghề đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường lao động trong và

ngoài nước Hoàn thiện mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch; phát triển mạng lưới

đào tạo nghề chất lượng cao, đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nâng tỷ lệ lao

động qua đào tạo nghề, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn Có cơ

chế chính sách khuyến khích, huy động nhiều nguồn lực đầu tư vào hoạt động

đào tạo nghề, giải quyết việc làm

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn tỉnh An Giang đến năm 2020” và các chương trình dạy nghề khác (Chương

trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, Chương trình dạy nghề cho đồng bào người

dân tộc thiểu số)

- Đẩy mạnh việc tổ chức, thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững Tập trung đầu tư, hỗ trợ

các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục

nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo Thực hiện tốt công

tác chăm sóc người có công Cải thiện, nâng cao mức sống, bảo đảm hộ gia đình

người có công cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của

cộng đồng dân cư Tích cực thực hiện bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, làm

tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em

- Hoàn thành đề án “Thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất

sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống

Trang 7

khó khăn tỉnh An Giang giai đoạn 2008 – 2010” (theo Quyết định số

74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách của chương trình 135, Quyết định

167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo

về nhà ở và các chính sách an sinh xã hội

Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Phú Tân lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015

khẳng định mục tiêu tổng quát đến năm 2015: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự

nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của nhân dân, phấn đấu đưa GDP bình quân đầu người của huyện đến

năm 2015 tăng gấp 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ; bảo đảm an sinh xã hội; giữ

vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm quốc phòng – an ninh và

bảo vệ môi trường sống lành mạnh Tăng cường công tác vận động quần chúng

Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục

tiêu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội

Giải pháp cũng đã nêu: Giải quyết tốt các vấn đề về lao động và việc làm

Tiếp tục phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch, nâng tỉ lệ lao động qua

đào tạo nghề, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn, gắn dạy nghề với giải quyết việc

làm Khuyến khích, huy động nhiều nguồn lực đàu tư vào hoạt động dạy nghề,

giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn có nghề nghiệp ổn định, tạo điều

kiện xuất khẩu lao động ở thị trường có thu nhập cao Thực hiện tốt các chính

sách bảo đảm an sinh xã hội Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao

nhận thức, có ý chí vươn lên thoát nghèo Thực hiện tốt công tác chăm sóc người

có công Cải thiện, nâng cao mức sống, bảo đảm hộ gia đình người có công cách

mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình cộng đồng dân cư

Tiếp thu văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Đại hội Đảng tỉnh An

Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015; Đại hội Đảng huyện Phú Tân lần thứ X

nhiệm kỳ 2010-2015; Đại hội Đảng bộ xã Tân Hòa nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đã

khẳng định công tác chính sách xã hội là: Thực hiện tốt các chính sách xã hội,

vận động các quỹ xã hội từ thiện, người nghèo, đền ơn đáp nghĩa Tăng cường

quản lý các dự án vay vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, thông qua hướng

Trang 8

dẫn cách làm ăn, động viên ý thức vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo; Thực

hiện tốt chủ trương xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững

Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong nông

nghiệp, tăng lao động cho các ngành kinh tế khác Mở lớp đào tạo nghề, nâng cao

trình độ cho người lao động, nhất là lao động nghèo; kết hợp giữa đào tạo nghề

gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo lao động học nghề xong phải có việc làm

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Ở XÃ TÂN HÒA HUYỆN PHÚ TÂN TỪ NĂM 2008 – 2012

2.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội xã Tân Hòa huyện Phú Tân:

Tân Hòa là một xã nông thôn của huyện Phú Tân, tổng diện tích tự nhiên

992,46ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 834,40ha

+ Phía Đông giáp: xã Tân Trung

+ Phía Tây giáp: xã Phú Hưng

+ Phía Nam giáp: xã Bình Thuỷ (huyện Châu Phú)

+ Phía Bắc giáp: Thị trấn Phú Mỹ

- Toàn xã có 4 ấp: Tổng dân số 8.309 người, với tổng số 2.009 hộ, trong đó số

lao động trong độ tuổi 4.817 lao động (lao động nam 2.800 lao động chiếm

58,12%, lao động nữ 2.017 lao động, chiếm 41,8%)

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở xã Tân Hòa bao gồm hệ thống nước sạch,

điện, đường, trường, trạm, chợ và cụm tuyến dân cư phát triển khá tốt so với các

xã bạn

- Tân Hòa là xã nông thôn nên phần lớn người dân sống dựa vào nông nghiệp,

nhờ dự án đê bao Bắc Vàm Nao nên mỗi năm sản xuất được 3 vụ: Đông xuân, Hè

thu và Thu đông Tuy nhiên vấn đề vật giá gia tăng như hiện nay và giá thành sản

phẩm giảm nên thu nhập người dân tăng không đáng kể Do đó nông nghiệp ảnh

hưởng lớn đến thu nhập và tốc độ giảm nghèo của xã Các ngành nghề khác như

công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể

- Tổng dân số của xã là 8.309 người với 2.009 hộ (bình quân có khoảng 4

người/hộ), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05 % Số người trong độ tuổi lao động

của xã là 4.817 người, chiếm 57,9% tổng dân số toàn xã Trong đó lao động nông

nghiệp là 3.747 người, chiếm 77,7% số người trong độ tuổi lao động; lao động

phi nông nghiệp là 1070 người, chiếm 22,21% số người trong độ tuổi lao động

Trang 10

Về dân số và lao động như trên thì đây là một tiềm năng rất lớn về nguồn nhân

lực lao động của vùng nếu như địa phương biết khai thác và sử dụng một cách

phù hợp thì sẽ tạo sự chuyển biến rất tích cực đối với nền kinh tế của địa phương,

đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu ngành;

còn ngược lại thì đây là một gánh nặng cho xã hội

Về dân tộc: Trên địa bàn xã hiện nay 100% đều là dân tộc kinh

Về tôn giáo: Do địa bàn xã giáp với Thị trấn Phú Mỹ là nơi khai sáng đạo

Phật giáo Hòa Hảo nên đa số người dân đều theo đạo này, bên cạnh cũng có một

phần nhỏ theo đạo Hiếu nghĩa, Cao đài

2.2 Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Hòa huyện Phú Tân từ năm

2008 - 2012:

2.2.1 Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo:

* Hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo:

Năm 2012 địa phương đã hỗ trợ cất mới 01 căn nhà với tổng số tiền là

27.000.000đ và sửa chữa nhà tình thương cho 11 hộ với số tiền tương đương

11.000.000 đồng

Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008

của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở” Từ đó, Ban

điều hành giảm nghèo của xã đã triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện đúng qui

trình rà soát công khai dân chủ, công bằng minh bạch đến tận hộ dân trên cơ sở

pháp luật và chính sách Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn qui

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Qua rà soát kết quả toàn xã có 05 hộ nghèo có nhà ở tạm bợ không khả năng

tự cải thiện nhà được xét hỗ trợ Đã cất hoàn chỉnh trong năm 2011 cho 03 hộ,

còn 02 hộ sẽ cắt hoàn chỉnh trong năm 2013

* Hỗ trợ về tín dụng vay vốn:

Giúp vốn vay: 8.039.082.250đ Trong đó: Hộ nghèo 2.093.433.000đ; học sinh

sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2.623.850.000đ; Quỹ quốc gia giải quyết việc

làm 199.400.000đ; xuất khẩu lao động 49.000.000đ; nước sạch vệ sinh môi

Trang 11

* Hỗ trợ về bảo hiểm y tế:

Tổng số lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí từ năm 2012 là

600 người Trạm y tế xã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo với

hơn 6.204 lượt người Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân đặc biệt là

hộ nghèo nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt kế hoạch

hóa gia đình, thực hiện tốt các tiêu chí ấp văn hóa sức khoẻ

* Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo:

Giáo dục: Ngoài việc duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đối

với các học sinh nghèo, con thương binh liệt sĩ thì được miễn giảm học phí tuỳ

theo mức độ

Các chính sách kinh tế phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo được thực

hiện một cách đồng bộ như: Miễm 100% lao động công ích, các khoản học phí,

viện phí, giao thông nông thôn, kiên cố hoá trường lớp

* Hỗ trợ về dạy nghề - Giải quyết việc làm:

Đây là việc làm thường xuyên hàng năm, ngay từ đầu năm cán bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội tham mưu cùng Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã xây dựng

kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm Đồng thời kết hợp với Trung tâm học tập

cộng đồng của xã, Hội Nông dân, Hội phụ nữ và Trạm Khuyến nông đề nghị về

Trung tâm dạy nghề Huyện mở được 04 lớp dạy nghề (01 xây dựng dân dụng, 02

lớp may công nghiệp, 01 lớp gắn chuổi hạt cườm.) cho 150 lao động Tổ chức hội

thảo chương trình 3 giảm 3 tăng; phòng trừ dịch hại … cho 976 lượt nông dân

Năm 2012 đã ký duyệt hồ sơ cho 441/195 lao động đi làm việc trong và ngoài

tỉnh, đưa 01 lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc

* Thực hiện chính sách an sinh xã hội:

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ gia đình khó khăn đột xuất với số

tiền 24.750.000 đồng, góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo có nơi ăn, chỗ ở ổn

định, để họ an tâm làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững

Vận động các tổ chức, các mạnh thường quân ở địa phương tặng 05 phần quà

cho các em thiếu nhi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày tết trung thu với

tổng số tiền 5.000.000 đồng

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w