1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

thuốc chống viêm steroid( glucocorticoid)

10 401 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 192,86 KB

Nội dung

Khái niệm chung : Corticoid là hormon vỏ thượng thận, xuất phát từ chữ adrenal cortex. Do trong công thức cấu tạo có nhân steroid nên còn được gọi là glucocorticoid (GC)( tên chung cho các hormon của vỏ thượng thận ) Nguồn gốc : + Thiên nhiên : phân lập từ tuyến vỏ thượng thận các động vật lớn + Tổng hợp hoặc bán tổng hợp : từ acid desoxycholic mật, từ thực vật ( từ sarmentogenin của cây Strophantus, từ botogemis của cây Dioscorea mexicana). Mọi GC đang dùng trong điều trị đều là dẫn xuất của cortisol. Dược động học : Hấp thu : + Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá hoặc đường tiêm ( F = 86-90 % ), sau 1 - 2 h đạt Cmax. trong máu. Chủ yếu dùng đường uống, đặc biệt điều trị các bệnh mạn tính. + Thuốc hấp thu kém qua da, qua kết mạc, màng hoạt dịch. Dạng nhũ dịch có thể tiêm IM và có tác dụng kéo dài. Dạng ester tan trong nước, dùng để tiêm IM hoặc tiêm IV. 2.2.2. Phân phối :Sau khi hấp thu, hơn 90 % cortisol trong huyết tương được gắn thuận nghịch với protein là CBG ( corticosteroid - binding globuline ) hay transcortin ( 1 α2-globulin do gan sản xuất ). Sauđó, được phân phối đều đến các tổ chức và gây tác dụng sinh học. Mức độ gắn với protein huyết tương của các GC rất khác nhau. Chuyển hoá : Chủ yếu ở gan bằng phản ứng liên hợp và phản ứng hydroxy hoá ( khử đường nối 4-5 và khử ceton ở vị trí 3 ). Thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng glucuro-hợp và sulfo-hợp. t1/2 của thuốc khác nhau tuỳ loại corticoid ( = 90 – 300 ph ) Khoảng 15 % được bài xuất ở dạng chưa chuyển hoá. Độc tính ( tác dụng không mong muốn của GC ) : 2.7.1. Độc tính do dùng liều cao hoặc dùng liên tục kéo dài : a- Rối loạn nước và điện giải : Nhiễm kiềm, hạ K+/máu, phù do giữ Na+ nên giữ nước, tăng huyết áp. Cần kiểm tra định kỳ, cho bệnh nhân ăn chế độ ăn giảm muối, bổ sung thêm K+. Nên chọn các chế phẩm không giữ Na+ nhiều như triamcinolon, betamethason... b- Nhiễm khuẩn : Vì GC có tác dụng ức chế miễn dịch nên làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc làm bộc lộ một bệnh lao tiềm tàng. Chỉ dùng GC khi biết chắc chắn bệnh nhân không có nhiễm khuẩn, hoặc nếu cần thì dùng phối hợp với thuốc kháng sinh, kháng nấm thích hợp. c- Viêm loét đường tiêu hóa : GC có thể gây chảy máu, làm thủng ổ loét hiện có hoặc sẹo loét cũ ( có thể gây loét mới ? ). Chỉ dùng GC cho các bệnh nhân không có tiền sử hoặc không bị loét đường tiêu hóa. d- Nhược cơ và teo cơ : Thường xảy ra với các cơ gần gốc chi. Đặc biệt trên những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân hen hoặc có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, GC làm nhược cơ hô hấp có thể làm nặng thêm suy hô hấp. e- Thay đổi hoạt động tâm thần, tác phong : Có thể gặp tình trạng kích động, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, sảng khoái, có thể làm bộc lộ bệnh tâm thần tiềm ẩn.f- Đục thuỷ tinh thể : g- Xốp xương : Gặp ở mọi lứa tuổi khi dùng GC liều cao hoặc kéo dài ( 30 - 50 % BN ), dễ dẫn đến gãy xương tự phát do xốp xương ( cổ xương đùi và cột sống ).h- Chậm lớn và chậm phát triển : Ở trẻ em, dù dùng GC với liều thấp cũng có thể dẫn đến chậm phát triển. Có thể do giảm tổng hợp protid hoặc do ức chế tuyến yên, làm giảm tổng hợp GH ( growth hormone )...

Ngày đăng: 14/03/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w