I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp phát triển.Được thiên nhiên ưu đãi, mang lại nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự không ổn định đó là dịch hại cây trồng nông nghiệp. Hàng năm, thiệt hại kinh tế do dịch hại gây ra khá nghiêm trọng đối với sản xuất, trong đó phải kể đến những thiệt hại lớn do các nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất gây ra. Nấm trong đất có thành phần loài rất phong phú.
Trang 1Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ cà chua(Rhizoctonia solani Kuhn)
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp phát triển.Được thiên nhiên ưu đãi, mang lại nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự không ổn định đó là dịch hại cây trồng nông nghiệp Hàng năm, thiệt hại kinh tế do dịch hại gây ra khá nghiêm trọng đối với sản xuất, trong đó phải kể đến những thiệt hại lớn do các nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất gây ra Nấm trong đất có thành phần loài rất phong phú Tất cả các loại cây trồng đều bị bệnh do một hoặc vài loại nấm và mỗi loại nấm ký sinh có thể gây bệnh cho một hoặc nhiều loại cây trồng Bệnh hại cây do nấm gây ra có số lượng lớn nhất so với các loài vi sinh vật gây bệnh khác, trong đó có nhiều bệnh gây thiệt hại rất nặng nề ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng Đặc biệt nhiều loại cây trồng cạn như cây họ cà,trong đó phải kể đến cà chua,là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đang phải đối mặt với nhiều bệnh hại trong đó có
bệnh lở cổ rễ cà chua ( Rhizoctonia solani Kuhn).
Bệnh lở cổ rễ gây ra bởi nấm Rhizoctonia solani Kuhn là bệnh nấm gây
ảnh hưởng rất lớn trên cây cà chua, chúng xuất hiện phổ biến ở hầu hết các vùng trồng cà chua trên thế giới Bệnh hại nghiêm trọng làm giảm tới 60% năng suất cà chua, đặc biệt là khu vực nhiệt đới Ở Việt Nam, bệnh gây hại mạnh ở những vùng trồng cà chua,đậu đỗ thuộc đồng bằng, trung du và miền núi.Bệnh có thể gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, tuy nhiên bệnh gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con Bệnh hại nặng làm cây gục chết hàng loạt nên còn được gọi
là bệnh chết rạp cây con hay thối gốc.Có những hiểu biết cơ bản về bệnh lở cổ rễ cà chua là cơ sở để giúp chúng ta chủ động trong công tác phòng trừ dịch hại này
II NỘI DUNG
1 Tình hình bệnh lở cổ rễ
Trên thế giới :Đây là một vấn đề nan giải ở một số nước trên thế giới như Thái Lan,Mianma,Philipin….bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây con đang nảy
Trang 2mầm,thiệt hại của nó đáng kể lên đến hàng triệu USD/năm.Ở Indonesia,thiệt hại do bệnh khoảng 40 triệu USD (theo C.Lode-1999),ở Malaisia có khoảng 8000 ha đất canh tác bị bệnh lở cổ rễ (Agriviet.com,2008),ở Sri Lanka(2001) con số này là
116000 ha
Ở Việt Nam: Trong điều kiện của Việt Nam,nấm Rhizotocnia solani Kuhn
phát sinh phát triển khá mạnh,trên nhiều cây trồng khác nhau như cà chua,lúa, ngô,khoai tây…
Bảng: Tình hình diễn biến bệnh lở cổ rễ gây hại một số cây trồng vùng Hà Nội, năm 2011 –2012
Ngày điều tra sau
gieo trồng
Tỉ lệ bệnh (%) trên các cây kí chủ
Cà chua Lạc Đậu tương
Dưa chuột Đậu đũa
Nguồn: Đố Tấn Dũng -Tạp chí
Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số4: 459-465
Có thể thấy bệnh lở cổ rễ phát sinh phát triển trên nhiều loại cây trồng khác nhau với tỉ lệ gây bệnh khá cao.Lở cổ rễ là một trong những dịch hại nguy hiểm,ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng với khả năng nhiễm bệnh ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cây.Đặc biệt trên cây cà chua tỉ lệ nhiễm bệnh có thấp hơn các cây trồng khác như dưa chuột, đậu đũa,đậu tương…nhưng bệnh lại có thể xảy ra trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây
2 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ cà chua:
Bệnh phát triển gây hại làm ảnh hưởng lớn đến số cây trên diện tích gieo trồng, đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Mức độ nhiễm bệnh,triệu chứng biểu hiện lở cổ rễ trên các cây khác nhau là rất khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển của cây cà chua
Một số triệu chứng bệnh hại do bệnh lở cổ rễ đối với cây cà chua như: chết rạp cây con, thối rễ, thối gốc, thối thân, thối quả… Chết rạp cây con: cây con có thể bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất Trước
Trang 3khi nảy mầm, bệnh gây chết đỉnh sinh trưởng Sau khi nảy mầm, nấm gây ra các vết bệnh màu nâu đậm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại, trở nên mềm và cây con bị đổ gục và chết Cây lớn cũng bị hại nhưng chủ yếu chỉ bị hại ở phần vỏ Bệnh có thể xuất hiện gây hại ở cả cây trưởng thành gây hiện tượng thối rễ hoặc thối gốc thân khi điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho nấm pháttriển
Ở gốc cây, triệu chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết
Lá của cây đậu tương cũng có thể bị nhiễm, những đốm bệnh trên lá lúc đầu
có dạng thấm nước sau chuyển sang màu nâu xám đến nâu tối đen Bệnh nặng làm cho toàn bộ lá bị cháy rồi rụng sớm.Nếu mới nhiễm bệnh,lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng
cà chua bị nhiễm bệnh nặng Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh Vài ngày sau, trên thân cây
và vùng đất xung quanh gốc cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó
Khi quả cà chua tiếp xúc với đất trong điều kiện nóng ẩm cũng có thể bị nấm từ đất xâm nhập vào gây thối quả
Gốc cà chua bị bệnh lở cổ rễ:
Trang 43 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lở cổ rễ cà chua do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu Tuy
nhiên, tùy điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp v.v
Nấm Rhizoctonia solani Kuhn : thuộc bộ nấm trơ (Mycelia sterilia), lớp
nấm bất toàn (Fungi imperfecti) Nấm Rhizoctonia solani gồm nhiều chủng,có phạm vi kí chủ rộng
Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh : Hình dạng của sợi nấm Rhizoctonia
solani Kuhn rất đặc trưng, đường kính sợi nấm từ 8-12,µm, khi sợi nấm còn non
thường không có màu nhưng khi già thì có màu nâu đậm Sợi nấm con mọc từ sợi nấm bố mẹ thường tạo thành góc 45-90 độ so với sợi nấm bố mẹ và tại vị trí phân nhánh thường có một vách ngăn và hơi thắt lại Một số chủng nấm có khả năng hình thành hạch nấm màu nâu, dẹt, không định hình, có kích thước trung bình, khoảng 6mm, chúng hình thành trên mô bệnh đang phân hủy, sự xuất hiện của hạch tạo thuận lợi cho việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh Trong tự nhiên chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều chủng nấm Rhizoctinia solani, có chủng có khả năng hình thành hạch nấm trên bề mặt cây bệnh và trong đất, có chủng không hình thành hạch nấm trên bề mặt cây bệnh và trong đất, có chủng không hình thành hạch nấm Một
số chủng chỉ thích nghi phát triển trên bề mặt cây ký chủ, trong khi đó một số chủng lại thích nghi sống trong đất Các chủng này khác nhau về phổ ký chủ, đặc
tính gây bệnh, yêu cầu về pH đất và nhiệt độ Nấm Rhizoctonia solani sản sinh ra
enzyme Cellulilitic và Pectinolitic và độc tố thực vật Độc tố này giết chết mô chủ,
Trang 5khi mô chủ bị chết và bị phân hủy giải phóng chất hữu cơ làm tăng sự sinh trưởng
tiếp tục của nấm Nấm Rhizoctonia solani thường gây bệnh ở rễ, phần thân sát mặt
đất ở cây non và trên bắp, thân và lá ở cây trưởng thành
Khi cấy nấm trên môi trường PGA (hoặc PDA) ở nhiệt độ 25-300C nấm phát triển mạnh,tản nấm có màu trắng xốp sau chuyển thành màu nâu và hình thành nhiều hạch nấm rất nhỏ
Nấm Rhizoctonia solani phân bố rộng,có khả năng hoại sinh nhưng mức độ
khác nhau tùy theo từng chủng Nấn Rhizoctonia solani có giai đoạn hữu tính (đã
được xác định tại một số nước),hình thành Đảm và bào tử Đảm thuộc lớp Nấm Đảm
Hình 3: Hình thái nấm Rhizoctonia
solani
Hình 4: Nấm Rhizoctonia solani trên
môi trường nhân tạo
4 Đặc điểm,điều kiện phát sinh phát triển và gây hại :
Nấm Rhizoctonia solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch
nấm Nấm có thể xâm nhập vào tàn dư thực vật Những yếu tố như nhiệt độ đất, độ
ẩm đất, độ pH đất, sự hoạt động của các vi sinh vật đất có ảnh hưởng đến sự tồn tại
và xâm nhiễm của nấm Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi, nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm Đất quá khô hoặc bão hòa nước
sẽ ức chế sự phát triển của nấm Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương, mặt khác
Trang 6nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm Cây lớn cũng có thể bị nấm xâm nhập vào rễ chính, sau đó lan sang các rễ phụ làm cả bộ rễ bị thối, cây sinh trưởng kém dần rồi héo chết
Sự xâm nhiễm của nấm bắt đầu từ hạch nấm, nguồn hạch nấm có thể từ đất, rễ, tàn dư cây trồng, hạt hay củ giống bị bệnh Hạch nấm có thể sống tới 5 năm trong điều kiện đất ẩm Hạch nấm khi nảy mầm sẽ tạo thành sợ nấm, sợi nấm tiếp xúc với mô cây, xâm nhiễm trực tiếp xuyên vào trong tế bào cây hay tạo thành các cấu trúc xâm nhiễm (là các bó sợi nấm có khả năng phân hủy mô tế bào trên bề mặt các bộ phận mẫn cảm của cây) Trong một số trường hợp, sợi nấm xâm nhiễm qua mô chết hay qua các vết thương cơ giới trên cây Kết quả của quá trình xâm nhiễm làm cho mô cây bệnh chuyển màu nâu hoặc thối và cây bị đổi rạp xuống
Nấm Rhizoctonia solani có thể gây hại trên cây cà chua quanh năm, nhưng
phổ biến nhất là trong vụ Xuân Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 2-3-4 Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước Thời tiết nóng ẩm rất thích hợp cho nấm phát triển Rễ và thân có thể bị nhiễm bệnh ở bất kỳ lúc nào trong giai đoạn ẩm độ kéo dài Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng nhất ở thời ký cây con
Trên đồng ruộng, bệnh có thể phát sinh và gây hại từ khi hạt nảy mầm đến khi cây trưởng thành Ở vườn ươm, bệnh có thể gây chết rạp hàng loạt cây con
Bệnh có thể xảy ra ở hai giai đoạn:
-Giai đoạn tiền nẩy mầm: Nấm tấn công trên hạt gieo hay trước khi tử
-Giai đoạn hậu nẩy mầm: Lúc tử diệp đã xuất hiện đến lúc cây con được
vài đôi lá
Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất là giai đoạn cây được đôi lá đầu tiên đến khi cây có đôi lá thứ ba.Bệnh này cũng có thể hiện diện ở giai đoạn khi cây con đã lớn Trên luống ươm bệnh thường xuất hiện thành từng cụm sau đó lan rất nhanh.Nấm bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhất là các luống ươm bị đọng nước
Nhiệt độ trung bình cho bệnh phát triển là 25 –290C Trời mưa và ẩm là thích hợp cho bệnh phát triển Bệnh gây hại nặng trong điều kiện đất thiếu canxi, sắt, magiê, đạm, photpho, lưu huỳnh hoặc sự phối hợp của bất kỳ những nguyên tố
Trang 7khoáng này.
5 Các biện pháp phòng trừ:
Biện pháp phòng bệnh:
- Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm Sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4-5kg/sào Bắc bộ
- Chọn hạt để giống tốt, khỏe và xử lý hạt giống trước khi trồng giống như đối với bệnh thán thư Hạt trước khi gieo cũng nên được xử lý nhiệt 52-550C trong
10 đến 15phút, hoặc xử lý bằng các loại thuốc như Zineb, Benomyl, Mancozeb hay Rovral, cũng có thể kết hợp xử lý nhiệt và thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn
- Cày bừa kỹ để ải và bón vôi bột để hạn chế nguồn bệnh trong đất và trên tàn dư cây
- Tăng cường lượng phân, kali để bón thúc và bón lót vôi khi trồng
- Sau mưa, cần xới đất phá váng cho ruộng và tỉa bỏ các lá phía dưới gốc để đảm bảo độ thoáng cho cây
- Đảm bảo mật độ trồng vừa phải, không gieo hạt quá dày Khi cây đã phát triển lao giàn nên vun gốc cao, để rãnh rộng, sâu cho thoát nước dễ dàng
- Luân canh cà chua với lúa nước
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển khoẻ, tránh làm hư hại bộ phận rễ của cây khi vun xới, làm cỏ, lên luống cao, vun gốc cao, rãnh thoát nước tốt Giai đoạn cây con 3-4 cặp lá nên phun thuốc định kỳ
- Chú ý phòng tuyến trùng nốt sưng hại rễ cây
Chữa trị:
- Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây
Trang 8vào buổi sáng và chiều mát Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan
- Trong vườn ươm không để bầu đất quá ẩm hay bị đóng váng trên mặt bầu, điều chỉnh ánh sáng thích hợp Nhổ bỏ và đốt cây bị bệnh, cây xung quanh phải được phun phòng bệnh bằng một trong các loại thuốc sinh học Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP), Trichoderma spp + K-Humate (Bio - Humaxin Sen Vàng 6 SC) hoặc thuốc hóa học Validamycin (Validacin 5 L, Validan 5 DD) nồng độ 2%; Benomyl (Bendazol 50 WP, Viben C 50 BTN) nồng độ 0,2%
- Trên vườn cây giai đoạn ra hoa kết quả không để đọng nước Khi làm cỏ, chăm sóc tránh gây vết thương ở vùng cổ rễ Nhổ bỏ và đốt cây bị bệnh nặng, cây bệnh nhẹ tưới vào mỗi gốc 1 - 2 lít dung dịch Benomyl (Bendazol 50 WP, Viben C
50 BTN) nồng độ 0,5 % hoặc Validamycin (Validacin 5 L, Validan 5 DD) nồng độ
3 %, tưới 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày; Hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nấm Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP), Trichoderma spp + K-Humate (Bio - Humaxin Sen Vàng 6 SC) để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh
III- KẾT LUẬN
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông Vì vậy sự ổng định của nền nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước Việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng tạo ra sự ổn định này Trong ngành trồng trọt nói riêng,bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất Đặc biệt một nhóm nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại đáng kể làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng là các tác nhân gây bệnh nấm có nguồn gốc trong
đất, đại diện là các loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh lở cổ rễ trên cây cà
chua
Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân,đặc điểm,phát sinh phát triển của bệnh lở cổ rễ cà chua (Rhizoctonia solani Kuhn) có thể nhận biết kịp thời,chính xác về bệnh để có thể đề xuất những biện pháp trị bệnh hiểu quả theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây Bên cạnh công tác phòng bệnh cần chú ý đến phối hợp hiệu quả các phương pháp phòng bệnh,tránh để bệnh lây lan thành dịch hại mà cây cà chua vẫn đảm bảo năng suất cũng như chất lượng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trang 9IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp-PGS.TS Lê Lương Tề-Nhà xuất bản Nông nghiệp
2 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013-tập 11-số 4: 459-465
3 http://congnghesinhhoc24h.com/tai-lieu/danh-gia-hieu-qua-phong-tru-benh-lo-co-re
4 http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/
5 http://robinson.vn/forum/