1. Trang chủ
  2. » Tất cả

KTMon (19)

34 361 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Ngân sách là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thông qua ngân sách Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu . Thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng làm giá trị đồng nội tệ tăng, dẫn đến tình trạng siêu nhập. Ngoài ra thâm hụt ngân sách còn ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát, sự ổn định xã hội . Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ và nắm vững vấn đề quả là không phải dễ, do đó trong đề án này chỉ đề cập được những vấn đề mang tính chung nhất về “thâm hụt ngân sách và biện pháp tài trợ ”. Chắc chắn trong đề án còn nhiều sai sót, em mong nhận được lời góp ý của thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn! 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Ngân sách nhà nước là gì ? Ngân sách nhà nước là một bảng dự toán và thực hiện các khoản thu ,chi tài chính của nhà nước trong khoảng thời gian thường là một năm(năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm đó). Ngân sách nhà nước do Quốc hội xem xét và quyết định thông qua tình hình thực hiện ngân sách năm trước,nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước năm nay,tình hình bội chi ngân sách nhà nước,các giải pháp bù đắp bội chi ngân sách,các khoản nợ nhà nước đến hạn . Về mặt hình thức thì ngân sách nhà nước là một bảng cân đối tổng hợp các khoản thu và chi .Còn về mặt nội dung kinh tế thì ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn tiền tệ khác nhằm hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung lớn nhất của nhà nước,thực hiện chức năng nhà nước . Hàm ngân sách đơn giản có dạng sau: B = -G + tY Trong đó: B là cán cân ngân sách G là chi tiêu ngân sách tY là thu ngân sách 2. Vai trò của ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.Mà nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định,bền vững.Và như vậy ngân sách nhà nước chính là cơ sở tài chính,là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thông qua ngân sách, nhà nước sẽ điều tiết các quan hệ kinh tế tạo nên sự cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng,giữa xuất khẩu và nhập khẩu,giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu tiêu dùng .nhà nước điều tiết thu nhập giữa các thành phần dân cư tạo nên sự công bằng xã hội. Nếu như trước đây ngân sách nhà nước chuyên đảm nhiệm việc bù lỗ,bù giá,bù lương .thì bây giờ nó dành vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng và chi phí cho các nhu cầu khác của xã hội. Vậy ta đã biết thế nào là ngân sách nhà nước và vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế ,nhưng nếu quản lý thiếu hiệu quả nó sẽ không phát huy được hết tác dụng,do đó ta sẽ đi tìm hiểu: 3. Quản lý ngân sách Nhà nước Quản lý ngân sách nhà nước là một chu trình gồm ba khâu chính sau: -Lập dự toán ngân sách nhà nước -Chấp hành ngân sách nhà nước -Quyết toán ngân sách nhà nước Để quản lý tốt ngân sách cần hoàn thành tốt cả ba khâu trên,ta sẽ đi vào cụ thể từng khâu để thấy rõ nhiệm vụ và yêu cầu cần thực hiện. 3.1. Lập dự toán ngân sách Nhà nước Việc lập dự toán ngân sách do các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện trong phạm vi quản lý,gửi tới các cơ quan cùng cấp .Sau đó Bộ tài chính sẽ thay mặt Chính phủ trong việc xem xét dự toán thu chi ngân sách của các cơ quan nói trên và dựa trên cơ sở đó sẽ trình Chính phủ bản dự toán ngân sách nhà nước.Cuối cùng Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét và quyết định. Khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo hai yêu cầu sau: -Thứ nhất đảm bảo đúng trình tự và thời gian quy định 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Thứ hai đảm bảo việc xây dựng các chỉ tiêu thu,chi ngân sách nhà nước nhà nước phải dựa trên hệ thống,chế độ,các tiêu chuẩn hiện hành có tính chất pháp luật của nhà nước. Ngoài ra,việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải dựa vào : -Các chủ trương chính sách của nhà nước trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước . -Hệ thống chế độ các định mức thu ,chi trong luật ngân sách nhà nước -Tình hình số liệu có tính chất lịch sử. 3.2.Chấp hành ngân sách Nhà nước Dự toán ngân sách nhà nước sau khi được quốc hội thông qua thì các khoản thu chi sẽ trở thành chỉ tiêu pháp lệnh buộc các cấp,các ngành phải thực hiện. *Đối với dự toán thu ngân sách phải đảm bảo thu đủ và kịp thời. *Đối với dự toán chi ngân sách phải đảm bảo chi đúng đối tượng,có hiệu quả kinh tế cao. Ngân sách nhà nước ta hiện nay có năm phương thức cấp phát chính: -Ghi thu ,ghi chi -Gán thu bù chi -Cấp phát lệnh chi tiền -Cấp phát hạn mức kinh phí -Cấp phát kinh phí uỷ quyền Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm riêng ,do đó cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch thu và chi ngân sách. 3.3.Quyết toán ngân sách Nhà nước Đảm bảo đúng trình tự,đi từ cấp dưới lên cấp trên,Bộ tài chính sẽ xem xét và duyệt quyết toán thu chi,sau đó sẽ tổng hợp để trình lên Chính phủ.Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội trong kỳ họp cuối năm để duyệt và thông qua. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Các báo cáo thu chi ngân sách Nhà nước ở các cấp đều phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm tra và xác nhận. Trong quá trình quyết toán ngân sách phải đảm bảo một số yêu cầu sau: -Phải tuân theo chế độ kế toán,pháp lệnh thống kê-kế toán nhà nước đã ban hành. -Phải đảm bảo tính tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị,các cơ quan tài chính từ trung ương đến địa phương trong việc xem xét và quyết toán ngân sách nhà nước. -Số liệu phục vụ quyết toán phải được kiểm tra đối chiếu,trùng khớp với số liệu của kho bạc nhà nước và được kho bạc nhà nước xác nhận. 4. Phân cấp ngân sách Nhà nước Phân cấp ngân sách nhà nước là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong vấn đề quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước Một là,giải quyết mối quan hệ về quyền lực trong việc ban hành chính sách,ban hành các chế độ thu chi của ngân sách nhà nước Hai là,giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân chia nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội và căn cứ vào các nguồn thu trên từng địa bàn để có phương án điều hoà ngân sách một cách thích hợp. Ba là,giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước. Nhưng để thực hiện tốt phân cấp ngân sách nhà nước thì trong phân cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau: -Phân cấp ngân sách nhà nước phải được tiến hành đồng thời với việc phân cấp về kinh tế và bộ máy hành chính nhà nước -Trong phân cấp ngân sách nhà nước phải đảm bảo được vai trò của ngân sách trung ương và tính độc lập của ngân sách địa phương 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Việc phân cấp ngân sách phải đảm bảo sự công bằng giữa các cấp ngân sách. Trong nghị quyết186/HĐBT nguyên tắc phân cấp ngân sách có thêm một số điểm sau: 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi.Tuy nhiên do nhiều tác động khác nhau mà nguồn thu bị hạn chế,trong khi nhu cầu chi lại tăng rất nhanh nên ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt. Bản chất vấn đề ở đây là gì ? Nguyên nhân ?Hậu quả của nó ra sao ?ta sẽ đi vào tìm hiểu II. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Khái niệm về thâm hụt ngân sách Nhà nước Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản thu ngân sách nhỏ hơn các khoản chi.Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP(khi tính người ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếp như viện trợ,vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách) B = T - G B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi) Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là đảm bảo sự cân đối giũa thu và chi.Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm ,thời kỳ vừâ qua(1976 đến nay) các nhu cầu chi lại tăng nhanh nên ngân sách nhà nước mới bội chi kinh niên.Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới Người ta phân biệt ba loại thâm hụt là:Thâm hụt cơ cấu,thâm hụt thực tế và thâm hụt chu kỳ. -Thâm hụt ngân sách thực tế:Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định. -Thâm hụt ngân sách cơ cấu:Là thâm hụt tính toán trong truờng hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Thâm hụt ngân sách chu kỳ:Là thâm hụt ngân sách bị động do sự vận động theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường.Thâm hụt chu kỳ xảy ra tự động như nó là kết quả của chu kỳ kinh doanh và được tính bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như : định ra thuế suất,phúc lợi,bảo hiểm .Vì vậy để đánh giá kết quả phải sử dụng thâm hụt cơ cấu. 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách không phải là ý muốn của bất kỳ chính phủ nào,mà ngược lại tất cả các chính phủ đều hứa hẹn và mong muốn đạt tới sự cân bằng ngân sách.Tuy nhiên đây thực sự là một bài toán hóc búa,mà nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm một số nguyên tắc thu và chi ngân sách. Ngoài ra,các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn tới tình trạng thâm hụt.Khi đất nước lâm vào khủng hoảng ,GNP thực tế giảm,các khoản thu nhập của chính phủ giảm (thuế doanh thu và thu nhập giảm), mà các khoản chi chuyển nhượng lại tăng. Cụ thể,ở các nước tư bản,một mặt để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân,chính phủ đã tiến hành cải cách hệ thống thuế, theo hướng thu hẹp tỷ lệ thuế trực thu,làm cho tổng số thu của ngân sách nhà nước giảm mạnh.Mặt khác,cùng với việc tăng chi cho các nhu cầu xã hội,xây dựng các công trình công cộng,trợ cấp cho các doanh nghiệp tư nhân,nghiên cứu khoa học,thì chi phí quân sự cũng tăng lên không ngừng,quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước,dẫn đến tình trạng thâm hụt. Còn ở Việt Nam,đặc điểm nổi bật của ngân sách nhà nước thời gian qua là chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ.Vì vậy ngân sách nhà nước luôn gặp phải những khó khăn to lớn , trở nên hết sức bị động cả về thu,chi và cân đối. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thu ngân sách nhà nước tăng chậm và không ổn định,nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế không đủ chi cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế,xã hội và cho sản xuất kinh doanh.Chi ngân sách còn lãng phí ,kém hiệu quả, mà nhu cầu chi tiêu của nhà nước thì ngày càng tăng .Hơn nữa,việc quản lý và điều hành ngân sách còn nhiều hạn chế,thể hiện trên tất cả các lĩnh vực:Lập và quyết định dự toán ngân sách,phân bổ ngân sách,kế toán và quyết toán ngân sách Đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Ngoài ra,còn có một trường hợp đặc biệt.Lý thuyết cổ điển chỉ ra rằng muốn thăng bằng ngân sách trong thời kỳ suy thoái thì hoặc phải tăng thu hoặc phải giảm chi,song cả hai phương pháp này chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế hai cái “máy hãm” khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ nặng nề hơn. Để tránh ảnh hưởng kìm hãm đó người ta cố tránh bằng cách cố ý thâm hụt ngân sách,sự thiếu hụt ngân sách là động lực và khơi mào cho sự phục hồi kinh tế bằng cách chi tiêu ra nhiều hơn.Nhưng cách này có tác động nguy hiểm đến nền kinh tế của quốc gia,do đó chúng ta phải rất thận trọng trong gây ra thiếu hụt và sự thâm hụt ngân sách tạm thời này phải được kiểm soát chặt chẽ trong một giới hạn nhất định Ví dụ như ở Pháp trong quá trình thực hiện các chương trình cải cách đã tiến hành giảm thuế.Việc bãi bỏ thuế đối với các doanh nghiệp lớn và thuế lợi nhuận đối với các doanh nghiệp lớn và trung bình đã làm mất nguồn thu của ngân sách nhà nước 14 tỷ Phơrăng .Thu giảm mà chi cho các nhu cầu xã hội lại tăng (năm 1982 tăng 4,6% ) dẫn đến thâm hụt ngân sách Bảng thâm hụt ngân sách nhà nước Pháp (tỷ Phơrăng) Năm 1981 1982 1983 1984 1988 Thâm hụt ngân sách 85,6 114,4 142,3 139,9 145 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3. Tác động của thâm hụt ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế 3.1.Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư Theo “thuyết tương đương” của Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân sách thì tiết kiệm của dân chúng tăng lên bằng mức thâm hụt.Vì thế sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất,không gây cản trở đầu tư. Tuy nhiên qua thực tế ở nhiều nước khi ngân sách nhà nước thâm hụt ,chi tăng ,thu giảm,GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân,nhu cầu về tiền tăng theo.Với mức cung về tiền cho trước,lãi suất sẽ tăng lên,bóp nghẹt một số đầu tư.Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao,kéo theo tháo lui đầu tư với quy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn.Từ đó làm giảm sự tăng trưởng kinh tế . 3.2.Thâm hụt ngân sách - một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát Để thấy rõ điều này trước hết ta cần hiểu lạm phát là gì? “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.” Khi ngân sách thâm hụt lớn,chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải,lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát.Khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt.Mà tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên,gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế .Như vậy, nghĩa là thâm hụt ngân sách nhà nước gián tiếp gây ra các tác động trên làm tổn hại đến nền kinh tế . Tuy nhiên,lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt ngân sách nhà nước.Với tác động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát cũng làm dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng mực nhất định: Thứ nhất,Chính phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm phát. Thứ hai,Chính phủ có thể được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng ít hơn bản thân mức tăng của lạm phát. 10

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:54

Xem thêm

w