Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu KTMon (19) (Trang 28 - 29)

V. ĐỊNH HƯỚNG TÀI TRỢ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4. Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách

Biện pháp cơ bản để tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước là “tăng thu-giảm chi” nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải tính toán số tăng và số giảm của thu và chi thế nào cho hợp lý để gây ảnh hưởng ít nhất tới sự tăng trưởng của nền kinh tế .

Xét theo góc độ kinh tế học,cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp ‘tiêu cực’.

Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên,bao gồm cả chi lương ,chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính,thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển.

Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả,tiết kiệm trong mỗi khoản chi ngân sách với khái niệm cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước,cần phân biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu.Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi.Dù trước mắt ,ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của ta ,cần tăng khả năng lưu thông,muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận chuyển,muốn giảm chi phí vận chuyển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải,cải tạo ,hoàn thiện và xây mới các tuyến đường...

Tóm lại,mỗi giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.Không một giải pháp nào chỉ có toàn ưu điểm và cũng không tồn tại giải pháp nào thuần tuý là nhược điểm.

Do vậy cần phối hợp sử dụng đồng thời các giải pháp với những liều lưọng hợp lý,phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bối cảnh nền kinh tế nhằm phát huy tối đa tác dụng của mỗi giải pháp.

Trong thời gian tới,đồng thời với việc triển khai các biện pháp hoàn thiện hệ thống thuế,tăng cường huy động vốn vay,cắt giảm chi tiêu lãng phí...có lẽ cũng không nên bỏ quên nhà máy in tiền.Phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách trong những thời điểm hợp lý ,với một liều lượng hợp lý là đúng đắn,chúng ta không nên phủ nhận tuyệt đối biện pháp này. Trong điều kiện chính phủ quản lý máy in tiền và nhất là khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái,mức lạm phát không cao,vật giá không leo thang thì nên chủ động in tiền nhằm mục tiêu trước nắt là có đủ tiền để trang trải các chương trình đầu tư phát triển,bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.Hơn nữa,in tiền ở thời điểm và mức độ hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ có tác dụng kích thích tiêu dùng,thú đẩy kinh tế phát triển.

Ngoài ra khi nền kinh tế đang ở trong tình trạng xuống dốc,càng không nên áp dụng các biện pháp kìm hãm sự phục hồi các hoạt động kinh tế như cắt giảm chi tiêu,tăng thuế, mà phải làm ngược lại chấp nhận bội chi ngân sách và khống chế bội chi ở trong giới hạn an toàn,không kéo theo lạm phát.

Một phần của tài liệu KTMon (19) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w