xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn nhất

62 929 2
xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. ĐẶT VẤN ĐỀ : Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay do các hoạt động kinh tế xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: Khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì vấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều hơn cả. Các biện pháp để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước sau xử lý. Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ. Nêu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì thế, việc đồng bộ hóa và phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề nên đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Xuân Bắc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai” là rất cần thiết nhằm góp phần cho việc quản lý nước thải khu dân cư ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch đẹp hơn. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN: Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Xuân Bắc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo quy định của nhà nước. Nước thải sau khi qua xử lý đạt QCVN 14 – 2008 BTNMT Loại B. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN: Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về dự án khu dân cư Xuân Bắc khả năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong khu dự án khu dân cư Xuân Bắc. Khảo sát, phân tích, đo đạc, thu thập số liệu khu dự án khu dân cư Xuân Bắc. Lựa chọn thiết kế công nghệ và thiết bị xử lý nước thải nhằm tiết kiệm kinh phí phù hợp với điều kiện dự án khu dân cư Xuân Bắc. Lập kế hoạch thi công. Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải. 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra khi Dự án hoạt động. Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra giải pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn. Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan. Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocard để mô tả kiến trúc công nghệ xử lý nước thải. 5. Ý NGHĨA NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN Lựa chọn công nghệ phù hợp để có thể áp dụng thực tế cho khu đô thị. Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị ngày càng trong sạch hơn. Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.

. phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt Nguồn gốc phát sinh tại khu dân cư Xuân Bắc chủ yếu là nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động vệ sinh của dân cư sinh ra. Nước thải sinh hoạt là nước. ngoài.  Hệ thống xử lý nước thải Nhằm khắc phục tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt phát sinh, nước thải sẽ được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại. Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải được tiếp. thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước sau xử lý. Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu

Ngày đăng: 12/03/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • LỜI CÁM ƠN

  • TÓM TẮT ĐỒ ÁN

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG: MỞ ĐẦU

    • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ :

    • 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN:

    • 3. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN:

    • 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

    • 5. Ý NGHĨA NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN

    • CHƯƠNG 1

    • TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ XUÂN BẮC

      • 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG

        • 1.1.1 Vị trí địa lý:

        • 1.1.2 Điều kiện địa hình:

        • 1.1.3 Điều kiện khí tượng

        • 1.1.4 Điều kiện thủy văn

        • 1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC

          • 1,2,1 Điều kiện kinh tế

          • 1.2.2 Điều kiện xã hội

          • 1.3 QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

          • 1.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

          • CHƯƠNG II

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan