Nước ta sau 12 năm kiềm chế được lạm phát 1995-2007 ở một con số, trong thời gian này chúng ta đã kiểm soát được lạm phát.Nhưng từ tháng 12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển
Trang 1MỤC LỤC
-CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG II: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1 Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam dưới góc độ lý thuyết của Keynes
1.1 Giới thiệu sơ nét về Keynes và lý thuyết Keynes
1.2 Lạm phát và giải pháp theo lý thuyết Keynes
1.3 Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam
2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các thời kì
2.1 Giai đoạn khó khăn và khởi đầu đổi mới (trước năm 1989)
2.1.1 Thời kì trước đổi mới2.1.2 Thời kì bắt đầu đổi mới2.1.3 Lạm phát phi mã cuối thập niên 802.2 Thời kì tăng trưởng kinh tế đi đôi với lạm phát (sau năm 1989)
2.3 Thời kì thiểu phát trong giai đoạn 1997-2005
2.3.1 Thời kì bắt đầu thiểu phát 19972.3.2 Thời kì chịu khủng hoảng kinh tế khu vực2.3.3 Thời kì thiểu phát kéo dài
2.4 Thời kì lạm phát sau thiểu phát (2004-2005)
2.5 Tình hình chung từ sau năm 2005 đến nay
CHƯƠNG III: TOÀN CẢNH LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI (GLOBAL INFLATING PROCESS)
Trang 21 Symbol of inflation: Zimbabwe – Dollarisation
2 Top hyperinflation in history
3 United States inflation
4 The inflation rate in countries in 2014
CHƯƠNG IV: PHẦN KẾT LUẬN
1 Kết luận
2 Tài liệu tham khảo
Trang 3CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốcgia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phátcũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiềuquốc gia còn sử dụng lạm phát một con số làm động lực để kích thích nềnkinh tế phát triển Nước ta sau 12 năm kiềm chế được lạm phát (1995-2007)
ở một con số, trong thời gian này chúng ta đã kiểm soát được lạm phát.Nhưng từ tháng 12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển kinh tếchung của hội nhập khu vực và thế giới, chỉ số giá tiêu dùng cho đến nay vẫn
ở mức 2 con số, trong 8 tháng đầu năm 2008, tình hình diễn biến hết sứccăng thẳng, Chính phủ đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp cả gói để kiềm chế lạmphát Vì vậy, có thể nói tình hình đã có phần dịu đi nhưng nền kinh tế vẫnchưa ổn định, giá cả vẫn ở mức cao và chưa trở về mức khi chưa có lạmphát Diễn biến của tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn hết sức phức tạp,thậm chí xuất hiện những dấu hiệu giảm phát ở cuối năm 2008 còn rất nhiềurủi ro, thách thức cần được tìm hiểu, để những sinh viên có cơ hội được thựchành, đề xuất ý tưởng và trao đổi, học tập, nghiên cứu về cả mặt lý luận vàthực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp một cách linh hoạt có hiệuquả, tham gia các ý kiến thực hiện các chính sách vĩ mô của nước ta trongthời kỳ hội nhập quốc tế
Đó cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài này để trao đổi và tiếp nhận kiếnthức hữu ích từ các Quý giảng viên cùng các bạn bè sinh viên trong và ngoàiHọc viện
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm mục đích tóm tắt những diễn biến chính của lạm phát ở ViệtNam trong giai đoạn cuối thập niên 80 đến nay về lạm phát và các phạm trù
Trang 4liên quan đến lạm phát, những cột mốc, sự kiện kinh tế nổi bật về lạm pháttrong lịch sử, đặc biệt là lý luận về các giải pháp giảm thiểu lạm phát để ổnđịnh và phát triển kinh tế của một quốc gia Ngoài ra, đề tài đã đi vào thựctiễn về lạm phát ở Việt Nam, từ đó tìm ra tính quy luật phổ biến của diễnbiến rất phức tạp của lạm phát trong một quốc gia đang phát triển như lànước ta và các bài học kinh nghiệm,các giải pháp can thiệp về kiềm chế lạmphát trong nền kinh tế đã có yếu tố hội nhập ở Việt Nam.
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm vềlạm phát của các nhà kinh tế của nước ngoài và Việt Nam, các quan điểm,đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở ViệtNam để phân tích, lý giải các chỉ số và đề xuất các giải pháp can thiệp
Do kiến thức của một sinh viên còn nhiều hạn chế, nên ngoài kiến thức cánhân còn có những nội dung được cập nhật và tham khảo từ những trangWeb trong nước và nước ngoài, những tài liệu, báo chí sưu tầm, từ nhiềunguồn khác nhau và còn nhiều khiếm khuyết là điều khó tránh khỏi Rấtmong được sự quan tâm, chỉnh sửa của quý thầy cô, sự giúp đỡ, trao đổi từbạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG II: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
I NHẬN DẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ
THUYẾT CỦA KEYNES:
1 Giới thiệu sơ nét về Keynes và lý thuyết Keynes:
John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh,
tư tưởng của Ông đã ảnh hưởng lớn đến lý luận và thực tiễn kinh tế học
vĩ mô Ông đã hoàn thiện các công trình nghiên cứu về chu kỳ kinh tế,trong đó đề nghị sử dụng các công cụ tài khoá và tiền tệ để giảm thiểu tácđộng tiêu cực của tình trạng suy thoái (recession) và đình đốn(depression) Tư tưởng của Ông là cơ sở hình thành nên trường pháiKeynes
Vào những năm 1930, Ông đã dẫn đầu cuộc cách mạng trong tưtưởng kinh tế học, lật đổ các tư tưởng của trường phái kinh tế học tân cổđiển, vốn cho rằng thị trường tự do có thể tự động đảm bảo toàn dụng laođộng trong ngắn hạn Nền tảng lý luận của Keynes là nguyên lý cầu hữuhiệu, nguyên lý này khẳng định rằng lượng cung hàng hóa là do lượngcầu quyết định Vì vậy, tổng cầu xác định mức độ hoạt động kinh tế trongtổng thể, và tổng cầu không phù hợp có thể dẫn đến giai đoạn thất nghiệpcao kéo dài Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượngcầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất vàviệc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suythoái
Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, tư tưởng của Keynes liênquan đến chính sách kinh tế được các nhà lãnh đạo các nước phương Tây
áp dụng Trong suốt những năm 1950 – 1960, kinh tế học trường pháiKeynes đã được áp dụng trong hầu hết chính phủ các nước tư bản
Ảnh hưởng của Keynes sụt giảm trong thập niên 1970, một phầnbởi vì các vấn đề mà các nền kinh tế Anh – Mỹ phải đương đầu, phần
Trang 6khác bởi vì các chỉ trích từ Milton Friedman và các nhà kinh tế khác, vốn
bi quan về khả năng chính phủ có thể điều chỉnh chu kỳ kinh tế bằngchính sách tài khoá Tuy nhiên, sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2007 đã gây ra sự hồi sinh của tư tưởng Keynes
Keynes được coi là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô hiện đại Năm
1999, Tạp chí Times đã đưa Ông vào trong danh sách 100 người quantrọng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và bình luận rằng: “tư tưởng cơ bảncủa Ông là chính phủ phải tiêu tiền mà họ không có để cứu chủ nghĩa tưbản”
2 Lạm phát và giải pháp theo lý thuyết Keynes:
Lạm phát là tình trạng mức giá bằng tiền của hầu hết các hàng hoá
và dịch vụ mà người dân trong nước mua sắm tăng lên theo thời gian.Milton Friedman (1912-2006) sau này có câu kết luận rất nổi tiếng: “lạmphát mọi nơi và mọi lúc đều là hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là khi tăng cungtiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ (thông qua việc Ngânhàng trung ương mua trái phiếu do chính phủ phát hành) thì lạm phát làkhông thể tránh khỏi Lý thuyết này được giải thích bởi tiên đề tiền tệtrung lập, tiên đề này khẳng định cung tiền tăng lên hoàn toàn không tácđộng gì lên lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cũng như số việclàm
Trong tác phẩm “Lý thuyết về tiền tệ và lãi suất” (1933), Keynescho rằng tiền tệ không hề trung lập Ông phủ nhận việc giao dịch hàngđổi hàng là bản chất của hệ thống kinh tế, đồng thời khẳng định tiền đóngvai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tư bản Khi không sử dụng tiên đềtiền tệ trung lập, có thể thấy việc bù đắp chi tiêu bằng cách tăng cung tiền
sẽ không dẫn tới lạm phát cao nếu đang có thất nghiệp cao và các doanhnghiệp chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của mình
Trang 7Trong tác phẩm “Luận thuyết về tiền tệ” (1930), Keynes chỉ ra có hai loạilạm phát tuỳ theo nguyên nhân, đó là lạm phát hàng hoá và lạm phát thunhập.
Lạm phát hàng hoá xảy ra khi giá thị trường của các hàng hoá đượcsản xuất hàng loạt, lâu dài như nông sản, dầu thô, khoáng sản… tăng lên.Những hàng hoá này thường được giao dịch trên thị trường có tổ chức,giá thị trường được công bố công khai Trong thị trường này, giá cả có xuhướng gắn liền với ngày giao hàng cụ thể, có thể là hiện tại hoặc trongtương lai Khi cầu hàng hoá trong tương lai tăng đột biến mà không cócung bổ sung, hoặc khi cung hiện có giảm đột biến trong khi cầu khôngthay đổi, thì giá thị trường sẽ tăng vọt Chẳng hạn, nếu có sương giá ởBrazil ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê của nước này thì giá hợp đồnggiao sau về cà phê ở thị trường London sẽ tăng vọt
Vì lạm phát hàng hoá diễn ra mỗi khi cung hoặc cầu hàng hoá chotương lai gần biến động bất ngờ, không dự đoán được nên có thể tránhlạm phát này khá dễ dàng thông qua một tổ chức không hoạt động vì lợiích cá nhân mà chỉ bảo vệ xã hội khỏi sức ép của lạm phát Muốn tránhlạm phát hàng hoá, chính phủ cần phải duy trì kho dự trữ để điều chỉnhlượng cung trong thực tế khi quan hệ cung – cầu thay đổi đột ngột Thựctiễn sử dụng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Chính phủ Mỹ lập ra sau
cú sốc giá dầu trong thập kỷ 1970 đã giảm thiểu tác động của biến độnggiá dầu mỏ trong cuộc chiến chống Iraq năm 1991
Lạm phát thu nhập có liên quan đến chi phí sản xuất hàng hoá tănglên Khi chi phí sản xuất tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá hàngbán trên thị trường nếu họ muốn duy trì tỷ suất lợi nhuận Hiện tượng chiphí sản xuất tăng lên phản ánh sự tăng giá của các yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất như tiền lương, nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn hoặc lợisuất cổ tức Nói cách khác, lạm phát thu nhập xảy ra tốc độ tăng chi phísản xuất bằng tiền cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động Vì vậy, nếu
Trang 8chính phủ muốn kiềm chế lạm phát thu nhập của hàng hoá và dịch vụtrong nước thì phải hạn chế mức tăng thu nhập bằng tiền của nhữngngười sở hữu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất so với tốc độ tăngnăng suất Trong các nền kinh tế đã phát triển, chi phí tiền lương chiếm tỷtrọng rất lớn so với chi phí sản xuất Vì vậy, để chống lạm phát này cầnthiết phải có chế tài đối với các doanh nghiệp có tốc độ tăng lương caohơn tốc độ tăng năng suất bình quân Một chế tài như vậy đã được giáo sưSidney Weintraub của Đại học Pennsylvania đề xuất, gọi là chính sáchđiều tiết thu nhập bằng thuế, gọi tắt là TIP (Tax-based Incomes Policy).TIP đòi hỏi phải sử dụng hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp để phạtnhững công ty có lương tăng cao hơn tiêu chuẩn tăng năng suất lao độngquốc gia TIP được đề xuất áp dụng với mong đợi rằng nếu mức tănglương chỉ giới hạn bằng mức tăng năng suất chung thì công nhân và chủ
sở hữu các đầu vào sản xuất khác trong nước sẽ sẵn lòng chấp nhận mứctăng thu nhập không dẫn tới lạm phát Rất tiếc là đề xuất này cho đến naychưa được chính phủ nào áp dụng
3 Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam từ góc độ lý thuyết Keynes:
Khảo sát tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam (CPI) vớicác biến độc lập là giá vàng thế giới, giá dầu mỏ thế giới và giá lươngthực (chỉ số giá lương thực của FAO) trong giai đoạn 2000-2010 để xemxét tác động của các yếu tố này đến chỉ số giá tiêu dùng
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, giá vàng, giá dầu thô và chỉ sốgiá lương thực FAO giai đoạn 2000-2010:
Nguồn: FAO, NYMEX, Gold information network, Niên giám thống kê
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CPI (%/năm) -1,6 -0,30 3,90 3,10 7,80 8,30 7,50 8,30 22,97 6,88 11,75 Giá vàng ($/oz) 279,11 271,04 309,73 363,38 409,72 444,74 603,46 695,39 871,96 972,35 1421,4Giá dầu ($/bar) 25,32 18,71 28,32 29,82 39,82 56,92 62,22 91,24 40,26 74,43 91,38 FAO food index 90 93,00 90,00 98,00 112,00 117,00 127,00 159,00 200,00 157,00 185,00
Trang 9KhảKKhảo sát hệ số tương quan giữa biến CPI và 3 biến độc lập, ta cótương quan với giá dầu thấp (0,396), do đó loại bỏ biến giá dầu khỏi môhình hồi quy.
Lập phương trình hồi quy (1): CPI = Const + a x gold + b x food + eTrong đó gold – giá vàng, food – chỉ số giá lương thực FAO, const –hằng số và e – sai số
R bình phương điều chỉnh của mô hình là 0,793 cho thấy mức độ giảithích của hai biến gold và food đối với CPI là rất cao, do đó mô hình nàychấp nhận được
Bảng 2: Hệ số tương quan của phương trình hồi quy (1)
Bảng 2: Hệ số tương quan của phương trình hồi quy (1)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
số thế giới, đồng thời nghịch biến với giá vàng thế giới
Với kết quả này, xuất phát từ lý thuyết Keynes về lạm phát, các gợi ýchính sách phù hợp nhằm giúp hạ nhiệt lạm phát ở Việt Nam trong thờigian tới, đó là: (1) chính phủ cần lập kho dự trữ lương thực để điều tiếtbiến động giá lương thực trong nước và thế giới, đồng thời có chính sách
hỗ trợ sản xuất – chế biến – tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong nước;
Trang 10(2) chính phủ bớt quan tâm đến điều tiết thị trường vàng trong nước vìđây không phải là thủ phạm chính gây ra lạm phát ở Việt Nam
II TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ:
Thời gian gần đây chúng ta đang quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả Bởi
vì giá cả có mối quan hệ chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta Giá cả tăng
mà thu nhập không tăng sẽ dẫn tới mức sống của chúng ta giảm xuống Do
đó mà chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này Vì chỉ cần chúng ta khôngchú ý một thời gian , là đã có thể không nắm bắt được giá cả của các loạihàng hoá Vậy điều gì đang xảy ra Chúng ta đang nói về lạm phát Hiệntượng giá cả của các loại hàng hoá có xu hướng tăng lên Trong khoảnggần một thập kỉ chúng ta đã có một mức giá khá ổn định với lạm phát thấp Nhưng bây giờ chúng ta đang đối mặt với một thực tế là giá cả tăng một cách
rõ ràng trên mọi hàng hoá Lạm phát năm sau cao hơn năm trước và chưa códấu hiệu dừng lại Vậy thực chất thì lạm phát là gì ? Lạm phát có những đặcđiểm gì ? Nó đã trải qua những giai đoạn nào ? Để trả lời những câu hỏitrên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lạm phát qua các thời kì ở nước ta Trongsuốt hơn 30 năm qua , nền kinh tế của chúng ta đã có những biến chuyểnquan trọng , đi đôi với nó lạm phát cũng có những sự thay đổi dựa trên thựctrạng nền kinh tế Căn cứ vào những đặc điểm cốt yếu ta có thể chia tìnhhình lạm phát thành các giai đoạn khác nhau
Trang 111 GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN VÀ KHỞI ĐẦU ĐỔI MỚI (TRƯỚC NĂM 1989)
1.1 Thời kì trước đổi mới:
Trước năm 1975, đất nước ta đang dốc toàn lực cho cuộckháng chiến cứu nước Tất cả cho tiền tuyến Mọi nguồn lực đềudành hết cho một mục tiêu duy nhất là thống nhất đất nước vàgiành độc lập dân tộc Vì thế nên mục tiêu phát triển kinh tế chỉ bóhẹp trong nội dung dồn sức cho tiền tuyến Không thể đòi hỏi gìhơn ở một nền kinh tế trong chiến tranh Mặt khác, hai đầu đấtnước là hai nền kinh tế khác nhau Một bên là nền kinh tế thịtrường tự do, một bên là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quanliêu bao cấp Do những đặc điểm đặc thù của nền kinh tế nên giaiđoạn này lạm phát hầu như chưa xuất hiện rõ nét Sau năm 1975,chúng ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước Lúc đó, việcsát nhập hai hệ thống kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau đã đặt
ra những thử thách lớn cho chúng ta Miền nam là một nền kinh
tế thị trường tự do tương đối phát triển, có xuất khẩu Đặc điểmcủa nền kinh tế miền nam lúc này là đô thị hoá, phát triển côngnghiệp nhẹ và nhập khẩu công nghiệp nặng Trong khi đó, ở miềnbắc nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp chủ yếu dựa vào viện trợ và nhập khẩu nướcngoài những hàng hóa tiêu dùng, và tập trung hoá cao tư liệu sảnxuất
1.2 Thời kì bắt đầu đổi mới:
Trước đổi mới năm 1979, nền kinh tế nứơc ta được thốngnhất từ hai mô hình kinh tế nêu trên vào một nền kinh tế hàng hoátập trung quan liêu bao cấp với sự kiểm soát và can thiệp tập trungcủa chính phủ lên tất cả các hoạt động của nền kinh tế Chúng ta
Trang 12chỉ chấp nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh
tế hợp tác xã Miền bắc với sự hợp tác hoá cao độ, tất cả các công
ty đều thuộc sở hữu nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương.Lĩnh vực nông nghiệp thì hợp tác hoá và quản lí theo hình thức hợptác xã Cả ngành công nghiệp và nông nghiệp đều dựa vào sự phân
bổ vốn và nguyên liệu vật tư sản xuất của Nhà nước Sản phẩm làm
ra được phân phối theo kế hoạch định sẵn, hàng hoá tiêu dung đượcđịnh lượng dưới dạng tem phiếu Điều này đã gây ra sự khan hiếmhàng hoá tiêu dùng Trong khi đó ở miền Nam nền kinh tế thịtrường đã phát triển từ trước năm 1975, còn nền kinh tế kế hoạchtập trung chỉ mới tồn tại từ sau năm 1975 Sự sát nhập giữa hainền kinh tế khác nhau đã tạo nên hiện tượng phân tầng kinh tế
Mặc dù nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung vẫn tồn tại nhưngvẫn có một nền kinh tế thị trường phát triển ngầm trong đó.Và dùgiá hàng hoá đã được Nhà nước quy định và hàng hóa được phânphối theo kế hoạch và tem phiếu, nhưng ngoài thị trường ngầm vẫntồn tại hàng hóa ở một mức giá cao hơn mức giá Nhà nước quyđịnh, hiện tượng lạm phát xuất hiện Trong khi đó thì hàng hoáđược phân phối theo định lượng ngày càng khan hiếm, giá cả thịtrường ngày càng leo thang, điều đó dẫn đến sự khủng hoảng trầmtrọng trong nền kinh tế Những khó khăn này không thể khắc phụctrong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đòi hỏi phải có sự thayđổi trong mô hình kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường hoạtđộng dưới sự điều tiết của Nhà nước.Từ năm 1979 đến 1985 nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung đã bộc lộ nhiều yếu điểm và hạn chếđòi hỏi phải có sự đổi mới Nhà nước đã có nhiều cố gắng đổi mớitrong quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh như: áp dụngnhiều những chính sách và biện pháp mới nhằm cải thiện nền kinh
tế, nổi bật như hợp đồng khoán sản phẩm trong nông nghiệp , ba
Trang 13loại kế hoạch, trong đó kế hoạch ba cho phép các doanh nghiệpđược tự do sản xuất kinh doanh, nhưng những điều đó không đemlại hiệu quả cao Nền kinh tế đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.Tiếp theo đó nền kinh tế lại có nhiều biểu hiện suy thoái khủnghoảng và lạm phát, sản xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả,năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao, thu nhập quốc dântăng không đáng kể, mức sống của nhân dân giảm sút, giá cả củathị trường chính thức và thị trường chợ đen có một khoảng cáchkhá xa, lạm phát phi mã đã xuất hiện và ngày càng trầm trọng Tỷ
lệ lạm phát năm 1984 ở mức 164,9%, năm 1985 là 191,6%, trongkhi đó tăng trưởng lại giảm sút trông thấy, giảm từ 6% năm 1984xuống khoảng 3% năm 1985, tăng trưởng và lạm phát thời kỳ này
có thể nói là không có quan hệ gắn bó bởi những quy luật kinh tếthị trường trong giai đoạn này chưa hoạt động đúng, mà nhiều khíacạnh còn bị bóp méo do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tậptrung bao cấp
1.3 Lạm phát phi mã cuối thập niên 80:
Cuối thập kỷ 80, cùng với sự cải tổ của Liên Xô, các nướcĐông Âu lần lượt bị sụp đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắtgiảm mạnh, giá cả đầu vào của sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bịtăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên Mặt khác, tình hình trongnước khó khân, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh, để giải quyết tình trạng này chính phủ phải in thêm tiền đểcác xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu Nền kinh tế đã kiệtquệ lại càng khó khăn kiệt quệ hơn Trước tình hình khó khăn đó,năm 1985 chính phủ đã đổi mới chính sách tiền tệ và thực hiện đổitiền với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới nhằm giảm bớt
Trang 14lượng tiền trong lưu thông Đồng thời với đổi tiền là xoá bỏ baocấp hàng tiêu dùng và điều chỉnh tiền lương Giá cả hàng hoá nôngnghiệp được tự do hoá theo thị trường Cơ chế hai giá dần dầnđược xoá bỏ, tiến tới giá cả được hình thành và hoạt động trên cơ
sở trao đổi thương mại Giữa năm 1989 vai trò của khu vực tư nhân
đã được thừa nhận, những quy chế về thúc đẩy và giải phóng mọitiềm năng sản xuất của khu vực tư nhân được ban hành Tuy nhiên
sự phát triển của khu vực tư nhân vẫn còn rất nhiều khó khăn bởimôi trường sản xuất kinh doanh của chúng chưa được hình thành.Trong nông nghiệp còn nhiều bất cập trong chế độ khoán sảnphẩm, mức đóng góp bắt buộc còn quá cao, chi phí cho sản xuấtcao trong khi giá của lương thực thực phẩm lại thấp Nên nông dânkhông muốn tăng sản xuất của họ Hơn nữa, bão lũ lại xảy ra ở một
số địa phương, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, nạn đói xảy ra ởmột số nơi Với những hoàn cảnh nêu trên người dân tích cực tíchtrữ hàng hoá lương thực, vàng và đô la vì sợ đồng tiền Việt Nammất giá, tạo nên cầu giả tạo tăng cao, giá cả tăng vọt Tất cả nhữngđiều trên là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã, trong khi tăngtrưởng thì giảm xuống gần như không Năm 1986 tỷ lệ lạm phátlên đến 487,2%, năm 1987 là 301,3%, năm 1988 là 308,2%, năm
1989 tỷ lệ lạm phát ở mức 74,3% Trong khi tăng trưởng kinh tế ởnhững năm này chỉ khoảng 1% đến 2% Giai đoạn trước 1989 tỷ lệtăng trưởng và tỷ lệ lạm phát luôn ngược chiều nhau Bên cạnh sựđổi tiền là sự phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, giá cảthì tự do, hàng hoá thì khan hiếm do sản xuất trong nước khôngtăng, trong khi nhập khẩu bị hạn chế do cơ chế xuất nhập khẩuchưa được tự do hoá Như vậy một mặt tiền thì dư thừa trên thịtrường, nhu cầu hàng hoá cao, cung hàng hoá thấp đưa đến lạmphát tăng nhanh đến chóng mặt, còn tỷ lệ tăng trưởng thì không
Trang 15những không tăng mà còn thụt lùi Vào thời điểm này, lạm phát vàtăng trưởng gần như không có mối quan hệ nào và nếu như có quan
hệ thì số liệu cho thấy thì lạm phát càng cao thì tăng trưởng càngthấp
2 THỜI KÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI LẠM PHÁT (SAU NĂM 1989)
Trước tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát phi mã nền kinh tế ViệtNam được đẩy mạnh đổi mới thêm một bước nữa, có nhiều đề tài nghiêncứu phân tích tình hình kinh tế, tìm nguyên nhân gây ra lạm phát để kiểmsoát nó Thực tế cơ chế hai giá đã đưa đến tăng đột biến về tổng cầu hànghóa và dịch vụ do nhiều nhu cầu nảy sinh Sau khi bãi bỏ cơ chế hai giá,
tự do hóa gía cả thì tổng cầu giảm xuống đáng kể do giá chính thức củahàng hóa thấp Bên cạnh các giải pháp giảm chi tiêu của chính phủ và tự
do hoá giá cả, Nhà nước tiến hành cải cách trong lĩnh vực tiền tệ và ngânhàng, chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng Trước tiên là kiểm soátlượng tiền cung ứng, khống chế tổng phương tiện thanh toán, giảm dầnviệc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước Đến năm
1991 thâm hụt ngân sách đã được trang trải toàn bộ bằng phát hành tráiphiếu thay bằng in thêm tiền
Tiếp theo đó là sự thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhànước Biện pháp cơ bản trong chính sách tiền tệ là tăng cao lãi suất.Trong những năm trước đó, lãi suất không những không phản ánh đúngquy luật kinh tế mà còn bị bóp méo quá mức Việc thay thế lãi suất thực
âm bằng lãi suất thực dương đã thu hút một lượng tiền khá lớn của ngườidân gửi vào hệ thống ngân hàng Vào tháng 3 năm 1989 những cải cáchmạnh mẽ trong chính sách tỉ giá và thương mại để tiến tới một thị trường
Trang 16tự do đã đạt hiệu quả Hai cơ chế tỉ giá khác nhau được thống nhất vàomột tỷ giá đã phản ánh một cách tương đối cung cầu ngoại tệ trên
thị trường Việc thống nhất các loại tỷ giá khác nhau thành tỷ giá thịtrường tự do đóng một vai trò quan trọng trong kìm chế lạm phát Tiếptheo đó là thị trường ngoại hối được tự do hoá Mọi người trước đây tíchtrữ ngoại tệ thì bây giờ đã giữ tiền đồng và gửi tiết kiệm vào hệ thốngngân hàng Lượng tiền tiết kiệm ngày càng gia tăng do sự hình thành vàphát triển của những quỹ tiết kiệm tư nhân Lượng tiền trong lưu thônggiảm, lạm phát phi mã giảm xuống Tuy nhiên, cuối năm 1990 đến đầunăm 1991 nhiều quỹ tiết kiệm tư nhân đã phá sản, tình hình kinh tế khókhăn và tâm lý e ngại gửi tiền tiết kiệm lại tăng lên.Cải cách kinh tế đãđược triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế
Doanh nghiệp Nhà nước đã được tư nhân hoá một phần, nhữngdoanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả và thua lỗ bị giải thể.Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển, sản xuất trong nền kinh
tế được đa dạng hoá Các hàng rào thương mại được bãi bỏ đặc biệtthương mại ở biên giới Việt – Trung được thông thương không chỉ làmtăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu mà còn làm tăng lượng hàng hoánhập khẩu Hàng hoá không còn khan hiếm, nhu cầu hàng hoá được đápứng, lạm phát giảm đáng kể Năm 1991 tỷ lệ lạm phát còn là 67,5%, năm
1992 tỷ lệ này giảm xuống còn 17,6%, đặc biệt năm 1993 tỷ lệ lạm phátchỉ còn 5,2% Trong giai đoạn này nhờ kiểm soát được lạm phát nên tỷ lệtăng trưởng tăng lên.Đến năm 1996, tình hình lạm phát và tăng trưởng đãbắt đầu có thay đổi, tỷ lệ lạm phát giảm còn 4,5%, tăng trưởng đạt 9,34%,giá cả thị trường trong năm 1996 khá ổn định Tuy biên động giá trongcác tháng còn lớn, nhưng kết quả kiềm chế lạm phát đã vững chắc tạo sự
ổn định cho nền kinh tế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá cả được giữ ở mức ổn định trongnăm 1996, có thể nêu ra một số nguyên nhân như:
Trang 17- Việc chỉ đạo và theo dõi sát sao kiềm chế lạm phát đã được các bộngành địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả
- Sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ở mức độ cao
- Bằng nhiều nguồn khác nhau, hàng hoá trên thị trường đã được cungcấp đầy đủ, vượt nhu cầu
- Việc nhập khẩu hàng hoá nhất là hàng tiêu dùng theo hình thức mở L/Ctrả chậm tăng nhanh đã gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế
- Tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ
- Giá cả thị trường thế giới biến động theo chiều hướng giảm đối vớinhiều loại hàng cũng ảnh hưởng đến mặt bằng giá của nước ta Việc hoànhập với các nước trong khu vực tạo những thuận lợi cho phát triển kinh
tế ở nước ta.Nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm 1996 đã đạt được nhữngkết quả đáng khích lệ
3 THỜI KÌ THIỂU PHÁT TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2005
Bước vào năm 1997 tình hình lạm phát chuyển sang thiểu phát Tỉ
lệ lạm phát tháng 1/1997 là 0,8%, hai tháng lạm phát 2,6% nhưng đến hếttháng 3 chỉ số giá chỉ ở mức 2,1%, tiếp đó tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm, 10tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát ở mức 2,3%, đến tháng 11 và 12 tỷ lệ lạmphát mới nhích lên chút ít Tuy nhiên năm 1997 nói chung đã xuất hiệndấu hiệu trì trệ Sở dĩ năm 1997 tình hình lạm phát diễn ra như trên donền kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ chế quản lý theohướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước tuy chưa đồng bộ song từngbước đã phát huy tác dụng, sản xuất trong nước đã dần ổn định và pháttriển Một số chủ trương, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế củaĐảng và Nhà nước đã bắt đầu đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.Hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước đãđạt kết quả tốt Trong năm 1997 công tác điều hành chống lạm phát được
Trang 18chuẩn bị chu đáo và chỉ đạo sát sao nên khi triển khai đã đạt được hiệuquả tốt Bên cạnh đó đầu năm 1997 tình hình quốc tế và thị trường thếgiới không có những biến động lớn, xu hướng hợp tác cũng tác động tíchcực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta Nhưng giữa năm 1997 mộtcuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á đã nổ ra gây bất lợi cho nềnkinh tế nước ta Tình hình thiểu phát kéo dài trong các năm 1999 đến2003.
3.1 Thời kì bắt đầu thiểu phát 1997:
Năm 1997 giá cả thị trường trong nước ở mức khá ổn định,chỉ số lạm phát ở mức 103,6% tăng 3,6% so với cuối năm 1996.Đây là mức lạm phát thấp nhất ở nước ta cho đến trước năm 1997.Tuy nhiên, cùng với những thành công trong việc kiềm chế lạmphát đã xuất hiện hiện tượng thiểu phát trong những tháng đầunăm Có thể nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:- ápdụng một số kinh nghiệm kiềm chế lạm phát trong một số nămtrước- sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ở mức độ cao- hànghoá trên thị trường đủ đáp ứng mọi nhu cầu của tầng lớp nhân dân-tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng chậm lại là một trongnhững yếu tố làm giảm giá trong nước- thực thi chính sách tàichính tiền tệ chặt chẽ- giá cả thị trường thế giới biến động theochiều hướng giảm đối với nhiều loại hàng cũng ảnh hưởng đến mặtbằng giá trong nước
3.2 Thời kỳ chịu tác động khủng hoảng kinh tế khu vực:
Sang năm 1998 tình hình kinh tế xã hội trong khu vực cónhững biến động dẫn đến lạm phát cũng có nhiều biến đổi, tỷ lệlạm phát thấp kéo theo tình hình tăng trưởng kinh tế có chiều
Trang 19hướng không thuận lợi, có những yếu tố tích cực kiềm chế lạmphát:- Sản xuất trong nước từng bước đi vào ổn định và phát triển,nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động- Một số chủ trương vàbiện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nướcbắt đầu đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng- Hoạt động thươngmại và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước đã đạt nhiều kếtquả tốt- Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của nhân dân sau một sốnăm tăng mạnh đã có xu hướng chuyển sang chất- Công tác điềuhành chống lạm phát được chuẩn bị chu đáo và chỉ đạo sát sao.
Bên cạnh đó có những yếu tố tác động làm cho giá tăng vàtình hình lạm phát biến chuyển không tốt như:
- Tình hình khủng hoảng tiền tệ ở các nước Đông Nam á và ĐôngBắc á lan rộng và đe doạ sự ổn định của nền kinh tế nước ta
-Những giải pháp kích cầu trong năm 1997 đã tiêu tốn một lượngtiền khá lớn, mặt khác để khác phục hậu quả của cơn bão ở các tỉnhphía Nam Những điều trên là nguồn tiềm ẩn gây ra lạm phát cao:-Một lượng tiền lớn đã tăng nhanh trong năm 1997 đã gây lạmphát vào đầu năm 1998
-Người dân giảm gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam mà chuyểnsang gửi bằng ngoại tệ
- Dư nợ cho vay nền kinh tế chủ yếu dồn vào các tháng cuối nămtrong đó là vay trung và dài hạn đã tác động đẩy giá lên
- Tỷ giá tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, giá nguyên vật liệu sảnxuất tăng làm chi phí sản xuất tăng dẫn đến làm tăng giá bán
- Nền kinh tế năm 1997 vẫn phát triển với tốc độ cao nhưng chứađựng khả năng chững lại làm cho năm 1998 tình hình hàng hoágiảm sút
Trang 20-Việc tăng cường chống buôn lậu, dán tem hàng nhập làm tăng giámột số hàng hóa như: rượu, thuốc lá…
- Hậu quả cơn bão ở các tỉnh phía Nam đòi hỏi một lượng chi phílớn từ ngân sách Nhà nước để khắc phục hậu quả nên góp phần đẩygiá hàng hóa tăng
3.3 Thời kì thiểu phát kéo dài:
Tình hình lạm phát trong các năm từ 1999 đến 2003 diễn ra
ở mức thấp và dấu hiệu thiểu phát kéo dài đến hết năm 2000 khitốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên, chấm dứt thời kỳ tốc độ tăngtrưởng đi xuống Số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong cáctháng ở các năm từ 1999 đến 2003 là rất thấp kéo theo tỷ lệ lạmphát thấp làm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ở mức thấp.Diễnbiến giá cả và tình hình thiểu phát từ năm 1999 đến 2003 có nhiềunguyên nhân:- Do khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhu cầutiêu thụ hàng hoá trên thị trường giảm đi dẫn đến việc xuất khẩuhàng hóa ở nước ta bị tác động không tốt, hàng hoá đọng lại trongnước tăng lên, tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước tăngchậm, giá hàng hoá giảm
- Khủng hoảng tài chính tiền tệ làm FDI, du lịch và các loại hìnhdịch vụ vào nước ta giảm làm giảm sút đáng kể nhu cầu hàng hoá
- Các doanh nghiệp trong nước mặc dù còn yếu kém nhưng đã đivào sản xuất tạo sản phẩm cho thị trường làm tăng cung hàng hoá
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt độngtạo hàng hóa trên thị trường
- Nhu cầu hàng hoá dịch vụ của nhân dân chuyển từ lượng sangchất dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá chậm lại
Trang 21- Chính phủ đã có một số biện pháp khắc phục nhưng triển khaicòn chậm trễ nên hiệu quả không như ý muốn.
- Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng cao nhưng lượng vốncho vay tăng chậm
- Cán cân thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm 1999 bội thu nhưngngân hàng phải có một khối lượng tiền cung ứng lớn để đáp ứngnhu cầu chuyển số ngoại tệ đó
- Giá cả một số mặt hàng trên thị trường thế giới giảm đồng thờitình hình ứ đọng hàng hoá và khủng hoảng thừa ở một số nướccũng gây bất lợi cho ta
- Sức mua của xã hội tăng chậm
-Tình hình thiểu phát còn thể hiện ở lĩnh vực tiền tệ
Thực tế chúng ta đã có nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát như:
- Nhà nước áp dụng giải pháp hỗ trợ cán bộ công chức
-Nhà nước, cải thiện đời sống, tiền tệ hoá tiền lương
-chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm nhà
- chính phủ hỗ trợ các gia đình liệt sĩ- thực thi chính sách nới lỏngtiền tệTrong 7 năm từ 1997 đến 2003 nền kinh tế nước ta nằmtrong tình trạng lạm phát thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cũng thấp,đây thực sự là điều không mong muốn
4 THỜI KÌ LẠM PHÁT SAU THIỂU PHÁT (2004-2005)
Chỉ số giá 9,5% năm 2004 là một giới hạn mỏng manh giữa lạmphát kiểm soát được và lạm phát cao.Nền kinh tế nước ta đã phát triểnđến một mức độ tương đối, nhiều yếu tố thị trường đã được định hình rõnét, các quy luật vận hành của nền kinh tế đã được phát huy tác dụng.Mặt khác mặt bằng dân trí đã được nâng cao
Trang 22Nền kinh tế nước ta đang chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế quốc
tế, chúng ta đã có mối quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước,xuất khẩu đã lớn mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, nền sảnxuất đã phát triển toàn diện, hệ thống tài chính ngân hàng đã được đổimới nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ hoạch định và điềuhành chính sách tài chính tiền tệ đã được nâng cao Tuy vậy, nền kinh tếvẫn còn nhiều khó khăn, không chỉ từ nguyên nhân chủ quan mà còn donguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh…Thoạt nhìnthì điều đập vào mắt mọi người trước tiên về lạm phát là giá cả các mặthàng trên thị trường thế giới tăng nhanh dẫn đến tăng giá hàng hóa trongnước hay nói cách khác đây là lạm phát chi phí đẩy Tuy nhiên, khinghiên cứu chúng ta lại thấy có sự khan hiếm tương đối về hàng hóatrong nước, tổng cung hàng hoá thấp hơn tổng cầu Ví dụ: cung nhà đấtthấp hơn cầu nhà đất hoặc do dịch cúm gà dẫn đến tổng cung thực phẩmgiảm mạnh Như vậy, lạm phát ở đây có tính chất cầu kéo
Nhìn lại cả một quá trình kích cầu của chúng ta từ ngân sách Nhànước đến hệ thống ngân hàng đã bơm ra một lượng tiền đáng kể để kíchcầu và vòng quay tiền tệ đã tăng trở lại nên kết quả hiện nay tổng cungtiền tệ lớn hơn tổng cầu tiền tệ, giá cả tăng lên là điều khó tránh khỏi Nhìn tổng thể sản xuất đầu tư của chúng ta cũng còn nhiều bất cập, đầu tưdàn trải kém hiệu quả và thất thoát lớn Trong quản lý điều hành cũng cònnhiều điểm cần đổi mới và hoàn thiện.Tóm lại khi lạm phát diễn ra khôngthể nói chỉ một nguyên nhân riêng lẻ nào mà phải xem xét toàn diện cácnguyên nhân có thể có
5 TÌNH HÌNH CHUNG TỪ SAU NĂM 2005 ĐẾN NAY
Trong thời kỳ 2006-2010, hệ số giữa tốc độ tăng CPI với tốc độtăng tín dụng là 0,34 lần có nghĩa là cứ 1% tăng trưởng tín dụng làm cho
Trang 23CPI tăng 0,34% Hệ số tương ứng của thời kỳ 2011-2013 là 0,91 lần vàđịnh hướng năm 2014 là 0,50-0,58 lần.
Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP ở mức rất cao (39,2%) Mặc dùlượng tiền vào thị trường hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cũng lớn, làmcho CPI bình quân năm thời kỳ này khá cao, nhưng do có một lượng tiềnrất lớn đầu tư vào các kênh khác như trên, nên hệ số giữa tốc độ tăng CPIvới tốc độ tăng tín dụng ở mức thấp
Trong thời kỳ 2011-2013, hệ số giữa tốc độ tăng CPI với tốc độtăng tín dụng cao hơn cũng được các chuyên gia lý giải cùng theo yếu tốtrên nhưng theo chiều ngược lại: Giá vàng tăng chậm lại và giảm sâu(bình quân năm giảm 12,91%); giá USD tăng chậm lại (bình quân nămchỉ tăng 0,78%), VN-Index tăng rất thấp, bất động sản giá xuống sâu vàgiao dịch trầm lắng, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP giảm xuống chỉ còn31,5%
Xét về hệ số giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP,thời kỳ 2006-2010 là 5,26 lần, thời kỳ 2011-2013 là 1,98 lần, định hướng
2014 là 2,07- 2,41 lần Điều đó có nghĩa là, để GDP tăng 1%, nếu thời kỳ2006-2010 tín dụng đã tăng tới 5,26%, thì thời kỳ 2011-2013 tín dụng đãtăng 1,98% và theo định hướng năm 2014 thì tín dụng tăng 2,07-2,41%,tuy chưa bằng thời kỳ 2006-2010, nhưng đã cao hơn thời kỳ 2011-2013.Trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội hai tháng đầu năm 2014, chỉ số giátiêu dùng CPI chỉ tăng 1,24%, là mức thấp chưa từng có trong vòng 10năm qua Bộ trưởng Nên vẫn khẳng định, kinh tế thời gian qua đã cónhiều khởi sắc, giá cả hàng hóa giữ ổn định, một số sản phẩm thậm chícòn giảm giá trong dịp Tết vừa qua