1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hóa chất (đơn thuần và phối hợp) trong điều trị ung thư đầu- cổ và ung thư vòm mũi họng

32 462 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 344,67 KB

Nội dung

Phần 1: Mở đầu Hóa trị ung thư là một trong các biện pháp điều trị ung thư mang tính toàn thân [2,3]. Cho đến nay, phần lớn bệnh nhân ung thư khi đến khám bệnh đ( ở giai đoạn muộn, sau khi được điều trị bằng các phương pháp tại chỗ bao gồm phẫu thuật và xạ trị, các ổ di căn xa vẫn tồn tại và hoàn toàn cần thiết phải được điều trị bằng phương pháp toàn thân. Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, hóa trị đ( trở thành một vũ khí quan trọng trong điều trị ung thư và cấu thành một bộ phận của ngành nội khoa. Với hơn 60 năm ứng dụng trong lâm sàng, việc áp dụng hóa trị ung thư đ( có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều thuốc mới ra đời với xu hướng tác dụng chống ung thư ngày càng hiệu quả trong khi tác dụng phụ được hạn chế ở mức tối đa; cùng với nó nhiều phác đồ phối hợp thuốc có hiệu quả cao được xây dựng để điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh cụ thể và trong số đó, một số phác đồ đ( trở thành kinh điển như phác đồ CHOP điều trị u lymphô ác tính không Hodgkin, phác đồ MOPP, ABVD trong điều trị bệnh Hodgkin, v.v… Vai trò của hóa trị khác nhau tùy theo từng loại ung thư và theo từng tình huống lâm sàng cụ thể. Tuy vậy người ta có thể chia thành các nhóm theo mức độ nhạy cảm với hóa trị, bao gồm: - Nhóm bệnh ung thư hóa chất có thể điều trị khỏi, - Nhóm bệnh ung thư hóa chất có khả năng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, - Nhóm bệnh ung thư ít nhạy cảm hơn với hóa chất, hóa chất có vai trò cải thiện được thời gian sống thêm cho bệnh nhân (BN), - Nhóm bệnh ung thư rất ít nhạy cảm với hóa trị. Sự phân nhóm trên chỉ mang tính chất tương đối theo thời gian và nhìn chung với các tiến bộ điều trị thì vai trò của hóa trị ngày càng tăng hơn. Nhóm bệnh ung thư “ít nhạy cảm” ngày càng ít đi trong khi các nhóm bệnh ung thư mà vai trò hỗ trợ của hóa trị rất lớn ngày càng nhiều hơn. Ung thư vùng đầu- cổ (UTĐC) là một nhóm bao gồm nhiều loại ung thư khác nhau nhưng có chung một đặc tính xâm lấn mạnh và thường ở giai đoạn muộn khi được chẩn đoán. Các ung thư UTĐC thuộc nhóm bệnh ung thư mà hóa trị đóng vai trò hỗ trợ, có khả năng kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Tuy nhiên ngày nay với sự phát minh ra một số tác nhân và phác đồ mới, đặc biệt với xu hướng phối hợp nhiều phương pháp điều trị, hóa trị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh ung thư ở vùng này[7]. Ung thư vòm mũi họng, thuộc UTĐC, là loại bệnh ung thư đáp ứng tốt với xạ trị, đặc biệt ở các giai đoạn sớm. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh ở giai đoạn tiến triển, nguy cơ tái phát tại chỗ- tại vùng và di căn xa là rất cao. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt nam, người ta thường kết hợp xạ trị và hóa trị. Các phác đồ phối hợp bao gồm hóa trị tân bổ trợ, hóa trị bổ trợ, hóa-xạ trị đồng thời…Các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang tiếp tục và bước đầu cho thấy kết quả điều trị rất khả quan.

Ngày đăng: 11/03/2015, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w