1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (Project based learning) VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” (Lớp 10 nâng cao)

8 906 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án (Project Based Learning) Vào Dạy Học Chương “Các Định Luật Bảo Toàn” (Lớp 10 Nâng Cao)
Tác giả Nguyễn Cao Cường
Trường học Trường THPT Đội Cấn
Chuyên ngành Vật Lý
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2009-2010
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Khoản 2, điều 28 luật giáo dục năm 2005 qui định: "Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp h

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN

NGUYỄN CAO CƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

NĂM HỌC 2009 - 2010

MỞ ĐẦU

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trung tâm của nền giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây và cũng là một trong những chủ trương quan trọng về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta Mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5

năm 2006-2010 của Đảng xác định: “ đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp

dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học.” Khoản 2, điều 28 luật giáo dục năm 2005

qui định: "Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh" Chỉ thị 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo

cũng chỉ rõ: "Năm học 2008-2009 được xác định là năm học đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Thế nhưng việc dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay có một thực trạng là học sinh chủ yếu học lí thuyết và vận dụng lí thuyết để giải bài tập mà ít có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm, hoạt động chế tạo thí nghiệm hoặc các mô hình ứng dụng thực tế Để cải thiện thực trạng này và đáp ứng yêu cầu của xã hội thì chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, và đặc biệt là phương pháp dạy học dự án, một phương pháp dạy đang rất phát triển trên thế giới Phương pháp dạy học dự án rất phù hợp với việc dạy học những nội dung kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn, ngay

cả khi những kiến thức này không nằm trong hệ thống kiến thức giáo khoa

NỘI DUNG

1 Khái niệm dự án

Từ điển bách khoa mở Uy-ki (Wikipedia) tiếng Việt định nghĩa: “dự án là tập hợp các công việc nối tiếp nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, với những nguồn lực nhất định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thoả mãn nhu cầu của đối tượng hướng đến” Định nghĩa thứ hai đầy đủ và rõ ràng

Dự án có các đặc điểm là:

 Có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng mà định hướng luôn được duy trì trong suốt thời gian thực hiện dự án và sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem là có đạt mục tiêu đề ra hay không;

 Có thời gian biểu cụ thể, thể hiện ở sự cụ thể của các mốc thời gian trong kế hoạch của dự án;

 Có sự giới hạn về các nguồn lực: phương tiện, kinh phí, thời gian;

 Có tính phức hợp vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực

Trang 3

2 Khái niệm phương pháp dạy học dự án

Phương pháp dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực trong đó người học tự xây dựng kiến thức và kĩ năng của mình thông qua việc thực hiện một dự án cụ thể.

Dự án này, gọi là dự án dạy học hoặc dự án học tập, có thể nảy sinh từ ý tưởng của người dạy hoặc người học, từ một câu hỏi hoặc từ một vấn đề cùng quan tâm trong một tiết học hoặc trong một cuộc tranh luận hàng ngày Dự án dạy học có thể liên quan đến một hoặc nhiều môn học khác nhau, có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc theo tập thể nhóm, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tháng hoặc thậm chí trong cả năm học,

có thể giới hạn trong phạm vi lớp học hoặc vượt ra ngoài khuôn khổ trường học Dự án dạy học có thể là soạn thảo một ấn phẩm, chế tạo một dụng cụ, tìm hiểu một thiết bị, nghiên cứu một vấn đề, khảo sát một hiện tượng, tổ chức một sự kiện, trình diễn một tác phẩm nghệ thuật,

Phương pháp dạy học dự án hướng đến việc thực hiện một sản phẩm cụ thể nhưng thông qua đó người học sẽ chiếm lĩnh được những kiến thức và kĩ năng nhất định Hoạt động tích cực và tự lực của người học góp phần củng cố và khắc sâu những kiến thức kĩ năng thu được

Việc đánh giá tập trung vào cả chất lượng sản phẩm kết quả lẫn kiến thức và năng lực

mà người học thu được thông qua các phiếu tự đánh giá và các phiếu đánh giá tập thể

3 Lịch sử của phương pháp dạy học dự án

Ý tưởng tổ chức dạy học thông qua một dự án ra đời cùng với sự xuất hiện của các trường dạy nghề trong các cơ sở công nghiệp từ nhiều thế kỉ trước Nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX thì phương pháp này mới được áp dụng trong các trường học tích cực ở châu Âu và Bắc Mĩ và người ta mới bắt đầu nghiên cứu những điều kiện cần thiết cho

sự hiệu quả của nó Đi tiên phong trong lĩnh vực này là các nhà giáo dục Giôn Đi-uây (John Deway, 1859-1952), Uyli êm Kin-pa-trích (William Kilpatrick, 1871-1965) ở Mĩ, An-tôn Xê-mi-ôn-nô-vích Ma-caren- cô (1888-1939) ở Liên Xô và Xê-lét-tin Phe-nê (Célestin Freinet, 1896-1966) ở Pháp

Ngày nay, dạy học dự án còn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn nữa với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại mà đặc biệt là mạng In-tơ-nét (Internet) Nhiều trường học ở Đức hàng năm đều giành riêng một tuần cuối năm học cho việc dạy học

dự án và gọi đó là tuần lễ dự án cuối năm học Trong tuần học này, giáo viên các môn hoặc tự học sinh đề xuất những dự án liên quan quan đến những kiến thức đã học Học sinh tự đăng kí tham gia vào những dự án mà họ ưa thích Tổ chức Trinh sát và Hướng

đạo Pháp (Les Scouts et Guides de France) đã tiến hành cho trẻ em và thanh niên trên

toàn thế giới, không phân biệt quốc tịch; sắc tộc; văn hoá; tôn giáo và hoàn cảnh xã hội, cùng thực hiện những dự án học tập với các mục đích giáo dục về nhân cách; giới tính; lối sống cộng đồng và sự tôn trọng thiên nhiên [24] Dự án Con-Vịt (ColVis,

Collaborative Visualization) ở Ca-na-đa cho phép một sự hợp tác làm việc qua mạng

giữa các học sinh

Phương pháp dạy học dự án du nhập vào nước ta từ năm 2003 Chương trình “dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm dạy học dự án tại 20

Trang 4

trường học thuộc 9 tỉnh thành trong cả nước Hiện nay, dạy học dự án là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên của bộ môn phương pháp giảng dạy vật lí ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

4 Tiến trình dạy học dự án

Pha 1- Tiền dự án: Trong pha này giáo viên chuẩn bị cho việc tổ chức dự án Giáo viên

cần xác định được các mục tiêu cần đạt của dự án, dự kiến khoảng thời gian tiến hành

dự án, lên kế hoạch tổ chức dự án Giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức dạy học dự án: nội dung dạy học, địa điểm dạy học, trang thiết bị, thí nghiệm, các công cụ đánh giá, kinh phí, Việc dự kiến trước được những khó khăn của học sinh trong quá trình thực hiện dự án cũng là cần thiết Pha tiền dự án

dù diễn ra trong thời gian ngắn hay dài nhưng việc thực hiện tốt nó sẽ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công dự án

Pha 2- Chuẩn bị: Dự án học tập có thể nảy sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều

bối cảnh khác nhau như đã nói ở trên Nhưng tất cả học sinh đều phải có cơ hội để thảo luận về các chủ đề dự án Việc đề xuất và lựa chọn các chủ đề dự án có thể thực hiện

thông qua phương pháp hiến kế tập thể (brainstorming), sơ đồ tư duy, phiếu học tập, kĩ

thuật CATKON (Cái gì?; Ai?; Tại sao?; Khi nào?; Ở đâu?; Như thế nào?), Tiếp đó, học sinh hoặc các nhóm học sinh cần phải lập một kế hoạch thực hiện dự án trong đó xác định rõ chủ đề dự án, các mục đích cần đạt, các công việc cần làm với thời hạn hoàn thành và địa điểm thực hiện, các nguồn thông tin và phương tiện có thể khai thác: sách; báo; tạp chí; trang oép (web); những người có kinh nghiệm; vật liệu; công cụ; , chi phí cần thiết, các tiêu chí đánh giá, sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên dự

án, Một sự tổ chức công việc cụ thể sẽ cho phép mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh tham gia đóng góp một phần có ý nghĩa vào dự án [20] Đó cũng là một trong những biểu hiện của sự làm chủ dự án của học sinh và sự hứng thú mà dự án tạo ra ở học sinh, những điều kiện cần thiết cho sự thành công của dự án

Pha 3- Thực hiện: Việc thực hiện dự án của học sinh thường bắt đầu với việc tìm kiếm

thu thập các thông tin liên quan đến chủ đề dự án, có thể theo cá nhân hoặc theo tập thể nhóm nhưng luôn phải trên quan điểm hợp tác để đi đến một kết quả chung Theo nhiệm vụ được giao, các học sinh sẽ tìm kiếm các thông tin từ sách, báo, mạng in-tơ-nét, ; tiến hành các thí nghiệm; gặp gỡ phỏng vấn những người cần thiết; điều tra thăm dò ý kiến; mua sắm các vật liệu Từ những kết quả thu được, học sinh sẽ sắp xếp, phân tích, so sánh, tính toán và thực hiện nhiều thao tác cần thiết khác để phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm dự án Sản phẩm dự án có thể là một bài báo cáo, một ấn phẩm, một thiết bị, một tác phẩm nghệ thuật, Các cuộc thảo luận giữa các nhóm với nhau và giữa học sinh với giáo viên sẽ giúp cho các học sinh làm giàu thêm vốn kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót trong việc thực hiện sản phẩm, đánh giá tiến trình thực hiện dự án của mình đồng thời cho phép giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của học sinh để đưa ra những sự giúp đỡ thích hợp nhằm giữ vững định hướng của dự án

Pha 4- Tổng kết: Đây là lúc các học sinh hoặc các nhóm học sinh giới thiệu và trình bày

sản phẩm dự án của mình trước cả lớp hoặc trước toàn trường Đây cũng là lúc nhìn lại

và đánh giá dự án đã thực hiện Học sinh sẽ tiến hành đánh giá về chất lượng sản phẩm

Trang 5

và phần trình bày của nhóm mình và nhóm bạn qua một phiếu đánh giá tập thể đồng thời tự đánh giá về những kiến thức, khả năng và hứng thú của mình thông qua một phiếu đánh giá cá nhân Kết quả đánh giá có thể lấy vào điểm học tập của học sinh hoặc nếu không thì cũng cho phép ghi nhận những cố gắng và sự tiến bộ của họ Việc đánh giá tổng kết dự án còn có thể kích thích học sinh tiếp tục thực hiện những dự án mới

5 Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dự án

Trong dạy học dự án, giáo viên không còn là người chiếm giữ kiến thức và truyền tải kiến thức đến học sinh mà là người trung gian mang đến cho học sinh những sự hỗ trợ khi cần như các nguồn thông tin, các phương tiện, Giáo viên còn là người đồng hành của các nhóm dự án, giúp đỡ các nhóm giải quyết các vấn đề khó khăn, thảo luận với các nhóm về phương pháp làm việc và động viên; khích lệ các nhóm Như một đạo diễn, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cần thiết cho việc thực hiện dự án của học sinh Như một nhạc trưởng, giáo viên điều khiển và định hướng các hoạt động học tập của học sinh để đảm bảo dự án đi đến thành công

Dưới sự hỗ trợ của giáo viên, học sinh tham gia tích cực và chủ động vào rất nhiều hoạt động học tập khác nhau trong suốt quá trình dự án Họ tự đề xuất các vấn đề nghiên cứu, tự tổ chức công việc và các hoạt động học tập: tìm kiếm thông tin; khai thác các công cụ; chế tạo sản phẩm, tự đánh giá bản thân và tham gia đánh giá bạn bè trong dự

án, và qua đó tự xây dựng cho mình các kiến thức và năng lực bổ ích Trong dạy học

dự án, học sinh không còn là những con rối hoạt động thụ động theo sự điều khiển của giáo viên mà thực sự trở thành tác giả của việc học tập của họ

6 So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống

Dạy học truyền thống Dạy học dự án

Mục tiêu Học sinh thuộc và nhớ kiến thức,biết vận dụng kiến thức để giải bài

tập

Học sinh hiểu kiến thức và biết vận dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn

Nội dung

Do sách giáo khoa và giáo viên quyết định Do học sinh hoặc giáo viên đề xuấttrên cơ sở năng lực và hứng thú

của học sinh

Ít có tính liên môn Thường liên quan đến nhiều môn

học và nhiều lĩnh vực

Phương

pháp Người dạy là trung tâm, tổ chứckiến thức thành các nhiệm vụ giao

cho học sinh

Người học là trung tâm, thực hiện các nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của giáo viên để xây dựng kiến thức cho mình

Giáo viên đưa ra phương pháp làm việc Học sinh tự lựa chọn phương pháplàm việc và có thể làm việc trong

hoặc ngoài trường học

Trang 6

Hiểu biết mới dẫn đến thành công.

Sai lầm là không tốt Thành công sẽ dẫn đến hiểu biết.Sai lầm là bình thường

Phương tiện

Có sẵn và do giáo viên lựa chọn Được lựa chọn và xây dựng bởi

học sinh trong quá trình dạy học

Sản phẩm

Không có sản phẩm hoặc nếu có thì sẽ có sau quá trình học và học sinh không có dự định trước về sản phẩm

Học sinh hình dung trước về sản phẩm và hiện thực hoá nó trong quá trình học

Học nhóm Rất ít hoặc nếu có thì cũng do giáo

viên chia nhóm Học sinh tự thành lập nhóm

Đánh giá

Sự đánh giá chỉ tập trung đến kết quả cuối cùng

Là việc của giáo viên

Sự đánh giá được thực hiện trong suốt quá trình học tập

Bao gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và đánh lẫn nhau giữa các học sinh

7 Dự án dạy học “Sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời” ở trường THPT Đội Cấn

Dự án này được tổ chức trong một tuần từ chiều thứ Bảy 16/5/2009 đến chiều thứ Bảy 23/5/2009 20 học sinh từ các lớp 11A2, 11A3, 11A4 tự nguyện đăng kí tham gia dự án Buổi học đầu tiên, các em đã tự chia thành 5 nhóm, đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí, và đề xuất rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề “Sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời”

Sau khi tìm kiếm các thông tin trên mạng, mỗi nhóm đã có ý tưởng chế tạo một thiết

bị nhiệt mặt trời đơn giản Buổi học thứ hai, vào chiều thứ Hai 18/5/2009, các nhóm trình bày về ý tưởng dự án của nhóm mình để giáo viên và các bạn bè góp ý Từ thứ Ba 19/5 đến thứ Sáu 22/5/2009, các nhóm làm việc ở nhà và đều hoàn thành sản phẩm đồng thời còn thử nghiệm thành công sản phẩm Buổi học cuối cùng chiều thứ Bảy 23/5/2009, các nhóm lần lượt trình bày kết quả dự án của nhóm mình và tham gia đánh giá kết quả dự án của các nhóm bạn bè

Các nhóm dự án và sản phẩm của các nhóm là:

STT Nhóm Họ tên thành viên Lớp Sản phẩm dự án

1 Năng

lượng

xanh

PHAN ĐỨC ANH -NT 11A3 Bếp mặt trời dạng tấm

ghép NGUYỄN ĐỨC TUÂN -TK 11A3

TRƯƠNG VĂN THIỆN 11A3 NGUYỄN THỊ THU HIỀN 11A3

2 Quả

cầu lửa ĐOÀN NGỌC ANH -NT VŨ THỊ QUỲNH -TK 11A211A2 Bếp mặt trời dạng pa-ra-bôn

NGUYỄN CÔNG QUÂN 11A3 11A3 ĐẶNG VĂN THỊNH 11A2

3 HDA2 ĐÀM HỮU ĐẠT -NT 11A2 Bếp mặt trời dạng hộp

Trang 7

NGUYỄN KIM DUNG -TK 11A2 NGUYỄN THỊ HOÀI 11A2 PHẠM VĂN HẢI 11A2

4 Tương

lai là

vĩnh

hằng

CHU VĂN HAI -NT 11A4 Máy lọc nước muối

dùng năng lượng nhiệt mặt trời

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH -TK 11A3

LÊ THẾ HIỀN SƠN 11A3 NGUYỄN VĂN HƯỞNG 11A4

5 Niềm

tin ánh

sáng

ĐOÀN ĐỨC THUẬN -NT 11A4 Máy sấy nông sản HOÀNG THỊ LAN -TK 11A4

NGUYỄN ĐÌNH LONG 11A4

VŨ THỊ HUYỀN TRANG 11A4

Trang 8

Như vậy, thông qua dự án, các em học sinh đã không chỉ tiếp thu được những kiến thức bổ ích và thực tiễn về năng lượng nhiệt mặt trời cũng như về các thiết bị nhiệt mặt trời mà còn hình thành cho mình được nhiều kĩ năng sống quan trọng như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thực hành, Hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học của học sinh trước, trong và sau dự án được thể hiện rõ rệt

Dự án dạy học “Sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời” mà tôi thực hiện ở trường THPT Đội Cấn đã được đưa tin trên nhiều trang oép (web) như:

http://www.mangkhoahoc.com/khoahoc/159/CategoriesID/495/ItemID/1466/

học tập được tiến hành vào thời điểm cuối năm học như vậy là rất bổ ích Tháng 11 năm

2009, 4 học sinh nhóm “HDA2” đã kết hợp ý tưởng của nhóm mình với ý tưởng của nhóm “Tương lai là vĩnh hằng” để chế tạo ra một thiết bị gọi là “Bếp mặt trời và thiết bị chưng cất nước mặt trời” Sản phẩm của các em đã gửi tham dự cuộc thi “Thanh thiếu niên tham gia đề xuất các ý tưởng sáng tạo tiết kiệm năng lượng” do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và đã đạt giải nhì toàn quốc

KẾT LUẬN

Dạy học dự án là một phương pháp dạy học tích cực trong số những phương pháp dạy học tích cực và rất cần được áp dụng vào dạy học trong các trường phổ thông ở nước ta nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện chủ trương “trường học

thân thiện, học sinh tích cực” Trong một bài báo trên tạp chí Giáo dục thường xuyên

(Éducation permanente) số 86 tháng 2 năm 1987 của Pháp, Ác-đoa-nô (J Ardoino) còn

viết rằng: “Xét cho cùng thì không bao giờ có một phương pháp dạy học nào không có

dự án” (Finalement, il n’y a jamais de pédagogie sans projet).

Ngày đăng: 09/03/2015, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w