- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai đượcdiễn tả dưới dạng yếu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
LÊ THỊ THANH NGA
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60.62.16
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THỊ THU HÀ
Trang 2HUẾ - 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài được thực hiện là kết quả nghiên cứu của tác giả Các sốliệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích là trung thực, chưa từng đượccông bố Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã công
bố của người khác
Tác giả Luận văn
Lê Thị Thanh Nga
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ quý báu của quý Thầy - Cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tàinguyên đất và môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại họcNông Lâm Huế, xin gửi tới quý Thầy - Cô giáo lòng biết ơn chân thành và tình cảmquý mến nhất
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo TS Trần Thị Thu Hà, ngườihướng dẫn khoa học, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thànhluận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân các Phòng, Ban thuộc UBNDhuyện Hải Lăng, UBND các xã trong vùng nghiên cứu đã giúp đỡ tận tình, tạo điềukiện để tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Huế, ngày 01 tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Nga
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 3.1 CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.2 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.3 HỆ THỐNG GIAO THÔNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.4 HỆ THỐNG THỦY LỢI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 VỚI CÁC VÙNG KHÁC Error: Reference source not found
BẢNG 3.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BẢNG 3.6 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM
2010 Error: Reference source not found
BẢNG 3.7 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BẢNG 3.8 DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH HÀNG NĂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM SO VỚI TOÀN HUYỆN NĂM 2010
Error: Reference source not found
BẢNG 3.9 DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG LÂU NĂM CHỦ YẾU CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM. Error: Reference source not found
BẢNG 3.10 PHÂN LOẠI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source notfound
BẢNG 3.11 PHÂN CẤP ĐỘ DỐC VÀ ĐỊA HÌNH ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
Error: Reference source not found
BẢNG 3.12 PHÂN CẤP TẦNG DÀY ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU Error:Reference source not found
BẢNG 3.13 PHÂN CẤP THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÙNG NGHIÊN CỨU Error:Reference source not found
BẢNG 3.14 PHÂN CẤP HÀM LƯỢNG MÙN VÙNG NGHIÊN CỨU Error:Reference source not found
BẢNG 3.15 PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found
Trang 7BẢNG 3.16 TỔNG HỢP CHỈ TIÊU PHÂN CẤP DÙNG ĐỂ XÂY DỰNG BẢN
ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Error: Reference source not found
BẢNG 3.17 MÔ TẢ ĐẶC TÍNH CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found
BẢNG 3.18 SỐ LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO CÁC CHỈ TIÊU PHÂN CẤP Error: Reference source not found
BẢNG 3.19 PHÂN BỐ CÁC ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
BẢNG 3.20 YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.21 XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.22 KẾT QUẢ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.23 TỔNG HỢP MỨC ĐỘ THÍCH NGHI HIỆN TẠI CỦA LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
BẢNG 3.24 PHÂN BỐ DIỆN TÍCH MỨC ĐỘ THÍCH HỢP THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
BẢNG 3.25 TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN HẢI LĂNG Error: Reference source not found
BẢNG 3.26 PHÂN BỐ DIỆN TÍCH ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU THEO ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ Error: Reference source not found
Trang 8BIỂU ĐỒ 3.5 TỶ LỆ GIA SÚC CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU SO VỚI TOÀN HUYỆN NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.6 CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010
Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.7 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.8 CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NĂM 2010 Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.9 DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU QUA CÁC NĂM Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ 3.10 TỶ LỆ DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found
Trang 9DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO Error: Referencesource not found
HÌNH 1.2 MÔ HÌNH CHỒNG GHÉP BẢN ĐỒ Error: Reference source not found
HÌNH 3.1 SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN HẢI LĂNG Error: Reference source not found
HÌNH 3.2 SƠ ĐỒ VỊ TRÍ 7 XÃ VÙNG NGHIÊN CỨUError: Reference source notfound
HÌNH 3.3 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ LOẠI ĐẤT Error: Reference source not found
HÌNH 3.4 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐỘ DỐC Error: Reference source not found
HÌNH 3.5 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ TẦNG DÀY ĐẤT Error: Reference source notfound
HÌNH 3.6 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI Error: Referencesource not found
HÌNH 3.7 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ HÀM LƯỢNG MÙN Error: Reference sourcenot found
HÌNH 3.8 SƠ ĐỒ ĐƠN TÍNH VỀ ĐÁ LẪN, ĐÁ LỘ ĐẦU Error: Reference sourcenot found
HÌNH 3.9 SƠ ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Error: Reference source not found
HÌNH 3.10 SƠ ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI HIỆN TẠI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU Error: Reference source not found
Trang 10MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
3.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC 2
3.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT 3
1.1.1 ĐẤT VÀ ĐẤT ĐAI 3
1.1.2 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ ĐẤT 3
1.1.3 LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT 3
1.1.4 ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 3
1.1.5 HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1.6 MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ ĐẤT 4
1.2 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 4
1.2.1 CÁC LUẬN ĐIỂM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT 4
1.2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 6
1.3 LỊCH SỬ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 8
1.4 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT 9
1.4.1 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO 9
1.4.2 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 10
1.5 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, BẢN ĐỒ THÍCH NGHI VÀ CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI THEO FAO 11
1.5.1 BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 11
1.5.2 CẤU TRÚC PHÂN HẠNG THÍCH NGHI THEO FAO 12
1.6 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU 13
1.6.1 NHIỆT ĐỘ 13
1.6.2 LƯỢNG MƯA 13
1.6.3 GIÓ 14
1.6.4 GIỜ CHIẾU SÁNG, SƯƠNG MÙ 14
1.6.5 ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI 14
1.7 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA ĐẤT ĐAI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU 14
1.8 CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 15
1.9 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM 19
Trang 11NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN, SỐ LIỆU 20
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ, XỬ LÝ SỐ LIỆU 20
2.2.7 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT 20
2.3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT 20
CHƯƠNG 3 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ, NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 21
3.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 22
3.1.2 ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 35
3.2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 35
3.2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 36
3.3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 43
3.3.1 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH 43
3.3.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 53
3.4 PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 58
3.4.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 58
3.4.2 XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ CHẨN ĐOÁN 60
4.4.3 PHÂN HẠNG THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 62
4.4.4 ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 KẾT LUẬN 71
1.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 71
1.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CAO SU 71
2 KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU TAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, người dân chủ yếu sản xuất nôngnghiệp nhưng bình quân diện tích đất canh tác/người thuộc nhóm thấp nhất thế giới(634,55m2/người) [46] Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vì vậy là việc làmcấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho công tácđiều tra phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích hợp đất đai ở phạm vi cấp tỉnh Điều
đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quyhoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xây dựng định hướng chuyểndịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Thực tế sản xuất ở cácđịa phương hiện nay cho thấy, việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu câytrồng nếu được dựa trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặcmột khu vực sản xuất thì thường có tính khả thi cao
Là một huyện đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị với diện tích tự nhiên
là 426,935km2, Hải Lăng có tiềm năng đất đai đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi
và vùng cát ven biển Tiềm năng đất chưa sử dụng còn khá lớn, đặc biệt là vùng núi phíaTây Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Hải Lăng có đa số dân cư hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó trồng trọt được xác định là ngành then chốt.Tuy nhiên, do chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung rõ nét, thiếu sự đầu tưhợp lý nên hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất đai
Định hướng phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Hải Lăng trongnhững năm tới là chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh phát triển chiềusâu để tăng hiệu quả sử dụng đất, Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các loại câycông nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng đến năm 2020 chỉ rõ: “ Việc đưa vào trồng thử nghiệm và phát triển diện tích cây cao su trên vùng gò đồi của huyện là định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày trong giai đoạn tới Định hướng phát triển mạnh cây cao su thành cây công nghiệp lâu năm mũi nhọn của huyện, mở rộng diện tích từ 500 ha năm 2010 lên 1.800-2000 ha vào năm 2020 ” [36].
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý vìvậy càng cần thiết hơn bao giờ hết và đánh giá thích nghi đất đai là hoạt động có ýnghĩa quan trọng là cơ sở đảm bảo tính khả thi cao của phương án quy hoạch sửdụng đất
Trang 13Vùng gò đồi của huyện Hải Lăng được xem là vùng có tiềm năng để phát triểncây cao su nhờ có tiềm năng đất chưa sử dụng khá lớn (1.274,51 ha) [33] Tuy nhiên,diện tích đó là bao nhiêu ha? phân bố cụ thể ở đâu? lợi thế? hạn chế của vùng đất nàynếu được đưa vào để trồng cây cao su là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, những câu hỏinày vẫn chưa được trả lời một cách thỏa đáng.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá khả năng thích
nghi đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” để thực hiện trong thời gian từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến 25 tháng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sửdụng đất trồng cao su trên địa bàn huyện nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanhnghiệp hiểu rõ tiềm năng đất đai để lựa chọn cơ hội đầu tư phát triển sản xuất
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cho loại hình sử dụng đất này
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho chínhquyền huyện Hải Lăng đề ra các chủ trương, chính sách và các giải pháp sử dụng đấthiệu quả trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của 7 xã vùng gò đồi huyệnHải Lăng
- Cây cao su và các yêu cầu sinh thái của cây trồng này
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất
1.1.1 Đất và đất đai
Khái niệm: Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhậnnhư một nhân tố sinh thái (FAO, 1976), trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đấtđai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnhhưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Vậy đất được hiểu như làmột tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng,thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do conngười tác động [9]
1.1.2 Khái niệm đánh giá đất
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựavào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất
- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính chất sosánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và pháttriển
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất
do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệđộng vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên(trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế - xã hội như nhau
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tínhchất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình
Trang 151.1.5 Hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụngđất (hiện tại và tương lai) Như vậy, một hệ thống sử dụng đất sẽ bao gồm một hợpphần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai
Trong sản suất nông nghiệp, hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặctính đất đai như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất Hợp phần sử dụngđất là sự mô tả loại hình sử dụng đất với các thuộc tính của nó [9]
1.1.6 Mục đích của đánh giá đất
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai theo FAO là:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đất đai cho
sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảotồn thiên nhiên
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phươngcủa cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển
- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, nhữngchiều hướng về kinh tế - xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỹthuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai Từ đó cung cấp những thông tin cầnthiết cho quy hoạch sử dụng đất đai
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đấtđai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả:
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánhgiá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới [9]
1.2 Công tác đánh giá đất trên thế giới
1.2.1 Các luận điểm về đánh giá đất
1.2.1.1 Luận điểm đánh giá đất của Docutraiev
- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau thìkhác nhau
- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên quanchặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm
+ Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
Loại đất theo phát sinh
Trang 16Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các dấuhiệu khác).
- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với điềukiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng [9]
1.2.1.2 Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các yếu
tố đánh giá đất khác nhau
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toànnhững tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh
- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng [9]1.2.1.3 Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông “khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh dưỡngcủa cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suấtcủa cây trồng đã thể hiện được tính chất đất” Theo luận điểm này có thể lập được mộtthang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo
độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống kê năng suất cây trồng nhiều năm [9]
1.2.1.4 Luận điểm đánh giá đất của Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng suấtcây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết củangười sử dụng đất Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộđánh giá độ phì của các loại đất khác nhau” [9]
1.2.1.5 Luận điểm đánh giá đất của FAO
Năm 1970, nhiều nhà khoa học đất trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để đưa
ra một phương pháp đánh giá đất có tính khoa học và thống nhất các phương pháphiện tại Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánhgiá đất” và công bố năm 1973 Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đềcương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học hàng đầu bổ sung và công bốnăm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land evaluation) Tài liệu này đãđược nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khácnhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý Vì vậy, khiđánh giá, đất được nhìn nhận như là "một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện
Trang 17tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tínhchất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loạiđất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động trước đây và hiệnnay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đếnviệc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai".
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rấtrộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ướclượng, định lượng được Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thíchhợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu [9]
1.2.2 Các phương pháp đánh giá đất trên thế giới
1.2.2.1 Phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ
Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep Trườngphái này cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và chất lượng tựnhiên của đất, là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy Ông đã đề racác nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định
và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan và có
cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất Phải có sự đánh giá kinh tế vàthống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụngđất tối ưu [9]
- Phương pháp yếu tố
Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất đai và cácphương pháp cải tạo Đánh giá phân hạng đất đai dựa trên cơ sở thống kê các đặctính tự nhiên, độ dày thuộc tính tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ thấm nước, độlẫn đá sỏi, hàm lượng muối đọng trong đất, địa hình tương đối, mức độ xói mòn vàyếu tố khí hậu khác [9]
Trang 181.2.2.3 Phương pháp đánh giá đất ở các nước Châu Âu
Đánh giá đất ở các nước Châu Âu thì đi theo hai hướng đó là nghiên cứu các yếu
tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứucác yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạngđịnh lượng) Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tínhphần trăm [9]
1.2.2.4 Phương pháp đánh giá đất của tổ chức FAO
Đánh giá đất của FAO đã kết hợp và kế thừa phương pháp đánh giá đất của Liên
Xô cũ thiên về yếu tố chất lượng đất và phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ thiên vềyếu tố cây trồng, trên cơ sở đó phát triển hoàn chỉnh và đưa ra đánh giá thích hợp chotừng mục đích sử dụng, đây là những phương pháp được sử dụng khá phổ biến
- Đánh giá tiềm năng đất đai
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hạng đất đai thành nhiềunhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ dốc, tầng dàyđất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, mặn hoá,… Trên cơ sở đó có thể lựachọn những kiểu sử dụng đất phù hợp Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường ápdụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện Đánh giátiềm năng đất đai được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác Yếu tố hạn chế
là những yếu tố hầu như không thể thay đổi được như độ dốc, tầng dày đất, khí hậu.Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát vớimục tiêu sử dụng đất lớn như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu kháckhông phải là nông nghiệp, lâm nghiệp không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thànhphần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai
Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đấtcho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu kiểu sử dụngđất với đặc điểm các đơn vị đất đai
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể sử dụng cho một kiểu sử dụng đất nhấtđịnh, ví dụ một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa,… hoặc cho nhiều kiểu sửdụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn Ngoài ra còn phân biệt đánh giá mức độ thíchhợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá mức độ thích hợp trong tương laikhi mà có những yếu tố tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng các tiến bộkhoa học công nghệ [9]
Trang 191.3 Lịch sử đánh giá đất ở Việt Nam
Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu Người ta tìm thấycác kiến thức về đất liên quan đến cây trồng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi Từthời xa xưa, nông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thứcrất đơn giản như đất tốt, đất xấu “Lịch hiến chương” thời phong kiến đã biết đánh giáphân hạng đất “Tứ đẳng điền, lục hạng thổ”, địa chủ dựa vào đó để đánh thuế dướidạng địa tô với các mức độ khác nhau
Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn điềnnhằm đánh thuế Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát đất vùngTrung Lào, Trung bộ và Đông Nam bộ Việt Nam Cuối cùng, năm 1890 kết quả nàyđược xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương Trongthời gian này có một số công trình nghiên cứu về đất như Báo cáo kết quả của phòngnghiên cứu Nam Bộ do P.Morange (1898 - 1901), Bei (1902) và một số nhận xét vềthành phần lý hóa học của đất lúa Nam Bộ được công bố và thực hiện
Năm 1954, đất nước chia cắt hai miền: ở miền Bắc cùng với công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việcnghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái củaDocutraiev
Ở thập kỷ 70, Nguyễn Văn Thân (Viện nông hóa thổ nhưỡng) đã tiến hànhnghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất Sau đó những tiêuchuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm 1980 - 1982.Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương phápđánh giá đất của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long năm
1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất của FAO bắt đầu được thựchiện nhiều ở nước ta Đánh giá đất theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức
độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau Từ việc đánh giá đất đai cho 9 vùng sinh tháiViệt Nam của Phạm Dương Ưng, Nguyễn Công Pho, Bùi Thị Ngọc Duy, ở bản đồ tỷ
lệ 1/250.000, tới đánh giá đất cấp tỉnh ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000, cấp huyện ởbản đồ tỷ lệ 1:25.000 và một số dự án nhỏ ở bản đồ tỷ lệ 1:10.000
Đến nay nước ta phân toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến hạng VI, với 4cấp độ thích nghi Thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3),không thích hợp (N) Trong đó chia đất không thích hợp hiện tại (N1) và đất khôngthích hợp vĩnh viển (N2) [9]
Trang 201.4 Quy trình đánh giá đất
1.4.1 Quy trình đánh giá đất theo FAO
Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát cácnguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm Mỗiđơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vịbản đồ đất đai lân cận
- Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đếnmục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng với các nhà quy hoạch cũng nhưphải phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội và tự nhiên môi trường trong khuvực đang thực hiện
- Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chấtlượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sửdụng đất đai đã được chọn lọc
- Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi làyêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở chất lượng của đất đai
- Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn
tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai đượcdiễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thíchnghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai
- Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên
và những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai Do đó trongviệc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệthống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế - xã hội Tùy theo từngvùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng [9]
Các bước thực hiện trong quy trình đánh giá đất đai được trình bày một cách hệthống trong sơ đồ tại hình 1.1
Trang 21Các vùng sinh tháinông nghiệp hoặc khítượng nông nghiệp
Mô tả loại hình sửdụng đất: kỹ thuật,kinh tế, xã hội
Nghiên cứu hệ thốngnông nghiệp vàcanh tác
Các đơn vị bản đồ đấtCác đặc tính của đơn
vị bản đồ đất đai
Yêu cầu sinh lý của
loại hình sử dụng đất
được lựa chọn
Các đặc tính của đấtđược lựa chọn(Yếu tố chuẩn đoán)
So sánh (đối chiếu)Thích nghi đất đai theo sinh họcThích nghi đất đai theo kinh tếĐánh giá tác động môi trường
Quy hoạch sử dụng đấtNghiên cứu tiếp hoặc quyết định
Mục tiêu của đánh giá đất (LE)
Sử dụng đất hiện tại:
Chuẩn đoán vấn đề,tìm giải pháp
HỘP BHỘP A
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đânh giâ đất theo FAO
Nguồn [9]
1.4.2 Quy trình đânh giâ đất đai phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam
Theo quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp vă phât triểnnông thôn về việc ban hănh tiíu chuẩn ngănh thì quy trình đânh giâ đất đai phục vụnông nghiệp được mang mê số 10 TCN-343-98 Nội dung của quy trình đânh giâ đấtđai phục vụ nông nghiệp gồm câc nội dung vă phương phâp sau:
Trang 221.4.2.1 Nội dung đánh giá đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hoá đất
- Đánh giá tài nguyên khí hậu, thuỷ văn và sử dụng nước trong nông nghiệp
- Đánh giá môi trường tự nhiên khác
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ sử dụng đất
- Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.1.4.2.2 Phương pháp đánh giá đất
Phương pháp bản đồ: Ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ để xây dựng
Bản đồ đơn vị đất đai là tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùngđánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai
1.5.1.2 Nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước quyết định trong công tác đánh giá đất,
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hạng thích nghi hiện tại cũng như tương lai Bản
đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính là
sự tổng hợp thông qua quá trình chồng ghép không gian và thuộc tính từ các bản đồchuyên đề Các bản đồ chuyên đề thường được sử dụng đó là: Nhóm đất, tầng dày, độdốc, lượng mưa, thuỷ văn, tưới tiêu, tổng tích ôn, địa mạo,… tuỳ vào yêu cầu mục đích
và quy mô đánh giá mà sử dụng hợp lý các loại bản đồ Như vậy, sau khi chồng ghép,
Trang 23mỗi đơn vị bản đồ đất đai được xâc định có những đặc điểm đồng nhất về câc yếu tốliín quan đến sử dụng đất được thể hiện trong bản đồ đơn tính.
- Đơn vị bản đồ đất đai cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa về câc chỉ tiíu phđncấp dùng xâc định chúng Nếu đơn vị bản đồ đất đai không thể hiện được lín bản đồthì cũng phải mô tả chi tiết
- Câc đơn vị bản đồ đất đai phải có ý nghĩa thực tiễn cho câc loại hình sử dụngđất sẽ được đề xuất lựa chọn trong đânh giâ
- Câc đơn vị bản đồ đất đai phải vẽ được trín bản đồ
- Câc đơn vị bản đồ đất đai phải được xâc định một câch đơn giản dựa trín nhữngđặc điểm quan sât trực tiếp trín đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh mây bay,viễn thâm
- Câc đặc tính vă tính chất của câc đơn vị bản đồ đất đai phải lă đặc tính vă tínhchất khâ ổn định vì chúng lă cơ sở để xâc định nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho câcloại hình sử dụng đất trong đânh giâ [9]
Bản đồ đơn tính 1
Bản đồ đơn tính 2
Bản đồ đơn tính 3
Bản đồ đơn vị đất đai
Hình 1.2 Mô hình chồng ghĩp bản đồ 1.5.2 Cấu trúc phđn hạng thích nghi theo FAO
Khi đânh giâ đất riíng biệt từng đặc tính của đất đai thì sẽ cho câc mức độ thíchhợp từng đặc tích của câc đơn vị bản đồ đất đai của loại hình sử dụng đất Để phđnhạng thích hợp chung, câc mức độ thích hợp từng phần năy phải được tổ hợp lại thănh
Trang 24khả năng thích hợp chung về tất cả yêu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất đối vớimỗi đơn vị bản đồ đất đai [9]
Như vậy, phân hạng thích hợp đất đai chính là mục tiêu cuối cùng trong công tácđánh giá đất, mà dựa vào kết quả đó người sử dụng đất có thể đưa ra những giải pháp
sử dụng đất tối ưu đối với tiềm năng đất đai cũng như giảm thiểu được những tác độngxấu mà quá trình sử dụng đất có thể mang lại, việc cân nhắc các mục đích sử dụng đấtcủa mình sao cho phù hợp để tránh làm suy thoái đất và ảnh hưởng tới môi trường.Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán là sự tập hợp các giá trị đó cho biết yêu cầu sửdụng đất như thế nào thì sẽ thoả mãn điều kiện để tương xứng với đặc tính đất đai củamột loại hình sử dụng đất Sự sắp xếp này được biểu thị như sau:
1.6 Yêu cầu sinh thái của cây cao su
1.6.1 Nhiệt độ
Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất với nhiệt độ từ 25 - 300C.Nhiệt độ trên 400C cây khô héo, nhiệt độ dưới 100C cây có thể chịu đựng được trongmột thời gian ngắn nếu kéo dài lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngưng tăng trưởng, thâncây cao su bị nứt nẻ, xì mủ Nhiệt độ thấp 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây [11]
Trang 25và dễ gãy), trốc gốc và đỗ cây nhất là những vùng đất cạn, rễ cao su không phát triểnsâu và rộng được [11]
1.6.4 Giờ chiếu sáng, sương mù
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp và ảnh hưởng đếnmức tăng trưởng của cây cao su Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh
và sản lượng cao Giờ chiếu sáng thích hợp nhất cho cây cao su trung bình từ 1800-2800 giờ/năm Giờ chiếu sáng trên 2800 giờ/năm và dưới 1800 giờ/năm đều không cólợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cao su [11]
1.6.5 Điều kiện đất đai
Cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có độ dốc từ 2 - 90; chịu được pH
= 3,5 - 7,0, thích hợp nhất với pH = 4,5 - 5,5; độ dày tầng đất 100 - 200cm, thích hợpnhất ở độ dày 200cm; thành phần cơ giới tối thiểu 20% sét ở lớp đất mặt (0 - 30m), tốithiểu 25% sét ở lớp đất sâu hơn (>30m) Nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thànhphần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su Chất dinh dưỡng không ảnh hưởngnhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su, hàm lượng dinh dưỡng N,P,K yêucầu ở mức trung bình [11]
1.7 Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng cao su.
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảmbảo cho mỗi loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất đạt được hiệu quả cao và bềnvững Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau Để việc phânhạng mức độ thích hợp được chính xác, cần phải cân nhắc, xem xét thận trọng cho phùhợp với thực tế, dựa trên 3 nhóm yêu cầu sử dụng đất sau:
- Các yêu cầu về sinh trưởng, sinh thái của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặcđiểm sinh trưởng, phát triển riêng Do đó mỗi loại cây có những yêu cầu riêng khácnhau để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển Những yếu tố cây trồng yêu cầugồm loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì đất, điều kiện tưới Để xácđịnh yêu cầu sử dụng đất đối với từng loại cây trồng, phải dựa vào các nghiên cứu vàtài liệu về yêu cầu của cây kết hợp tham khảo các ý kiến chuyên gia
- Các yêu cầu về quản lý: Đây là các yêu cầu có liên quan đến các thuộc tính kỹthuật của các loại hình sử dụng đất gồm các điều kiện làm đất, các điều kiện về thị
Trang 26trường liên quan đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, trình độ canh tác, Các yêu cầunày đối với từng loại hình sử dụng đất khác nhau cũng sẽ có những mức độ yêu cầukhác nhau.
- Các yêu cầu bảo vệ: Nhằm đảm bảo cho các loại hình sử dụng đất có thể pháttriển bền vững dựa trên cơ sở các yếu tố đầu tư để duy trì nâng cao độ phì đất đồngthời không gây tác động xấu đến môi trường đất sản xuất nông nghiệp
1.8 Các nghiên cứu và kết quả đánh giá đất ở Việt Nam
Các nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam xuất hiện từ rất lâu Từ thời xa xưanông dân ta dựa vào kinh nghiệm sản xuất đã đánh giá đất với hình thức rất đơn giảnnhư đất tốt, đất xấu Đến nay phương pháp đánh giá đất theo FAO được thực hiện phổbiến ở nước ta Trong thời gian qua việc đánh giá đất đã được tiến hành ở nhiều địaphương trên địa bàn cả nước
- Tác giả Lê Quang Vịnh với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho đấtnông nghiệp huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã xác định được 33 đơn vị bản đồđất đai trên cơ sở 6 chỉ tiêu phân cấp là loại đất, thành phần cơ giới, độ phì đất, địahình, khả năng tưới và nhiễm mặn [43]
- Tác giả Đỗ Văn Phú và cộng sự sở địa chính Sóc Trăng (1998) [18] bằng những
tư liệu hiện có của ngành địa chính đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục
vụ cho một số chỉ tiêu nhất định Từ 7 bản đồ đơn tính như bản đồ thổ nhưỡng, địahình, thành phần cơ giới, thời gian có nước để canh tác trong năm, độ sâu ngập nước,thời gian ngập nước, thời gian canh tác nhờ mưa đã xây dựng được bản đồ đơn vị đấtđai của tỉnh Toàn tỉnh có 62 đơn vị bản đồ đất đai trong đó 11 đơn vị bản đồ đất đaithuộc vùng đất phù sa, 29 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất mặn, 25 đơn vị bản đồđất đai thuộc vùng đất phèn, 3 đơn vị bản đồ đất đai thuộc vùng đất cát và 4 đơn vị bản
đồ đất đai thuộc vùng đất xáo trộn
- Nghiên cứu đánh giá đất tại huyện Yên Định, Thanh Hóa, Đỗ Ánh và cộng sự(1999) [1] rút ra kết luận như sau:
Huyện Yên Định có 4 nhóm và 10 loại đất chính Trong đó nhóm đất phù sachiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là đất xám và đất tầng mỏng, thấp nhất là đất đỏvàng Đất phù sa của huyện chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng phù sa sông Mã vàsông Cầu Chày Toàn huyện có 37 đơn vị đất đai, chất lượng đất khá phức tạp vàkhông đều Các nhóm đất xám và đất đỏ vàng phân hóa tính chất đất phức tạp hơnnhóm đất phù sa
Trong 37 đơn vị đất đai có 32 đơn vị là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vớidiện tích là 12.861 ha và 5 đơn vị thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp là 1.112 ha
Trang 27- Kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAOcủa các tác giả Phạm Thế Thuận và cộng sự (2002) [24] trên địa bàn huyện Ninh Hòacho thấy:
Trên tổng diện tích điều tra là 36.229,70 ha chủ yếu là đất chưa sử dụng có 54đơn vị đất đai, trong đó chủ yếu là đất đồi núi
Các tác giả này cũng đã xác định được 34 đơn vị đất đai trên vùng đất chưa sửdụng của huyện Ninh Hòa có thể khai thác sử dụng cho 8 loại hình sử dụng đất đượcchọn trong đó mức độ thích hợp S1 đối với loại hình sử dụng đất nông lâm kết hợpchiếm tỷ lệ diện tích cao nhất
- Lê Quang Trí và cộng sự (2003) [26] khi áp dụng quy trình đánh giá đất đai củaFAO đã phân lập được 85 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghi cho 6kiểu sử dụng đất đai có triển vọng trên địa bàn xã Trung Hiếu, huyện Vĩnh Liêm, tỉnhVĩnh Long và trên cơ sở đánh giá thích nghi 4 vùng thích nghi đã được phân lập Đánhgiá đa mục tiêu các kiểu sử dụng đất đai được thực hiện bằng cách xác định các tiêuchuẩn đánh giá, điểm đánh giá thể hiện mức độ đáp ứng của kiểu sử dụng đất đai đốivới từng tiêu chuẩn đánh giá và xác định thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn Kiểu sửdụng được chọn trong tiến trình đánh giá theo các mục tiêu kinh tế - xã hội - môitrường là kiểu sử dụng có điểm đánh giá chung cao nhất
- Kết quả nghiên cứu của Đào Châu Thu và cộng sự (2004) [23], chỉ ra rằnghuyện Mỹ Hào là huyện thuần nông thuộc vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sôngHồng Trên tổng diện tích 5.172,33 ha đất canh tác có 19 đơn vị đất đai với 5 loại hình
sử dụng đất thích hợp Loại hình sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa - màu vụ đông (LUT1) trên 4đơn vị đất đai đứng thứ 2 về diện tích với 1.410,57 ha Loại hình sử dụng đất 2 lúa(LUT2) trên 8 đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất 2.066,48 ha Loại hình sử dụng đấtchuyên màu (LUT3) và loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả (LUT4) trên 4 đơn vịđất đai với diện tích là 1.225,6 ha Loại hình sử dụng đất lúa - cá (LUT5) trên 3 đơn vịđất đai chiếm diện tích là 469,68 ha
Theo kết quả nghiên cứu loại hình sử dụng đất thích hợp hiện tại:
+ Mức độ thích hợp cao (S1): Có ở 3 loại hình sử dụng đất LUT1, LUT2, LUT3với diện tích là 1.578,03 ha chiếm 30,51% diện tích đất canh tác
+ Mức độ thích hợp trung bình (S2): Có ở 2 loại hình sử dụng đất LUT2, LUT3với diện tích là 1.863,96 ha chiếm 36,01% diện tích đất canh tác
+ Mức độ ít thích hợp (S3): Có ở nhiều loại hình sử dụng đất nhất, đồng thờicũng có nhiều đơn vị đất đai nhất với diện tích là 1.730,34 ha chiếm 33,45% diện tíchđất canh tác
Trang 28- Hồ Quang Đức và cộng sự (2005) [8] khi tiến hành điều tra, khảo sát 600 phẩudiện đất; phân tích 5.334 chỉ tiêu mẫu mặt về các tính chất lý, hóa học của đất trên địabàn huyện Văn Chấn, Yên Bái đã kết luận như sau:
Đất nông nghiệp của huyện được chia thành 7 nhóm đất chính, 14 đơn vị đất, 24đơn vị đất phụ, 30 đơn vị dưới đơn vị đất phụ Nhìn chung đất khá tốt và có khả năngthích hợp với nhiều loại cây trồng
Trên cơ sở kết quả xây dựng các bản đồ đơn tính, chồng xếp bản đồ bằng kỹ thuậtGIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1:25.000, gồm 48 đơn vị bản đồđất đai thể hiện trên bản đồ Mỗi đơn vị đất đai đã thể hiện chất lượng đất và khả năng
sử dụng đất Từ bản đồ đơn vị đất đai, đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp đất đaichi tiết cho 16 loại cây trồng, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp đất đai và tổng hợpđược 26 kiểu thích hợp đất đai
- Áp dụng quy trình đánh giá đất của FAO, Lê Quang Trí và Văn Phạm Đăng Trí(2005) [28] đã phân lập ra 24 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghicho 6 kiểu sử dụng đất có triển vọng và đã phân ra được 3 vùng thích nghi cho xãSong Phú Trong đó, vùng 1 thích nghi được 6 kiểu sử dụng đất đai, vùng 2 thích nghi
4 kiểu sử dụng đất đai Riêng vùng 3 thích nghi cho các cơ cấu 3 vụ hoặc chuyên canhcây ăn quả khi có đê bao
- Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây lúa nước trên địa bàntỉnh Quảng Trị của Nguyễn Văn Toàn (2005) [25] cho thấy:
Trong số 26.621 ha đất canh tác lúa của tỉnh có 12.488,1 ha rất thích hợp, chiếm47%; thích hợp trung bình có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít thích hợp có 6.205,8
ha, chiếm 23,2% (trong đó 1.747 ha là đất chuyên lúa, còn lại là đất đang trồng màu).Diện tích đất chuyên trồng lúa ít thích hợp 1.747 ha do các hạn chế: thành phần
cơ giới cát, địa hình cao, không có nước tưới (919,8 ha); đất mặn, phèn hoặc cả mặn cảphèn và phân bố ở địa hình trũng, khó thoát nước (364,2 ha); địa hình trũng (385,2 ha);địa hình cao không có nguồn nước tưới hoặc tưới không chủ động (78,1 ha)
Diện tích đất lúa - màu ít thích hợp 4.458,5 ha do các hạn chế: địa hình cao, thànhphần cơ giới cát (1.225,5 ha); đất mặn nhiều và địa hình thấp (76,8 ha); loại đất và địahình vàn thấp (3.117,8 ha); diện tích còn lại do các hạn chế về khả năng tưới hoặc tiêu
- Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ích Tân và Hà Anh Tuấn (2006)[22] cho thấy:
Huyện Võ Nhai có diện tích đất chưa sử dụng lớn với 22.541,78 ha, chiếm26,27% diện tích đất tự nhiên Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp, các nhà nghiên cứu đãxác định được 17.225,29 ha, chiếm 76,42% diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sửdụng đưa vào định hướng cho sản xuất nông lâm nghiệp
Trang 29Dựa trên kết quả nghiên cứu đã có 5 loại hình sử dụng đất thích hợp được lựa chọn:Trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày (1.292,26 ha).
Cây công nghiệp lâu năm (2.761,08 ha)
Cây ăn quả (2.617,99 ha)
Cây lâm nghiệp (10.540,26 ha)
Nuôi trồng thủy sản (13,70 ha)
- Các tác giả Nguyễn Thị Vọng và cộng sự (2006) [44] khi tiến hành đánh giá đấttrên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã có kết luận như sau:
Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang có diệntích nông nghiệp bình quân trên đầu người tương đối thấp Hiện tại huyện có 6 loạihình sử dụng đất nhưng mức độ thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất cònchiếm tỷ lệ thấp
Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo các vùng địa hình: vùng địa hình
gò đồi tập trung phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na dai; vùng đấtbằng (đất ruộng) chọn loại hình sử dụng đất 3 vụ (dưa hấu xuân - lúa mùa - khoai tây,lúa xuân - lúa mùa - dưa hấu đông, ngô xuân - đậu tương hè - rau vụ đông, lúa xuân -lúa mùa - khoai tây), loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày(ngô, đậu tương, lạc, cà chua); vùng đất trũng ngập nước chọn loại hình sử dụng đất lúa
- cá
- Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự (2006) [10]cho thấy: trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm củahuyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất Các kiểu sử dụng đất:lúa xuân - lúa mùa - khoai tây; lúa xuân - lúa mùa - rau; lạc xuân - lúa mùa - khoai tây;lạc xuân - đậu tương hè thu - rau; đậu tương xuân - lúa mùa - rau là những kiểu sửdụng đất có triển vọng cho sử dụng đất bền vững trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tếcao và giải quyết được việc làm ở nông thôn
- Trần An Phong và cộng sự (2006) [15] cho biết:
Huyện Cư Jút có diện tích tự nhiên là 71.889 ha, với khả năng đất nông nghiệp là24.076 ha Bản đồ các đơn vị đất đai được xây dựng trên 15 tính chất đất đai từ việcchồng xếp các bản đồ đơn tính như bản đồ đất, phân vùng khí hậu, kết quả có 31 đơn
vị đất đai
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 11 loại hình sử dụng đất được lựa chọn đểđánh giá có 6 loại hình sử dụng đất nhiều triển vọng nhất là:
Loại hình sử dụng đất 2 vụ
Trang 30Loại hình sử dụng đất chuyên trồng cây điều.
Loại hình sử dụng đất trồng chuyên canh mía
Loại hình sử dụng đất trồng cây cà phê và cao su
Loại hình sử dụng đất trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Loại hình sử dụng đất trồng cây lúa nước 2 vụ
Tóm lại những công trình nghiên cứu trên đây đã phản ánh được phần nào côngtác đánh giá đất tại Việt Nam và giúp mở ra cho các nhà khoa học đất những hướngnghiên cứu mới nhằm đánh giá đất ở các cấp chi tiết hơn như cấp xã, trang trại trongđiều kiện nước ta hiện nay
1.9 Công tác đánh giá đất tại miền Trung Việt Nam
Các nghiên cứu về đánh giá đất cho các loại hình sử dụng đất và cho các câytrồng nông nghiệp chưa được nghiên cứu nhiều Các công trình nghiên cứu về đất ởmiền Trung mới dừng lại ở việc lập và xây dựng bản đồ đất theo hệ thống phân loạiđất của FAO mà chưa đi sâu nghiên cứu về sự thích hợp đất cho các cây trồng Một vàicông trình về đánh giá đất ở miền Trung đã được thực hiện trong vài năm trở lại đâycũng chỉ mới dừng lại ở việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO, chưa đi sâuphân tích hệ thống canh tác cũng như ứng dụng đánh giá đất đa tiêu chuẩn như một vàicông trình ở miền Nam và miền Bắc Một vài công trình nghiên cứu điển hình đánhgiá sự thích hợp đất cho một số cây trồng chính tại tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, cáckết quả này có ý nghĩa trong việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp ở tầm
vĩ mô, nhưng lại rất khó tham khảo trong quá trình quy hoạch chi tiết đặc biệt là quyhoạch sử dụng đất cấp xã và cấp huyện [7]
Trang 31CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp củavùng gò đồi, huyện Hải Lăng
- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai
- Đánh giá mức độ thích nghi hiện tại và tương lai của loại hình sử dụng đất trồngcây cao su Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai của vùng nghiên cứu đối với loại hình
sử dụng đất này
- Đề xuất định hướng phát triển loại hình sử dụng đất trồng cao su và các giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu quan như Sở Khoa học Công nghệ,Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị, UBND huyện, Phòng Tài nguyên vàMôi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, UBND cácxã, bằng cách phỏng vấn và thu thập số liệu trong phòng
2.2.2 Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phản ánh thông qua bảng, biểu
đồ, đồ thị, bằng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm Microsoft Exel
2.2.3 Phương pháp kế thừa số liệu
2.2.4 Phương pháp thống kê
2.2.5 Phương pháp thực địa
2.2.6 Phương pháp chuyên gia
2.2.7 Phương pháp áp dụng trong đánh giá đất
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Bản đồ đơn vị đất đai được xâydựng theo phương pháp chồng ghép các bản đồ đơn tính (loại đất, thành phần cơ giới,tầng dày đất, độ dốc, ) bằng phần mềm Mapinfo 9.0
- Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất với đặc tính của từngbản đồ đơn vị đất đai theo phương pháp của FAO dựa vào các yếu tố trội và các yếu tốbình thường trong đánh giá
2.3.7 Phương pháp phân tích SWOT
Trang 32CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Thông tin chung về điều kiện tự, nhiên kinh tế - xã hội
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Hải Lăng
Hải Lăng là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý từ
16o33’40’’ đến 16o48’00’’ vĩ độ Bắc và 107o04’10’’ đến 108o23’30’’ kinh độ Đông, có vịtrí tương đối thuận lợi, với lợi thế nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt BắcNam, có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của tỉnh và giao lưu hànghóa giữa các huyện, thị xã trong và ngoài tỉnh
Địa hình Hải Lăng thấp từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi núi
và các cồn cát, bãi cát với 3 dạng địa hình: Gò đồi và núi, đồng bằng, cồn cát và bãi
Trang 33cát ven biển Tổng diện tích tự nhiên là 42.513,43 ha; đất nông nghiệp là 34.970,40 ha,chiếm 82,26% tổng diện tích tự nhiên của huyện
Trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện diện 3 tiểu vùng sinh thái
+ Tiểu vùng gò đồi, bao gồm các xã: Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh,Hải Thượng, Hải Thọ và Hải Phú
+ Tiểu vùng đồng bằng, bao gồm các xã: Hải Thiện, Hải Thành, Hải Quy, HảiXuân, Hải Vĩnh, Hải Dương, Hải Ba, Hải Quế, Hải Hòa, Hải Tân và Thị trấn HảiLăng
+ Tiểu vùng cát ven biển, bao gồm các xã Hải An và Hải Khê
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn 7 xã vùng gò đồi của huyệnHải Lăng với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẽ được trình bày ởcác mục dưới đây
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Trang 34Hình 3.2 Sơ đồ vị trí 7 xã vùng nghiên cứu
b Địa hình, địa mạo
- Địa hình 7 xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng thấp từ Tây sang Đông, bị chia cắtbởi các sông, suối, đồi, núi và các cồn cát, bãi cát với 3 kiểu địa hình: Núi, đồi vàđồng bằng
- Vùng núi: Đặc điểm địa hình bao gồm các núi thấp có độ cao > 300m
- Vùng đồi: Chiếm diện tích lớn và trải dài từ Bắc xuống Nam Đặc điểm địa hình
bao gồm các đồi bát úp và các dải đồi thoải, có độ cao phổ biến từ 20-300m so vớimực nước biển, độ dốc từ 8-250
- Vùng đồng bằng: Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồi, được chia thành 2 dạngđịa hình:
+ Đồng bằng phù sa nội đồng: Địa hình phân bố dọc ven theo các sông suối lớn,nằm giữa vùng đồi gò phía Tây và biển phía Đông, độ cao trung bình so với mặt nướcbiển từ 4-6m
+ Đồng bằng cát ven biển: Nằm sâu trong nội địa có địa hình khá bằng phẳng
- Đá cát chiếm diện tích nhỏ, xuất hiện ở các xã Hải Chánh, Hải Phú Đá có kiếntrúc hạt thô, chủ yếu do các hạt cát được gắn kết lại với nhau Khi phong hóa tạo nênđất có màu vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ
- Trầm tích bở rời bao gồm phù sa sông và phù sa biển, hình thành ven các sông
và cửa sông đổ ra biển Vật liệu của phù sa sông suối chủ yếu là cát với các cấp hạt cókích thước khác nhau, từ thô đến mịn và một lượng limon nhất định Ngoài ra còn cócác cồn cát biển hiện đại được hình thành do tác động phối hợp của sóng biển và củagió Các cồn cát này hầu hết là cát thạch anh, có hình dạng như những gò đồi kéo dài ởcác xã Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thọ, Hải Thượng và Hải Trường [31]
d Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Vùng gò đồi huyện Hải Lăng có đặc điểm chung và cơ bản của của khí hậu nhiệtđới gió mùa Mùa hè có gió Phơn Tây Nam khô nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8,gió làm ẩm độ thường xuyên xuống dưới 50% vào mùa khô Mùa mưa có gió Đông
Trang 35Bắc ẩm ướt kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, loại gió này kèm theo mưa phùn
và làm cho nhiệt độ không khí thấp
Bảng 3.1 Các yếu tố khí hậu của vùng nghiên cứu năm 2010
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm 7 - 9 oC
Chế độ gió Tốc độ gió lớn nhất ngày trung bình năm 4,5 m/giây
Nguồn [30]
e Thủy văn, nguồn nước
Do đặc điểm địa hình 7 xã vùng gò đồi có dãy Trường Sơn ở phía Tây nên hệthống thủy văn của vùng rất phong phú và đa dạng, có nhiều con sông lớn chảy quanhư sông Thác Ma, sông Ô Lâu, sông Ô Giang, sông Nhùng, sông Câu Nhi và nhiềukhe suối Hàng năm lưu lượng nước đổ về các sông rất lớn, đặc biệt là mùa mưa.Ngoài các hệ thống sông trên, trong vùng còn có nhiều hồ đập lớn nhỏ như Trấm,Phước Môn, Khe Chanh, Hồ Lầy, Đây là các công trình thủy lợi phục vụ cho pháttriển sản xuất và đời sống dân sinh đồng thời góp phần cải tạo môi trường
Trang 36f Các nguồn tài nguyên tự nhiên
- Tài nguyên đất của vùng khá đa dạng với tổng điện tích đất tự nhiên là27.618,61 ha, chiếm 64,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Theo kết quả điều tra
và xây dựng bản đồ thì đất đai vùng nghiên cứu hình thành chủ yếu trên đá phiến sét,quá trình bồi đắp phù sa và một phần diện tích đất được hình thành trên đá cát Baogồm 11 loại đất trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có diện tích lớn nhất 14.837 ha, chiếm53,72% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng
- Thực vật rừng tự nhiên của vùng mang nét đặc trưng của thực vật rừng QuảngTrị là khá đa dạng về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao,nguồn ghen quý hiếm và là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu:
Họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Mangnoliaceae), Động vật rừngcũng khá phong phú và đa dạng với các loài lớp thú, lớp chim và lớp lưỡng cư bò sát
- Tài nguyên khoáng sản của vùng nghèo nàn và phần lớn thuộc nhóm không kimloại như: Than bùn phân bố ở Trằm Hải Thọ và Hải Quế; Silicát phân bố dọc bờ biểnphía Đông của huyện; đất sét phân bố dọc 2 bên bờ sông Nhùng (xã Hải Thượng).3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống
- Dân số và lao động, việc làm
Bảng 3.2 Dân số và lao động của vùng nghiên cứu năm 2010
của huyện
Trang 37Lao động nông nghiệp chủ yếu sản xuất theo mùa vụ, thường tập trung vào tháng 1đến tháng 8.
- Thu nhập và mức sống
Thu nhập bình quân đầu người của các xã trong vùng năm 2010 là 13,9triệu/người/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người toàn huyện (12,81triệu/người/năm) Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ trồng trọt, chănnuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Một số hộ có thu nhập thêm từ lâmnghiệp, thủy sản,
b Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Bảng 3.3 Hệ thống giao thông của vùng nghiên cứu năm 2010
có 91,84km đường đã được kiên cố hoá chiếm 47,87% toàn vùng
- Thủy lợi
Bảng 3.4 Hệ thống thủy lợi của vùng nghiên cứu năm 2010
Trang 38Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các xã vùng gò đồi đạt 14%,cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn huyện (13,5%); tổng giá trị sản xuất đạt538,42 tỷ đồng, chiếm 52,63% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2010
Nguồn [34]
Trang 39- Nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp đã chú trọng tập trung đầu tư chiều sâu, tạo bướcchuyển biến về chất, phát triển mạnh kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa; lồng ghép các chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi;cải tạo nâng cấp và đưa giống mới vào sản xuất, các mô hình kinh tế vườn, kinh tếtrang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả Năm 2010, tổng giá trị sản xuất toàn ngànhđạt 234,71 tỷ đồng, chiếm 50,37% tổng giá trị sản xuất toàn huyện (466 tỷ đồng).+ Trồng trọt
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt 115,99 tỷ đồng, chiếm 49,41% tổnggiá trị sản xuất toàn ngành và chiếm 38,23% tổng giá trị sản xuất trồng trọt toànhuyện Một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung đã, đang hình thành và phát triểnngày càng rõ nét như vùng sắn nguyên liệu với diện tích gần 1.500 ha; cây cao su đãđược đưa vào trồng thử nghiệm ở địa bàn tất cả các xã vùng gò đồi phía Tây
Biểu đồ 3.2 Năng suất cây trồng chính của vùng nghiên cứu qua các năm
Nguồn [17],[38],[39],[40]
Trang 40Biểu đồ 3.3 So sánh năng suất cây trồng chính của vùng nghiên cứu năm 2010
với các vùng khác
Nguồn [17],[38],[39],[40],[42]
Từ số liệu ở biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 có thể thấy bình quân năng suất lúa, ngô,lạc, sắn, khoai lang có sự biến động qua các năm song vẫn đạt ở mức khá cao so vớibình quân năng suất toàn huyện và tỉnh Nguyên nhân theo chúng tôi do điều kiện đấtđai khá phù hợp, các giống mới có tiềm năng năng suất cao được đưa vào sử dụng trêndiện tích lớn, trình độ thâm canh của người dân ở mức khá
Bình quân năng suất tiêu giảm qua các năm, đạt cao hơn bình quân năng suấttoàn huyện nhưng vẫn đạt mức thấp so với bình quân năng suất toàn tỉnh do người dânthường sử dụng giống địa phương, năng suất thấp Đầu tư cho cây trồng này chưađược chú trọng do diện tích sản xuất không lớn và sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầutại chỗ, chưa mang tính hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân của việc năngsuất tiêu trong vùng đạt thấp hơn các địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị
+ Chăn nuôi
Tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 76,98 tỷ đồng, chiếm 32,79% tổnggiá trị sản xuất của toàn ngành và chiếm 66,61% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi toànhuyện Gần đây ngành chăn nuôi phát triển tương đối nhanh theo hướng sản xuất hànghoá với các mô hình chăn nuôi trang trại, phương thức nuôi công nghiệp, các tiến bộ
về giống được ứng dụng đã nâng cao chất lượng sản phẩm Người dân địa phươngbước đầu đã mạnh dạn tìm tòi đầu tư nuôi các loại gia súc có giá trị kinh tế cao nhưhươu, đà điểu