1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

slide thuyết trình mây tre thủ công mỹ nghệ nà tấu

38 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 12,71 MB

Nội dung

Trong các thế mạnh của nền kinh tế của xã hiện nay có làng nghề mây – tre đan đang là một ngành kinh tế mũi nhọn giúp bà con trong xã vươn lên xóa đói, giảm nghèo... Anh Lò Văn Cương, Ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE S.TING

CUỘC THI BÀI GIẢNG E-LEARNING VỚI CHỦ ĐỀ “ DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM ”

Thàng 5/2014

Trang 5

Xã Nà Tấu là một xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, với diện tích 7442,69ha

So với các xã trong huyện thì

Nà Tấu là một xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trình

độ dân trí còn thấp và hiện nay được sự trợ giúp của Đảng, Chính phủ và nhà nước đồng bào các dân tộc trong xã đang vươn lên xóa đói, giảm nghèo Trong các thế mạnh của nền kinh tế của xã hiện nay có làng nghề mây – tre đan đang là một ngành kinh tế mũi nhọn giúp bà con trong xã vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Trang 6

Xã Nà Tấu nằm trên trục quốc

lộ 279 đoạn từ Tuần Giáo đi Điện Biên, cách Thành phố Điện Biên Phủ 24km Phía bắc giáp với huyện Mường Chà, phía nam giáp xã Mường Phăng, phía tây giáp xã Mường Pồn và xã Nà Nhạn, phía đông giáp với xã Mường Đăng của huyện Mường Ẳng Xã có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao thương hàng hóa với các vùng lân cận

Trang 7

Được thành lập từ tháng 09 năm 2010, làng nghề mây tre thủ công mỹ nghệ xã Nà Tấu có 22 thành viên, bao gồm 10

hộ gia đình tại hai bản Nà Tấu 1 và Nà Tấu 2 Đến nay số lượng thành viên tham gia hoạt động vào làng nghề đang ngày một nhân rộng Anh Lò Văn Cương, Chủ nhiệm tổ hợp tác làng nghề mây tre đan xã Nà Tấu, cho biết: “Làng nghề được thành lập theo chương trình đào tạo nghề phụ cho lao động tại nông thôn, tùy vào tình hình của từng địa phương mà người dân trong xã đăng ký mở các lớp học nghề khác nhau Lớp học nghề mây tre đan này là do cán bộ của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn mời các nghệ nhân ở Phú Xuyên-Hà Nội về dạy từ tháng 07 năm 2010 Khi mới bắt đầu tham gia lớp học, các thành viên trong làng nghề đều rất cố gắng học hỏi, vì thế chỉ hai tháng sau chúng tôi đã có thể tự làm nghề”

Trang 11

Từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như: tre, nứa, mây kết hợp với đôi bàn tay khéo léo đầy tài hoa của bà con nông dân đã cho ra đời những sản phẩm mây tre đan hết sức đẹp mắt: bàn, ghế, đĩa, mâm, gùi, giỏ Có thể nói, nghề mây tre đan là một nghề phụ được rất nhiều địa phương lựa chọn, bởi vốn hoạt động ít, mỗi hộ gia đình chỉ bỏ vốn từ 3 – 5 trăm nghìn đồng là đủ cho 4 người sản xuất,

có thể tận dụng được nguồn nhân lực phụ là người già và trẻ em, ngoài ra đây không phải là một nghề lao động quá vất vả, và bà con lại tranh thủ được thời gian những lúc nông nhàn “Nhàn cư vi bất thiện” bên cạnh việc giúp người dân tăng thêm thu nhập cho gia đình thì đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn còn làm giảm các tệ nạn

xã hội, trẻ em sau những giờ học có thể phụ giúp cha mẹ đan lát, người già thì sáng tạo các mẫu mã sản phẩm, còn thanh niên trong bản lại tụ tập nhau để chặt tre, nứa, se mây Chị Lò Thị Chung, bản Nà Tấu 2, một thành viên trong làng nghề phấn khởi tâm sự: “Từ ngày có làng nghề mây tre đan này, dân trong bản lại có thêm việc để làm, thêm thu nhập Giờ thì cứ mỗi tối thanh niên nam nữ lại rủ nhau đan lát, không còn đi chơi nhiều nữa”.

Trang 12

Một số hình ảnh về cuộc sống của bà con làng nghề từ khi có nghề

mây tre đan.

Trang 19

Sau cùng là khâu hoàn thiện: Sản phẩm được đan song cần được chỉnh sửa lại và loại bỏ những yếu tố thừa rồi được đưa vào ngâm nước chống mối mọt Sau khi phơi khô, bà con đem các sản phẩm trang trí và hoàn thiện rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Trang 20

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Trang 28

Mỗi sản phẩm sau khi trừ chi phí nguyên vật liệu, bà con cũng thu được từ 20 – 40 nghìn đồng, như vậy một tháng với một lao động bậc thường cũng có thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng Với những người nông dân thì đây quả thực là một số tiền không hề nhỏ Hiện nay, làng nghề mây tre thủ công mỹ nghệ xã Nà Tấu chủ yếu hoạt đông theo hình thức hộ gia đình Dù mới thành lập nhưng uy tín và chất lượng sản phẩm của làng nghề đã được khách hàng đánh giá khá cao, các thành phẩm đều được làm theo đơn đặt hàng đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, mẫu

mã và chủng loại Vì thế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan của làng nghề ngày càng có mặt tại nhiều tỉnh thành: Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình đặc biệt là trong các quán ăn, nhà hàng dân tộc

GIÁ TRỊ KINH TẾ

Trang 29

MỘT SỐ SẢN PHẨM MÂY TRE MỸ NGHỆ XÃ NÀ TẤU

Trang 34

KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NGHỀ HIỆN NAY

Khi thành lập làng nghề có lẽ địa phương cũng chưa từng nghĩ đến việc phải bảo đảm vùng nguyên liệu giúp làng nghề có thể hoạt động bền vững Từ trước đến nay, người dân làng nghề vẫn sản xuất dựa trên vùng nguyên liệu tự nhiên sẵn có Nguồn nguyên liệu này bị tận thu đến nỗi không có cơ hội để tái sinh, nên sau một thời gian bị khai thác kiệt quệ, các loại cây như song, mây đã khan hiếm dần đi Muốn

có song, mây để đan lát, người dân Nà Tấu phải đặt mua ở các khu vực lân cận Tuy nhiên cũng không dễ để có thể mua đủ nguyên liệu sản xuất hàng hóa, bởi các loại cây này trong tự nhiên đang hiếm dần

đi cùng với sự mất đi của những khu rừng xanh tốt, còn các dự án trồng mây nếp ở khu vực nọ, khu vực kia thì cũng chưa thấy hiệu quả đâu Thiếu nguyên liệu, người dân làng nghề chỉ đan lát cầm chừng “gọi là” để giữ lấy nghề.

Trang 35

Đến thăm gia đình ông Lò Văn Hiền, một hộ làm nghề có thương hiệu ở bản Nà Tấu 2, chúng tôi được biết, gia đình ông thường xuyên có khách đặt mua sản phẩm, nhưng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu vì không có nguyên liệu Thiếu nguyên liệu không chỉ khiến cho việc làm nghề của gia đình ông Hiền không được thường xuyên, mà còn làm

số đầu sản phẩm cũng bị giảm đi “Khách đến đặt mình khá nhiều loại sản phẩm, song do thiếu nguyên liệu nên không dám nhận nhiều Giờ gia đình chủ yếu chỉ làm ghế mây, mỗi chiếc có giá từ 50 – 70 nghìn đồng Nếu sẵn cả tre, mây mà làm thường xuyên thì mỗi tháng gia đình cũng

có thêm thu nhập khoảng 2,5 -3 triệu đồng” – ông Hiền nói

Trang 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Trang Web của báo Điện Biên Phủ

- Phần mềm Adobe presenter 7.0

- Phần mềm đổi đuôi Total video Converter

- Thực tế địa phương tại bản Nà Tấu 1-2

- Tư liệu do UBND xã Nà Tấu cung cấp và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo xã cùng các nghệ nhân của bản Nà Tấu 1-2

Ngày đăng: 06/03/2015, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w