1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổng hợp câu hỏi ôn tập pháp luật đại cương

20 4,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Câu 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC ? Trong tác phẩm nhà nước và cách mạng Lênin đã trình bày: nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Sự thống trị ở đây chính là việc nắm và sử dụng bộ máy nhà nước để quản lý chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với gai cấp khác, trấn áp có nghĩa là dùng quyền lực bắt buộc phải thực hiện các quyết định của nhà nước. Từ hai khái niệm trên ta thấy được bản chất nhà nước là luôn luôn thể hiện tính giai cấp, nhà nước là công cụ sắc bén của giai cấp thống trị để duy trì trật tự xã hội và quản lý xã hội,. Các nhà lý luận đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: CÂU 10: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM THỂ HIỆN BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. KỂ TÊN CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC TA. • Khái niệm: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, cùng với việc giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. CÂU 11: KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỚI HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN BIỆT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT. KỂ TÊN CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC TA. 1 Khái niệm hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tạng tống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật, được thể hiện trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.

Trang 1

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

Câu 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC ?

Trong tác phẩm nhà nước và cách mạng Lênin đã trình bày: nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác Sự thống trị ở đây chính là việc nắm và sử dụng bộ máy nhà nước để quản lý chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với gai cấp khác, trấn áp có nghĩa là dùng quyền lực bắt buộc phải thực hiện các quyết định của nhà nước

Từ hai khái niệm trên ta thấy được bản chất nhà nước là luôn luôn thể hiện tính giai cấp, nhà nước là công cụ sắc bén của giai cấp thống trị để duy trì trật tự xã hội và quản lý xã hội, Các nhà lý luận đã đưa ra khái niệm quản lý như sau:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng

+ Quyền lực chính trị : Là bạo lực có tổ chức của giai cấp này để trấn áp giai cấp khác

Như vậy quyền lực chính trị là quyền lực thống nhất không thể phân chia Nó chỉ thuộc

về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định, quyền lực chính trị được thực hiện thông qua các tổ chức:

- Các đảng phái chính trị là đảng phái luôn luôn có mục đích nắm chính quyền và các đại diện của Đảng mình và tham gia vào bộ máy nhà nước

- Chủ yếu thông qua bộ máy nhà nước

+ Quyền lực nhà nước: là quyền quyết định những công việc quan trọng của đất nước

dưới hình thức pháp luật, quyền tổ chức ra các lực lượng, các cơ quan để bảo đảm việc thi hành pháp luật Quyền lực nhà nước không thể phân chia được, nó bao gồm ba phần:

–Quyền lập pháp: là quyền thể chế hóa các quyền lưc chính trị quan trọng dưới hình thức pháp luật

Quyền hành pháp: là quyền tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế

Quyền tư pháp: là quyền giải quyết các tranh chấp hình sự kinh tế, hôn nhân gia đình và giải quyết các vi phạm pháp luật do tòa án thực hiện

Như vậy quyền lực chính trị khác với quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước: chỉ do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, sự thống trị

của giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã hội được thực hiện dưới ba hình thức; sự

Trang 3

Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, là cơ sở đảm bảo sự thống trị giai cấp, giai cấp nào nắm quyền lực về kinh tế thì giai cấp đó nắm quyền lực về chính trị tư tưởng Giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội, bắt các giai cấp khác phải phục tùng

Giai cấp thống trị thành lập ra qua bộ máy nhà nước, bảo vệ nhà nước, lợi ích cơ bản nhất

là bảo vệ giai cấp mình và còn bảo vệ lợi ích của giai cấp khác theo chừng mức lợi ích của giai cấp khác với lợi ích của giai cấp cầm quyền

Vị trí nhà nước trong xã hội có giai cấp: nhà nước và xã hội có giai cấp là hai khái niệm gắn nhau nhưng không đồng nhất Giữa chúng vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt nhau:

- Sự thống nhất ở chỗ: Xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu nhà nước đồng thời nhà nước chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, xã hội giữ vai trò quyết định

- Sự khác biệt ở chỗ: Khái niệm xã hội rộng hơn khái niệm nhà nước Xã hội được hình thành từ các giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà nước được hình thành từ những chế định pháp lý nhà nước

- Nhà nước có thể tác động mọi mặt đến sự phát triển của xã hội Sự tác động động đó có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền

* Mối quan hệ giữa nhà nước với cơ sở kinh tế: Nhà nước có tính độc lập tương đối, một

mặt nhà nước phụ thuộc vào cơ sở kinh tế, mặt khác nhà nước có thể tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế Nếu giai cấp cầm quyền là lực lượng tiến bộ thì chính sách

và pháp luật của nhà nước sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển Nếu giai cấp cầm quyền là lực lượng phản tiến bộ thì chính sách và pháp luật của nhà nước sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

*Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị – xã hội: Trongxã hội có giai cấp,

để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, ngoài việc thiết lập nhà nước, giai cấp cầm quyền còn thiết lập ra cáctổ chức chính trị xã hội, cácđòan thể quần chúng nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình trong mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội thì nhà nước luôn giữ vai trò trung tâm, trụ cột, là xương sống của hệ thống chính trị Nhà nước đóng vai trò quyết định đến việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp

Hệ thống chính trị gồm có:

- Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Bộ máy nhà nước

Trang 4

- Mặt trận tổ quốc Việt nam.

* Các đặc điểm thể hiện vai trò của nhà nước Việt Nam:

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước trong các chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuuộc vào các yếu tố bên ngoài

- Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự bắt buộc đối với mọi công dân, pháp luật đại diện cho công lý, công bằng xã hội

- Nhà nước có quyền quyết định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc với số lượng và thời hạn ấn định trước

- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Thực hiện quyền nhà nước có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế, bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải phục tùng quyền lực của nhà nước

- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân Công dân có nhiệm vụ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình

CÂU 2: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT ?

*Khái niệm pháp luật: có hai trường phái có quan điểm về pháp luật:

Pháp luật tự nhiên: những quy tắc xã hội được tạo ra bởi tạo hóa tồn tại trước khi có nhà nước Vì thế nhà nước phải thừa nhận nó là pháp luật

Pháp luật thực định: Chỉ những gì do nhà nước ban hành và thừa nhận thì đó mới là pháp luật

*Quan niệm trong khoa học về pháp luật theo chủ nghĩa Mac: Pháp luật là tổng thể các

quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị có tính chất bắt buộc chung nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước

* Bản chất của pháp luật: Cũng như nhà nước, pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp Pháp

luật phải thể hiện ý chí nhà bước của giai cấp thống trị Nội dung của ý chí đó được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước Ngoài ra tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp nắm chính quyền

Tuy nhiên, Pháp luật do nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên pháp luật còn mang tính xã hội , nghĩa là ở mức độ ít hay nhiều pháp luật còn thể hiện ý

Trang 5

Như vậy, Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính chất giai cấp vừa thể hiện tính xã hội Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau Xét theo quan điểm hệ thống không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội

Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, với chính trị, với đạo đức

*Trong mối quan hệ với kinh tế: Pháp luật có tính độc lập tương đối, một mặt pháp luật

phụ thuộc vào kinh tế, mặt khác pháp luật lại có tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối

với kinh tế.Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế:

Nội dung của các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của các quan hệ pháp luật Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, pháp luật không thể cao hơn trình độ phát triển kinh tế

Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế xuất hiện ở mọi hình thái nhà nước ở mọi thời kỳ Ngoài ra nó còn được thể hiện ở: cơ cấu, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật Tính chất của các mối quan hệ kinh tế quyết định phương pháp điều chỉnh của pháp luật Các thiết chế pháp lý các thủ tục pháp lý luôn luôn chịu ảnh hưởng từ phía chế

độ kinh tế

Sự tác động ngược trở lại đối với kinh tế của pháp luật: Pháp luật sự tác động ngược trở lại đối với cơ sở kinh tế Sự tác động đó có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực, và điều

đó tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền

*Trong mối quan hệ với chính trị: Pháp luật phản ánh các yêu cầu kinh tế thông qua

chính trị Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ qua lại giữa các tầng lớp giai cấp dân tộc trong hoạt động của nhà nước Chính trị gắn chặt với kinh tế, vì vậy nó phản ánh nhanh hơn, nhạy nhiệt hơn, nhạy hơn các yêu cầu về kinh tế so với pháp luật

Pháp luật muốn phản ánh kinh tế, tác động đến kinh tế phải tiếp thu các yếu tố chính trị Trong mối liên hệ giữa pháp luật và chính trị thì pháp luật vừa là phương tiện, biện pháp

để thực hiện quyền của lực lượng cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị Nó ghi nhận yêu cầu nội dung chính trị của giai cấp cầm quyền

Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện tập trung trong mối liện hệ giữa đường lối chính sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước

Đường lối chính sách của đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật

Pháp luật làm cho đường lối chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước, ý chí chung

Trang 6

* Pháp luật còn có mối quan hệ với đạo đức: Đạo đức là những quan điểm, quan niệm

của con người về các phạm trù thuộc về đời sống tinh thần của xã hội Các quan điểm, quan niệm của con người tồn tại trong xã hội có nhiều loại Mỗi một giai cấp, mỗi một lực lượng, xã hội có những quan điểm quan niệm riêng của mình về đạo đức của giai cấp cầm quyền thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội

* Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước: Là các yếu tố của thưự«ng tầng kiến trúc xã

hội quyết định bởi hạ tầng cơ sở Các hình thức, nội dung nhà nước đều phụ thuộc vào cơ

sổ kinh tế Pháp luật là công cụ cho nhà nước nhằm thực hiện chức năng quyền lực nhà nước và pháp luật đều được quýêt định điều kiện kinh tế

Nhà nước là điều kiện trực tiếp phát sinh ra pháp luật nhưng bản thân nhà nước cũng cần pháp luật bởi pháp luật chính là công cụ thực thi quyền lực nhà nước

Tuy nhiên hoạt động của nhà nước, cơ cấu tổ chức của nhà nước đều phải tuân theo pháp luật bởi các hoạt động ấy đều nằm trong quy pham 5pháp luật Do đó nếu không có pháp luật thì nhà nước sẽ không tồn tại

CÂU 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ TRƯƠNG: NHÀ

NƯỚC QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT PHÂN TÍCH CÁC THUỘC TÍNH VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA PHÁP LỤÂT ?

*Khái niệm: Các thuộc tính của pháp luật là những tính chất dấu hiệu riêng biệt, đặc

trưng của pháp luật để phân biệt pháp luật với các đặc điểm của nhà nước Gồm ba thuộc tính:

- Tính quy phạm phổ biến: các nội dung của pháp luật bao giờ cũng tồn tại trong nguyên

tắc nhất định gọi là quy phạm, nó thể hiện yêu cầu ý chí của nhà nước đối với xã hội Quy phạm ở đây là quy phạm phổ biến vì khi các quan hệ xã hội trở nên phổ biến đòi hỏi các quy phạm pháp luật (tức là hình thành trên cơ sở phổ biến của xã hội) Tính phổ biến của nó đối với tòan xã hội là không phân biệt giới tính tuổi tác, dân tộc, giai cấp trong vi phạm quốc gia thì quy phạm phổ biến luôn mang tính bắt buộc

- Tính hình thức chặt chẽ: pháp luật bao giờ cũng tồn tại trong một hình thức nhất định

Hình thức của pháp luật, đặc biệt là pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn tồn tại dưới hình thức quy phạm văn bản pháp luật, nhờ hình thức chặt chẽ này làm cho pháp luật trở lên rõ ràng, chính xác cụ thể, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện tuân theo và áp dụng pháp luật trong thực tế Các hình thức văn bản pháp luật đều quy định mang tính bắt buộc chung đối với cơ quan nhà nước

- Tính cưỡng chế: Pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước, do

vậy khi pháp luật được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện bằng:

Trang 7

- Tính thực hiện bắt buộc: các quy phạm đạo đức, giáo dục ở mức độ nào đó mang tính bắt buộc Còn quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc để tổ chức lại bộ máy pháp luật, bắt buộc từ thấp lên cao phải thực hiện pháp luật nhà nước

- Sự trừng phạt: mang tính nhà nước, đó là quyền lực công đặc biệt

Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một trật tự nhất định và

ổn định trong xã hội

CÂU 4: KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT, CÁC HÌNH

THỨC CỦA PHÁP LUẬT ?

* Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản đặc thù của pháp luật, thể

hiện bản chất của giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của của pháp luật trong hình thái xã hội nhất định

Đặc điểm của mỗi hình thái kinh tế xã hội trong xã hội có giai cấp sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản của pháp luật, và căn cú vào cơ sở kinh tế mà pháp luật được hình thành cùng lợi ích giai cấp mà pháp luật bảo vệ, người ta phân chia các kiểu các kiểu pháp luật tương ứng với các kiểu nhà nước:

- Kiểu pháp luật chủ nô

- Kiểu pháp luật phong kiến

- Kiểu pháp luật tư sản

- Kiểu pháp luật XHCN

Ba kiểu pháp luật: chủ nô, phong kiến, tư sản được xây dựng trên cơ sở kinh tế, quan hệ kinh tế tư nhân tư hữu về tư liệu sản xuất, chế độ người bóc lột người

Các hình thức của pháp luật: Hình thức của pháp luật được hiểu theo hai nghĩa:

- Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật

- Là nguồn gốc của pháp luật, tức là tổng thể của toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có quy định quy tắc về xử sự chung cho từng người và được nhà nước bảo đảm giá trị thi hành

- Các hình thức của pháp luật gồm có:

* Tập quán pháp:

Trang 8

Là hình thức nhà nước thừa nhận những tập quán đã lưu truyền trong xã hội đã phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung với mọi người

Tiền lệ pháp:

Là hình thức nhà nước thừa nhận các quy định đã có hiệu lực pháp lý của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tươmg ứng xảy ra sau này Ở Việt Nam hình thức tiền lệ pháp được áp dụng vào thế kỷ XV vào thời nhà Lê (1428 - 1527)

Học thuyết pháp lý:

Là hình thức của các luật gia hay các nhà nghiên cứu mà học thuyết đó ảnh hưởng sâu sắc đến hành động xét xử của tòa án

Điều ước quốc tế:

Là văn bản do hai quốc gia hay nhiều, các tổ chức quốc tế thế giới ký kết trên cơ sở bình đẳng để xác lập các quyền, nghĩa vụ của các quốc gia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng

Ý thức pháp luật:

Là tổng thể những học thuyết, tư tưởng quan điểm,quan niệm của con người về pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về các hành vi hợp pháp, hành vi vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật được xem là nguồn gốc pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật:

Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống

Hiện nay nhà nước ta chỉ thừa nhận hình thức pháp luật, vì đây là hình thức pháp luật tiến

bộ nhất thế giới, nó đáp ứng nhanh đòi hỏi của giai cấp thống trị, việc sửa đổi hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật được tến hành nhanh chóng Văn bản quy phạm pháp luật được

vì được hình thành bằng con đường nha nước nên nó khắc phục được sự tùy tiện đối với lao động sáng tạo pháp luật

CÂU 2: CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC.

1- Các kiểu nhà nước

Trang 9

Khái niệm: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước, thể

hiện bản chất giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định

Dựa vào hai căn cứ:

- Cơ sở kinh tế mà nhà nước được hình thành và lợi ích của giai cấp nào mà nhà nước bảo

vệ, người ta chia kiểu nhà nước thành bốn loại:

+ Nhà nước chủ nô

+ Nhà nước phong kiến

+ Nhà nước tư sản

+ Nhà nước XHCN

Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có đặc điểm riêng nhưng chúng đều là kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Các nhà nước đó đều là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của các giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với kiểu nhà nước bóc lột Nhiệm vụ của nó là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện công bằng xã hội

- Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu Cách mạng xã hội là là con đường dẫn đến sự thay thế đó

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, tiến bộ nhất và cũng là nhà nước cuối cùng trong lịch sử, trong tương lai nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa

1 Hình thức nhà nước: Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước bằng phương pháp tổ

chức và thực hiện quyền lực nhà nước Hình thức nhà nước là khái niệm chung gồm các yếu tố cấu thành:

a) Hình thức chỉnh thể: Là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của

nhà nước và xác lập những mối quan hệ của các cơ quan đó Gồm có hai dạng cơ bản:

- Chính thể quân chủ: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung tòan bộ hoặc một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế

- Chính thể quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn

Trang 10

- Chính thể quân chủ hạn chế: Người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác nữa

- Chính thể cộng hòa: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một

cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định

- Chính thể cộng hòa dân chủ: Quyền tham gia bầu cử để được lập ra cơ quan đại diện nhà nước được quy định về mặt hình thức đối với các tầng lớp nhân dân lao động

- Cộnng hòa quý tộc: quyền đó chỉ quy định với các tầng lớp quý tộc

b) Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu tạo thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và

xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương Có hai hình thức chủ yếu:

- Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, (thành), huyện (quận), xã (phường) Ví dụ: Việt Nam, Lào, Campuchia

- Nhà nước liên bang: Là nhà nước có từ hai hoặc nhiều nước thành viên lập lại Có hai

hệ thống cơ quan quyền lực quản lý Một hệ thống chung cho tòan liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng Ví dụ: Mỹ, An Độ, Malaisia

Ngoài ra trong lịch sử còn tồn tại nhà nước liên minh Đó là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nằm thực hiện một số mục đích nhất định, sau khi hoàn thành nhà nước liên minh có thể tự giải tán

c) Chế độ chính trị: Là các cách thức, biện pháp mà qua đó nhà nước thực hiện quyền lực

của mình Trong đó có hai loại chính là những phương pháp dân chủ và những phương pháp phi dân chủ

- Phương pháp dân chủ: Chính quyền thuộc về nhân dân, cơ sở mọi hoạt động chính sách của nhà nước là phục vụ vì lợi ích của nhân dân

- Dân chủ tư sản: đảm bảo quyền lợi thuộc về giai cấp tư sản

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa: đảm bảo quyền lợi thuộc về số đông trong xã hội Việc thực hiện dân chủ chỉ bắt đầu khi có nhà nước tư sản

- Các phương pháp phi dân chủ: Thể hiện tính chất độc tài, đỉnh cao của nó là trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít

CÂU 6: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ

SẢN ?

Ngày đăng: 06/03/2015, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w