Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
907,1 KB
Nội dung
BÌNH THUẬN Phần I: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN A/Tiềm năng về tài nguyên du lịch: 1/Vị trí địa lý Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, có toạ độ địa lý: - Kinh độ: 1070 24’E - 1080 23’E - Vĩ độ: 10033’N - 11033’N - Tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý. Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km. - Diện tích tự nhiên: 7.992 km2 *Dân cư • Dân số: 1.135.900 người (2004) • Mật độ: 145 người/km² • Số nam: 565.700 người; số nữ: 570.200 người • Thành thị: 394.200 người; nông thôn: 741.700 người Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng. *Lịch sử Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thêm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. 2/Tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Địa hình: Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình sau: o Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình: dài khoảng 52 km, rộng 20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng. o Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: Đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0-12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90 - 120 m. o Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 - 50 m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh. o Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông bắc -Tây nam từ phía bắc huyện Bắc Bình đến đông bắc huyện Đức Linh. -Tài nguyên biển: Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192km ,ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ. Bình Thuận có các bãi biển cát trắng mịn như Phan Thiết - Mũi Né, Đồi Dương (Hàm Tân), Mũi điện - Kê gà (Hàm Thuận Nam) có bãi biển nằm cạnh sườn núi với bờ đá nhấp nhô như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Đặc biệt, các loại hình giải trí trên biển như: lướt ván buồm- lướt ván diều, lặn biển, dù lượn… -Khí hậu: Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng v à không có mùa đông • Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 • Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau • Nhiệt độ trung bình: 26.5°C - 27°C • Lượng mưa trung bình: 800-1.600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900mm/năm) • Độ ẩm tương đối: 79% • Tổng số giờ nắng: 2.459 Đặc điểm trên là điều kiện rất thuận lợi tăng năng suất cây trồng - vật nuôi , thuận lợi cho phơi sấy trong sản xuất nông ngư nghiệp và sản xuất muối . Song do lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn là một trong những hạn chế lớn của Bình Thuận. Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân. - Thuỷ văn: Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng diện tích lưu vực 9.880 km 2 với chiều dài sông suối 663 km, trong đó có 7 lưu vực sông chính: sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km). Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện . Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà . Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KW/h. Khả năng khai thác nguồn thủy năng trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình thủy điện nhỏ (15 công trình) với công suất lắp máy 1.900KW. -Tài nguyên đất: Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: o Đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc bờ biển từ nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích toàn tỉnh). Trên các loại đất này có thể phát triển mô hình nông lâm kết hợp, trồng các băng rừng phòng hộ - kết hợỹp trồng cây ăn quả và các loại hoa màu như dưa hạt, đậu các loại Trên đất mặn có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ. o Đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% diện tích tự nhiên) phân bố ở các đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước, hoa mầu, cây ăn quả o Đất xám có diện tích 151.000 ha (18,9% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện. Khả năng sử dụng loại đất này vào nông lâm nghiệp và mặt bằng công nghiệp còn lớn. Trong đó 85% diện tích có thể phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. o Diện tích còn lại chủ yếu là tổ hợp đất đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn Trên các loại đất này có thể sử dụng vào các mục đích nông lâm nghiệp. -Tài nguyên khoáng sản: Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là nước khoáng, sét, đá xây dựng. Nước khoáng: có nhiều điểm nước khoáng như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Đa Kai (Đức Linh), Đồng Kho (Tánh Linh) Văn Lâm, Hàm Cường, Tà kóu (Hàm Thuận Nam), Phong Điền (Hàm Tân). Riêng 4 điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường, Đa Kai là loại nước khoáng thuộc loại cacbonat - natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm. Nước khoáng khu vực Tuy Phong có đủ điều kiện để sản xuất tảo với sản lượng lớn. -Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên hiện có 344.385 ha, giảm 37.084 ha so với năm 1992 (381.469 ha). + Năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập khu rừng đặc dụng quốc gia rừng Sến - núi Tà Cú với diện tích khoảng 11.000ha, phân bố trên địa bàn 2 xã Hàm Minh, Tân Thuận và thị trấn Thuận Nam thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Riêng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt núi Tà Cú có diện tích khoảng 1.700ha. + Du lịch sinh thái Đức Linh: Đức Linh là một huyện xem như cuối cùng của tỉnh Bình Thuận, 3 mặt của huyện lại tiếp giáp 3 vùng đất khác nhau là cực Đông, cực Nam Trung bộ và Cao Nguyên nên chẳng những chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đa dạng mà Đức Linh còn có một địa hình phong phú. Chẳng hạn như Đức Linh có đủ sông – hồ; đồi – núi; thác – ghềnh; rừng – ruộng…với những cảnh quan và không gian rất đẹp và đặc trưng. Với đặc thù về khí hậu và địa hình của mình, ngoài hệ thống thác, Đức Linh còn có nhiều tiềm năng đặc trưng khác có thể dành cho phát triển du lịch. Trong đó đáng kể nhất là hồ Trà Tân. Rộng hơn 228 ha, hồ Trà Tân còn nổi tiếng là một hồ thiên nhiên với rất nhiều chủng loại thủy sản phong phú. Cá ở hồ Trà Tân vừa nhiều lại vừa đa dạng với những loại rất quý. Hơn nữa, hồ lại có địa thế rất thơ mộng là nằm giữa một khu rừng nguyên sinh và hạ lưu của khu vực thác Trượt nên tạo thành một thắng cảnh rất hấp dẫn. Một lợi thế khác nữa của Đức Linh chính là những vườn cây ăn trái luôn xanh tốt quanh năm. Dù thuộc tỉnh Bình Thuận vốn khô cằn về đất trồng trọt nhưng lại may mắn kề bên khu vực Đông Nam bộ trù phú nên điều kiện thổ nhưỡng của Đức Linh hết sức thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn trái. Đến Đức Linh không ai không biết những vườn cây ăn trái tại Rô Mô rộng hàng chục hécta. +Khu du lịch sinh thái Đồi Sứ: Vị trí: Khu du lịch sinh thái Đồi sứ thuộc thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đặc điểm: Không khí trong lành, đượm nét hoang sơ, tinh khiết của núi, rừng, biển thích hợp với mọi lứa tuổi. Đây là khu du lịch sinh thái đầu tiên được xây dựng theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện Hàm Thuận Nam . Nằm ở một góc của tam giác TP Hồ Chí Minh - khu công nghiệp Bình Dương - Hàm Thuận Nam . Đồi Sứ rất thuận tiện cho kỳ nghỉ cuối tuần. Khu du lịch có tổng diện tích 14ha, trong đó khoảng 10ha là rừng phi lao, những đồi cát, một con đường xây bằng gạch chạy trên đồi cát được gọi là Tiểu Vạn Lý Trường Thành nhằm tạo cảnh quan sinh thái, khuôn viên còn lại xây dựng cơ sở hạ tầng có diện tích 8.000m². Hiện tại, Ðồi Sứ có 6 phòng Deluxe, 24 Bungalow và 10 phòng Standard được trang bị đủ tiện nghi. Ðặc biệt trong tổng số 24 Bungalow có 10 Bungalow làm bằng gỗ theo kiểu nhà sàn của dân tộc Mường – Việt Nam . Ngoài ra, khu du lịch còn có một khu vườn bảo tồn rộng 3.000m² nuôi các loại thú như hươu sao, nhiều loại chim, gà tây, ngỗng, thỏ và nhiều loại cây ăn trái như nhãn, xoài, chuối. Có thể nói, Đồi Sứ đã đánh thức tiềm năng vùng đồi cát hoang vu, tinh khiết thấp thoáng sau cánh rừng phi lao thơ mộng. b. Tài nguyên du lịch nhân văn * Tài nguyên du lịch gắn với hệ thống di tích lịch sử- văn hoá: Di tích lịch sử trường Dục Thanh: đây là trường tư thục đầu tiên được xây dựng ở Trung Kỳ. Trường do 2 ông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, là con của nhà tri thức yêu nước Nguyễn Thông sáng lập năm 1907. Từ cuối năm 1910 đến đầu năm 1911,thầy giáo Nguyễn Tất Thành (tức chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dạy học ở đây trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trường hiện còn nhiều di tích gắn liền với thời gian Bác Hồ lưu lại Phan Thiết như: Một bộ trường kỷ, một bộ ván, chiếc án thư, một chiếc tủ đứng, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay…trường đã được Bộ Văn hoá Thông tin quyết định công nhận là di tích văn hoá lịch sử ngày 12/02/1996. Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bình Thuận khởi công xây dựng năm 1983, khánh thành ngày 17/05/1986. Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật hình ảnh liên quan đến cuộc đời hoạt động Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện quần thể di tích bảo tàng này là rất thu hút khách khi đến Phan Thiết. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình An: Đình Bình An (Miếu Bình Thạnh) do nhân dân làng Bình An xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến năm Tự Đức thứ 13 (Nhâm Thìn 1832) đình làng mới xây dựng lại kiến cố và giữ nguyên đến ngày nay. Hiện nay Đình Bình An thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Để xây dựng đình làng vững chãi và có vị trí tốt, theo quan niệm phong thủy xưa , các nhà địa lý dân gian đã tìm được cuộc đất tốt, nơi địa hình có dáng hình “Phượng Hoàng ẩm thủy” (chim phượng hoàng uống nước) lưng dựa vào động cát, mặt trông ra hướng biển và cách biển chừng 60m. Để xây dựng đình làng vững chãi và có vị trí tốt, theo quan niệm phong thủy xưa , các nhà địa lý dân gian đã tìm được cuộc đất tốt, nơi địa hình có dáng hình “Phượng Hoàng ẩm thủy” (chim phượng hoàng uống nước) lưng dựa vào động cát, mặt trông ra hướng biển và cách biển chừng 60m. Đến nay Đình Bình An là ngôi đình lớn và đẹp, tiêu biểu cho lối kiến trúc nghệ thuật dân gian ở Bình Thuận. Đình Bình An đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia 1996. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Nghĩa: Đình làng Đức nghĩa được xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ XIX ở vị trí gần Đình làng Đức Thắng, vì những lý do khách quan về phong thổ địa lý nên dân làngdời đình lên động cát làng Thành Đức, sau khi sáp nhập làng Thành Đức với Vạn Nam Nghĩa nên mới có tên là Đức Nghĩa. Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước có ao sen lớn. Đình làng Đức Nghĩa có dạng kiến trúc giống như Đình làng Đức thắng, cổ lầu là nơi tập trung phần trang trí nghệ thuật đặc sắc nhất trong tổng thể đình làng. Ở đây nghệ nhân xưa đã dùng nghệ thuật ghép mảnh sứ, sành để tạo nên hình tượng “Tứ Linh” , những phần dưới của mái hạ, các bờ nóc, bờ quyết cũng được trang trí nghệ thuật làm ngôi đình vừa cổ kính vừa trang nghiêm. Nội dung thờ phụng bên trong như một kho tàng lưu trữ hàng trăm hiện vật quý như hoành phi, liên đối, khám thờ đã được chạm trổ công phu và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Đình làng Đức Nghĩa còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử văn đầu thế kỷ XIX nguồn gốc dân cư ở làng quan trọng nhất trong số đó có 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm. Các nghi thức cúng tế chính ở đình làng vào dịp tế Xuân từ 14-16 tháng giêng Âm lịch và tế Thu từ 14-16 tháng 8 âm lịch. Đình làng Đức Nghĩa đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1991, là một trong những ngôi đình cổ trong danh sách các ngôi đình cổ ở Việt nam. Di tích lịch sử Vạn Thuỷ Tú: Vạn Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập bắt đầu vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca bố trí theo hình chữ Tam , mặt chính quay ra hướng Ðông. Hiện nay Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Ðức Thắng, thành phố Phan Thiết. Chức năng của đình làng thường xây dựng để thờ Thành Hoàng làng và đình làng thường đi liền với các làng mạc nông nghiệp, còn Vạn, Dinh lại thờ cá Ông (cá Voi) và thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng Ngư. Thờ cá Ông, mà theo họ đó là vị Thần thường cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thần thủy chung với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân. Vạn Thủy Tú từ ngày xưa dựng xong đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh, Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân làm nghề biển coi như Thủy tổ nghề biển. Do nhu cầu nghiên cứu, tham quan của các nhà nghiên cứu, của du khách và để bảo tồn bộ xương cá Voi xưa nhất, lớn nhất ở Vạn Thủy Tú, hiện nay ở đây đang xúc tiến việc xây dựng một dãy nhà trưng bày và bảo quản, gắn với việc trùng tu tôn tạo lại các hạng mục của di tích. Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư: tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiết chứng 7km được người Chăm xây dựng từ những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại rất ít như một số phế tích ở khu thánh điạ Mỹ Sơn, còn lại nhóm Hoà lai (Phan Rang) nhóm Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối nguyên vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư. Nội dung của việc xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga-Yôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Những cuộc khai quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư. So với những tháp Chăm khác, đến nay di tích này hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được bình yên. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1991. Hải Ðăng Khe Gà: gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe gà, đảo có diện tích 5 ha ở vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết khoảng 30 km về phía Ðông Nam. Hải Ðăng Khe gà do một người Pháp tên là Chnavat kỹ sư thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải Ðăng khắc số 1899. Hải Ðăng Khe gà chính thức hoạt dộng năm 1900. Trong lịch sử hàng hải ở khu vực này, các thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định được toạ độ, vị trí. Bởi Mũi Khe gà dược coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngoài ngọn Hải Ðăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Từ dưới mép nước biển đến Hải Ðăng hàng chục bậc tam cấp. Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải Ðăng do người Pháp trông từ cuối thế kỷ trước [...]... TT Tên dự án Địa điểm Quy mô 1 Khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né Phan Thiết 400 phòng + 200 biệt thự 60 2 Khu du lịch Hàm Tân Hàm Tân 160 phòng + 25 biệt thự 14 3 Khu du lịch Tuy Phong Tuy Phong 160 phòng + 25 biệt thự 14 Khu Du lịch Biển Lạc (Tr.USD Khu Du lịch Đa Kai Khu liên hợp thể thao Phan Thiết Hàm Thuận Bắc Khu Du lịch sông Quao 4 Làng du lịch Hàm Thuận Nam Hàm Thuận Nam 30 phòng + 20 biệt thự... 1.274.639 250.833 II/Tình hình về doanh thu Trong những năm qua du lịch Bình Thuận có bước phát triển khá nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, tăng thu nhập người dân địa phương, thu hút nhiều dự án đầu tư, nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển du lịch Hàng năm lượng du khách tăng bình quân 27% trong đó tỷ... tham gia các dịch vụ du lịch phát sinh Đặt biệt là cách ứng xử văn hoá, văn minh đối với du khách, cùng góp phần tạo ấn tượng đẹp về một thành phố du lịch biển Phần III: ĐINH HƯỚNG PHÁT TRI ỂN DU LỊCH I/ Dự báo về khách và doanh thu về hoạt động du lịch Để khai thác tốt tiềm năng lợi thế, Bình Thuận cũng đặt ra những mục tiêu trong thời gian tới.Giai đoạn từ 2007-2010, ngành du lịch địa phương tiếp... tư vào Bình Thuận hiện nay thì ngành du lịch chiếm trên 80% Những điều này đã nói lên qui mô và tốc độ phát triển của ngành du lịch Bình Thuận trong một tương lai không xa, trong đó có nhu cầu phát triển resort Tuy nhiên cũng đặt ra cho ngành du lịch Bình Thuận phải có một qui hoạch tổng thể, một chiến lược phát triển hợp lý đồng thời với gìn giữ, tôn tạo Và đây cũng là mục tiêu lớn cho Bình Thuận khi... khoảng 1,55 triệu lượt khách du lịch đến Bình Thuận, tăng 22,5% so năm 2005 , trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 9,5% (147.000 lượt); ngày khách tăng 26% Tính đến hết quý I/2007, tỉnh Bình Thuận đã đón gần 500.000 lượt du khách (tăng 31,5% so cùng kỳ năm 2006), trong đó lượng khách quốc tế chiếm khoảng 67.000 lượt, thời gian lưu trú của du khách nước ngoài tăng khá cao, bình quân 3,6 ngày/khách Trong... phương tiếp tục phấn đấu giữ nhịp tăng trưởng bình quân 20-25% Như vậy đến năm 2010, khả năng du lịch Bình Thuận thu hút được 3.000.000 lượt khách ( khách quốc tế chiếm 10-15%) và sẽ vươn lên chiếm 10% GDP của tỉnh Đến thời điểm đó, tất cả các vùng có tài nguyên và điều kiện cho phép, đều được quy hoạch để phục vụ phát triển du lịch Song, cho dù du lịch Bình Thuận vươn xa đến đâu, nhiều người vẫn mong... – 10% Doanh thu du lịch tăng bình quân 29,6% /năm Mức tăng trưởng ngành du lịch đạt khá, tăng bình quân hàng năm 18% chiếm tỷ trọng 10% trong tổng cơ cấu GDP của Tỉnh Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 227,51 tỷ đồng, trong đó đáng lưu ý là công suất sử dụng phòng nghỉ bình quân đạt 58%, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006 III/ Hiện trạng về cơ sở vật chất,phục vụ phát triển du lịch Theo thống... những cửa hàng dịch vụ phục vụ du khách trong và ngoài nước đến nghỉ tại những khu du lịch đó Du lịch cưỡi bò: Bãi biển Mũi Né, Bình Thuận ngoài khung cảnh tuyệt đẹp, những khu resort thơ mộng và xinh xắn còn có thêm một thú vui mới lạ và rất hấp dẫn các du khách nhí, đó là cưỡi bò Những chú bò hiền lành xưa chỉ biết kéo xe, nay được làm du lịch Do lạ nên rất đông khách du lịch, cả người lớn, trẻ em,... nông lâm nghiệp, 2 đơn kinh doanh xăng dầu, 1 đơn khu dân cư ) Kết quả đã trả lời 16 đơn đăng ký đầu tư, gửi lấy ý kiến các ngành 4 đơn, báo cáo UBND tỉnh 5 đơn; chưa xử lý 9 đơn Tình hình chấp thuận đầu tư Trong quý 1/2007 tỉnh Bình Thuận có 18 dự án được chấp thuận với tổng tổng vốn đăng ký 584,5 tỷ đồng Như vậy đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 752 dự án được UBND tỉnh chấp thuận đẩu tư còn hiệu... leo đồi cát Bình Thuận :Nhờ du lịch vùng đất Hàm Tiến, Bình Thuận đầy cát, sóng và gió đã thay đổi từng ngày Tại đây, đã xuất hiện những hình thức kinh doanh du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách Tuyến đường Phan Thiết - Hòn Rơm đã được trải nhựa láng bon Cát từ trên những đồi cao đã bị chặn đứng không thể tràn xuống đường được nữa Một bên đường dọc theo bờ biển cát trắng có chừng 50 khu du lịch nghỉ dưỡng