1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG TRÒ CHƠI TẬP THỂ TRONG VÀ NGOÀI PHÒNG

11 5,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

ĐOÀN KHỐI CQ DÂN CHÍNH ĐẢNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TRƯỜNG TCN NINH THUẬN NHỮNG TRÒ CHƠI TẬP THỂ TRONG VÀ NGOÀI PHÒNG ( sưu tầm - Dành cho cán bộ đoàn - các chi đoàn) 1. Trò “Bắt Sâu” : - Số lượng : 4 – 6 cặp (1 cặp gồm 1 nam , 1 nữ) - Dụng cụ : keo dán 2 mặt , con sâu bằng giấy hay bằng nhựa - Cách chơi : bạn nữ đã bịt mắt sẽ tìm bắt mấy con sâu được dán trên quần áo của bạn nam . Cặp nào bắt xong trước xem như là thắng , được thưởng . - Chống chỉ định : dán sâu vào mấy chỗ nhạy cảm - Khuyến khích : càng gần chỗ nhạy cảm càng tốt 2. Trò “2 người 3 chân” hay “3 người 4 chân” : - Số lượng : 4 – 6 cặp (1 cặp gồm 2 hay 3 người , có thể là bạn với nhau hay người cùng gia đình) - Dụng cụ : vài sợi dây - Cách chơi : dùng sợi dây cột chân người này vào chân người kia . Nếu 1 cặp gồm 2 người thì 1 sợi dây , nếu 1 cặp gồm 3 người thì 2 sợi dây. Đứng xếp thành hàng ngang . Cặp nào chạy về đích trước thì thắng , được thưởng . 3. Trò “Cả nhà thương nhau” : - Số lượng : nhiều người càng vui - Cách chơi : tập hợp thành 1 vòng tròn , chia ra thành nhiều cặp , mỗi cặp gồm 3 người (ba,mẹ,con) . Cả vòng tròn cùng hát bài “Cả nhà thương nhau” , đến đoạn nào có “A thương B” thì người A sẽ cõng hoặc bế người B , hát nhiều lần cho đến hết bài . Có thể hoán đổi vai trò của mỗi người . 4. Trò “Chuối dập lửa” : - Số lượng : 4 – 6 cặp (1 cặp gồm 1 nam , 1 nữ) - Dụng cụ : trái chuối , cây nến nhỏ , sợi dây - Cách chơi : bạn nam được bịt mắt ,dùng 1 sợi dây vòng quanh eo và thòng xuống dưới , phía dưới cột 1 trái chuối . Tất nhiên trái chuối ở giữa 2 chân (lưu ý: độ dài của sợi dây để trái chuối lủng lẳng tầm đầu gối) . Đốt cây nến cho mỗi cặp , bạn nam đứng dang chân , cây nến ở giữa , trái chuối ở trên . Bạn nữ đứng cách xa 2m , hướng dẫn bạn nam dập tắt ngọn nến bằng trái chuối . Cặp nào dập tắt nến trước thì thắng , được thưởng. - Chống chỉ định : bạn nam không được dùng tay , cứ tư thế đứng tần mà chỉ được hạ người lên xuống . Không dùng nến to , lửa lớn vì dễ phỏng . 5. Trò “Sâu thi chạy” : - Số luợng : 8 – 10 người , chia làm 2 đội - Dụng cụ : vài sợi dây - Cách chơi : mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc tạo thành 2 hàng song song. Ở mỗi hàng buộc chân phải người thứ nhất với chân phải người thứ 2 , chân trái người thứ 2 với chân trái người thứ 3 , ….cứ tiếp tục cho đến hết hàng dọc . Buộc xong cả 2 đội sẽ thi chạy . Đội nào đến đích trước sẽ thắng , được thưởng . 6. Trò “Ghép hình” : (dành cho các bé) - Số lượng : 6 - 10 bé , chia làm 2 đội - Dụng cụ : keo dán 2 mặt , những mãnh ghép bằng giấy hay mút , những thứ có thể tạo ra chướng ngại vật , đồng hồ . - Cách chơi : sẽ cho 2 đội xem hình mẫu trước , quy định thời gian . Ở vạch xuất phát sẽ có những mảnh ghép , bé đầu tiên sẽ lấy 1 mảnh ghép , vượt qua chướng ngại vật để đến đích , sau đó dán lên bảng , chạy về chổ cũ . Cứ thế cho đến bé cuối cùng , sao cho hình ghép hoàn chỉnh . Đội nào xong trước thời gian thì thắng , được thưởng. 7. Trò “Hiểu ý” : (dành cho các bé và mẹ hoặc ba) - Số lượng : không giới hạn , 1 đội gồm 1 bé và mẹ (hay ba) - Dụng cụ : 1 số tấm hình về động vật , keo dán 2 mặt - Cách chơi : bé và mẹ(ba) đứng đối mặt nhau , mẹ hoặc ba sẽ xem hình có sẵn , sau đó diễn đạt lại cho bé bằng hành động . Khi bé xác định được hình nào thì sẽ lấy hình đó dán lên . Đội nào dán xong trước và chính xác thì thắng , được thưởng . 8. Trò “Bóng ném” : (dành cho các bé ) - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : 1 trái banh nhỏ , 1 tấm bia vẽ hình tròn làm tâm (hay 1 vòng tròn vừa) - Cách chơi : đặt tấm bia (hay vòng tròn) cách vạch chơi khoảng 3m . Bé đứng ngay vạch , ném trái banh sao cho trúng tâm (hay ném banh sao cho lọt qua vòng tròn) . Ném trúng có thưởng . 9. Trò “Đua xe đạp tiếp sức vượt chướng ngại vật” : - Số lượng : 8 bạn chia làm 2 đội - Dụng cụ : 2 chiếc xe đạp , những chướng ngại vật - Cách chơi : đoạn đường đua xe AB khoảng 20m , trên đoạn đường AB có nhiều chướng ngại vật và hướng dẫn đường đi . Đầu A 2 bạn , đầu B 2 bạn . Bạn đầu tiên chạy từ A đến B , bạn tiếp theo chạy từ B đến A , cứ thế cho đến bạn cuối cùng chạy từ B về A . Đội nào về đích trước sẽ thắng và được thưởng . 10. Trò “Thổi bong bóng” : - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : bong bóng - Cách chơi : mỗi bạn được phát 5 cái bong bóng , bạn nào thổi xong trước thì thắng và được thưởng . 11. Trò “Bịt mắt cõng bạn” : - Số lượng : khoảng 10 bạn chia làm 5 cặp - Dụng cụ : khăn bịt mắt - Cách chơi : vd A cõng B . A bị bịt mắt , A cõng B . B hướng dẫn A đi đúng hướng . Cặp nào về đích trước thì thắng và được thưởng . 12. Trò “Đưa nàng về dinh” : - Số lượng : 6 bạn chia làm 2 đội , mỗi đội gồm 2 nam và 1 nữ - Cách chơi : 2 bạn nam làm bắt chéo tay nhau để tạo thành kiệu , bạn nữ sẽ ngồi lên kiệu . Vượt qua chướng ngại vật để về đích . Đội nào về trước sẽ thắng và có thưởng . 13. Trò “Đập trống” : - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : khăn bịt mắt , cái trống nhỏ , cái dùi trống . Nếu không có trống thì thay bằng lon nước ngọt . - Cách chơi : người chơi đứng cách trống 6m , bịt mắt lại , quay tròn 3 vòng rồi tiến lên đập trống . Đập trúng có thưởng . 14. Trò “Ném vòng” : (dành cho các bé) - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : 1 cái cọc , 5 cái vòng - Cách chơi : đặt cọc cách xa 3m , người chơi dùng những cái vòng ném sao cho vòng lồng vào cọc . Ném trúng hết thì được thưởng . 15. Trò “Sút bóng” : - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : 1 sợi dây , 1 vòng tròn , 1 trái banh - Cách chơi : dùng sợi dây cột vòng tròn thả lòng thòng vừa tầm . Người chơi đứng cách vòng tròn 3m , đá trái banh sao cho banh lọt qua vòng tròn . Đá lọt qua vòng tròn thì thắng và được thưởng . 16. Trò “Bóng rổ” : (dành cho các bé) - Số lượng : không giới hạn - Dụng cụ : 1 cái rổ , 1 trái banh - Cách chơi : treo cái rổ lên cao khoảng 1m . Người chơi đứng cách rổ 2-3m , ném trái banh sao cho trái banh lọt vào rổ . Banh lọt vào rổ thì thắng và được thưởng . 17. Trò “Kẹp bong bóng” : - Số lượng : khoảng 8 bạn , chia làm 2 đội - Dụng cụ : 2 cái bong bóng đã được thổi - Cách chơi : xếp 2 đội thành 2 hàng song song . Người chơi đầu tiên sẽ kẹp bong bóng giữa 2 chân rồi nhảy về đích , cứ tiếp tục cho đến bạn cuối cùng . Đội nào về trước thì thắng và có thưởng . 18. Trò “Con vịt” : - Số lượng : không giới hạn - Cách chơi : tập trung thành vòng tròn . Quản trò hô “Vịt đâu” , các bạn chơi hô “Vịt đây” . Quản trò hô “Vịt đẻ” , các bạn để 2 tay ra sau mông . Quản trò hô “Vịt ấp” , các bạn để 2 tay trước bụng . Quản trò hô “Vịt nở” , các bạn để 2 tay trước mặt . Quản trò hô “Vịt bay” , các bạn giang 2 tay ra 2 bên . Cứ thế làm nhiều lần , từ từ tăng tốc độ . Làm sai động tác sẽ bị phạt . 19. Trò “Chuyền bong bóng” : - Số lượng : khoảng 10 bạn , chia làm 2 đội - Dụng cụ : 2 cái bong bóng đã được thổi - Cách chơi : 2 đội xếp thành 2 hàng thẳng , bạn đầu tiên sẽ chuyền bong bóng bằng tay qua đầu cho bạn đứng sau và chạy về đích . Đội nào về đích trước sẽ thắng và được thưởng . 20. Trò “Đạp bóng” : - Số lượng : không giới hạn , chia thành từng cặp - Dụng cụ : bong bóng , dây cột - Cách chơi : cột chân trái của người này vào chân phải của người kia , cột bong bóng vào 2 chân còn lại (cột sao cho bóng cách chân 30-40cm) . Từng cặp dùng chân đạp bể bong bóng của cặp chơi khác . Hết giờ thì cặp nào còn nhiều bong bóng thì cặp đó thắng và được thưởng . 21. Trò “Đi banh” : - Số lượng : không giới hạn , chia làm 2 đội - Dụng cụ : 1 trái banh , những chướng ngại vật - Cách chơi : người chơi sẽ đá trái banh lăn trên mặt đất , vượt qua chướng ngại vật . Đội nào về đích trước thì thắng và có thưởng . 22. Trò “Đi cầu khỉ” : - Số lượng : không giới hạn , chia làm 2 đội - Dụng cụ : 2 thanh cây dài khoảng 3m , 4 cái bụt cao bằng nhau - Cách chơi : đặt 2 thanh cây lên 4 cái bụt thành 2 đường song song để làm cầu khỉ . Người chơi phải khéo léo giữ thăng bằng đi qua cầu . Đội nào qua cầu trước thì thắng và được thưởng . 23. Trò “Đố vui” : (thông minh,kiến thức) - Số lượng : không giời hạn , chia làm 3 đội , mỗi đội 3 bạn - Dụng cụ : chuẩn bị những câu hỏi và đáp án - Cách chơi : tính điểm , đội nào trả lời đúng và cuối cuộc thi có điểm cao nhất thì thắng . 24. Trò “Kéo co” : - Số lượng : không giới hạn , chia làm 2 đội - Dụng cụ : dây thừng dài - Cách chơi : mỗi đội đứng ở mỗi đầu dây , chia khoảng cách sao cho đều nhau . Kẻ 2 vạch song song cách nhau khoảng 1-2m , đội nào kéo được đội kia qua vạch của mình thì thắng . 25. Trò “Bịt mắt bắt dê” : - Số lượng : không giới hạn , chia làm 2 đội (vd:A và B) - Dụng cụ : khăn bịt mắt - Cách chơi : bóc thăm xem đội nào bị bịt mắt trước . vd đội A bị bịt mắt trước , đội A cử 1 bạn ra để bịt mắt . Những bạn còn lại của đội A và đội B tập trung thành vòng tròn và đứng xen kẻ nhau . Bạn bị bịt mắt (A) nếu bắt trúng người của đội B thì A thắng và bạn bị bắt sẽ bị bịt mắt . Nếu bạn bịt mắt (A) bắt nhằm bạn thuộc đội mình thì đội A thua và cứ tiếp tục bịt mắt . 26. Trò “Vận chuyển nước” : - Số lượng : không giới hạn , chia làm 2-3 đội - Dụng cụ : 2-3 vỏ chai nước suối loại 1 lít , 2-3 cái muỗng nhựa , 2-3 xô nước - Cách chơi : người chơi sẽ dùng muỗng nhựa múc nước trong xô , chạy đến nơi để chai nước , đổ nước vào chai . Sau đó chạy về đưa muỗng cho bạn tiếp theo . Đội nào có nhiều nước thì thắng và được thưởng Một số trò chơi tập thể góp vui trong buổi sinh nhật 1. TRÒ CHƠI VUA HÙNG KÉN RỂ Hình thức chơi: Chúng ta chọn các bạn chơi và sau đó chia làm 2 đội. Mỗi đội phải làm theo lời của chủ trò, chủ trò yêu cầu tìm kiếm cái gì thì các đội phải lấy thật nhanh và sau đó giao cho người chủ trò. Qua nhiều lần như vậy đội nào lấy được nhiều đồ hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi. 2. TRÒ CHƠI ĐI TÌM NGƯỜI THÂN Hình thức chơi: Có thể chọn ra 2 bạn bao gồm 1 nam và một nữ. Sau đó cho cả 2 bạn ra ngoài khỏi vị trí của tập thể làm sao cho 2 bạn đó không nhìn thấy gì ở tập thể. Người chủ trò có nhiệm vụ là tìm 2 người cũng như vậy và người đó được chỉ định. Để cho 2 bạn vào tim ra 2 người được chỉ định ấy. Sẽ xó những câu hỏi tùy các bạn muốn hỏi tập thể Ví dụ như: Người ấy tóc dài đúng hay sai. Lưu ý câu hỏi chỉ được chọn là đúng hay sai. Không được hỏi như người ấy tóc dài phải không, hoặc người ấy tóc dài hay tóc ngắn. Câu trả lời của tập thể chỉ là nếu đúng thì vỗ tay, nếu sai thì sẽ ồ lên. Xoay trong các câu hỏi sẽ làm cho bạn có thể tìm thấy bạn mà người chủ trò chỉ định. Trò chơi này sẽ giúp các bạn có thêm khả năng quan sát 3. TRÒ CHƠI NẾU THÌ Luật chơi: Người quản trò có nhiệm vụ chọn ra 2 đội, 1 bên nam và một bên nữ. Số lượng tuy thuộc vào tập thể có thể cả tập thể cùng chơi. Sau đó bên đội nam thì viết vế Nếu. Ví dụ: Nếu mình học giỏi Còn bên đội nữ thì viết vế thì Ví dụ: Thì đói bụng Chon bên đội nào viết vế nếu vế thì phụ thuộc vào người chủ trò nhưng thường là bên đội các bạn nam thì viết nếu còn các bạn nữ thì sẽ viết vế thì Sau đó ghép 2 vế chọn ngẫu nhiên trong số đó để ghép. bạn sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên, va nhiều điều hay xảy ra. 4. TRÒ CHƠI BẮT CÁ Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ trong học tập. Số lượng: Tùy thộc vào người quản trò có thể chọn người chơi, đứng thành vòng tròn. Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn. Cách chơi: Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt. Khi nghe tiếng còi ( hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Nếu cá bị bắt sẽ thua, người nào bắt được nhiều cá sẽ dành phần thắng. Luật chơi: Cá nào bị bắt là thua. Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục. Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn. Chú ý: tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá. 5.NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG DỘI BOM mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác 6. QUẢ BÓNG TÌNH YÊU mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa má của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt đi về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp khác. 7. KHIÊU VŨ mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng khiêu "vũ" trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI bong bóng cuốI cùng thì thắng. 8. .TRÒ CHƠI XẾP THƯ Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau. Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn. Cách chơi: 1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo. 2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi. 3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo. 4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại. Trò chơi cứ thế tiếp tục Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc. Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng 1 nắm tay (nam cõng nữ & nhón 1 chân). Khi tổ chức trò chơi thì cần phải có những phần khen và phạt. Những cách phạt những đội thua: 1. Múa đôi Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ. Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau. 2. Vịt lạ kỳ Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát "Một con vịt xòe ra hai cái cánh ", người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô "vịt què". Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp. Chú ý: - Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay - Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: "vịt béo", "vịt xàng xê" - Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác. 3. Chú mèo đáng yêu Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài "Meo meo meo rửa mặt như mèo ", người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay, 4. Vịt đẻ trứng vàng Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do "te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te - vịt nở, te te te - vịt bay". Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô "cạp cạp cạp " và làm điệu bộ theo các động tác. - Vịt đẻ: hai tay để sau mông - Vịt ấp: hai tay để trước bụng - Vịt nở: hai tay để trước mặt - Vịt bay: hai tay giang ra hai bên 5. Âm vang Tây Nguyên Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn Tập thể cùng hát theo nhịp điệu "Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum" (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh) Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo, Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác. 6. Tìm tác giả tác phẩm (thơ) * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ Ví dụ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim" Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai - nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc 7. Đố nghề * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm. 8. Nói và làm ngược * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to" - Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ" - Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên" - Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất" Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt Tổng Hợp Các Trò Chơi Tập Thể Ngoài Trời 1. Truyền tin Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội. Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội. Nội dung: Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo. Cách chơi: - Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau. - Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh. - Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra. Luật chơi: - Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng. - Đội nào để lộ tin coi như thua. - Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy. - Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt. Chú ý: - Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại. - Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội). - Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài. - Các chữ trong bản tin bằng nhau. - Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước. - Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi. 2. Bắt cá: Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt. Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn. Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá. - Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. - Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn. Cách chơi: - Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt. - Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Luật chơi: - Cá nào bị bắt là thua. - Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục. - Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn. Chú ý: Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá. 3. Đổ nước chai Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập. Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau. Nội dung: Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước. Cách chơi: - Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau. - Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn. - Kẻ vạch giữa chậu nước và chai. - Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại. - So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng. Dụng cụ chơi: - Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi. - Thìa múc nước. - Chậu đựng nước. Luật chơi: - Phải đưa thìa ở vạch xuất phát. - Dùng chai và thìa giống nhau. - Không bóp méo thìa. - Chỉ dùng một tay đổ vào chai. Chú ý: - Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi. - Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi 4. Truyền tin bằng hình tượng Trò này giống như trò truyền tin nhưng khác ở chỗ là người truyền tin phải dùng hành động, không được dùng lời nói.Cách chơi mỗi đội 2 người đứng cách nhau khoảng 50m.Mỗi đội cử người số 1 lên nhận tin, sau hồi còi sẽ chạy về chỗ của mình rồi bắt đầu truyền tin cho người nhận cách mình 50m.Người nhận sau khi nhan tin xong chạy lên nộp cho BTC Chú ý: Nên chọn những câu có hành động trong đó như" yêu nhau cởi áo trao nhau" hoặc"hiệp sĩ mù lên núi ngắm trăng" chẳng hạn. Đảm bảo sẽ cười bể bụng với những hành động kỳ quặc và những câu mà các đội nộp về cho BTC 5.Ăn mía nấu nước Trò này có thể áp dụng trong trò chơi lớn, rất dzui. BTC sẽ phát cho mỗi đội 1 tách dầu lửa và 1 tờ giấy.Mỗi đội 5 người, nhiệm vụ các đội là nhai mía, nhai mía và nhai mía cho đến khi mía khô rồi lấy bã mía nấu nước cho đến khi nước sôi( khoảng 1/2 lon nước ngọt thôi). Chú ý là mỗi đội chỉ có 1 tách dầy lửa và 1 tờ giấy thôi đó Thôi đi học đay, bữa khác tui post tiêp cho coi, vỡi lại mỗi lần một ít lại hay hơn là viết nhiều MỘT SỐ TRÒ CHƠI SINH HOẠT VÒNG TRÒN, 6. Ba con gấu Trò chơi này các bạn phải đọc thuộc 1 đoạn như sau: "ở trong nhà có ba con gấu, con gấu cha thì khỏe mạnh, con gấu mẹ thì dẻo dai, còn gấu con thì nhí nhảnh." Sau đó quản trò đứng giữa vòng tròn và chơi, các bạn khác trong vòng tròn sẽ làm theo. Câu đầu tiên: ở trong nhà có ba con gấu thì các bạn phải chống hai tay lên hông và nhún theo nhịp. Đến câu tiếp theo, con gấu cha thì khỏe mạnh, các ban phải nhún và giơ 2 tay lên đầu giống như tập thể dục động tác vươn thở. Câu tiếp theo: con gấu mẹ thì dẻo dai, các bạn phải uốn người và nhún sao cho dẻo 1 chút. Câu cuối cùng: còn gấu con thì nhí nhảnh, các bạn phải nhún và xoay vòng tròn tạo thành sự nhí nhảnh. Cứ như thế, trò chơi này, các bạn chơi lặp đi lặp lại nhiều lần và làm với tốc độ nhanh dần. 7.mưa rơi các bạn cũng đọc 1 đoạn sau:" Mưa rơi xuống ào ào ( đọc 2 lần), nước dâng lên ào ào ( đọc 2 lần), đàn cá bơi lội tung tăng ( đọc 2 lần), ô ma lý chà mông ( đọc 2 lần). Cũng như trò chơi trên, quản trò ra đứng giữa vòng tròn làm và các bạn làm theo. Ở câu đầu, các bạn đưa 2 tay ra phía trước ở tư thế úp lòng bàn tay xuống và dần dần khụy 2 đầu gối xuống.Đến câu tiếp theo, các bạn làm ngược lại, từ từ đứng dậy và lúc đó là ngửa bàn tay lên. Câu thứ 3, thì các ban nhảy sang 2 bên theo nhịp 222 của câu và đánh tay sang 2 bên. Câu cuối cùng thì các bạn vừa uốn người và xoa 2 tay làm động tác giống như chà vào không khí. Cứ như thế, các bạn chơi trò này nhiều lần, lặp đi lặp lại và ở tốc độ nhanh dần. Chú ý: ở trò chơi này, câu cuối cùng thay vi chà mông thì các bạn chọn chà chỗ khác như chà tay, chà lưng hay chà vai chứ chà mông thì có lẽ sẽ làm các bạn nữ ngượng đỏ mặt đấy. Trò tiếp theo là trò " đánh trống lảng". Trò chơi này quản trò sẽ hỏi bất kì 1 bạn nào 1 câu hỏi và bạn đó phải bắt buộc nói 1 câu gì đó để lảng tránh câu của quản trò, nếu như câu của người bị hỏi mà không liên quan đến câu của quản trò thì không sao, còn nếu như câu của người bị hỏi mà có liên quan đến câu của quản trò thí người đó sẽ bị loại và bị phạt ngay lập tức. 8.TẠT BONG BÓNG Xếp các đội thành hàng song song, với số em trong mỗi đội bằng nhau. Đưa cho em đứng đầu tiên của mỗi đội một bong bóng. Sau tiếng còi bắt đầu, em đầu tiên sẽ dùng tay vừa tạt bong bóng vừa chạy đến đích và ngược lại cho em kế tiếp. Em kế tiếp sẽ làm giống như vậy cho đến em cuối cùng. Đội làm xong trước thắng! 9.ĐÁ BONG BÓNG Giống như trò chơi tạt bong bóng, thay vì dùng tay tạt bong bóng, các em sẽ dùng chân đá bong bóng đến đích và ngược lại cho em kế tiếp. 10.NHẨY KẸP BONG BÓNG -Cho các đội xếp hàng dọc, mỗi đội cách nhau chừng 1 meter, số người của mỗi đội bằng nhau. Sau tiếng còi bắt đầu, các em đứng đầu sẽ dùng đầu gối nhấc bong bóng, đã được đặt trước mỗi em, và bắt đầu nhẩy đến đích. Sau khi đến đích, các em sẽ nhẩy trở lại và truyền bong bóng cho em kế tiếp. Em kế tiếp sẽ dùng đầu gối kẹp bong bóng và nhẩy tiếp tục. Đội nào xong trước thắng. Nếu đội nào làm bể bong bóng sẽ bị loạị Nếu em nào làm tuột bong bóng ra khỏi chân sẽ phải dùng đầu gối nhấc lên và tiếp tục nhẩy lại ở mức khởi hành. -Giống như trò chơi trên; mỗi em mang một trái bong bóng ở mắt cá chân phải. Sau tiếng còi bắt đầu, mỗi em sẽ tìm cách đập bể bong bóng của các em khác trong khi giữ bong bóng của mình đừng bị đạp. Em cuối cùng còn bong bóng sẽ thắng. Đề tăng thêm hào hứng và ganh đua trong một nhóm lớn, xếp các em theo vòng tròn, đếm số từ 1 đến 5 hoặc 10 tùy theo số đông. Sau khi các em đã có số và đã mang bong bóng vào mắt cá chân, người điều khiển sẽ gọi bất cứ số nào; những em nào mang số được gọi sẽ vào giữa vòng tròn và bắt đầu tìm cách đập bong bóng của những em khác. Người điều khiển sẽ gọi các số thay phiên nhau em nào còn bong bóng cuối cùng sẽ thắng. 11.Trò chơi: Hát đếm số * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần) Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” Quản trò đưa 2 ngón tay: Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …” Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt 12.Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ” - Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ” - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước” - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước” - Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ” Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau) 13.Thi tìm những con vật có từ láy * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy” Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, … 4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc. 14.Trò chơi: Con muỗi * Mục đích: tạo không khí vui vẻ * Số lượng: 50 -> 70 người * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang - Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần) - Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần) Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt 15. Trò chơi : Đèn xanh đèn đỏ 16. Trò chơi : Tôi bảo tôi bảo 17. Trò chơi: Chỉ trỏ chưởng 18. Trò chơi: 2 người 3 chân

Ngày đăng: 27/02/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w