Chuyên đề : MỘT ÍT KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ 9 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Trong tất cả các môn học ở bậc phổ thông cơ sở thì môn vật lý có vai trò quan trọng bởi những biến thức rất thực tế và được vận dụng nhiều trong lónh vực khoa học kỹ thuật, phần lớn học sinh ham thích học bộ môn và biết vận dụng kiến thức khá tốt, nhưng bên cạnh vẫn còn không ít học sinh học yếu kém môn này, do không nắm vững kiến thức để giải thích hiện tượng, nhất là không giải được bài tập đối với đoạn mạch mắc hỗn hợp. Trong giảng dạy việc học sinh học yếu kém bộ môn mình phụ trách là nỗi quan tâm của mỗi giáo viên. Qua giảng dạy nhiều năm ở môn vật lý 9 bản thân đã rút ra một ít kinh nghiệm và áp dụng thấy có hiệu quả, xin được trình bày sau đây. II. NỘI DUNG : 1/- Dạy bài kiến thức mới : Phần này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản trong mỗi bài, nhưng do kết cấu nội dung chương trình, có những bài lượng kiến thức khá dài mà học yếu không thể hiểu phần đầu nào là trọng tâm chính vì điều đó đã làm học sinh hỏng kiến thức. Do vậy khi giảng dạy ngoài việc giáo viên chú trọng nội dung trọng tâm từng phần thì cuối mỗi bài học nên dành ít thời gian để củng cố những nội dung mà giáo viên xem là cơ bản nhất. VD) Khi dạy bài "Ba cách nhiễm điện cho các vật''. Bài này khá dài nhưng có thể dùng 3 câu hỏi để giúp học sinh hiểu kiến thức trong bài. Câu hỏi 1 : Sau khi hai vật cọ xát với nhau thì cả hai có nhiễm điện không và nhiễm điện như thế nào ? Câu hỏi 2 : Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng xảy ra khi nào? có đặc tính gì ? Câu hỏi 3 : Vật A chưa nhiễm điện tiếp xúc vật B nhiễm điện, thì vật A có nhiễm điện không ? và nhiễm điện thế nào với vật B ? VD) Khi dạy bài "Điện trở dây dẩn phụ thuộc vào gì ?" 21 21 . RR RR + Đối với bài này củng cố bằng 2 bài tập : Bài tập 1 : So sánh điện trở của 2 dây đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất dài 1m, dây thứ hai dài 2m ? Bài tập 2 : So sánh điện trở 2 dây đồng có cùng chiều dài, tiết diện dây thứ nhất bằng 0,5mm 2 , dây thứ hai bằng 1mm 2 ? Trên đây là VD ở 2 bài kiến thức mới, thiết nghỉ nếu học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm ở từng bài thì chất lượng sẽ được nâng lên. 2/- Giảng dạy tiết bài tập : Học sinh khi giải bài tập thường sai ở những vấn đề sau : Không đổi đơn vò cho phù hợp, áp dụng sai công thức, giải bài tập dựa vào sơ đồ mạch điện thì thường tính chung các điện trở với nhau chưa phân biệt được từng đoạn mạch nối tiếp hay song song. Để khắc phục vấn đề trên khi làm bài tập giáo viên cần cho học sinh nêu đơn vò của các đại lượng trong mỗi công thức khi áp dụng, xem đơn vò của các đại lượng trong bài tập đã cho có phù hợp chưa. Phần công thức yêu cầu học sinh phải hệ thống công thức sau mỗi chương. Phần giải bài tập dựa trên sơ đồ, học sinh cần phân biệt được giữa đoạn mạch mắc nối tiếp song song và có cách ghi như sau để dễ áp dụng công thức. Ví dụ : Sơ đồ (1) Sơ đồ (2) * Sơ đồ 1 : [(R 1 // R 2 ) nt R 3 ] Muốn tính được điện trở của cả đoạn mạch đầu tiên tính trong dấu ngoặc đơn của đoạn mạch AB trước (R AB = ). Sau đó tính trong dấu ngoặc lớn bên ngoài của đoạn mạch AC; R AC = R AB + R 3 . * Sơ đồ 2 : [(R 1 nt R 2 ) // R3] Muốn tính điện trở cả đoạn mạch đầu tiên tính trong dấu ngoặc đơn R 1 nối tiếp R 2 ; (R 1;2 = R 1 + R 2 ). Sau đó tính trong dấu ngoặc lớn bên ngoài R 1;2 song song R 3 - 2 - 32;1 32;1 . RR RR R + = 3/- Dạy tiết thực hành : Hầu hết kiến thức vật lí được rút ra từ thực nghiệm để học sinh khắc sâu kiến thức, vững tin vào kiến thức thì yêu cầu học sinh phải biết mắc mạch điện theo sơ đồ, biết sử dụng và đọc được giá trò của các dụng cụ đo như vôn kế, ampe kế. Muốn làm tốt những yêu cầu đó trước khi thí nghiệm giáo viên phải hướng dẫn kó cách mắc theo sơ đồ . VD : Thực hành "đo cường độ dòng điện". Dựa vào sơ đồ yêu cầu học sinh mắc theo thứ tự bắt đầu mắc từ cực dương của nguồn theo chiều dòng điện đến chốt (+) của ampe kế, rồi từ chốt (-) của ampe kế đến bóng đèn, rồi đến khóa, từ khóa về cực âm của nguồn. Cần lưu ý học sinh khi mắc nên để khóa mở đóng khóa và đọc giá trò của dụng cụ đo. Muốn được giá trò của các dụng cụ đo cần cho học sinh xác đònh độ chia nhỏ nhất của từng dụng cụ trước khi đo. Vì mỗi dụng cụ độ chia nhỏ nhất đều khác nhau. Nếu mỗi học sinh đều nắm vững 2 yêu cầu trên thì bài thực hành sẽ đảm bảo được yêu cầu nội dung đề ra. 4/- Ôn tập hệ thống kiến thức : Để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của từng chương trình một cách có hệ thống thì sau mỗi chương giáo viên phải hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương đó. Do phân phối chương trình môn vật lý 9 không có tiết tổng kết chương phần này giáo viên giành một ít thời gian trong mỗi tiết ở cuối mỗi chương. VD Chương I dành khoảng 10 phút ở tiết bài tập sau bài điện trường đề hệ thống kiến thức cơ bản trong chương, vì tiết cuối chương kiểm tra. Tùy thuộc vào từng chương mà dành thời gian phù hợp để ôn tập kiến thức đó. - 3 - III. CHẤT LƯNG BỘ MÔN NĂM 2003-2004 : Giảng dạy môn vật lý 9 3 ; 9 4 ; 9 5 chất lượng như sau : Mô n Lớ p Sỉ số Giỏi Khá TB Yếu Kém Lí 9 3 41 11 29,3% 15 36,6% 11 26,8% 3 7,3% 9 4 39 10 25,6% 18 46,2% 9 23,1% 2 5,1% 9 5 39 13 33,3% 18 41% 10 25,7% TC 119 35 29,4% 49 41,2% 30 25,2% 5 4,2% IV. KẾT LUẬN : Để chất lượng bộ môn vật lý ngày càng được nâng cao thì ngoài sự cố gắng giảng dạy của giáo viên đòi hỏi học sinh phải ra sức học tập, thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đề ra. Trên đây chỉ là một ít kinh nghiệp của bản thân rút ra từ giảng dạy, chắc chắn trong việc trình bày không chỉ có những chỗ thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong tổ. - 4 - . Chuyên đề : MỘT ÍT KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ 9 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Trong tất cả các môn học ở bậc phổ thông. trong lónh vực khoa học kỹ thuật, phần lớn học sinh ham thích học bộ môn và biết vận dụng kiến thức khá tốt, nhưng bên cạnh vẫn còn không ít học sinh học yếu kém môn này, do không nắm vững kiến. Trong giảng dạy việc học sinh học yếu kém bộ môn mình phụ trách là nỗi quan tâm của mỗi giáo viên. Qua giảng dạy nhiều năm ở môn vật lý 9 bản thân đã rút ra một ít kinh nghiệm và áp dụng thấy