giáo trình kiểm toán 1 &2

223 299 0
giáo trình kiểm toán 1 &2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giáo trình kiểm toán 1 &2 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực ki...

1 GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN 1 & 2 BIÊN SOẠN: THẠC SĨ: ĐOÀN VĂN HOẠT TIẾN SĨ : MAI HOÀNG MINH 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN I- ĐỊNH NGHĨA. Có nhiều đònh nghóa khác nhau về kiểm toán, nhưng đònh nghóa hiện được chấp nhận rộng rãi là : “ Kiểm toán là một quá trënh thu thập và đánh giá bng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác đònh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” 1 II- PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN. 1. Phân loại theo mục đích. 1.1. Kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến. 1.2. Kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy đònh nào đó. 1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về các báo cáo tài chính của một đơn vò. 2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán. 2.1. Kiểm toán nội bộ. Là loại kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, họ thực hiện cả ba loại kiểm toán, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động. 2.2. Kiểm toán của Nhàø nước. Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nước tiến hành và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ. Riêng tại các đơn vò sử dụng kinh phí của Nhà nước, họ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán báo cáo tài chính. 2.3. Kiểm toán độc lập. Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, và tùy theo yêu cầu của khách hàng, họ còn cung cấp các dòch vụ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính Hiện nay, thuật ngữ kiểm toán thường được hiểu là kiểm toán độc lập, và kiểm toán viên cũng được hiểu là kiểm toán viên độc lập. III- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN. 1- Trên thế giới. Kiểm toán là một hoạt động đã c ó từ rất lâu đời kể từ thời kỳ mà các thông tin kế toán được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán (Audit) theo tiếng La tinh là “Auditus” có nghóa là “nghe”. 2 Kể từ thời kỳ Trung cổ, kiểm toán được thực hiện để xác đònh về tính chính xác của các thông tin tài chính. Bên cạnh đó, từ khi có sự ra đời của thò trường chứng khoán và công ty cổ 1 Auditing : An Integrated Approach, A. A. Arens & J.K. Locbbecke, Prentice Hall, 1997. 2 Theo Webster’s Seventh New Collegiate Dictionary, 1965. 3 phần, cũng như do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã diễn ra sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của những nhà quản lý. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những người làm công, và vì thế kiểm toán độc lập đã được ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này. Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ, với sư ï xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán. Vì thế, kiểm toán độc lập chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính Qua quá trình nghiên cứu và thông qua hoạt động thực tiễn, dần dần các kiểm toán viên đã hình thành nên những phương thức kiểm tra mới. Đó là việc xây dựng và phát triển của kỹ thuật lấy mẫu, vấn đề đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và hình thành kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. 2. Ở Việt Nam. Hoạt động kiểm toán trước thập niên 90 chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thò trường theo đònh hướng Xã hội Chủ nghóa, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu hình thành với sự ra đời của côâng ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Việt Nam cũng đã từng bước thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 1/1994, Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập. Thứ đến vào tháng 7/1994, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ được thành lập, và hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Sau cùng, đến tháng 10/1997, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đến tháng 9/1999, Bộ Tài chính cũng đã chính thức ban hành 04 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đầu tiên, và sau đó vào tháng 12/2000 đã ban hành thêm 06 chuẩn mực kiểm toán. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề, Hội kế toán Việt Nam (VAA) đã được thành lập vào năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA đã được kết nạp chính thức là thành viên thứ 7 của AFA (Liên đoàn Kế toán ASEAN), và là thành viên thứ 130 của IFAC (Liên đoàn Kế toán Quốc tế), đồng thời VAA cũng là thành viên của IASC (Ủy ban Chuẩn mực Quốc tế về kế toán). Ngoài ra, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao). IV- LI ÍCH KINH TẾ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được rất nhiều người sử dụng, để ra các quyết đònh kinh doanh. Thế nhưng, khi nền kinh tế thế giới càng phát triển sẽ tạo nên hệ quả tất nhiên là khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là : - Động cơ của người cung cấp thông tin. - Lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng. - Sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Như vậy, cần có những giải pháp để làm giảm rủi ro, chẳng hạn như : - Người sử dụng sẽ trực tiếp kiểm tra thông tin. - Gia tăng trách nhiệm pháp lý của Hội đồng quản trò (hay Ban giám đốc). - Bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập. 4 Trong đó, giải pháp sau cùng được xem là có hiệu quả nhất. V- KIỂM TOÁN VIÊN, TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ HIỆP HỘI NGHỀ NGHIỆP. 1. Kiểm toán viên độc lập. Muốn hành nghề kiểm toán độc lập, các ứng viên thường phải đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Được đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất đònh. - Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán. - Trúng tuyển một kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh 2. Hình thức tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập. 2.1. Hình thức tổ chức : một tổ chức kiểm toán có thể hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hoặc công ty cổ phần, nhưng phổ biến nhất là công ty hợp danh ; và họ thường phải chòu trách nhiệm vô hạn. Còn khi thành lập tổ chức kiểm toán ở hình thức công ty cổ phần, thì đây lại là một loại công ty cổ phần đặc biệt, nghóa là sẽ phải có người chủ sở hữu chòu trách nhiệm vô hạn. Về cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty kiểm toán, thông thường bao gồm các cấp bậc chủ yếu là : · Chủ phần hùn · Chủ nhiệm · Kiểm toán viên chính · Kiểm toán viên phụ 2.2. Các lónh vực hoạt động của tổ chức kiểm toán : Một tổ chức kiểm toán có thể cung cấp nhiều dòch vụ thuộc những lónh vực khác nhau , như là : · Xác nhận · Dòch vụ kế toán · Tư vấn thuế · Tư vấn về quản trò 2.3. Phân loại tổ chức kiểm toán : Căn cứ vào quy mô và phạm vi hoạt động, n gười ta thường chia thành thành bốn nhóm sau : · Văn phòng kiểm toán đòa phương · Công ty kiểm toán khu vực · Công ty kiểm toán quốc gia · Công ty kiểm toán quốc tế 3. Hiệp hội nghề nghiệp. 3.1. Tại các quốc gia. Ở nhiều nước trên thế giới đều có thành lập Hiệp hội nghề nghiệp của các kế toán viên và kiểm toán viên. Sau đây là một số Hiệp hội tại các quốc gia : - Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ (American Accounting Association - AAA). - Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA). - Hiệp hội giám đònh viên kế toán Canada (Canadian Institute of Chartered Accountants - CICA). Hiệp hội quốc gia thường có các chức năng như sau : - Thiết lập các chuẩn mực và quy tắc về kế toán, kiểm toán, cũng như hướng dẫn cho các kế toán viên công chứng về dòch vụ thuế và các dòch vụ khác. - Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kế toán và kiểm toán, nhằm giúp cho các thành viên luôn được tiếp cận với các kiến thức mới để nâng cao trình độ. 5 - Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp, và xử lý những vi phạm điều lệ của các thành viên. - Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán, bằng cách quy đònh những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán. - Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên công chứng 3.2- Trên thế giới. Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC) được thành lập vào ngày 7/10/1977. Tính đến cuối năm 2000, IFAC có 151 thành viên ở 112 nước. Về phương diện tổ chức, IFAC được điều hành bởi một Hội đồng với sự giúp việc của Ủy ban điều hành và Ban Thư ký, và có bảy ủy ban trư ïc thuộc để đảm nhận các lónh vực khác nhau, đó là : a) Ủy ban Thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Pratices Committee - IAPC) b) Ủy ban Đạo đức nghề nghiệp c) Ủy ban về Kế toán quản trò và tài chính d) Ủy ban Lónh vực công e) Ủy ban Công nghệ thông tin f) Ủy ban Đào tạo. g) Ủy ban Kết nạp thành viên. Bên cạnh IFAC, còn có một tổ chức quốc tế về kế toán cũng có vai trò rất quan trọng, đó là Ủy ban Chuẩn mực quốc tế về kế toán (International Accounting Standards Committee – IASC). IASC được thành lập từ năm 1973, và đã ký Tuyên bố chung với IFAC vào ngày 01/01/1983. Theo đó, hai tổ chức này có quan hệ rất mật thiết với nhau. Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế khác của nghề nghiệp kiểm toán là IIA (Hiệp hội Kiểm toán nội bộ) và INTOSAI. VI- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm toán viên độc lập bao gồm : - Giai đoạn chuẩn bò kiểm toán bao gồm : + Tiền kế hoạch. [...]... và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán 14 2 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên tiến hành nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng qua các bước sau đây: Bước 1 : Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán Bước 2 : Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Bước... hoạch kiểm toán - Giai đoạn kế tiếp là thực hiện kế hoạch kiểm toán : Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện hai thử nghiệm chính, đó là : + Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) + Thử nghiệm cơ bản (kiểm tra cơ bản ) - Giai đoạn hoàn thành kiểm toán : là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm. .. nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán Bước 4 : Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến Cần lưu ý là bước 3 và 4 không cần thực hiện nếu kiểm toán viên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là tối đa Hai bước này thường được tiến hành trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng đôi khi kiểm toán viên lại thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2 .1 - Tìm... chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hướng dẫn và giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, cũng như để đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán của các nước đã hình thành từ đầu thế kỷ 20 Năm 19 48, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ ban hành các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến Sau đó, chuẩn mực kiểm toán của... trách nhiệm người quản lý đơn vò như đã trình bày trong phần trên Trách nhiệm của kiểm toán viên chủ yếu liên quan đến việc diễn đạt ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán và để đưa ra ý kiến đó, kiểm toán viên cần thiết kế và thực hiện một cuộc kiểm toán để bảo đảm hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu 2- Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên 2 .1 - Trách nhiệm dân sự Nhìn chung, nguyên... năng kế toán - Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản - Chức năng thực hiện nghiệp vụ với chức năng kế toán b - Kiểm soát quá trình xử lý thông tin Có hai loại hoạt động kiểm soát quá trình xử lý thông tin là kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng · Kiểm soát chung là hoạt động kiểm soát được áp dụng cho tất cả các hoạt động có liên quan đến quá trình xử lý thông tin · Kiểm soát... của kiểm toán viên, cụ thể là : - Thông qua tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và các bộ phận cấu thành, kiểm toán viên đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung cũng như trong từng bộ phận, từng khoản mục - Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Từ đó, kiểm toán. .. trên báo cáo kiểm toán 6 CHƯƠNG II MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN I- MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN 1 Đặc điểm của nghề nghiệp kiểm toán Trong khi nhiều ngành nghề khác lấy khách hàng làm đối tượng phục vụ duy nhất, kiểm toán viên độc lập tuy cũng thu phí của khách hàng, nhưng lại lấy những người sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài đơn vò để làm đối tượng phục vụ chính yếu 2 Các yếu tố của môi trường kiểm toán Do những đặc... uy tín nghề nghiệp IV- TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP Trong phần này, chúng tôi chỉ giới thiệu về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những sai phạm của đơn vò và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên 1- Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện những sai phạm của đơn vò 1. 1 - Các dạng sai phạm của đơn vò Trong quá trình hoạt động của một đơn vò, nhiều sai phạm có thể... hạn, hệ thống kế toán trong một doanh nghiệp sản xuất có thể phân ra thành những chu trình nghiệp vụ chủ yếu dưới đây: - Chu trình bán hàng và thu tiền - Chu trình mua hàng và thanh toán - Chu trình sản xuất - Chu trình tiền lương - Chu trình tài chính - Chu trình đầu tư b - Phương pháp để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Các phương pháp để tìm hiểu gồm : - Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại . lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” 1 II- PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN. 1. Phân loại theo mục đích. 1. 1. Kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt. chủ thể kiểm toán. 2 .1. Kiểm toán nội bộ. Là loại kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, họ thực hiện cả ba loại kiểm toán, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động. 2.2. Kiểm toán của. vụ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính Hiện nay, thuật ngữ kiểm toán thường được hiểu là kiểm toán độc lập, và kiểm toán viên cũng được hiểu là kiểm

Ngày đăng: 26/02/2015, 11:49